SKKN Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học Lịch sử Lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của học sinh

Quy trình sử dụng mẩu chuyện lịch sử theo hướng phát huy tính tính cực của

HS

* Bước 1: Chuẩn bị

- Về phía giáo viên:

+ Xác định mục tiêu và các sự kiện cơ bản của bài dạy để có cơ sở sưu tầm và

lựa chọn câu chuyện lịch sử cho phù hợp.

+ Thiết kế lại hoặc tóm tắt nội dung câu chuyện lịch sử một cách ngắn gọn, dễ

hiểu, dễ đưa vào bài học (nên lựa chọn những chi tiết sát nhất, “đắt” nhất để sử dụng).

Có thể giao cho HS sưu tầm mẩu chuyện và phát phiếu học tập cho HS về nhà chuẩn

bị theo câu hỏi có sẵn trong phiếu (những câu hỏi đó phải mang tính khái quát, tập hợp

nhiều chi tiết trong câu chuyện).

- Về phía học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài học theo các câu hỏi trong

phiếu học tập, các kênh thông tin, sưu tầm những mẩu chuyện theo chủ đề mà GV đưa

ra từ tiết trước, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan; đọc trước bài

* Bước 2: Tổ chức kể chuyện trên lớp

Có nhiều cách vận dụng hình thức kể chuyện khác nhau. Có thể HS hoặc GV

kể.

- Cách 1: GV cung cấp nội dung truyện kể lịch sử và yêu cầu HS suy nghĩ, trả

lời câu hỏi nhận thức. GV lắng nghe HS trả lời, nhận xét, đánh giá, bổ sung và đưa ra

kết luận.

- Cách 2: HS sau khi đã tìm hiểu văn bản câu chuyện đã sưu tầm ở nhà mà GV

giao cho từ tiết trước sẽ được phân vai kể chuyện hoặc đóng kịch thay cho lời kể của

GV. GV nhận xét và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS đến với bài học lịch

sử.

pdf51 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học Lịch sử Lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hanh chóng phát triển, lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. 
Đầu những năm 80 TK XVIII, sau khi chúa Nguyễn bị lật đổ, 1 người cháu chúa 
Nguyễn là Nguyễn Ánh đã sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân 
xâm chiếm nước ta. Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm 
- Xoài Mút đánh tan quân Xiêm. 
Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS 
Hoàng Thị Hậu 42 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 
 1786-1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lật đổ phong kiến Lê- Trịnh, bước 
đầu thống nhất đất nước. Ở ngoài Bắc, sau khi bị quân Tây Sơn đánh, vua Lê Chiêu 
Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị làm 
tổng chỉ huy tiến sang nước ta. Ngô Thì Nhậm lui quân về phòng tuyến Tam Điệp- 
Biện Sơn và cho người cấp báo với Ng Huệ. Nhận được tin, Nguyễn Huệ lên ngôi 
hoàng đế (Quang Trung), rồi lập tức tiến quân ra Bắc. 1 cuộc hành quân thần tốc nhất 
trong lịch sử đã diễn ra: chỉ trong 5 ngày (từ 25- 30 tháng chạp) đã vượt qua gần 700 
km từ Phú Xuân ra đến Thăng Long. Đến Thăng Long, đêm 30 Tết (25-1-1789), ông 
cho quân ăn Tết trước và chia quân thành 5 đạo cùng lúc tấn công quân Thanh với khí 
thế từ lời hiểu dụ () 
Đêm mồng 3 ta hạ đồn Hà Hồi và ngày mồng 5 tập trung lực lượng đánh đồn 
Ngọc Hồi và Đống Đa. Tướng Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị và bè lũ Lê 
Chiêu Thống chạy thục mạng về Trung Quốc. 29 và quân Thanh bị đánh tan. 
Sau khi quét sạch quân xâm lược, Quang Trung bắt tay xây dựng đất nước: 
Thành lập chính quyền các cấp, hạ “Chiếu khuyến nông” kêu gọi nd khôi phục sản 
xuất, tổ chức lại giáo dục thi cử, sử dụng chữ NômĐáng tiêc, mọi cải cách đang 
thực hiện thì Quang Trung qua đời (1792). Ông là nhà quân sự thiên tài, nhà cải cách 
lớn và 1 vị hoàng đế anh minh. 
10. Chuyện “Cừu ăn thịt người” 
Thời đó ở nước Anh, tình hình kinh tế ở nông thôn có nhiều biến đổi: nghề nuôi 
cừu để lấy lông đã phát triển mạnh mẽ. Do nhu cầu xuất khẩu, giá lông cừu ngày càng 
cao vọt, nghề nuôi cừu trở nên đặc biệt có lợi. Bọn lãnh chúa, quý tộc thấy việc nuôi 
cừu có lãi lớn nên chúng đã chuyển hướng kinh doanh. Chúng chiếm đoạt đất đai của 
công xã, khoanh những ruộng đất đó thành bãi chăn nuôi cừu. Hàng vạn người nông 
dân sau khi mất hết ruộng đất, nhà cửa đi lang thang phiêu bạt khắp nơi để kiếm việc 
làm. Đến giữa TK XVII, toàn bộ giai cấp nông dân Anh bị phá sản hoàn toàn. Thật là 
1 tai họa khủng khiếp. Đó chính là cảnh tượng “cừu ăn thịt người” nổi tiếng trong lịch 
sử mà Tô-mát Plo-rơ- một nhà tư tưởng Anh đã viết chua chát: “Những con cừu xưa 
kia hiền hậu, ngoan ngoãn biết bao nhiêu thì bấy giờ đều trở thành những con vật hung 
hãn, tham lam, cừu ăn thịt người, phá hoại ruộng vườn và nhà cửa...” 
11. Sác-lơ I lên đoạn đầu đài 
Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS 
Hoàng Thị Hậu 43 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 
Sau khi bắt được nhà vua, dưới áp lực đấu tranh của quần chúng cách mạng, 
Crôm-oen buộc phải đưa Sac-lơ I lên đoạn đầu đài vào ngày 30 tháng giêng năm 1649. 
Ngày ấy đông đảo quần chúng tập hợp trên quảng trường trước lâu đài trắng ở Luân 
Đôn. Cả thủ đô dường như dồn về đây tụ hội: Đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, 
họ chen chúc nhau đứng kín cả quảng trường. Không còn chỗ, nhiều người phải leo 
lên mái nhà, ban công, các cửa sổ của những lâu đài để nhìn xuống. 
Ở giữa quảng trường người ta đặt một bục gỗ cao, binh lính đứng vây quanh. 
Sau tiếng hô lớn của hàng nghìn người “Tiến hành đi”. Một đám đông người chầm 
chậm tiến ra quảng trường đem theo nhà vua ra pháp trường. Việc hành hình nhà vua 
bắt đầu. 
Nhà vua run rẩy bước lên bục cùng với vệ binh, đao phủ, cùng với công tố viên 
và linh mục.Trong khung cảnh yên lặng người ta nghe toàn văn bản cáo trạng, len án 
Sac-lơ I là kẻ phản bội và là kẻ thù của nhân dân, của đất nước. Sau đó người ta bắt 
Sac-lơ I quỳ xuống để linh mục rảy “nước thánh” và “rửa tội”. Cuối cùng 1 đao phủ 
bước ra với chiếc búa sắc ngọt trong tay, chiếc búa mà trước đây Sac-lơ I đã từng dùng 
để chặt đầu những gười dân vô tội, nhanh chóng giáng mạnh xuống đầu Sac-lơ I, chiếc 
đầu lâu văng ra lông lốc. Người đao phủ đặt búa xuống, nắm tóc giơ cao chiếc đầu của 
tên vua chuyên chế, ác độc giữa tiếng reo hò của mọi người. Lần đầu tiên trên thế giới 
quần chúng nhân dân đã xử tội tên vua phong kiến như vậy. 
12. Oa-sinh-tơn- Người anh hùng đầu tiên của nước Mĩ 
Giooc-giơ Oa-sinh-tơn sinh năm 1732 trong 1 gia đình chủ nô giàu có ở Viếc-
ghin. Lúc bấy giờ Bắc Mĩ còn nằm dưới ách thống trị của người Anh. 
Năm 1774, Oa-sinh-tơn được bầu đi dự Đại hội lục địa lần thứ nhất, năm 1775- 
dự Đại hội lục địa lần thứ hai. Ngay từ đầu cuộc chiến tranh giành độc lập, Đại hội đã 
bầu Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội. Lúc đầu lực lượng quân khởi nghĩa còn 
yếu, tổ chức thiếu chặt chẽ, trang bị kém...nên không thể đương đầu nổi với quân Anh. 
Mặc dù liên tiếp thất bại nhưng Oa-sinh-tơn tỏ ra không chút nản lòng. Sau mỗi lần rút 
lui ông đều củng cố lại quân đội và kiên quyết chiến đấu. Chẳng bao lâu, quân khởi 
nghĩa đã liên tiếp giành thắng lợi. Đó là trận Xa-ra-tô-ga (10/1777) và chiến thắng I-
ooc-tao (1/1781), buộc Anh phải công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa. Nước Mĩ ra 
đời. 
Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS 
Hoàng Thị Hậu 44 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 
Rõ ràng trong sự thành công của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ, Oa-
sinh-tơn là người có công lao và vai trò lớn nhất, có thể nói ông là một trong những 
người đã khai sinh ra Hợp chúng quốc Hoa kì và là người anh hùng đầu tiên của nước 
Mĩ. Ngày nay thủ đô Mĩ mang tên Oa-sinh-tơn, người anh hùng dân tộc của nhân dân 
Mĩ. 
13. Tình cảnh người nông dân Pháp trước CM 
Một người nông dân già nua, ốm yếu nhưng lại phải cõng trên lưng mình hai 
người đàn ông to béo, khỏe mạnh. Đó chính là hình tượng cho hai đẳng cấp quý tộc và 
tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng 
Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, nét mặt có 
vẻ sung sướng thỏa mãn, tượng trương cho tăng lữ (Đ/c thứ nhất). Người ngồi đằng 
sau đeo thanh kiếm dài ở cạnh sườn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim rất cao 
quý, tượng trưng cho tầng lớp quý tộc (đ/c thứ 2). Cả hai đều béo mũm mĩm, má toàn 
mỡ, ăn mặc thì màu mè, diêm dúa và cự kỳ quý phái. Trong túi quần và túi áo của tăng 
lữ, quý tộc thò ra những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa 
vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ cũng không trả hết được. 
Người nông dân phải nộp đủ mọi thư thuế như: thuế kế thừa, thuế rượu, thuế 
muốisản phẩm làm ra phải nộp cho lãnh chúa 10 đến 20%, cho nhà nước là 50%, 
cho giáo hội 10%. Ngoài ra, họ phải nộp thuế khi qua cầu của lãnh chúa, thuế khi dùng 
cối để xay bột 
Vì phải cõng hai tầng lớp của xã hội nên lưng của người nông dân còng xuống, 
tay chống bởi chiếc cán cuốc đã mòn vẹt. Đây chính là biểu hiện cho công cụ sản xuất 
thô sơ và lạc hậu của người nông dân cũng như nên nông nghiêp của Pháp trước CM. 
Dưới chân người nông dân là những con vật thường xuyên phá hại mùa màng như 
chuột, chim câu và thỏ sản phẩm làm ra đã ít ỏi thì vừa phải nộp cho quý tộc, tăng 
lữ vừa bị bọn thú vật phá hoại. 
...Người ta thấy một số thú vật dữ tợn, đực và cái, rải khắp xóm làng, xạm đen, 
hốc hác và rám nắng, gắn chặt vào mảnh đất mà chúng đào xới 1 cách cực kì nhẫn nại. 
Hình như chúng cũng có 1 giọng nói, và khi chúng đứng lên, người ta thấy chúng có 
bộ mặt người.Và qả thực chúng là người. Đêm đến chúng rúc vào hang sống bằng 
bánh mì đen, nước lã và rễ cây. 
14. Đánh chiếm ngục Baxti 
Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS 
Hoàng Thị Hậu 45 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 
Pháo đài Baxti được xây dựng kiên cố từ TK XIV. Lúc đầu là 1 pháo đài bảo vệ 
thành phố, về sau các vua Pháp biến Baxti thành 1 nhà tù giam cầm những người đấu 
tranh chống CĐPK chuyên chế. Vì vậy nhân dân Pháp vô cùng căm ghét CĐPK thối 
nát cùng nơi giam giữ này. 
Sáng ngày 14/7/1789, nhân dân Pari mang theo đủ thứ khí giới từ khắp nơi rầm 
rập kéo về hướng ngục Baxti với một khí thế mạnh mẽ chưa từng thấy. Khi nhân dân 
tới nơi, lính gác ngục đã kéo cầu treo lên, đóng chặt lối đi duy nhất vào ngục. 
Nhiều người dũng cảm đã tìm cách leo vào. Song tường thành quá cao lại thêm 
đạn giặc xối xả bắn xuống nên rơi xuống, anh dũng hi sinh. Cảnh tượng đau thương đó 
như đổ dầu vào lửa. Nhân dân hò nhau mang đại bác tới, bắn hạ cầu treo. Họ xông vào 
thành chiến đấu, đập phá tan tành ngục Baxti. 
Vua Pháp chưa hiểu hết tình hình, khi được tin Baxti đã bị chiếm, nhà vua kinh 
ngạc hỏi “Đây là cuộc nổi loạn à?, viên cận thần đứng bên trả lời “Không, CM ạ” 
Một năm sau nhân dân xây lên đó quảng trường và khắc dòng chữ “Ở đây người 
ta nhảy múa”. Ngày 14/7- ngày chiếm ngục Baxti từ đó đã đi vào lịch sử, ngày khởi 
đầu của CMTS Pháp và trở thành ngày Quốc khánh của nhân dân Pháp. 
Trong bài thơ “14 tháng 7” của nhà thơ Tố Hữu viết: 
“Và lớn, và bé, đàn ông, đàn bà 
Tất cả chiếm mỗi người đôi khí giới 
Anh hàng thịt vung con dao sáng chói 
Người lính già quắc thước múa chuôi gươm 
Và anh hàng giày quần áo rách tươm 
Anh thợ dệt đang nằm sau cửa xưởng 
Cũng trỗi dậy oai nghi như võ tướng 
Giật thanh đao, khẩu súng ra ngoài 
Những thằng con bé bỏng cũng giương oai 
Phồng má thổi kèn vang sau gót bố” 
15. Chuyện về người phát minh ra máy hơi nước 
Các máy kéo sợi và máy dệt ở Anh trước đây đều chạy bằng sức nước. Nhưng 
dùng công xưởng thủy lực tất yếu cần phải xây bên bờ sông ở làng quê, do giao thông 
đi lại bất tiện, vận tải khó khăn, thủy lực lại chịu ảnh hưởng của thời tiết, nên sản 
Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS 
Hoàng Thị Hậu 46 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 
lượng không được ổn định. Cần phải phát minh một loại máy nổ đặt ở bất kỳ chỗ nào 
cũng được. Đó là máy hơi nước. 
Nhắc đến máy hơi nước, người ta liên tưởng ngay đến Giêm-oát (1736 - 1819) - 
nhà phát minh nổi tiếng nước Anh, xuất thân từ 1 anh thợ học nghề. 
Oát từ nhỏ ưa thích suy nghĩ. Một lần ông nhìn thấy nước sôi trong bình làm bật 
nắp bình lên và phát ra tiếng kêu “phịch phịch”, ông hiếu kỳ hỏi bà nội: “Vì sao nắp 
bình lại nảy lên như vậy”? Bà nội bảo ông đó là sức mạnh của hơi nước bốc lên trong 
bình gây ra. Oát nghĩ bụng, sức mạnh của hơi nước có thể lớn thật, nếu như lợi dụng 
được nó thì tốt biết mấy. Sự việc này đã gợi mở cho ông phát minh ra máy hơi nước. 
 Giữa thế kỉ XVIII, ở nước Anh đã có máy hơi nước của Niu-cômen, tuy nhiên 
hiệu quả thấp, lại thường trục trặc lúc vận hành nên người ta ít dùng. Trên cơ sở máy 
hơi nước của Niu-cômen, Giêm Oát đã miệt mài nghiên cứu và chế tạo thành công một 
động cơ hơi nước kiểu mới có hiệu quả gấp năm lần máy hơi nước cũ. Sau đó, Giêm 
Oát tiếp tục cải tiến nâng cao năng suất máy. Máy hơi nước của Giêm Oát được đưa 
vào sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, góp phần to lớn vào công cuộc công 
nghiệp hoá, cơ giới hoá nước Anh. 
 Để ghi nhớ công lao của Giêm Oát, sau khi ông mất, người ta tạc tượng ông và 
khắc lên đó dòng chữ: “Người nhân lên gấp bội sức mạnh của con người” 
16. Bixmac- Vị thủ tướng “sắt và máu” 
Bixmac sinh năm 1815 trong 1 gia đình quân phiệt Phổ ở Sin-han-den, từ nhỏ 
đã là người bướng bỉnh, lắm mưu mẹo, ham mê bạo lực, nổi tiếng tàn ác, thô lỗ. 
Năm 1849 Bixmac được bầu vào Quốc hội Phổ, trong khi thừa hành nhiệm vụ, 
y đã tỏ ra là kẻ thù không đội trời chung của tư tưởng tự do và là kẻ tử thù của giai cấp 
công nhân, nông dân. Năm 1862 Bixmac lên làm thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại 
giao nước Phổ. Vừa lên cầm quyền, Bixmac đã tuyên bố trước Quốc hội: “Những vấn 
đề lớn của thời đại không thể định đoạt bằng những bài diễn văn hoặc bằng cách biểu 
quyết đa số mà phải giải quyết bằng “sắt và máu”. Từ đó, y được mệnh danh là viên 
Thủ tướng “Sắt và máu”. Bixmac chủ trương dùng vũ lực để thống nhất đất nước “từ 
trên xuống” thông qua chiến tranh với Áo, Đan Mạch và Pháp. Đối với nhân dân trong 
nước, y thường dùng những lời lẽ hoa mĩ để lừa phỉnh, bịp bợm nhân dân. Khi mục 
đích đã được, lập tức y quay lại đàn áp rất giã man phong trào đấu tranh của nhân dân. 
Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS 
Hoàng Thị Hậu 47 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 
Đi theo con đường tàn bạo và đầy mưu mô thủ đoạn của Bixmac sau này có Hit-
le, Mút-xô-li-ni- những kẻ đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng cuối 
cùng bọn chúng vẫn không thể tránh khỏi sự trừng trị của loài người tiến bộ và chúng 
không thể thoát khỏi quy luật “gieo gió ắt gặp bão”. 
17. Lin-côn- người giải phóng vĩ đại 
A.Lin côn (1809- 1865) sinh ra trong một gia đình nghèo ở Mĩ. Từ nhỏ ông đã 
sớm lăn lộn kiếm sống nên thấu hiểu cuộc sống của người dân lao động, nhất là tầng 
lớp nô lệ. Theo ông, người da đen phải được hưởng tự do, bình đẳng như người da 
trắng, chế độ nô lệ là một tội ác cần phải đánh đổ. Do đó trong sự nghiệp chính trị của 
mình, ông luôn cố gắng thực hiện bằng được khao khát giải phóng người nô lệ. 
 Ngày 4-3-1861, Lin côn chính thức nhậm chức tổng thống thứ 16 của Mĩ. Ngày 
1-1-1863, ông ra sắc lệnh tuyên bố xoá bỏ chế độ nô lệ, đến năm 1865 chế độ nô lệ 
hoàn toàn bị thủ tiêu trong cả nước. 
Lin-côn là người khiêm tốn, chân thành, tận tụy với công việc, gắn bó với nhân 
dân. Thời kì vận động tranh cử, ông không có xe riêng, chỉ đủ tiền mua vé xe khách. 
Tới 1 địa phương nào đó, ông có thể ngồi trên xe ngựa của nông dân để đi khắp nơi và 
đứng trên xe ngựa nói chuyện với mọi người. Có người hỏi ông tài sản có bao nhiêu. 
Ông trả lời: “Tôi có 1 vợ và 1 con trai, đó là tài sản vô giá. Bản thân tôi vừa nghèo, 
vừa gầy, mặt dài có vẻ hãm tài. Cái duy nhất tôi có thể dựa vào được, đó là nhân 
dân”. 
 Tuy nhiên không lâu sau đó, một tên cuồng tín đã ám sát Lin côn. Đây là một 
tổn thất vô cùng to lớn đối với nước Mĩ. Nhân dân Mĩ thương tiếc, ca tụng ông, trìu 
mến gọi ông là “ Người giải phóng vĩ đại” 
18. Cuộc CMVS ngày 18/3/1871 và sự thành lập Công xã Pari 
Trong những năm 1850 — 1870. Ở Pháp, cách mạng công nghiệp đã tạo điều 
kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng. Sự tăng cường độ và thời 
gian lao động đối với công nhân (ngày làm việc kéo dài 13—14 giờ) và cuộc sống khó 
khăn do hậu quả của khủng hoảng kinh tế những năm 1860 — 1867 đã làm gay gắt 
thêm những mâu thuẫn giai cấp vốn có trong lòng xã hội tư bản, tạo điều kiện cho các 
cuộc đấu tranh mới của công nhân. 
Trước tình hình đó, chính phủ Đế chế II do Na-pô-lê-ông III đứng đầu quyết 
định gây chiến với Phổ nhằm khắc phục nguy cơ khủng hoảng trong nước, về phía 
Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS 
Hoàng Thị Hậu 48 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 
Phổ, cũng muốn tiến hành chiến tranh để hoàn thành thống nhất nước Đức, đàn áp 
phong trào dân chủ trong nước. 
Ngày 19-7-1870, chiến tranh Pháp — Phổ bùng nổ. Ngày 2-9-1870, toàn bộ đội 
quân Pháp và Na-pô-lê-ông III phải đầu hàng. Ngày 4-9-1870, nhân dân Pa-ri khởi 
nghĩa lật đổ Đế chế, đòi thiết lập chế độ cộng hoà và tổ chức kháng chiến chống quân 
Phổ. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên Chính phủ Vệ quốc. Khi quân 
Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố, “Chính phủ Vệ quốc” đã trở thành “Chính phủ 
phản quốc”, quyết định đầu hàng và xin đình chiến, mở cửa cho quân Phổ tiến vào 
nước Pháp. Nhưng nhân dân Pa-ri đã tổ chức thành các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ 
trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô. 
3 giờ sáng ngày 18-3-1871, Chính phủ cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác, nơi 
tập trung đại bác của Quốc dân quân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ 
Quốc dân quân, bao vây quân chính phủ. 
Trưa 18-3, theo lệnh của uỷ ban trung ương Quốc dân quân, các tiểu đoàn tiến 
vào trung tâm thủ đô, chiếm được các cơ quan chính phủ, nhà ga, sở cảnh sát và toà 
Thị chính. Quân chính phủ phải rút chạy về Véc-xai để củng cố lực lượng. Quốc dân 
quân làm chủ thành phố. 
Ngày 18-3-1871, lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền của giai cấp tư sản bị 
lật đổ. Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, 
trở thành chính phủ lâm thời. 
19. Lê-nin- Vị lãnh tụ vĩ đại của GCVS 
V.I.Lênin (1870 - 1924), người tiếp thu và phát triển chủ nghĩa Mác (trở thành chủ 
nghĩa Mác – Lênin), người thành lập Đảng cộng sản và nhà nước Liên Xô; chiến sĩ 
cách mạng quốc tế của giai cấp công nhân, sáng lập quốc tế thứ ba (Quốc tế cộng sản). 
Năm 1891, tốt nghiệp Đại học Luật với tư cách thí sinh tự do, năm 1893, tổ chức 
lãnh đạo những người Macxit ở Pêtecbua. Năm 1895 bị tù rồi bị đày đi Xibia. Năm 
1900 hết hạn đày, cùng với các đồng chí xuất bản báo “Tia lửa”, truyền bá chủ nghĩa 
Mác vào PTCN Nga. Năm 1903, thành lập Đại hội công nhân xã hội dân chủ Nga, đa 
số đại biểu theo đường lối của V.I Lênin, xuất hiện phái Bôn sê vich. 
Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS 
Hoàng Thị Hậu 49 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 
Năm 1905, sau khi CM thất bại, Lênin ra nước ngoài sống hoạt động. Tháng 4-
1917, sau khi chế độ Nga hoàng bị lật đổ, Lênin về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc CM 
XHCN 
Sau khi cách mạng tháng 10 năm 1917 thành công, V.I lênin được bầu làm chủ 
tịch Hội đồng uỷ viên nhân dân (dân uỷ). Tháng 8-1918 bị thương do mưu sát. V.I 
Lênin đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ nhà nước, thực 
hiện thành công chính sách Kinh tế mới, thành lập Liên bang CH XHCN Xô viết (Liên 
Xô). 
Hoạt động lý luận thực tiễn cách mạng của V.I Lênin đã vận dụng sáng tạo và 
phát triển chủ nghĩa trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với những học thuyết về xây 
dựng Đảng kiểu mới, về cương lĩnh xây dựng xã hội chủ nghĩa 
Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS 
Hoàng Thị Hậu 50 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Đức An (chủ biên), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới- tập 1, 2, NXB 
Giáo Dục, Hà Nội, 2002. 
2. Đặng Đức An, Tư liệu giảng dạy LSTG cận đại, NXB GD, Hà Nội, 1985 
3. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2002. 
4. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt , Giáo dục học, tập 1, NXBGD, Hà Nội, 1987 
5. N.G. Đairi, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào. NXB GD, Hà Nội, 1973. 
6. Nguyễn Văn Đằng, Phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử ở 
THCS, NCGD, tháng 5, năm 2000. 
7. Nguyễn Thế Hoàn, Lê Thúy Mùi, Những mẩu chuyện lịch sử- Quyển 1, 2 NXB 
Đại học sư phạm, Hà Nội, 2011 
8. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo dục, 
1992. 
9. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB Hà Nôi, 
2008. 
10. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Huy, Các triều đại phong kiến Việt Nam, NXB Thanh niên. 
11. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Lịch sử lớp 10, NXB GD, Hà Nội, 2012 
12. Thái Hoàng, Ngô Văn Tuyển, Lịch sử nhìn ra thế giới, NXB Đại học Quốc gia. 
13. Trần Thị Thu Hà, Một số biện pháp sử dụng những mẩu chuyện trong DHLS VN 
từ 1954- 1975 ở lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả bài học, khóa luận tốt nghiệp 
đại học, ĐHSP Hà Nội 
Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện trong DHLS lớp 10 nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực của HS 
Hoàng Thị Hậu 51 Trường THPT Trần Quốc Tuấn 
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ XẾP LOẠI 
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ 
Tên đề tài SKKN: “Một số biện pháp sử dụng mẩu chuyện lịch sử nhằm nâng 
cao hứng thú và tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử lớp 10” 
Người thực hiện: Hoàng Thị Hậu 
Bộ môn: Lịch sử 
Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Quốc Tuấn 
1. Nhận xét, đánh giá: 
...
...
...
...
...
..
2. Xếp loại: 
...
... 
... 
CHỦ TỊCH HĐKH CẤP CƠ SỞ 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_mau_chuyen_trong_day_hoc_lich.pdf
Sáng Kiến Liên Quan