SKKN Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh Lớp 2, trường Tiểu học, thông qua các hoạt động giáo dục tại nhà trường

Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện công tác rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học .

 a. Thuận lợi

 - Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học.

 - Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học.

 - Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt.

 - Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.

 - Đa số học sinh ngoan, lễ phép, có ý thức tự giác và tinh thần tự quản cao.

 - Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh để chấn chỉnh nền nếp học tập của các em.

 - Nhiều phụ huynh quan tâm sát sao đến việc học của con và ủng hộ nhiệt tình các hoạt động của lớp, của trường.

 b. Khó khăn

- Học sinh lớp 2 là lứa tuổi đang bước vào tuổi phát triển nên ngoài những thay đổi về thể chất, các em cũng có nhiều thay đổi về tâm lý, dễ bị tác động xấu bởi những vấn nạn của xã hội nếu các em không được giáo dục tốt.

 - Một số học sinh còn ham chơi, ý thức học tập chưa bền vững.

 - Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở trường cũng như ở nhà.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh Lớp 2, trường Tiểu học, thông qua các hoạt động giáo dục tại nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Giáo dục là nền móng của sự phát triển khoa học - kỹ thuật, giáo dục 
mang lại sự phát triển cho nền kinh tế quốc dân, nền văn minh của đất nước. 
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt 
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề 
nghiệp và kỹ năng sống có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển 
đất nước trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
 Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế - xã hội trong giai 
đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn 
diện học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị 
trường học, mỗi cấp học.
 Giáo dục tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo 
dục quốc dân, là bậc học "nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu 
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và 
các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Đó chính là mục 
tiêu của giáo dục tiểu học được ghi trong Điều 27 - Luật Giáo dục - 2005. Thời 
gian qua, bậc tiểu học đã thực hiện những thay đổi trong quá trình dạy học nhằm 
thực hiện mục tiêu đã đề ra và phát triển mục tiêu theo hướng toàn diện hơn. Để 
đạt được mục tiêu, làm nên chất lượng giáo dục là công việc của cả hệ thống, 
trong đó có sự đóng góp rất lớn của người giáo viên chủ nhiệm. Mỗi học sinh 
thành đạt, nên người, mỗi nhân tài của đất nước hiện nay và mai sau đều có công 
sức đóng góp, có sự dày công hun đúc của bao thế hệ thầy, cô giáo chân chính 
đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm - những thầy cô gần gũi nhất với các 
em.
 Ở tất cả các cấp học, người giáo viên chủ nhiệm đều đóng một vai trò 
quan trọng, là người có tác động rất lớn đến quá trình học tập và phát triển nhân 
cách của học sinh, là người chịu trách nhiệm trước nhà trường, trước phụ huynh 
về mọi hoạt động của lớp, mọi hành vi của học sinh hay nói cách khác giáo viên 
chủ nhiệm là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
 Ngoài những trọng trách của người giáo viên chủ nhiệm như các cấp học 
khác, giáo viên chủ nhiệm ở cấp tiểu học có đặc thù riêng. Mỗi giáo viên chủ 
nhiệm ở tiểu học được phân công giảng dạy một lớp. Người giáo viên phải chịu 
trách nhiệm giảng dạy và chất lượng giáo dục ở lớp mình. Chất lượng giáo dục 
cao hay thấp phần lớn do giáo viên chủ nhiệm quyết định, sự phát triển toàn diện 
đi lên của một tập thể lớp đều có vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Vì 
vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu 
học là phải xây dựng và hình thành cho các em những phẩm chất, có đủ kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến
 7.1.1. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện công tác rèn nền nếp học 
tập cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học .
 a. Thuận lợi
 - Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học.
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học.
 - Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về 
mọi mặt.
 - Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.
 - Đa số học sinh ngoan, lễ phép, có ý thức tự giác và tinh thần tự quản cao.
 - Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh 
để chấn chỉnh nền nếp học tập của các em.
 - Nhiều phụ huynh quan tâm sát sao đến việc học của con và ủng hộ nhiệt 
tình các hoạt động của lớp, của trường.
 b. Khó khăn
 - Học sinh lớp 2 là lứa tuổi đang bước vào tuổi phát triển nên ngoài những 
thay đổi về thể chất, các em cũng có nhiều thay đổi về tâm lý, dễ bị tác động xấu 
bởi những vấn nạn của xã hội nếu các em không được giáo dục tốt.
 - Một số học sinh còn ham chơi, ý thức học tập chưa bền vững.
 - Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của 
con em mình ở trường cũng như ở nhà.
 7.1.2. Một số biện pháp rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 2A Trường 
Tiểu học , thông qua các hoạt động giáo dục tại nhà trường
 Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng 
của người giáo viên tiểu học, điều này càng quan trọng hơn khi được đặt trong 
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” ở môi 
trường mô hình Trường học mới. Để lớp chủ nhiệm của mình thực sự thân thiện, 
học sinh của mình thực sự tích cực, bên cạnh việc nắm chắc vai trò, chức năng, 
nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm, tôi đã có định hướng cụ thể cho công 
việc của mình. Để các em xích lại gần nhau hơn, xây dựng được một tập thể lớp 
học đoàn kết, thân thiện, tôi đặc biệt chú trọng đến các biện pháp sau:
 7.1.2.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu lí lịch và phân loại học sinh
 Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của 
các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách chính xác? Theo 
tôi, tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò chuyện 
 3 Bên cạnh đó tôi còn chủ động tiếp cận và gần gũi với các em để có thêm 
những thông tin chính xác về các em. Đồng thời, tôi còn trò chuyện với giáo viên 
chủ nhiệm của năm trước, liên hệ các giáo viên bộ môn trong lớp cũng như giáo 
viên làm công tác Tổng phụ trách Đội để có thêm những thông tin chính xác về các 
em. Từ đó có những biện pháp giáo dục tích cực, phù hợp nhất với từng đối tượng, 
nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn và học sinh cá biệt. Cụ thể như: 
 * Đối với học sinh cá biệt về đạo đức
 - Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố 
và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéoHoặc trẻ 
có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được
 - Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh 
nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú 
ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen, chê kịp thời. Giao 
cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng 
bước điều chỉnh mình.
 * Đối với học sinh học nhận thức còn hạn chế 
 - Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. 
Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc 
hoặc em đó hổng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.
 - Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể:
 + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu chưa rõ vào những thời 
gian ngoài giờ lên lớp .
 + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được 
nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
 + Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp.
 + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh nắm chắc kiến thức 
giúp đỡ học sinh chậm tiến bộ.
 + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự 
tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
 + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, 
xấu hổ trước bạn bè.
 Tóm lại, dù với đối tượng nào bản thân tôi luôn lưu ý dùng phương pháp 
tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo 
dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.
 Bước 3: Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn. Tôi theo 
dõi, quan sát hoạt động của học sinh qua sổ đầu bài, bài kiểm tra, các sản phẩm 
về học tập tự tay học sinh làm, việc thực hiện các nội quy quy định của trường, 
 5 - Giúp học sinh phát triển và hình thành các kỹ năng: Ra quyết định, hợp 
tác, lãnh đạo
 - Chuẩn bị cho học sinh ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và 
bổn phận của mình. 
 - Xây dựng ý thức tự giác, tự quản... khi tham gia các hoạt động nhằm 
hình thành về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh.
 * Bầu Hội đồng tự quản lớp: Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Hội 
đồng tự quản là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào 
cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Tôi muốn tạo dựng và rèn luyện 
cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên 
đã tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa Hội đồng tự quản của lớp. 
Tiến trình bầu chọn Hội đồng tự quản được diễn ra như sau:
 - Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của 
từng thành viên trong Hội đồng tự quản của lớp.
 - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn những học 
sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
 - Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Tôi phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống 
(phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Với từng vị trí của thành viên trong Hội đồng tự 
quản, tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên bạn mình chọn vào phiếu. 
 - Những học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được nhận vị trí trong Hội đồng tự 
quản. Khi các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy 
các em rất vui, rất hào hứng, và các em được bầu chọn cũng cảm thấy tự hào.
 * Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Hội đồng tự quản
 Sau khi đã bầu chọn được Hội đồng tự quản của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ 
thể cho từng em như sau: 
 Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng tự quản:
 - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
 - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau 
khi xếp hàng vào lớp.
 - Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp 
hàng tập thể dục.
 - Đánh giá thi đua các nhóm sau mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi học kỳ.
 - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
 Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản (phụ trách học tập):
 - Theo dõi việc thực hiện hoạt động học tập của các bạn trong lớp.
 - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học 
khi giáo viên yêu cầu.
 - Tổng hợp danh sách các bạn chậm tiến trong lớp theo tháng.
 7

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_nen_nep_hoc_tap_cho_hoc_sinh_lop_2.doc
Sáng Kiến Liên Quan