SKKN Một số biện pháp nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh trường Trung học Phổ thông Thanh Chương 3 thông qua công tác chủ nhiệm
Cơ sở thực tiễn
2.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Hạn chế, yếu kém của nền giáo dục Việt Nam là chưa tạo ra sản phẩm giáo
dục mang tính toàn diện, hội đủ các kỹ năng thiết yếu để trở thành công dân toàn
cầu.
Vì sao học sinh phổ thông thiếu cơ hội phát huy năng lực sở trường, trải
nghiệm sáng tạo mà chỉ nghiêng về nạp kiến thức? Phát biểu tại hội thảo “Thực
trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường phổ thông
trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”, PGS-TS Ngô Minh Oanh,
Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường Đại học Sư phạm TPHCM), chỉ ra
hạn chế: “Chương trình giáo dục vẫn tập trung nhiều vào các môn học trên lớp,
nặng kiến thức về lý thuyết, hàn lâm và chưa gắn với việc giải quyết những vấn đề
mà thực tiễn đặt ra. Nhiều trường học còn nặng về quản lý hành chính, thiếu linh
hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động trong và ngoài lớp học đa dạng,
phong phú. Vì thế, phần đông học sinh thiếu cơ hội trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng
hợp tác, làm việc theo nhóm, phát huy tư duy độc lập, tính năng động, sáng tạo ”.
Phát triển con người toàn diện chính là đòi hỏi phát triển năng lực người học
ở mọi mặt chứ không nghiêng về một yếu tố nào. Mặc dù chủ trương giáo dục học
sinh toàn diện gồm “đức, trí, thể, mỹ và nghề nghiệp” đã được đề cập từ lâu,
nhưng các cấp quản lý giáo dục, trường học và giáo viên vẫn chưa được hiểu
đúng, làm đúng. “Vì đặt nặng mục tiêu phát triển trí lực nên nền giáo dục chú trọng
đến ứng thí là chính, nhiều trường không chú trọng đến khả năng, sở thích năng
khiếu của học sinh. Vì coi trọng thành tích thi cử, nhà trường cũng xem nhẹ việc
giáo dục đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ - những yếu tố rất cần để hình thành nhân
cách học sinh.
2.2. Thực trạng về công tác giáo dục toàn diện cho học sinh THPT hiện
nay thông qua công tác chủ nhiệm
2.2.1. Thuận lợi
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại không
ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tư
của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất,5
trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho
việc dạy và học. Với chủ trương đúng đắn về chính sách dân số "Chỉ dừng lại hai
con để nuôi dạy cho tốt", kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi cho trẻ
em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ
huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong
phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong
những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú
hơn.
Trường THPT Thanh Chương 3 là ngôi trường có bề dày thành tích, ở đây
nhiều thế hệ thầy cô không những có kinh nghiệm về chuyên môn mà còn cả về
công tác chủ nhiệm lớp. Đó là cơ hội lớn cho thế hệ giáo viên học hỏi và trau dồi
kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác giảng dạy nói chung và công tác chủ nhiệm
nói riêng.
Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường là điều kiện thuận
lợi để GVCN lập kế hoạch và phổ biến những chủ trương, kế hoạch của nhà trường
đến với phụ huynh và học sinh kịp thời.
Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày
càng trở nên chặt chẽ có hiệu quả.
n lĩnh chính trị vững vàng. Để làm được điều này thì việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh THPT quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là việc hình thành thế giới quan, cung cấp tri thức cho học sinh, bồi đắp tình cảm đạo đức, giáo dục cho học sinh biết sống có lý tưởng, ước mơ và hoài bão. Phong trào thi đua “hai tốt” trong các nhà trường là “Dạy tốt- Học tốt” cần phải hiểu một cách toàn diện hơn. Dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình sư phạm, là việc thiết kế các hoạt động để các em tham gia trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường thân thiện cho các em. Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm, mà còn là tạo điều kiện để các em tự tìm hiểu, tự khám phá, để các em nói, để các em tự đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy và học tốt không chỉ là dạy qua sách vở, mà còn qua thực hành, không chỉ hiểu biết mà còn làm, thực hành kỹ năng sống, tìm hiểu cuộc sống thực và cuộc sống quá khứ của dân tộc. Dạy tốt, học tốt không chỉ có thầy cô là người dạy, mà chính các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em học sinh không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông 29 qua hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước. Các em cũng là chủ thể của quá trình giáo dục xã hội. Nếu “lớp học” được xem là một ngôi trường “thu nhỏ” thì GVCN được xem là một “Hiệu trưởng con”, người GVCN lớp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo học sinh theo mục đích giáo dục toàn diện. Giáo viên vừa là thầy, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Đối tượng giáo dục là con người, để giáo dục con người thì phải lấy nhân cách để giáo dục nhân cách. Người giáo viên, hằng ngày, hằng giờ qua những bài giảng, qua những hành động của mình đang nuôi dưỡng nhân cách học trò, tức là dạy cách làm người. Và đương nhiên như thế, mỗi thầy giáo, cô giáo cần là một tấm gương sáng về đạo đức, vì đơn giản, không giữ được nhân cách làm sao dạy được nhân cách cho học trò.Trong thời đại hiện nay, mọi thông tin trong xã hội đều có thể được truyền đi và phản hồi trong một không gian rộng. Học sinh và phụ huynh có thể nắm bắt nhiều phương diện, từ nhiều chiều về người thầy, và vì vậy áp lực với người thầy cũng lớn hơn bởi họ luôn phải tạo dựng và giữ gìn cho mình hình ảnh tốt đẹp và giữ gìn hình ảnh đó trong mắt học trò. Thế giới mà chúng ta đang sống cũng không chỉ là thế giới phẳng về thông tin mà còn là thế giới của những giá trị vật chất, không ít khi những giá trị vật chất đó chi phối con người. Bởi thế, người giáo viên cũng phải vượt lên nhiều cám dỗ để trở thành tấm gương sáng về đạo đức. Để chuẩn bị cho các em học sinh một hành trang thật đầy đủ để các em vững bước vào đời. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài, trong đó vai trò của việc kết hợp mọi yếu tố xung quanh mà cốt lõi là nhà trường - gia đình - xã hội. Sự kết hợp các yếu tố trong giáo dục toàn diện cho học sinh thì GVCN đóng vai trò hết hết quan trọng. GVCN lớp được thay mặt hiệu trưởng quản lí và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo, GVCN đóng vai quản lí hành chính nhà nước, vừa đóng vai trò người thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. Đề tài “Một số biện pháp nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Trường THPT Thanh Chương 3 thông qua công tác chủ nhiệm” không thể phản ánh đầy đủ hết tất cả các biện pháp giáo dục toàn diện cho học sinh. Mỗi trường, mỗi giáo viên tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của trường mình, địa phương mình để có phương pháp, biện pháp tiến hành phù hợp. Nhưng những gì qua đúc rút kinh nghiệm của tôi trong suốt nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, đi qua nhiều thế hệ học trò, giáo dục nhiều học sinh đặc biệt là học sinh vi phạm, học sinh cá biệt thì những phương pháp tôi trình bày ít nhiều có ích trong việc giáo dục đạo toàn diện học sinh, đưa các em trở thành con ngoan trò giỏi, sống có ích cho xã hội và biết được giá trị của bản thân mình. Học sinh các lớp tôi chủ nhiệm thường được Ban giám hiệu, Đoàn trường, các giáo viên trong nhà trường đánh giá cao không những trong học tập mà còn trong các hoạt động tập thể. Các biện pháp mà tôi đã trình 30 bày góp phần vào nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh trường THPT Thanh Chương 3 nói riêng mà có thể vận dụng có hiệu quả vào các trường THPT khác. 2. Kiến nghị Qua quá trình tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Trường THPT Thanh Chương 3 thông qua công tác chủ nhiệm” tôi đề xuất một số vấn đề: 2.1. Đối với Bộ GD-ĐT - Cần đổi mới chương trình, nội dung, phương thức giáo dục học sinh THPT và kiểm tra đánh giá. Hiện nay trong chương trình sách giáo khoa vẫn còn nhiều bất cập, nhiều nội dung còn mang tính hàn lâm, áp đặt nhồi nhét thiếu ứng dựng. Nội dung đề thi nặng về hàm lượng kiến thức ít đề cập đến kĩ năng thực hành tác động rất nhiều đến cách thức dạy học “thi gì học nấy”. - Cần phối hợp với cơ quan ban ngành để cấp kinh mua sắm, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng “học đi đôi với hành”. Thực tế thì ai cũng biết tầm quan trọng của học bơi, hằng năm cũng có những khóa tập huấn cho giáo viên dạy bơi nhưng chẳng được mấy trường có bể bơi. 2.2. Đối với Sở GD-ĐT Nghệ An - Sở Giáo dục và Đào tạo cần duy trì tổ chức Hội thi GVCN giỏi, tạo cơ hội để GVCN được thể hiện mình, từ đó nhân rộng các biện pháp hay cho các trường trong tỉnh. - Tạo cơ chế tài chính, đặc biệt là các hoạt động NGLL, các CLB kĩ năng sống, các hoạt động trải nghiệm bởi đây là sân chơi bổ ích mà các em học sinh rất hăng hái tham gia. - Mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN. 2.3. Đối với Trường THPT Thanh Chương 3 * Đối với Cấp ủy, BGH - Cấp ủy, BGH nhà trường cần thường xuyên quan tâm, chăm lo giáo dục đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh không chỉ cho học sinh mà cả giáo viên. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người. Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, làm cho học sinh nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp và chuẩn mực xã hội. - Phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là phát huy vai trò của GVCN trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. 31 - Hàng năm, tổ chức Hội thảo về công tác chủ nhiệm, đây là dịp để đội ngũ GVCN nói riêng và các tổ chức cá nhân trong nhà trường nói chung chia sẻ quan điểm, trao đổi các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. - Trong quá trình bố trí giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp cần có sự phân tích, chọn lựa tránh tập trung vào tiêu chí “cào bằng định mức lao động” làm giảm hiệu quả giáo dục. * Đối với giáo viên - Trước hết các thầy cô giáo phải là người gương mẫu cho học sinh về cách cư xử, ngôn ngữ và hành vi của mình. Phải thay đổi suy nghĩ tránh lối áp đặt một chiều cho các em được có cơ hội thể hiện suy nghĩ và sở thích của mình, trong đó giáo viên là người phát hiện, dìu dắt, uốn nắn và sửa chữa những hành vi chưa đúng đắn của các em. Tránh hành động trừng phạt thân thể các em khi các em phạm lỗi, đó là một tổn thương lớn về tâm lý, thậm chí là sức khỏe. - Các thầy cô cần dành thời gian suy ngẫm về nghề của mình, ngoài dạy văn hóa các thầy cô còn dạy người. Các thầy cô cần thấy rõ về giá trị nghề nghiệp của mình đang thực hiện và trách nhiệm của nó, vun đắp tình yêu đối với công việc, với trò. Khi có được tình yêu nghề nghiệp, tình thương với trò, người giáo viên sẽ nghĩ ra những biện pháp giáo dục tiến bộ, hiệu quả hơn. - Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng rèn luyện về mặt nhân cách. Luôn suy ngẫm về cách ứng xử với học trò đặc biệt là các em mắc lỗi. Luôn luôn phải đặt mình trong hoàn cảnh của học sinh để xử lý, phải ghi nhận sự tiến bộ của học sinh với tấm lòng khoan dung độ lượng để các em “tâm phục, khẩu phục”. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Báo cáo Sơ kết, học kì I, năm học 2018-2019 - Báo cáo Tổng kết, năm học 2018-2019 - Báo cáo Sơ kết, học kì I, năm học 2019-2020 - Báo cáo Tổng kết, năm học 2019-2020 - Báo cáo Sơ kết, học kì I, năm học 2020-2021 - Đại học Vinh (2019), Tài liệu bồi dưỡng tư vấn cho GVPT, NXB Đại học Vinh, Nghệ An - Nguyễn Thanh Bình (chủ biên), Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay, NXB Đại học sư phạm, Hà nội 33 PHẦN PHỤ LỤC Trường Trung học Phổ Thông Thanh Chương 3 KẾT QUẢ THI ĐUA CÁC LỚP, HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018-2019 TT Lớp Học tập Nề nếp Lao động Sổ đầu bài Đóng góp ĐTB Xếp loại Ghi chú 1 10A 10.0 8.1 8.6 9.8 10.0 9.2 TTXS 2 10B 7.7 8.0 8.4 9.8 10.0 8.5 TT HSG < 4% 3 10C 6.6 7.9 8.4 9.9 10.0 8.2 TT 4 10D 10.0 9.0 8.4 9.9 10.0 9.5 Khá Kỷ luật: Cảnh cáo 5 10E 8.0 7.9 8.0 9.9 10.0 8.5 TT HSG < 15% 6 10G 5.2 6.9 7.0 9.8 10.0 7.3 Khá 7 10H 4.8 7.0 7.8 9.7 10.0 7.3 TB 8 10I 6.6 7.6 8.2 9.8 10.0 8.1 Khá Kỷ luật: Cảnh cáo 9 10K 4.3 7.0 7.0 9.6 10.0 7.0 TB 10 10M 5.9 7.0 7.0 9.7 10.0 7.5 Khá 11 11A 8.9 8.8 8.6 9.8 10.0 9.1 TTXS 12 11B 8.1 8.9 8.6 9.8 10.0 8.9 Khá Kỷ luật : Cảnh cáo 13 11C 6.2 8.3 8.8 9.8 10.0 8.2 Khá Kỷ luật: Cảnh cáo 14 11D 10.0 9.3 8.8 9.8 10.0 9.6 TTXS 15 11E 6.3 8.1 8.6 9.8 10.0 8.2 TT 16 11G 4.9 7.0 7.2 9.6 10.0 7.2 TB 17 11H 6.3 8.0 8.0 9.9 10.0 8.1 TT 18 11I 5.6 7.6 8.4 9.8 10.0 7.8 Khá 19 11K 6.9 7.9 8.0 9.6 10.0 8.2 TT 20 11M 6.1 8.0 7.0 9.7 10.0 7.8 TT 21 12A 10.0 8.1 8.6 9.8 10.0 9.2 Khá Hạnh kiểm: 5 TB 22 12B 7.9 8.4 7.8 9.7 10.0 8.6 Khá Kỷ luật: Cảnh cáo 23 12C 7.1 8.6 8.2 9.7 10.0 8.5 TTXS 24 12D 10.0 9.3 8.8 9.8 10.0 9.6 TTXS 25 12E 9.2 8.4 8.0 9.8 10.0 9.0 TTXS 26 12G 8.5 7.2 7.2 9.6 10.0 8.3 Khá Hạnh kiểm: 1 Yếu 27 12H 7.3 7.3 7.4 9.5 10.0 8.0 TT Hạnh kiểm: 4 TB 28 12I 6.7 7.0 7.6 9.6 10.0 7.8 Khá Hạnh kiểm: 6 Yếu 29 12K 7.5 7.0 7.8 9.5 10.0 8.1 Khá Hạnh kiểm: 2 Yếu 30 12M 6.6 7.8 9.2 9.7 10.0 8.2 TT 34 Trường Trung học Phổ Thông Thanh Chương 3 KẾT QUẢ THI ĐUA CÁC LỚP, NĂM HỌC 2018-2019 TT Lớp Học tập Nề nếp Lao động Sổ đầu bài Đóng góp ĐTB Xếp loại Ghi chú 1 10A 10.00 8.99 9.20 9.80 10.00 9.57 TTXS 2 10B 7.31 8.52 8.63 9.78 10.00 8.58 TT 3 10C 6.77 8.50 8.74 9.81 10.00 8.44 TT 4 10D 10.01 8.69 9.13 9.86 10.00 9.48 TTXS 5 10E 8.53 8.96 8.56 9.83 10.00 9.05 TTXS 6 10G 5.79 8.35 8.00 9.80 10.00 8.01 KHÁ 7 10H 4.99 8.01 8.49 9.64 9.93 7.73 TB 8 10I 8.08 8.65 8.79 9.83 10.00 8.87 TTXS 9 10K 4.76 8.12 8.00 9.52 9.93 7.60 TB 10 10M 5.89 8.19 8.00 9.68 9.93 7.97 KHÁ 11 11A 9.64 9.00 8.87 9.81 10.00 9.42 TTXS 12 11B 8.08 9.29 8.98 9.70 10.00 9.06 KHÁ 1 em Kỉ luật 1 tuần 13 11C 7.25 8.67 9.16 9.77 10.00 8.68 TT 14 11D 10.00 9.11 9.27 9.76 10.00 9.60 TTXS 15 11E 7.07 8.66 8.64 9.75 10.00 8.55 TT 16 11G 7.03 8.09 7.96 9.70 10.00 8.27 KHÁ 17 11H 6.35 8.64 8.33 9.82 10.00 8.30 KHÁ 18 11I 6.68 8.36 8.63 9.51 9.94 8.31 KHÁ 19 11K 8.10 8.42 8.50 9.52 10.00 8.72 TT 20 11M 6.76 8.54 7.94 9.65 10.00 8.32 TT 21 12A 10.00 8.94 8.33 9.68 10.00 9.41 TTXS 22 12B 7.76 8.98 8.33 9.49 10.00 8.76 TT 23 12C 7.49 8.77 8.47 9.63 10.00 8.66 TT 24 12D 9.74 9.13 8.67 9.68 10.00 9.44 TTXS 25 12E 9.73 8.38 8.13 9.73 10.00 9.15 TTXS 26 12G 7.98 7.84 7.73 9.51 9.92 8.40 TT 27 12H 8.85 8.54 7.80 9.51 9.92 8.86 TT 28 12I 8.64 8.01 8.40 9.57 10.00 8.75 TT 29 12K 8.93 7.96 8.27 9.44 10.00 8.78 TT 5 em HK TB 30 12M 8.60 9.02 9.13 9.58 10.00 9.14 TTXS 35 Trường Trung học Phổ Thông Thanh Chương 3 KẾT QUẢ THI ĐUA CÁC LỚP, HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019-2020 TT Lớp Học tập Nề nếp Lao động, CSVC Sổ đầu bài Đóng góp ĐTB Xếp loại Ghi chú 1 10A 8.99 10.42 9.13 9.84 10.00 9.68 TTXS 2 10B 8.22 9.10 8.60 9.78 10.00 9.00 TT Chỉ lấy 10 lớp TTXS 3 10C 7.19 9.17 8.70 9.86 10.00 8.75 TT HSG < 4% 4 10D 9.54 8.36 8.30 9.76 10.00 9.12 TTXS Cộng 0,2 điểm thi KHKT 5 10E 7.27 8.68 8.40 9.88 10.00 8.60 TT HSG < 4% 6 10G 7.13 7.83 8.00 9.91 10.00 8.26 TT Chỉ lấy 10 lớp TTXS 7 10H 8.01 7.94 8.30 9.80 10.00 8.57 TT Không có HSG 8 10I 5.65 7.81 8.50 9.45 10.00 7.84 KHÁ 9 10K 5.70 7.45 7.63 9.63 10.00 7.65 KHÁ 10 10M 6.22 8.50 8.13 9.67 10.00 8.18 TT 11 11A 10.00 11.23 9.38 9.79 10.00 10.23 TTXS 12 11B 7.13 8.05 9.50 9.68 10.00 8.51 TT Không có HSG 13 11C 6.91 9.26 8.63 9.68 10.00 8.67 TT 14 11D 9.97 10.15 9.13 9.89 10.00 9.89 TTXS 15 11E 8.77 7.62 8.63 9.75 10.00 8.74 TT Chỉ lấy 10 lớp TTXS 16 11G 5.93 7.96 8.38 9.73 10.00 7.98 KHÁ 17 11H 6.15 8.04 8.88 9.73 10.00 8.14 KHÁ Có HS hạnh kiểm Yếu 18 11I 6.94 8.10 8.88 9.73 10.00 8.38 TT 19 11K 5.42 9.02 8.25 9.58 10.00 8.10 KHÁ 20 11M 6.34 9.17 8.38 9.70 10.00 8.44 TT 21 12A 10.00 8.93 9.63 9.85 10.00 9.62 TTXS 22 12B 9.18 9.09 9.13 9.63 10.00 9.33 TTXS 23 12C 7.42 10.02 9.63 9.85 10.00 9.19 TTXS 24 12D 10.00 9.16 9.13 9.74 10.00 9.60 TTXS 25 12E 10.00 8.48 8.63 9.78 10.00 9.34 TTXS 26 12G 8.70 7.24 8.63 9.75 10.00 8.61 KHÁ Có HS hạnh kiểm Yếu 27 12H 9.00 8.60 9.13 9.81 10.00 9.16 TTXS 28 12I 8.30 7.81 9.13 9.60 10.00 8.70 KHÁ Có HS hạnh kiểm Yếu 29 12K 9.22 7.90 8.38 9.58 10.00 8.89 KHÁ Có HS hạnh kiểm Yếu 30 12M 7.13 8.93 9.13 9.49 10.00 8.68 TT Chỉ lấy 10 lớp TTXS 36 Trường Trung học Phổ Thông Thanh Chương 3 KẾT QUẢ THI ĐUA CÁC LỚP, NĂM HỌC 2019-2020 TT Lớp Học tập Nề nếp Lao động Sổ đầu bài Đóng góp ĐTB Xếp loại Ghi chú 1 10A 9.66 9.87 9.33 9.73 10.00 9.73 TTXS 2 10B 7.31 9.59 8.67 9.74 10.00 8.89 TT 3 10C 6.94 9.92 9.33 9.79 10.00 8.98 TT 4 10D 8.75 9.71 8.67 9.78 10.00 9.34 TTXS 5 10E 9.15 9.80 8.27 9.86 10.00 9.43 TTXS 6 10G 10.00 9.49 8.67 9.86 10.00 9.64 TTXS 7 10H 6.94 9.49 8.93 9.68 10.00 8.78 Khá 8 10I 7.13 8.46 8.60 9.62 10.00 8.49 Khá 2 em hạnh kiểm Yếu 9 10K 7.28 8.52 8.07 9.53 10.00 8.46 Khá 1 em hạnh kiểm Yếu 10 10M 7.78 9.28 8.20 9.63 10.00 8.85 TT Không có HSG 11 11A 10.00 10.47 8.73 9.78 10.00 9.92 TTXS 12 11B 6.87 8.01 8.60 9.67 10.00 8.29 Khá 13 11C 6.54 9.93 9.27 9.76 10.00 8.85 TT Có 1 HS bỏ học HK2 14 11D 9.03 9.90 9.40 9.79 10.00 9.58 TTXS 15 11E 9.11 8.92 8.33 9.70 10.00 9.16 TT 16 11G 6.96 9.08 8.00 9.71 10.00 8.54 Khá 17 11H 7.76 9.70 9.13 9.73 9.88 9.09 TT Không có HSG 18 11I 8.02 9.85 9.33 9.67 10.00 9.25 TTXS 19 11K 7.51 9.25 9.00 9.55 10.00 8.87 TT 20 11M 7.82 8.83 8.53 9.55 10.00 8.77 Khá 21 12A 9.59 9.83 9.27 9.77 10.00 9.70 TTXS 22 12B 7.63 9.63 8.47 9.63 10.00 8.94 TT 23 12C 7.04 9.97 8.73 9.79 10.00 8.93 TT 24 12D 9.04 10.08 9.07 9.63 10.00 9.56 TTXS 25 12E 10.00 9.12 8.13 9.74 10.00 9.45 TTXS 26 12G 7.47 8.36 8.00 9.59 10.00 8.46 Khá 27 12H 8.71 9.75 8.07 9.56 10.00 9.22 TT Có 1 HS bỏ học HK2 28 12I 8.47 8.58 8.00 9.54 10.00 8.81 Khá 29 12K 8.78 9.52 8.47 9.51 10.00 9.22 TT 30 12M 8.08 9.15 9.27 9.58 10.00 9.05 TT 37 Trường Trung học Phổ Thông Thanh Chương 3 KẾT QUẢ THI ĐUA CÁC LỚP, NĂM HỌC 2020-2021 TT Lớp Học tập Nề nếp Lao động, CSVC Sổ đầu bài Đóng góp ĐTB Tổng điểm Xếp loại Ghi chú 1 10A1 10.00 9.84 9.50 9.95 10.00 9.88 9.88 TTXS 2 10A2 6.17 9.41 9.63 9.85 10.00 8.66 8.66 TT 3 10A3 6.08 9.67 9.75 9.81 10.00 8.72 8.72 KHÁ HK Yếu 4 10B 7.82 10.23 9.50 9.82 10.00 9.35 9.35 TT 5 10C 7.42 10.01 9.50 9.88 10.00 9.18 9.18 TT HS bỏ học 6 10D1 10.00 11.97 9.75 9.84 10.00 10.50 10.50 TTXS 7 10D2 9.57 10.59 10.00 9.84 10.00 10.02 10.02 TTXS 8 10D3 5.77 9.03 9.50 9.71 10.00 8.40 8.40 KHÁ 9 10D4 5.34 9.20 9.63 9.63 10.00 8.34 8.34 KHÁ 2 em bỏ học 10 10D5 5.70 9.56 10.00 9.65 10.00 8.60 8.60 KHÁ 6 HK TB 11 11A1 10.00 11.62 9.75 9.89 10.00 10.41 10.41 TTXS 12 11A2 7.11 10.55 10.00 9.84 10.00 9.31 9.31 TT 13 11A3 6.76 11.03 9.75 9.82 10.00 9.31 9.31 TT 14 11B 8.79 10.16 9.63 8.66 10.00 9.46 9.46 TTXS 15 11C 7.28 10.12 9.75 9.89 10.00 9.21 9.21 TT Thiếu % HSG 16 11D1 9.99 12.03 9.50 9.90 10.00 10.49 10.49 TTXS 17 11D2 8.79 9.66 9.88 9.85 10.00 9.52 9.52 KHÁ Cảnh cáo 18 11D3 6.31 9.36 9.63 9.08 10.00 8.58 8.58 KHÁ Cảnh cáo 19 11D4 5.37 8.08 10.00 9.66 10.00 8.08 8.08 KHÁ Cảnh cáo 20 11D5 6.40 9.03 9.50 9.91 10.00 8.61 8.61 TT 21 12A1 9.52 9.87 9.63 9.86 10.00 9.75 10.25 TTXS 22 12A2 8.26 9.91 9.50 9.69 10.00 9.36 9.36 TT 23 12A3 8.53 10.29 9.75 9.70 10.00 9.58 9.58 TT 1 em bỏ học 24 12B 9.14 10.19 10.00 9.77 10.00 9.78 9.78 TTXS 25 12C 8.47 10.95 9.75 9.83 10.00 9.77 9.77 TTXS 26 12D1 10.00 13.03 10.00 9.89 10.00 10.85 10.85 TTXS 27 12D2 8.04 10.00 9.75 9.79 10.00 9.37 9.37 TT 28 12D3 8.75 10.89 9.75 9.87 10.00 9.84 9.84 TTXS 29 12D4 7.04 8.91 9.63 9.68 10.00 8.75 8.75 TT Lấy 10XS 30 12D5 7.04 9.82 9.75 9.22 10.00 8.96 8.96 TT Lấy 10XS 38 39 40 41 42 43 44 45 46 Em Nguyễn Trần Anh Phương 11A và cuốn sách được chia sẻ trong phần dự thi Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2020”. - Tham gia trong hoa gây quỹ từ thiện và được Báo Nghệ An dành lời khen ngợi. Học sinh lớp 11A tham gia Trồng hoa gây quỹ. 47 - Tham gia chương trình tình nguyện: “Bát cháo tình thương” tại Bệnh viện Thị trấn. Học sinh lớp 12D1 cùng thầy Hiệu trưởng Trần Hồng Duẩn tham gia Phát cháo tình nguyện tại Bệnh viện Thị trấn Dùng. Hai đoàn viên chi đoàn 11A (hai đoàn viên nữ) tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi. 48 Thành tích của lớp 11A, năm học 2019-2020 Bài báo trên baonghean.vn về Đoàn viên tiêu biểu Nguyễn Quý Dương lớp 11A 49 Đoàn viên Nguyễn Thị Phương Anh lớp 10A trong Lễ trao học bổng Vinaseed. Một trận đấu của Đội bóng chuyền chi đoàn 12D1 trong Giải đấu. 50 Tham gia Giải bóng đá nữ truyền thống. Đội bóng đá nữ chi đoàn 12D1 sau một trận đấu. Có đoàn viên đại diện đội thi của Trường tham gia Cuộc thi “Vẽ tranh và thuyết trình về ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10” và đạt giải Nhất. Hai em Phạm Thị Thu Hằng và Nguyễn Trần Anh Phương lớp 11A (thứ 2 và 3 phải sang) cùng Bức tranh đoạt giải trong Cuộc thi. 51 Bài báo trên baonghean.vn về Cuộc thi hai em lớp 11A đã tham gia. Có đoàn viên tham gia Cuộc thi “Khoảnh khắc một thời Thanh niên” do Hội đồng hương Thanh Chương tổ chức và đạt giải Ba. Đoàn viên Võ Thị Ánh Nguyệt 11A trong Lễ trao thưởng của Huyện Đoàn. 52 - Tham gia tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn: 3 đoàn viên trong Ban chấp hành chi đoàn tham gia buổi tập huấn công tác Đoàn và phong trào thanh niên do Tỉnh đoàn Nghệ An phối hợp cùng Đoàn trường Đại học Vinh tổ chức. Ba đoàn viên chi đoàn 12D1 (thứ 1,2,5 hàng dưới phải sang) sau buổi tập huấn. Tham gia dẫn chương trình và sinh hoạt trong buổi sinh hoạt CLB Tiếng Anh. Đoàn viên chi đoàn 10A (bạn nữ bên trái) tham gia dẫn chương CLB Tiếng Anh 53 Tham gia buổi sinh hoạt CLB Văn học Dân gian và đạt giải Nhất. Một phần biểu diễn của lớp 10A trong buổi Sinh hoạt CLB VHDG. Tự tổ chức sinh hoạt Giáo dục Hướng nghiệp có hiệu quả. Buổi Sinh hoạt Giáo dục hướng nghiệp “Ngành GTVT và Địa chất” của lớp 12D1 54 Thứ Ba, ngày 9/3/2021 Hotline: (023)83.588138 Mail gửi tòa soạn Liên hệ đặt báo Quảng cáo Nghệ An: Đoàn viên thanh niên đồng loạt xuống đồng bắt diệt ốc bươu vàng 08/03/2021 14:31 (Baonghean.vn) - Thực hiện chương trình "Ngày chủ nhật xanh", lực lượng đoàn viên thanh niên trên toàn tỉnh Nghệ An đã đồng loạt xuống đồng giúp bà con nông dân diệt trừ ốc bươu vàng, bảo vệ lúa Đoàn viên 12D1, Trường THPT Thanh Chương 3 cùng tham gia xuống đồng diệt trừ ốc bươu vàng
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_giao_duc_toan_dien_cho_hoc_sinh_t.pdf