SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực
2. Thuận lợi.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong những năm qua đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, nhà trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ GD – ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” thì việc đầu tư cho hoạt động ngoài giờ lên lớp, việc gắn giáo với cộng đồng đã được chú trọng hơn nhiều.
3. Khó khăn.
Song bên cạnh những thuận lợi đó có những khó khăn nhất định.
Nội dung hoạt đọng ngoài giờ lên lớp chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, chương trình còn đơn điệu.
Vẫn còn nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động ngoài giờ lên lớp gần như cho rằng đó là hoạt động, nhiệm vụ của tổ chức Đội.
Khá nhiều giáo viên dành nhiều thời gian của hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức, kĩ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học, có quan điểm cho đây là hoạt động vui chơi nên không quan trọng, không cần thiết.
Nhìn chung, hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa thực sự được giáo viên đầu tư đúng nghĩa, chưa được đồng bộ thống nhất, chưa có chiều sâu.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC 1. Mục tiêu, vai trò, vị trí của hoạt động ngoài giờ lên lớp. HĐNGLL: Phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho các em thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, có trách nhiệm với công việc chung. Giúp học sinh cũng cố, bổ sung những kiến thức đã học qua các môn học trên lớp. Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của học sinh. Hình thành và phát triển ở học sinh những kĩ năng ban đầu, cơ bản, cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của các em (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,.. ) 2. Thuận lợi. Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong những năm qua đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, nhà trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ GD – ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” thì việc đầu tư cho hoạt động ngoài giờ lên lớp, việc gắn giáo với cộng đồng đã được chú trọng hơn nhiều. 3. Khó khăn. Song bên cạnh những thuận lợi đó có những khó khăn nhất định. Nội dung hoạt đọng ngoài giờ lên lớp chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, chương trình còn đơn điệu. Vẫn còn nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động ngoài giờ lên lớp gần như cho rằng đó là hoạt động, nhiệm vụ của tổ chức Đội. Khá nhiều giáo viên dành nhiều thời gian của hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức, kĩ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học, có quan điểm cho đây là hoạt động vui chơi nên không quan trọng, không cần thiết. Nhìn chung, hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa thực sự được giáo viên đầu tư đúng nghĩa, chưa được đồng bộ thống nhất, chưa có chiều sâu. * Để nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, gắn giáo dục nhà trường với cộng đồng, xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực, sau đây tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp: 1. Đối với nhà trường. Xây dựng ngay từ đầu năm học chương trình, lịch trình các hoạt động lớn, các hội thi liên quan đến học sinh, phù hợp với tình hình nhà trường và của địa phương để triển khai thực hiện. 2. Đối với TPT Đội . Tự rèn luyện và rèn luyện nghiệp vụ phụ trách, luôn luôn học hỏi kinh nghiệm để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nắm bắt kế hoạch của Hội đồng Đội huyện, nhà trường để lên kế hoạch hoạt động của Liên đội phù hợp với tình hình chung của nhà trường. Nghiên cứu lồng ghép phù hợp chương trình vào các buổi sinh hoạt Sao, Đội và chào cờ đầu tuần, Tổ chức các hội thi như: văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, các hội thi vẽ tranh theo chủ đề, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại buổi chào cờ đầu tuần, hội thi nghi thức Đội, các hoạt động thi ứng xử tình huống giao tiếp trong Đội viên. 3. Đối với giáo viên chủ nhiệm. Là anh chị phụ trách các lớp luôn luôn thực hiện kế hoạch kịp thời thời theo kế hoạch của nhà trường và Liên đội đề ra. Xây dựng hình thức hoạt động phong phú, nội dung sao cho quá trình hoạt động diễn ra phải có mối quan hệ thầy trò. Tổ chức thường xuyên hoạt động ngoài giờ lên lớp, phải có mục đích xuất phát từ nhiệm vụ năm học, nội dung hoạt động Đội. 4. Đối với học sinh. Thực hiện công tác giữ vệ sinh cảnh quan, tuyên truyền với mọi người giữ vệ sinh chung như: 5 phút nhặt rác, bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây cảnh, công trình măng non, .. Tham gia tích cực việc chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, các công trình công cộng ở địa phương mình, trồng cây, chăm sóc giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm và môi trường xung quanh được xanh sạch đẹp. Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, rèn luyện thể thao. Lựa chộn các môn thể thao mà mình yêu thích để tập luyện. 5. Đối với cha mẹ học sinh. Bên cạnh việc học tập luôn luôn nhắc nhở con em mình thực hiện đúng quy định của nhà trường và Liên đội đề ra như: đi học đúng giờ, đảm bảo ATGT, trang phục đúng quy định, ăn chín uống sôi, .
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_ngoai_gi.doc