SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi B3 trường mầm non Đông Cứu
Chúng ta biết rằng, âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người.
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ thơ khi được hun đúc, nhất là những bài hát trong chương trình giáo dục mầm non, những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Thông qua âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, tự tin, thông minh hơn. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý . Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người. Như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung âm nhạc cũng phản ánh hiện thực của cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Âm nhạc còn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư tưởng. Còn một phần rất quan trọng trong nội dung của âm nhạc là sự đánh giá thực tại trên quan điểm của Mỹ học, có nghĩa là đánh giá các sự vật, hiện tượng nhưng không phụ thuộc vào cách nhìn nhận thực tiễn, thực dụng về đối tượng ấy. Ví dụ khi ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc, chúng ta thích ngắm nhìn nó vì nó đẹp chứ hoàn toàn không có ý nghĩ là mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho chúng ta, mặt trời sẽ sưởi ấm cho ta. Có thể nói rằng, cách đánh giá trên quan điểm Mỹ học là một cách đánh giá vô tư. Đấy là những nội dung mà âm nhạc có thể chuyển tải. Và nội dung của âm nhạc có tính bất định. Tùy theo khả năng và đặc điểm tâm lý, quan điểm, sở thích, kinh nghiệm sống, trình độ văn hóa của mỗi người mà ở họ có sự cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bản nhạc. Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản nhạc, âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe.
1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến. Âm nhạc là một trong các hoạt động nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ. Lời ca, giai điệu của bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, học nói nên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩa, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ. “Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của điều thiện, tạo ra được sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được” nhà sư phạm Xu-khôm-lin-xki. Chính vì vậy mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là: Khảo sát việc giáo dục âm nhạc cho trẻ trong đời sống hằng ngày ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B3, từ đó tìm biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4-5 tuổi B3 trường mầm non Đông Cứu. Đồng thời có kiến nghị đề xuất với các cấp quản lý để làm tốt công tác nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi B3 trường mầm non Đông Cứu”. Các giải pháp được trình bày có những điểm khác, mới so với những giải pháp (biện pháp) cũ trước đây cụ thể như sau: So với các giải pháp trước, các giải pháp được trình bày trong sáng kiến qui mô hơn, kết quả đạt tốt hơn: Với giải pháp (2,3,4,5,6) Đây là các giải pháp khác hơn so với cách mà trước đây đã làm. Với các giải pháp này người quản lý, các giáo viên làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, bồi dưỡng đưa trẻ vào thế giới âm nhạc một cách linh hoạt, để trẻ cảm thụ âm nhạc một cách hiệu quả nhất. Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI 1. Cơ sở lý luận: Chúng ta biết rằng, âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ thơ khi được hun đúc, nhất là những bài hát trong chương trình giáo dục mầm non, những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Thông qua âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, tự tin, thông minh hơn. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ. Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý. Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người. Như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung âm nhạc cũng phản ánh hiện thực của cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Âm nhạc còn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải 5 âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm trạng của con người. Không một loại hình nghệ thuật nào khác ngoài âm nhạc lại có thể tác động với một uy lực như thế vào thế giới cảm xúc của con người. Và âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em, nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ lứa tuổi nhà trẻ trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 4-5 tuổi giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. Nhưng việc tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao, tránh dập khuôn, cứng nhắc. Bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao kỹ năng thể hiện và cảm thụ âm nhạc cho trẻ là rất cần thiết, cần được nghiên cứu, áp dụng cho phù hợp và hiệu quả. 7 * Phòng học: Năm học 2023 - 2024 tôi được phân công phụ trách lớp 4-5 tuổi B3. Với phòng học kiên cố rộng rãi thoáng mát, 100% bàn ghế đúng quy cách. Đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc dậy và học tương đối ổn định. * Tình hình của lớp: Tổng số học sinh = 31 cháu. Trong đó: Học sinh nam = 16, nữ = 15 cháu. 100% trẻ ngoan ngoãn hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ và tình cảm xã hội cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4-5 tuổi B3 trong trường mầm non Đông Cứu. * Đối với giáo viên: Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Bản thân tôi xác định mục đích tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ trong trường mầm non và tìm ra các giải pháp hữu ích nhất để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc đối với trẻ 4-5 tuổi B3 trong trường mầm non Đông Cứu. 3.2. Những thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: Trường mầm non nơi tôi công tác luôn được đón nhận sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng ủy – HĐND – UBND xã Đông Cứu và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Bình, các ban ngành đoàn thể, chính quyền các thôn và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh. Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn đoàn kết, nhiệt tình ủng hộ giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó đặc biệt quan tâm tới hoạt động phát triển thẩm mỹ (giáo dục âm nhạc). Bản thân luôn có nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Luôn học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn. 9 Kết quả khảo sát đầu năm cụ thể như sau (Ngày khảo sát 06/09/2022) Số trẻ Kết quả Nội dung Tỷ lệ khảo sát khảo sát Trẻ thể hiện được tình cảm khi hát múa, 15/31 48% biết hưởng ứng theo cô khi nghe hát Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm 19/31 61 % nhạc Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát thuộc 13/31 42 % và đúng giai điệu bài hát 31 Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để 12/31 39% vận động theo nhạc Trẻ thể hiện được sự tự tin, mạnh dạn, phong cách khi tham gia biểu diễn văn 18/31 58 % nghệ. Qua kết quả khảo sát chất lượng ban đầu cho thấy kỹ năng thể hiện và cảm thụ âm nhạc ở trẻ còn chiếm tỉ lệ khá thấp. Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP (BIỆN PHÁP) ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG CỨU. a. Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập để kích thích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc. Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan hình ảnh, trẻ thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ nên việc xây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động âm nhạc trong và ngoài lớp rất quan trọng bởi môi trường đẹp sẽ có sự hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia, bộc lộ năng khiếu. Tôi luôn chú ý trang trí lớp học sao cho tự nhiên, tận dụng diện tích phòng học, góc hoạt động âm nhạc một cách phù hợp, bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ 11 Trang phục cho trẻ biểu diễn, tôi cũng lựa chọn giấy báo, giấy gói hoa, gói quà hay những loại phế liệu. Như nilon, ống hút, xốp màu, lá cây tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt sáng tạo theo nội dung bài hát mà tôi định dạy trẻ. Khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: Khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, cho trẻ dễ nhìn thấy, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. Ngoài ra cô còn sử dụng những bộ trang phục của các vùng miền như: Trang phục quan họ, trang phục dân tộc, dạ hội.... Khuyến khích trẻ tự làm đồ dùng cùng cô, trẻ sẽ vô cùng thích thú khi được sử dụng những đồ dùng do chính trẻ tạo ra, khi thể hiện trẻ cũng tự tin hơn và hứng thú hơn. Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Trước khi dạy trẻ giờ hoạt động âm nhạc, tôi phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng, trang thiết bị cho trẻ hoạt động; các đồ dùng, đồ chơi âm nhạc phải để ở vị trí cho trẻ dễ lấy và hoạt động. Sử dụng những nội dung hay, mới lạ cùng lời giới thiệu hấp dẫn trẻ sẽ mong muốn được hoạt động với âm nhạc, các con sẽ rất hứng thú khi được thể hiện. c. Biện pháp 3: Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong giáo dục thì việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học ở trường Mầm non là điều hết sức cần thiết. Với hoạt động âm nhạc cũng vậy, đưa công nghệ thông tin vào hoạt động này sẽ làm cho giờ học của trẻ sôi nổi, sinh động hơn, trẻ hứng thú hơn khi được tham gia hoạt động tập thể. Mỗi khi chuẩn bị các tiết dạy, tôi thường xuyên vào các trang web như: youtube.com, blogsocnhi.com, nhaccuatui.vn để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụng máy chiếu, làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, slide show, video kết hợp với các phần mềm: Powerpoint, Elerning, Photoshop để xử lý hình ảnh và sử dụng trong bài dạy. Ví dụ: Ở chủ đề bản thân Bài hát “Mời bạn ăn” Sử dụng đoạn video “Bữa ăn trưa của bé”.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc