SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với trẻ 24–36 tháng tuổi d2 ở trường Mầm non Đại Lai
Trường mầm non Đại Lai là ngôi trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ II .Với đội ngũ ban giám hiệu chuyên môn giỏi, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý tốt, dày dặn kinh nghiệm luôn quan tâm sát sao đến các phong trào của nhà trường. Luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể giúp giáo viên hoàn thành trách nhiệm được giao. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, có trình độ sư phạm chuyên môn vững vàng, năng động, linh hoạt trong giảng dạy.
Đối với học sinh 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non Đại Lai nói chung và lớp 24-36 tháng tuổi D2 nói riêng, các bé rất yêu thích âm nhạc. Các bé luôn thể hiện sự thích thú khi được nghe hát, khi được hòa mình vào âm nhạc thì mọi cung bậc của cảm xúc đều được nhìn thấy ở trẻ, không chỉ có vậy sự sáng tạo trong cách thể hiện âm nhạc của trẻ được đánh giá cao.
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá tŕnh cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng
Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp.
Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức cho trẻ thông qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc. sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI BÁO CÁO “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY ĐỐI VỚI TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI D2 Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI” Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Chủ nhiệm lớp: 24 – 36 tháng tuổi D2 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Đại Lai Gia Bình, tháng 11 năm 2023 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Những nghiên cứu gần đây từ các trường Đại học hàng đầu đã chỉ ra rằng việc tham gia tương tác với âm nhạc là rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, đồng thời giúp các em tiến bộ trong nhiều lĩnh vực một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Âm nhạc kích thích tất cả các khía cạnh trong sự phát triển của trẻ em: trí tuệ, xã hội và cảm xúc, vận động, ngôn ngữ và khả năng đọc viết. Điều này giúp tinh thần và thể chất hoạt động cùng nhau. Việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc ngay từ những năm đầu đời giúp các em học âm thanh và ý nghĩa của từ. Đối với trẻ em và người lớn, âm nhạc giúp tăng cường trí nhớ, đồng thời mang đến niềm vui và từ đó cải thiện mức độ khỏe mạnh toàn diện và hạnh phúc của các em. Chỉ cần nghĩ đến việc lắng nghe một ca khúc hay trên vô tuyến trong một ngày đẹp trời cũng có thể khiến mọi người mỉm cười và lấp đầy trái tim bằng niềm vui. Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người. Đặc biệt, đối với trẻmầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, những bài hát ru luôn là bạn đồng hành của trẻ nhỏ, đưa trẻ vào những giấc ngủ an lành với những điệu nhạc du dương êm ái qua tiếng hát của mẹ. Nó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình có con nhỏ. Giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ: - Âm nhạc giúp trẻ thông minh hơn - Âm nhạc giúp trẻ khỏe hơn, sức đề kháng tốt hơn - Âm nhạc giúp nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ - Âm nhạc giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp - Âm nhạc giúp cho trẻ hình thành sự tự tin - Âm nhạc sẽ rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ - Âm nhạc giúp cho trẻ có một suy nghĩ tích cực “Học tập không ngừng” - Âm nhạc giúp cho trẻ biết cách thể hiện chính mình 5 được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp. Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức cho trẻ thông qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. b, Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trẻ 24 – 36 tháng tuổi đang phát triển vốn từ, phát âm còn chưa tròn tiếng vì cơ thể so với người lớn thanh quản của trẻ chỉ to bằng một nửa. Các dây thanh đới mảnh dẻ và ngắn, vòm họng còn cứng chưa linh hoạt, hơi thở còn yếu, hời hợt. Vì vậy, giọng của trẻ có đặc điểm là cao và yếu, nên rất khó khăn trong hoạt động giáo dục âm nhạc. Một số giáo viên trẻ mới vào nghề nên kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế. Phương pháp tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, các ban ngành, các cấp còn hạn chế. 7 Hình ảnh: Ttrang trí góc âm nhạc của lớp. Trẻ 24 – 36 tháng tuổi D2 phát âm còn chưa chuẩn vì thế giáo viên cần chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện cho trẻ. Để có một tiết học sôi nổi và hào hứng ngay từ đầu, người dạy trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện đàn, giọng hát và nghe hátđể giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác. Tôi chú tâm trang trí góc nghệ thuật thật sinh động để gây sự thu hút với trẻ. Góc nghệ thuật là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện , củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các tṛò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo. Ví dụ: Tôi tự làm những chiếc đàn với nhiều màu sắc và hình dáng ngộ nghĩnh giúp trẻ thích thú tưởng tượng và thể hiện âm nhạc theo ý thích, những chiếc trống từ những hộp sữa bột đã dùng hết làm cho các dụng cụ được phong phú hơn 9 một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc. Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài “Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải biết chào bố mẹ... Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường: “ Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc ngủ: “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện. Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao. Qua thực tế, trong các giờ dạy trẻ về thơ, truyện, LQCV, KPKH,...có sự tham gia của GDÂN sẽ làm cho tiết học trở nên phong phú hơn. * Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động chơi ở các góc. Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Càng không thể bắt trẻ ngay lập tức cảm thụ được bài hát qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy, giờ hoạt động góc là một giờ rất cần thiết cho trẻ có thời gian lắng lại để có thể cảm thụ bài hát một cách tốt nhất. Ví dụ: Sau giờ hoạt động chung: Giáo dục âm nhạc. Cô dạy hát “Mẹ yêu không nào", "Cô và mẹ"... Góc âm nhạc: Cô cho trẻ xem thêm hình ảnh những cô giáo, mẹ, cho trẻ lắng nghe nhạc lần nữa bằng tai phone, trẻ sẽ được đắm mình vào thế giới âm nhạc và sẽ múa hát, vận động tốt hơn. * Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động chơi ngoài trời. 11 Hình ảnh: Trẻ vận động trong giờ học âm nhạc Do đặc điểm của lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi nên giáo dục các cháu cần tiến hành theo phương châm "Học mà chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dục Mầm non mới. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động: Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Nếu trọng tâm là biểu diễn văn nghệ thì cô tổ chức cho trẻ biểu diễn giống như một đêm văn nghệ, giúp trẻ ôn lại bài đã học, tự tin mạnh dạn trước đông người. Dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. 13 phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát nghe tôi chọn bài hát có nội dung phù hợp toát lên nội dung chính của bài dạy hát. Ví dụ: Dạy hát bài "Cả nhà thương nhau" thì tôi chọn bài hát nghe: "Gia đình nhỏ hạnh phúc to" nhằm hướng trẻ vào nội dung bài học một cách dễ dàng và dễ giáo dục cho trẻ. Trẻ được nghe những bản nhạc phù hợp, trẻ sẽ cảm nhận giai điệu, ý nghĩa đời sống văn hoá vùng miền qua bài hát. Khi múa có thể mặc trang phục theo yêu cầu của bài hát. Để tăng phần hấp dẫn của giờ học cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc nhằm phát triển năng khiếu, ôn luyện kiến thức kỹ năng cho trẻ về âm nhạc. Sự phản ứng âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô hướng dẫn cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi. Tôi cho số đông trẻ được tham gia chơi, tôi nhận thấy một giờ hoạt động âm nhạc cần đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo lời ca, trẻ được nghe hát và được chơi trò chơi âm nhạc. Trong một tiết học được tổ chức thực hiện như trẻ được chơi với cô, được gần gũi trò chuyện vơi cô, không gò bó trẻ. Về đội hình không cứng nhắc như trước đây, có thể cho trẻ thay đổi nhiều đội hình khác nhau: Hình tròn, chữ u, tự do... để trẻ được thoải mái hoạt động nhanh nhẹn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một số bài hát khác, có nội dung phù hợp và phù hợp với lứa tuổi có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm. Trong giờ học tôi luôn tuyên dương kịp thời những cháu hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca và biểu cảm qua gương mặt nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. Việc dạy học phụ thuộc vào việc giáo dục. Do đó nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là một nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là một phương tiện giáo dục. Vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dân dần tôi thấy trẻ rất thích học giáo dục âm nhạc.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac_t.docx