SKKN Một số biện pháp "Làm tốt công tác chủ nhiệm"

Cơ sở lí luận

Để thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi người giáo viên không ngừng phấn đấu học tập, là người có kiến thức năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Vì vậy “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” không những nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức mà còn hình thành được những kỹ năng sống cho học sinh, góp phần làm giàu trí thức một hành trang cần thiết cho cuộc đời của các em.

Các em trở thành con người có đức, có tài là hạt nhân tương lai của đất nước. Đó là nguyện vọng của bản thân tôi muốn góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục. Với ý tưởng như thế, tôi đã nghiên cứu và viết đề tài “làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học”.

Trong những năm qua, toàn ngành đã và đang ra sức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” luôn đi đôi với công tác chủ nhiệm tốt” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Nhìn chung các nhà trường đã có nhiều chuyển biến hết sức rõ rệt. Đặc biệt là sự tăng trưởng về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, các nhà trường đã có sự “ thay da đổi thịt” Khuôn viên trường, lớp ngày càng sạch đẹp khang trang, chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường đã được cải thiện và từng bước phát triển.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp "Làm tốt công tác chủ nhiệm"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học tập. Luôn hòan thành mọi nhiệm vụ học tập, cùng với thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy – học có hiệu quả hơn. Trong giờ học cần theo dõi quan tâm nhiều và luôn khen ngợi sự tiến bộ, tạo sự hứng thú học tập cho các em. 
 - Để hình thành tiêu chí “lớp học xanh sạch đẹp” tôi đã dựa trên 5 nội dung xây dựng lớp học sau: 
* Xây dựng trường học an toàn trường lớp xanh, sạch, đẹp.
+ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Tổ chức các hoạt động tập thể.
  + Rèn luyện kĩ năng sống, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm cho học sinh thông qua những nội dung bài học môn học như: Đạo đức Khoa học Tiếng Việt phù hợp với trình độ lứa tuổi học sinh. 
 Chú ý giáo dục học sinh theo các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, giáo dục ý thức tìm hiểu, chăm sóc, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương như qua môn học: lịch sử - địa lí, luyện từ và câu,.. 
Ngoài việc trên tôi cho các em biết thêm về di tích lịch sử, văn hóa và đất và người Bạc Liêu xếp hạng cấp quốc gia vì ở đây học sinh nông thôn vùng sâu, vùng xa nên các em chưa được đi tham quan mà chỉ biết qua lời giới thiệu của giáo viên giúp các em hiểu hơn 
Danh sách các di tích lịch sử -văn hóa của tỉnh Bạc Liêu cấp quốc gia.
1. Di tích đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu được xây dựng năm 1972, cách thị xã Bạc Liêu 18 km về phía Tây Bắc. Tọa lạc trong khuôn viên hơn 9.300 m2. Đền được xây dựng bằng gạch, đòn tay gỗ dầu, phía trước có mái hiên và ban công đổ mái bằng. Khoảng hơn 300 tài liệu và hiện vật phản ánh quá trình nhân dân xã Châu Thới chiến đấu bảo vệ đền thờ và các tư liêu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch được lưu giữ tại nhà trưng bày. Đền đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là niềm tự hào của quân và dân Bạc Liêu, hàng năm vào các ngày lễ lớn, ngày nghỉ đặc biệt vào ngày sinh nhật Bác có rất đông du khách và nhân dân thăm viếng. Hiện nay, Đền thờ đã được qui hoạch mở rộng với diện tích 45.000m2 và nhiều hạng mục công trình mang ý nghĩa giáo dục truyền thống và đậm nét văn hóa dân tộc, sẽ là nơi tham quan hấp dẫn của du khách. 
Đền thờ được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1998
2. Di tích lịch sử văn hóa Nọc Nạn.
Tọa lạc tại ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Khu di tích có diện tích 3 ha với nhiều hạng mục: Khu mộ gia đình Mười Chức, phủ thờ - nhà trưng bày hiện vật, cụm tượng diễn tả lại sự kiện ngày 17/02/1928, (trận quyết tử đòi lại ruộng đất của anh em Mười Chức với bọn địa chủ, quan lại cướp đất), nhà thủy tạ. Di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991.
 	3. Di tích lịch sử - văn hóa Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu:
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892 – 1976) là người sáng tác bản “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng, tiền thân của bản Vọng cổ ngày nay. Di tích lịch sử - văn hóa khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xây dựng tại phường 2, thị xã Bạc Liêu (tại nơi mà gia đình an tang cố nhạc sĩ khi tạ thế - 1976). Khu di tích này vừa được trùng tu tôn tạo mở rộng trong một khuôn viên có diện tích 2772 m2 với tổng kinh phí hơn 6,3 tỉ đồng, bao gồm 10 hạng mục. Từ trung tâm thị xã Bạc Liêu qua cầu Kim Sơn (hay còn gọi là Cầu Quay), đi trên con đường mang tên Cao Văn Lầu thêm khoảng 1km lại rẽ phải, đi vào khoảng 300m là đến khu di tích.
Di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1997.
4. Di tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu:
Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu được thành lập vào tháng 2/1930 tại làng Phong Thạnh, huyện Giá Rai (nay thuộc ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải) là một mốc son lịch sử ghi dấu sự ra đời sớm nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Bạc Liêu và khu vực lúc bấy giờ. Đây là di tích lịch sử cấp tỉnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, di tích có tổng diện tích là 2.305,5m2 bao gồm các hạng mục công trình như: bia kỷ niệm, nhà trưng bày, khu sinh thái đầm lầy - dừa nước nhằm tái hiện quang cảnh xưa; hoa viên, cây cảnh và các công trình khác. Di tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên mãi là niềm tự hào của quân và dân Bạc Liêu.
Di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2008.
5. Tháp cổ Vĩnh Hưng:
Là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi. Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc - Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được một bộ sưu tập hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí  đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng. Với những giá trị vốn có ấy, tháp Vĩnh Hưng đã và đang được tu bổ nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của một di tích kiến trúc nghệ thuật tầm cỡ quốc gia. Di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1992.
6. Đồng hồ mặt trời:
Chiếc đồng hồ này được xây bằng gạch do nhà bác vật Lưu Văn Lang chế tạo đầu thế kỉ XX. Bè mặt của đồng hồ đối diện hướng đông, những chữ số La mã chỉ giờ được gắn bằng gạch tàu. Đồng hồ hoạt động nhờ ánh sáng mặt trời.
Vào buổi sáng sớm, lúc mặt trời vừa mọc thì bóng rọi ngay số 7; khi mặt trời dần lên cao thì bóng cũng đồng thời rọi ngay vào các số chỉ giờ tương ứng. khi mặt trời đứng bóng thì chỉ đúng số 12.trời xế chiều, bóng dần nghiêng nhưng vẫn rọi vào những con số chỉ thời khắc tương ứng.
 Chiếc đồng hồ độc đáo này hiện vẫn đang tồn tại trong khuôn viên Trung tâm dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu (ven đường 30 – 4 nối dài). Mặc dù hiện nay chiếc đồng hồ này không còn sử dụng chính thức nữa, nhưng nó vẫn được người dân Bạc Liêu gìn giữ như một kỉ vật nhắc nhớ về một thời mà nó là một biểu hiện của sự sáng tạo có một không hai của người dân nơi đây..aaa
8. Đình An Trạch, xây dựng năm 1877, địa điểm khóm 2, F5, TXBL. Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2000.
9 Thành Hoàng Cổ Miếu (chùa Minh), xây dựng năm 1865, tại F3, TXBL. Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2000.
10. Phước Đức Cổ Miếu (Chùa Bang), xây dựng năm 1780, tại F3, TXBL. Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2000.
 11. Phước Đức Cổ Miếu (Miếu Ông Bổn), xây dựng năm 1871, tại Trà Kha B, F8, TXBL. Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2005.
 12. Chùa Kro Pum Mean Chey Kos Thum (chùa Cỏ Thum), xây dựng năm 1832, địa điểm ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, Bộ VHTT xếp hạng là di tích Lịch sử năm 2006
Qua lời giới thiệu giáo viên học sinh biết được Bạc Liêu đi lên từ văn hóa giúp các em biết hát, ca cổ, dạ cổ hoài lang.. giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa khi đi tham quan. 
+ “Lớp học không gian thân thiện” với các điều kiện cơ sở vật chất, cảnh quan phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý lứa tuổi học sinh, tránh những nguy cơ bất trắc, đe dọa học sinh phải có “Tình cảm thân thiện” giữa các giáo viên giảng dạy và giữa phụ huynh với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh với nhau.Cần phải có sự “Hợp tác thân thiện và tích cực” cùng hướng tới mục tiêu tốt đẹp chung giữa các giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh với nhau trên nền tảng tri thức, đạo đức, kĩ năng sống phù hợp với truyền thống dân tộc.
* Có “Không gian xanh sạch đẹp ” :
 - Không gian xanh : Đưa cây xanh vào trang trí lớp học một cách hợp lý, đảm bảo không gian thoáng đãng, mát mẻ, trong lành.
  - Không gian sạch: Nền nhà, trần nhà, bàn ghế và đồ vật trang trí phải sạch sẽ, không có bã kẹo cao su, màng nhện hay bụi bẩn...
   - Không gian đẹp : Bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng. Bàn giáo viên có khăn trải bàn và bình hoa. Cửa sổ phải thoáng mát. Ngoài cách trang trí chung của trường như có ảnh Bác, khẩu hiệu, nên có thêm những trang trí góc cộng đồng, 10 điều nên làm và 10 điều không nên làm 10 bước học tập, Ngày sinh nhật của em nên có thêm những trang trí đơn giản hoa treo tường, tạo nhã làm sinh động thêm lớp học thân thiện nhưng không lòe lẹt, rối mắt.
    - Không gian an toàn : Không ẩn chứa những nguy hiểm (điện giật, gãy, đổ) , không diễn ra những trò chơi bạo lực trong học sinh.
* Có “Tình cảm thân thiện” :
 - Giáo viên luôn tạo tình cảm yêu thương, đoàn kết, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ giữa các giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh với nhau. “Lớp học thân thiện” không chấp nhận sự xúc phạm về nhân phẩm và danh dự, không chấp nhận sự xúc phạm về thân thể học sinh,và mọi người xung quanh.
	 - “Tình cảm thân thiện” luôn đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ về mặt pháp lí và đạo đức, không thể chấp nhận sự trù dập hay thiên vị, sự vu khống hay bao che.
 * Xây dựng lớp có “Sự hợp tác thân thiện và tích cực ” :
    - Hợp tác giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn: Muốn sự hợp tác có hiệu quả thì các giáo viên phải nắm vững phương pháp và nghiệp vụ sư phạm, hiểu và thực hiện đúng quy chế, nội qui; trao đổi và thống nhất cách dạy, cách quản lí; thường xuyên nắm bắt thông tin .
  - Hợp tác giữa giáo viên với học sinh: Được thể hiện qua họat động dạy và học, hoạt động ngoài giờ .
 Trong họat động ngoài giờ :
 - Thực hiện các chuyên đề, ngọai khóa, họat động thể dục thể thao, lao động, vui chơi, giải trí. và thông qua các bài học hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ điểm tháng giáo dục cho các em. Trong đó chú trọng các trò chơi dân gian và việc tìm hiểu, chăm sóc, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương . Tất cả các họat động đều phải có sự tham gia tích cực của giáo viên và học sinh theo phương châm: Thầy luôn là người định hướng, là điểm tựa tinh thần, là trung tâm đoàn kết. Trò là người thực hiện ý tưởng, tham gia hoàn thiện ý tưởng của thẩy và biến ý tưởng của thầy trò thành hiện thực. Hoạt động ngoài giờ là biện pháp tốt nhất để giáo viên rèn luyện các kĩ năng sống, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức lối sống cho học sinh.
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
Với những biện pháp thực hiện nêu trên, công tác chủ nhiệm lớp 4B năm học 2017- 2018 đã mang lại kết quả tốt:
 - Học sinh có ý thức học tập, nhiều em vượt qua khó khăn và đã vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập và rèn luyện đạo đức. Không có học sinh bị vi phạm kỉ luật.
 - Tỉ lệ học sinh chuyên cần cao. Các năm học không có học sinh bỏ học, học sinh lưu ban. Các em tích cực tham gia các phong trào của trường.
 	 - Suốt năm học các em phát huy được tinh thần dân chủ, tinh thần đoàn kết tập thể sẵn sàng giúp đỡ nhau cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
	 Trong học năm học 2017 – 2018 kết quả giáo dục của lớp được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
* Về năng lực phẩm chất: 18 em; tỉ lệ : 100%
 + Chưa có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè đầu năm: 4 em, cuối năm 0
	 + Đầu năm học: 4 em, cuối năm học: 0
 	 + Ý thức học tập hạn chế: đầu năm học 5 em, cuối năm học: 0
 	 + Nói chuyện với bạn cộc cằn: đầu năm học: 3em, cuối năm học: 0
 	 + Không có lòng bao dung, vị tha: đầu năm học: 3em, cuối năm học: 0
	 Về Kiến thức kĩ năng: 18em: tỉ lệ 100% 
	- Cuối năm học 2017- 2018
	- Lớp có hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện: 7 em, có tiến bộ vượt bậc: 2 em, đạt chuẩn: 9em 
	Các kết quả học sinh cuối năm một số em học môn Toán và Tiếng Việt điểm cao nhưng bị khống chế môn Khoa học Lịch sử - Địa lí nên số học sinh có thành tích cao còn khiên tốn.
* Học sinh tham gia các phong trào do trường tổ chức đạt kết quả như sau: 
	+ Vòng trường 
	- Học sinh thi chữ đẹp đạt: 04 giải 
	- Học sinh thi thể dục thể thao đạt: 02 giải 
	- Học sinh thi vui học Toán Tiếng việt đạt: 2 em
	- Thi viết cảm nghĩ về sách đạt: 01 em giải ba cấp huyện
 - Trong năm học không có học sinh lưu ban và thi lại lớp.
 	C. KẾT LUẬN
	1. Ý nghĩa của sáng kiến đối với công việc của bản thân
 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bản thân tôi luôn băn khoăn với câu hỏi: cần phải làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ “trồng người”. khi áp dụng những biện pháp đã nêu trong sáng kiến, đã giúp tôi trả lời được câu hỏi trên. Việc áp dụng thường xuyên những biện pháp nêu trên đã giúp tôi thực hiện công việc của mình một cách nhẹ nhàng và mang lại kết quả tốt. Học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.
- Học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp; giúp các em có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh; giúp các em biết vận dụng những tri thức đã được học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra.
- Các kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, kĩ năng tự quản, kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển và thực hiện một số hoạt động tập thể, kĩ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động được nâng lên rõ rệt
	 2. Bài học kinh nghiệm
 Để nâng cao chất lượng dạy và học trong từng giai đoạn thì bản thân mỗi giáo viên chúng ta không ngừng tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn quan tâm tận tụy với học sinh.
 Trong xã hội ở bất cứ thời đại nào thì việc bản thân mỗi giáo viên chúng ta cần xác định rõ nhiệm vụ của mình và cái đích trong sự nghiệp “trồng người.” Vậy chúng ta cần phải làm gì để làm tốt công việc “Trồng người”. Đây là câu hỏi mà mỗi giáo viên chúng ta không chỉ trả lời được mà còn phải làm được và còn phải làm như thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ của mỗi giáo viên và giúp học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
Ngoài ra người giáo viên không phải chỉ “ tuân lệnh” thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao mà người giáo viên cần phải tự giác rèn luyện thật nhiều và nhiều hơn nữa. Không những thế mà mỗi giáo viên chúng ta cần hiểu rõ dạy học, dạy người là được phối hợp song song và tâm hồn phải thanh cao, xác định rõ dạy học phải bằng cả tình thương và trách nhiệm có như vậy mới có thể trang bị tốt hành trang cho các em vững bước trên con đường mình lựa chọn. 
Điều đáng chú ý nhất trong dạy học hiện nay cần trang bị cho học sinh những kiến và kĩ năng sống cơ bản, tạo được cho các em niềm tin đúng đắn, sâu sắc, vững vàng để chuẩn bị hành trang vững chắc cho các em bước vào đời. Có như vậy các em mới đủ sức nối bước cha ông để viết tiếp lên những trang sử hào hùng của dân tộc, xây dựng một đất nước Việt Nam trở lên cường thịnh, phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc.
- Giáo viên luôn trau dồi, tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, xây dựng phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của các em, giúp các em nhận ra lỗi và có hướng khắc phục. Bên cạnh đó phát huy những tài năng sẵn có, nâng cao ý thức tự giác, tự quản của học sinh.
- Nghiêm túc thực hiện đúng qui định, các kế hoạch đã đề ra.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em, biết yêu thương, đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, có ý thức tự giác học tập . 
- Phải thương yêu, gần gũi, quan tâm lo lắng các em như những đứa con yêu quí của mình, phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm, động viên, khuyên bảo, luôn gần gũi với các em, đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em về mặt tinh thần, tạo mối thân thiện gần gũi đoàn kết giữa các học sinh trong lớp.
- Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Muốn vậy, người giáo viên phải gương mẫu chấp hành tốt mọi nhiệm vụ nhà trường đã đề ra. 
 * Trong nhiều năm nghiên cứu và đưa vào áp dụng thực tiễn công tác của bản thân, Để thực hiện tốt đề tài “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học” người giáo viên cần phải: 
 * Có tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, có năng lực, nhiệt tình sẵn sàng tất vả vì học sinh thân yêu. Tìm hiểu nắm vững đối tượng học sinnh. Nắm vững tâm sinh lý học sinh. Nắm được hoàn cảnh của từng emThường xuyên học tập để nâng cao trình độ, sử dụng phương pháp hợp lý, sử dụng đồ dùng học dạy học thiết thực, tối ưu vào bài giảng.
- Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ.
 * Luôn có mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, và xã hội. Lập kế hoạch bài học rõ ràng, phù hợp với những đối tượng học sinh Nắm vững tâm sinh lý học sinh Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, và xã hội.Lập kế hoạch bài học rõ ràng, phù hợp với những đối tượng học sinh.Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, sử dụng phương pháp hợp lý, sử dụng đồ dùng học dạy học thiết thực, tối ưu vào bài giảng.Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ.
 Việc làm tốt công tác chủ nhiệm ở cấp Tiểu học là vấn đề hết sức quan trọng, giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện về: đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS. Vì vậy người giáo viên phải có cách nhìn nhận mới, truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách chính xác, có hệ thống, có chọn lọc, để thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
 * Giáo viên cần chấp hành và tuân thủ mọi điều hành giúp đỡ của BGH nhà trường, ngành Giáo dục .Tích cực tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về các nội dung công tác giảng dạy của giáo viên, phong trào thiếu nhi gắn với việc thực hiện các phong trào thi đua.
 * Bản thân luôn học tập, rèn luyện.Tinh thần vượt khó là đòi hỏi cần thiết đối với mỗi giáo viên. Tôi luôn nêu cao khẩu hiệu: giáo viên là tấm gương tốt cho học sinh noi theo, từ lời nói, cử chỉ đến hành động, học sinh và mọi người hài lòng. 
 Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương đáp ứng nhu cầu mới của xã hội .
 * Học và học nữa, học mãi và không ngừng nghiên cứu thực hiện các giải pháp phát huy cao độ tính chủ động, khả năng sáng tạo của giáo viên 
Là người giáo viên Tiểu học ai cũng có một tấm lòng yêu nghề mến trẻ và mong học sinh của mình trở thàng con ngoan trò giỏi. Muốn đạt được đều đó cần phải áp dụng đề tài “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học”
Trên đây là bài viết của bản thân tôi đã áp dụng và thực hiện nhiều năm nay có hiệu quả trong giáo dục kiến thức kĩ năng, năng lực, phẩm chất cho học sinh tốt . Những biện pháp trình bày ở trên là những kinh nghiệm mà bản thân đúc kết trong quá trình công tác và áp dụng thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp. Rất mong được sự góp ý bổ sung của các thầy, cô giáo cùng các bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
3. Ý kiến đề xuất: Không có ý kiến đề xuất . . Minh Diệu, ngày tháng 01 năm 2019
 Người viết
 Nguyễn Thị Bảy
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG TH MINH DIỆU B
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Trang cuối của SKKN)
1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính mới: 	/30 điểm
- Tính hiệu quả: 	/35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: 	/20 điểm
- Tính khoa học: 	/10 điểm
b) Về hình thức: 	/05 điểm
2. Xếp loại: 	
	Minh Diệu, ngày ..... tháng .... ..năm 2019
	CHỦ TỊCH HĐKH
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 	PHÒNG GD-ĐT HOÀ BÌNH
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Trang cuối của SKKN)
1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính mới: 	/30 điểm
- Tính hiệu quả: 	/35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: 	/20 điểm
- Tính khoa học: 	/10 điểm
b) Về hình thức: 	/05 điểm
2. Xếp loại: 	
 Hòa Bình, ngày ..... tháng...... năm 201
	CHỦ TỊCH HĐKH
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU 
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Trang cuối của SKKN)
1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính mới: 	/30 điểm
- Tính hiệu quả: 	/35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: 	/20 điểm
- Tính khoa học: 	/10 điểm
b) Về hình thức: 	/05 điểm
2. Xếp loại: 	
 ..........................ngày ..... tháng...... năm 201
	CHỦ TỊCH HĐKH

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan