Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp xã hội hóa nhằm xây dựng cảnh quan khuôn viên tại Trường Tiểu học Hậu Thạnh Tây

Trường Tiểu học Hậu Thạnh Tây được tách ra từ trường TH&THCS Hậu Thạnh Tây vào tháng 9 của năm học 2008-2009. Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng Giáo và Đào tạo huyện Tân Thạnh luôn kịp thời hỗ trợ cho trường, động viên đội ngũ vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đã có những kết quả đáng phấn khởi:

 Năm học 2010-2011 điểm chính của trường được xây mới trên khu dân cư với số phòng học là 12 phòng. Để đạt mục tiêu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, năm 2013 UBND xã Hậu Thạnh Tây và UBND huyện đã tham mưu và đầu tư xây thêm 6 phòng chức năng và được đưa vào sử dụng cuối năm 2013. Bổ sung và thay thế bàn ghế cũ; mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ dạy học. Các phòng học thoáng mát có đủ ánh sáng.

Khuôn viên trường rộng, có hàng rào, cổng trường kiên cố.

Bên cạnh đó chính quyền địa phương rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của xã nhà.

Đa số phụ huynh chăm lo đến con cái trong việc học tập và quan tâm đến các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Trư¬ờng có bề dày thành tích nhiều năm liền đạt tập thể lao động tiên tiến, xuất sắc được lãnh đạo địa phương, nhân dân tin tưởng, phấn khởi.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ, khoẻ, năng nổ nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao, có kinh nghiệm lâu năm trong chuyên môn nghiệp vụ.

 

doc37 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp xã hội hóa nhằm xây dựng cảnh quan khuôn viên tại Trường Tiểu học Hậu Thạnh Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 do đất phèn nên số cây trồng không được bao lâu thì chết khô. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm lúc đó là làm sao để tạo sân chơi của các em và khuôn viên phải được quy hoạch lại, đổ bê tông, nâng cao nền để tránh ngập khi mưa và trồng cây che bóng mát cho các em vui chơi. Trước sự phân tích của tôi về nhu cầu cấp thiết cho học sinh học tập và vui chơi đã được sự nhất trí, đồng thuận cao của Ban đại diện cha me học sinh và Trưởng Ban đại diện báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương để xin ý kiến chỉ đạo và cơ chế thực hiện. Được sự đồng ý của cấp ủy, chính quyền địa phương tôi tiến hành phối hợp thực hiện cùng Ban đại diện cha me học sinh, thành lập Ban vận động xã hội hoá giáo dục gồm các đồng chí CB-GV-NV trong nhà trường, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh của 23 lớp.
Ban vận động có trách nhiệm vận động các tập thể, cá nhân và phụ huynh học sinh đóng góp hỗ trợ trên tinh thần tự nguyện đăng ký, đúng mục đích, dân chủ, công khai, minh bạch và thông báo bằng văn bản tới từng phụ huynh học sinh. Quá trình thực hiện đảm bảo dân chủ, tạo môi trường công khai, thực nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để mối quan hệ giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng thực sự tin cậy lẫn nhau, vì sự phát triển chung của nhà trường. 
Các loại quỹ huy động từ cha mẹ học sinh, mạnh thường quân các nguồn hỗ trợ trong xã hội đều được Ban giám hiệu ghi vào sổ vàng và công khai rõ ràng trước các cuộc họp phụ huynh toàn trường, nhờ vậy các nhà tài trợ, các bậc cha mẹ học sinh đều tin tưởng khi họ tham gia đóng góp xây dựng trường. Sự minh bạch thu, chi các nguồn kinh phí đã góp phần củng cố sự đoàn kết trong nhà trường, làm cho mọi người tích cực hưởng ứng tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động nguồn lực nhằm hoàn thành kế hoạch đã đưa ra. 
Trong quá trình triển khai việc xã hội hóa giáo dục, nhà trường thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, Hội Khuyến học, tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tân Thạnh.
Với những cách làm cụ thể trên và các biện pháp linh hoạt trong tổ chức vận động, kết hợp tình yêu thương học sinh của thầy cô giáo, trong một thời gian ngắn, công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường đã mang lại hiệu quả tích cực. Mọi dự kiến, kế hoạch của Ban đại diện cha me học sinh và nhà trường đều nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó trường còn nhận được sự hỗ trợ toàn bộ cây cảnh từ chùa Giác Hoa, cây xanh che bóng mát như bằng lăng, phượng,từ nhà doanh nghiệp Minh Phú ở Trường Xuân sự đăng ký đóng góp nhiệt tình bằng ngày công của rất nhiều phụ huynh trong địa bàn
 xã. 
Sau khi vận động được nguồn lực, nhân lực, vật lực tôi tiến hành tổng hợp bàn giao cho Ban đại diện cha me học sinh và Ban quản lí xây dựng khuôn viên trường tiến hành thực hiện theo kế hoạch
Giải pháp 4: Đẩy mạnh việc thực hiện xây dựng cảnh quan nhà trường:
Tôi luôn xác định rõ Hiệu trưởng là trụ cột trong việc chỉ đạo thực hiện mọi nhiệm vụ trong nhà trường trong đó có công tác phối hợp với Ban đại diện cha me học sinh. Hiệu trưởng luôn phải biết phát huy ảnh hưởng kết quả giảng dạy giáo dục cho cộng đồng và huy động cộng đồng nói chung, cha mẹ học sinh nói riêng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.
 Trong việc huy động, phối hợp với Ban đại diện cha me học sinh xây dựng khuôn viên nhà trường, để thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra, điều này được cụ thể hoá từ kế hoạch đã thống nhất với Ban đại diện cha me học sinh về nhiệm vụ cần thực hiện như trán sân chơi, tạo các bồn hoa, các chậu kiểng, thảm cỏ, các trục đường đi trong khuôn viên,tôi luôn quan tâm, sát sao trong kiểm tra, nắm bắt tiến độ, thời gian thực hiện, đối chiếu với quy hoạch đã đề ra. Việc kiểm tra để đảm bảo chất lượng công trình là vô cùng hệ trọng, bởi chất lượng công trình là uy tín của nhà trường, của Ban đại diện cha me học sinh với cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như toàn thể nhân dân và phụ huynh học sinh.
Giáo viên và phụ huynh học sinh xây dựng khuôn viên trường
Trong quá trình kiểm tra, giám sát thi công tôi và Ban đại diện luôn có sự phối hợp tốt, tôn trọng ý kiến của nhau trên quan điểm vì quyền lợi của học sinh và sự nghiệp chung. Vì vậy trong những năm qua, các công trình mà phụ huynh triển khai thực hiện đều đạt chất lượng tốt, các nguồn lực được huy động hiệu quả, tạo được uy tín đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân cũng như phụ huynh học sinh. Mối quan hệ giữa nhà trường nói chung, bản thân tôi nói riêng đối với Ban đại diện cha me học sinh và phụ huynh ngày một tốt hơn, tin cậy và tôn trọng nhau.
Sau khi khuôn viên trường cơ bản hoàn thành theo quy hoạch, tôi tiến hành cho nghiệm thu. Ban nghiệm thu có đại diện chính quyền địa phương, Ban giám hiệu nhà trường. Trưởng Ban đại diện cha me học sinh của trường. Việc nghiệm thu, bàn giao có biên bản, có ký xác nhận của các bên, bàn giao cho nhà trường đưa vào sử dụng.
Sau khi nhận bàn giao công trình, tôi đều phối hợp với Ban đại diện cha me học sinh báo cáo toàn bộ kết quả thực hiện cho cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn thể phụ huynh học sinh nắm được vào dịp họp phụ huynh sau khi kiểm tra cuối kì I.
Sau một thời gian làm việc cực lực, sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường-phụ huynh và các mạnh thường quân cảnh quan khuôn viên trường đã thay đổi hoàn toàn, mang một màu áo mới. Hiện tại toàn sân trường tương đốiđã phủ kín một màu xanh, cây kiểng, cây che bóng mát theo quy hoạch có hàng có lối đảm bảo yếu tố xanh hóa sân trường
Trồng đã khó nhưng giữ cho cây cối phát triển lại càng khó hơn đòi hỏi phải có sự chăm sóc chu đáo lâu dài để đảm bảo các bồn hoa, thảm cỏ luôn xanh tốt. Vì vậy đòi hỏi có sự hỗ trợ nhiệt tình và đầy tâm huyết của toàn bộ cán bộ-giáo viên-nhân viên-học sinh của trường. Chính vì vậy tôi tiếp tục triển khai và phân công nhiệm vụ lau dài cho toàn thể giáo viên-nhân viên và học sinh trong trường.
Giải pháp 5 : Tổ chức cho CBGV và học sinh tham gia lao động chăm sóc khuôn viên
5.1. Phong trào “ Sân trường em không có rác”
Để thực hiện phong trào này tôi phân công từng khu vực cho giáo viên chủ nhiệm của các lớp 3, 4, 5. Giáo viên chịu trách nhiệm hàng ngày phân công các em học sinh vệ sinh sân trường sạch sẽ, nhằm mục đích giáo dục cho học sinh có tinh thần bảo quản và yêu mến thành quả lao động của mình. Đối với hành lang trước lớp của mình yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải lau hàng ngày trước khi vào dạy. Bên cạnh đó tôi bố trí hợp lý các sọt, thùng đựng rác tại sân trường, trên các phòng học, hành lang. Ở từng thùng đựng rác được dán các khẩu hiệu tuyên truyền như “Hãy bỏ rác đúng nơi qui định”; “Bỏ rác vào thùng”, “Hãy bảo vệ môi trường”,..Phân công Đội Sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, tình hình thực hiện của các bạn mình. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo cho Tổng phụ trách hoặc báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm. Cuối tuần tổng hợp phân loại, xếp hạng, sáng thứ hai đầu tuần tuyên dương đồng thời nhắc nhở kịp thời các lớp còn vi phạm và yêu cầu cam kết thời gian tiếp theo thực hiện.
Học sinh khối 4, 5 quét rác sân trường
5.2. Phong trào “Xanh hóa sân trường”
Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi ngày đến lớp, các em học sinh có cảm giác như mình đang vào công viên quả là tâm trạng tuyệt vời, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp cho giáo viên, học sinh những giờ phút thư giãn, sảng khoái sau những buổi làm việc hoặc những buổi học chính khóa. 
Để thực hiện phong trào này, tôi giao cho Bí thư chi đoàn phân công mỗi đoàn viên phụ trách một bồn hoa ở sân trường, đoàn viên có nhiệm vụ chăm sóc tốt các bồn hoa của mình.
Đoàn viên của trường đang trồng, chăm sóc các bồn hoa.
Đối với bồn hoa, chậu kiểng trước lớp học giao giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm phân công học sinh lớp mình chăm sóc nhặt cỏ, tưới cây. Phân công bảo vệ có chịu trách nhiệm cắt kiểng và tưới cây hàng ngày, bón phân chăm sóc cây nhất là vào mùa nắng đảm bảo các thảm cỏ xanh tốt.
Cùng với việc hướng dẫn học sinh lao động, tập thể thầy cô giáo cũng ra  sức đóng góp công sức vào việc cải tạo, xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường vì một số công việc nặng học sinh tiểu học không thể làm được, nên hàng tháng, tôi tổ chức ngày lao động cho tất cả cán bộ-giáo viên-nhân viên-, tập trung lao động chăm sóc khuôn viên, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, cọ rửa công trình vệ sinh, làm sạch đẹp môi trường, đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên của đơn vị coi nhà trường là ngôi nhà chung của cả tập thể sư phạm từ đó ra sức cống hiến.
Giáo viên, học sinh đang nhặt cỏ và trồng cây
Nhân viên bảo vệ tưới cây sân trường
Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày, vườn hoa, cây cảnh luôn được  xanh tốt.
5.3. Phong trào “ Lớp em gọn gàng, sạch đẹp”
Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây dựng môi trường học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học, tôi đã chủ động tiết kiệm kinh phí được giao và kinh phí lớp 2 buổi thực hiện trang trí lớp học theo hướng dẫn của Ngành. Việc trang trí lớp học, trồng cây xanh tôi giao giáo viên chủ nhiệm sắp xếp trang trí trong lớp học sao cho khoa học, thẩm mĩ.
Hàng ngày, giáo viên chủ nhiệm, rèn luyện cho học sinh thói quen quan tâm  bảo vệ môi trường, thiên nhiên làm sao các em có thể cảm nhận: có thêm chậu cây, lớp học như thêm bạn. Hoa lá trong lớp dần trở thành góc khám phá vô tận của các em, tất cả chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên mọi căng thẳng, mệt mỏi trong học tập vì thế giãn ra rất nhiều. Yêu cầu các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng. Thứ sáu hàng tuần thực hiện lau sạch sẽ bàn ghế, định kỳ lau cửa kiếng, quét mạng nhện trong lớp mình.
Tất cả những việc làm trên chúng tôi thực hiện rất có ý thức và lặp đi lặp lại rất nhịp nhàng như một thói quen. Chính vì vậy đã giúp cho hệ thống cây kiểng, cây xanh của nhà trường luôn được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường xanh mát, tươi tắn quanh năm. 
Phần 3 : KẾT QUẢ
V
ới sức mạnh đoàn kết của tập thể, sự đồng tình ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh. Nhà trường đã tạo được cảnh quan trường học thay đổi một cách rõ rệt. Cổng trường, hàng rào kiên cố đúng quy chuẩn. Có cây xanh tạo bóng mát, có nhiều bồn hoa cây cảnh bố trí phù hợp. Có các bộ ghế đá để học sinh ngồi đọc sách tại sân trường và ngắm nhìn thế giới thiên nhiên. Môi trường trong lành để học sinh vui chơi, học tập. 100% số lớp học được trang trí hài hòa, thân thiện, Phòng làm việc được tôn tạo lại và sắp xếp gọn gàng, sạch đẹp,... Tất cả đã làm thay đổi diện mạo một ngôi trường. Những thay đổi đó tác động tích cực đến chất lượng dạy học của nhà trường.
Trường đã tạo dựng được uy tín và lòng tin với chính quyền và nhân dân địa phương. Chính vì vậy mọi mục tiêu, kế hoạch trong việc huy động, phối hợp với phụ huynh học sinh trong xây dựng, khuôn viên trường đều nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như sự đồng thuận, nhất trí cao của Ban đại diện cha mẹ học sinh và mỗi phụ huynh.
 	Với cách làm luôn căn cứ vào tình hình thực tế nhà trường, điều kiện địa phương và nhu cầu thục tế trên quan điểm cái gì cần ưu tiên thực hiện trước, nguồn lực nào cần huy động, thời điểm nào là phù hợp,  Tất cả vì lợi ích chung và hướng phát triển lâu dài của nhà trường vì vậy mà trong năm học vừa qua khuôn viên nhà trường ngày một phát triển đi lên, trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn:
 	1. Về cảnh quan 
Khuôn viên của nhà trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, an toàn, thoáng mát. Sân trường không cỏ rác, vườn hoa cây xanh đã phát triển tốt tạo được môi trường học tập, vui chơi cho HS thoải mái. Lớp học được trang trí đầy đủ theo quy định của ngành. Có hệ thống rửa tay đúng theo quy định. 
2. Đội ngũ giáo viên
Phấn khởi yên tâm công tác trong khi được phục vụ trong một ngôi trường thân thiện, có khả năng truyền thụ, rèn luyện kỹ năng sống về giáo dục bảo vệ môi trường. Vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho HS thái độ và hành động Bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
3. Về học sinh
Thông qua các biện pháp giáo dục các em biết chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ gìn sức khỏe vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng cách góp phần làm cho khuôn viên trường, lớp học luôn sạch, đẹp và thoáng mát. Học sinh có thói quen tốt bảo vệ môi trường như ăn quà xong biết lấy giáy gói bọc vỏ bỏ vào thùng rác. 
Và điều quan trọng hơn nữa là tất cả các em  học sinh trường chúng tôi đã, đang và từng ngày có ý thức cao hơn trong việc chăm sóc, gìn giữ bảo vệ để trường mình ngày một đẹp hơn.
Cảnh quan khuôn viên trường Tiểu học Hậu Thạnh Tây
Nhờ thực hiện tốt các giải pháp trên mà hai năm qua nhà trường đã quy hoạch được khuôn viên xanh-sạch-đẹp. Đó là sự đóng góp nhiệt tình mà địa phương đã dành cho trường. Cụ thể như sau: 
Vận động Mạnh thường quân, doanh nghiệp, phụ huynh học sinh,.. với số tiền 52.000.000đ dùng để trán sân chơi, bê tông các trục đường đi trong khuôn viên trường
Phụ huynh ủng hộ làm hệ thống rửa tay có mái che với số tiền 9.000.000đ
Doanh nghiệp tư nhân Minh Phú ủng hộ 20bao xi măng và 100 viên gạch để xây các bồn hoa.
Chùa Giác Hoa tặng 15 chậu cây kiểng. Tập thể CB-GV-NV trường tặng 15 ghế. Bên cạnh đó trường còn nhận được sự ủng hộ hơn ba mươi ngày công và toàn bộ số cây trồng che bóng mát từ phụ huynh học sinh và tập thể 
giáo viên trường.
Những việc làm có thực mà trường chúng tôi đã đạt được, đây cũng chỉ 
mới là những thành công bước đầu và chắc chắn trong thời gian tới chúng tôi sẽ còn phải làm nhiều hơn nữa để tiếp tục xây dựng, duy trì khuôn viên trường tôi luôn mãi xanh-sạch-đẹp.
KẾT LUẬN
M
ột trong những nhiệm vụ trọng tâm của người hiệu trưởng ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng dạy học, phải đầu tư tâm, trí vào việc xây dựng cảnh quan môi trường để nhà trường ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp, nhằm tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi, đối với học sinh, để các em yêu quí trường, lớp, thầy cô, bạn bè đồng thời sẽ hình thành nhân cách sống tốt đẹp, lối sống văn minh của học sinh. Qua đó, học sinh sẽ biết yêu quí lao động và đóng góp một phần sức mình vào việc .
Vì vậy, việc đầu tiên mà người hiệu trưởng thực hiện là phải lập được kế hoạch đã được quy hoạch bằng sơ đồ chiến lược tổng thể trong khuôn viên nhà trường bảo đảm cho sự phát triển lâu dài như: sân chơi, bãi tập, qui hoạch trồng cây, thảm cỏ, trang trí chậu cây cảnh, khẩu hiệu, biểu bảng,Đồng thời triển khai kế hoạch trên đến toàn thể CB-GV-NV và học sinh cùng nhau thực hiện.
 Bên cạnh đó người hiệu trưởng cần phải tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh về công tác xây dựng cảnh quan khuôn viên trường 
Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn, thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng, chuyên môn của nhà trường, bản thân tôi thông báo rõ chủ trương, mục đích của việc xây dựng khuôn viên trường, xây dựng nội dung cụ thể, chi tiết cho giáo viên khi triển khai tới từng phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp định kỳ trong năm, tuyền truyền nhằm mục đích cho đội ngũ giáo viên-nhân viên-học sinh thấy được tầm quan trọng, ích lợi của việc thực hiện xây dựng cảnh quan khuôn viên cho trường để từ đó tập thể giáo viên nhân viên và học sinh sẽ là đội ngũ tiên phong đi đầu trong công việc này. Nếu như đội ngũ tập thể giáo viên và học sinh đồng lòng chung sức để xây dựng khuôn viên nhưng kinh phí ngân sách nhà nước có hạn, chính vì vậy bản thân tôi đã phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác xã hội hóa giáo dục để cải tạo xây dựng khuôn viên. Đưa kế hoạch huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng khuôn viên trở thành nghị quyết của Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Từ nghị quyết đó nhà trường mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động. Và cũng từ nghị quyết đó mới huy động được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, mới kêu gọi được sự đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng chân trên địa bàn, đặc biệt là sự đồng thuận, sự đóng góp của từng PHHS. 
Và cùng với Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh chúng tôi tiến hành họp thống nhất về các nội dung cần thực hiện trong sơ đồ quy hoạch, từ đó Ban đại diện phụ huynh lập dự toán số tiền, tiến hành xin chủ trương của chính quyền địa phương. Sau khi được sự chấp thuận chúng tôi tiến hành vận động mạnh thường quân, phụ huynh học sinh và các nhà doanh nghiệp, ngoài việc PHHS đóng góp bằng tiền của tôi cũng kêu gọi sự ủng hộ bằng vật chất hoặc công lao động. Các nguồn vận động được giao cho cho Ban đại diện cha me học sinh và Ban quản lí xây dựng khuôn viên trường tiến hành thực hiện theo kế hoạch 
Về phía nhà trường tôi cũng đã vận động toàn thể giáo viên-nhân viên của trường ủng hộ ngày công, tùy theo công viêc nặng nhẹ mà mỗi giáo viên đóng góp sức của mình cho nhà trường.
Có thể nói công tác xã hội hóa giáo dục là yếu tố cần thiết để người quản lý nắm bắt thực hiện và điều quan trọng là phải biết phát huy, huy động các tổ chức, nguồn lực trong và ngoài nhà trường tham gia, điều này đã được chứng minh qua công tác huy động nguồn lực của nhà trường để xây dựng khuôn viên sân trường, làm đẹp cảnh quan sư phạm nhà trường. Qua 2 năm vận động và cải tạo sân trường, học sinh có một sân chơi sạch sẽ, cảnh quan của nhà trường đã có nhiều thay đổi đẹp hơn lên, điều này đã tạo được niềm tin yêu của phụ huynh và đã thu hút được học sinh đến trường khá đông, hạn chế rất nhiều tình trạng học sinh bỏ học. Nhà trường gặp nhiều thuận lợi trong công tác huy động nguồn lực, tạo được sự đồng thuận rất cao trong phụ huynh, các mạnh thường quân. Bên cạnh đó cũng đã giúp cho bản thân của mỗi giáo viên-nhân viên-học sinh biết chăm sóc bảo vệ khuôn viên trường mình qua từng việc làm cụ thể cũng như giúp giáo viên học sinh biết trân trọng những thành quả lao động của mình.
Việc xây dựng khuôn viên là một việc làm đòi hỏi phải có thời gian lâu dài, sự nhiệt tình năng động không những của ngưởi hiệu trưởng mà cần phải có sự hỗ trợ của giáo viên-nhân viên-học sinh và sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Vì vậy, bản thân tôi sẽ không dừng lại ở đó mà cần phải cố gắng phấn đấu hơn nữa để duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được trên con đường giáo dục lâu dài.
	Với những giải pháp trên bản thân tôi đã áp dụng ngay thực tế tại trường của mình và nhận thấy khuôn viên của trường từng bước có sự thay đổi rõ rệt và tôi nghĩ đề những biện pháp trên có thể áp dụng được với các trường bạn trong huyện và một số trường lân cận thuộc địa bàn như huyện Tân Thạnh.
	Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình viết sẽ không tránh khỏi những hạn chế khi diễn đạt, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, áp dụng được hiệu quả hơn trong công tác quản lý góp phần nâng cao cảnh quan trường ngày càng xanh-sạch-đẹp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 1741/ BGDĐT – GDTrH V/v hướng dẫn kết quả phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
2. Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. 
3. Một số giải pháp góp phần công tác xã hội hóa giáo dục - Tiến sĩ Phạm Văn Thanh Công đoàn giáo dục Việt nam
4. Thông tư số 59/ 2012/ TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành qui định Tiêu chuẩn đánh giá công nhận trường tiểu học đạt mức chất .lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
5. Tiến sĩ Bùi Văn Sơm (2005) – Hướng dẫn cán bộ quản lý và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm.
6. Sổ tay bảo trì và sử dụng hiệu quả trường tiểu học có sự tham gia của cộng đồng, Hà Nội tháng 11 năm 2009.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_xa_hoi_hoa_nham_xay.doc
  • docxBIA SKKN Cao Thi Ngoc Thanh.docx
Sáng Kiến Liên Quan