SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi đạt được các chỉ số đánh giá ở lĩnh vực phát triển thể chất theo bộ chuẩn phát triển
Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Có thể nói rằng trẻ độ tuổi mầm non chính là thời điểm quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu học ăn, bắt đầu học nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình.Tất cả những cử chỉ đó đều có thể hình thành nên cho trẻ từ những thói quen, không chỉ có những thói quen tốt mà còn có cả những thói quen xấu. Chính vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Trong những năm gần đây, cấp học mầm non đã nghiên cứu và đưa bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi vào nội dung giáo dục và theo dõi đánh giá trẻ. Bộ Chuẩn phát triển trẻ năm tuổi là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục.
Theo điều 4, Quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của Bộ GD & ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rõ: Mục đích của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Bộ chuẩn phát triển trẻ là căn cứ để xây dựng chương trình, là tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi cũng chính là quá trình thu thập thông tin về trẻ qua các hoạt động, đối chiếu với các minh chứng của từng chỉ số mà điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp. Đánh giá trẻ trong bất cứ hoạt động nào đều cho nhà giáo dục biết được khả năng thực hiện của trẻ, từ đó có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: Cung cấp cho giáo viên những thông tin về sự tiến bộ của trẻ. Những thông tin như vậy tạo điều kiện cho giáo viên biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạt được theo dự kiến, đặc biệt những thông tin đó có thể làm sáng tỏ những vấn đề nhất định đòi hỏi phải có kế hoạch điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Đồng thời, việc theo dõi đánh giá trẻ giúp giáo viên có biện pháp tác động phù hợp, kích thích trẻ tham gia, thực hiện tốt các hoạt động của mình và học được những kiến thức, kĩ năng theo mục đích đặt ra. Để việc đánh giá trẻ được thuận tiện và dễ dàng, tôi đã lập Bảng theo dõi đánh giá trẻ theo từng lĩnh vực và theo từng chủ đề. Sau đó căn cứ vào kết quả của trẻ qua trò chuyện, qua theo dõi, qua kiểm tra trực tiếp, qua phiếu bài tập hoặc qua trao đổi với phụ huynh để ghi vào phiếu đánh giá.Tiếp đó, đối chiếu kết quả đó với các minh chứng của chỉ số để đánh giá trẻ Đạt hay Chưa Đạt . Với 1 lớp có số trẻ đông, việc theo dõi trẻ sẽ rất khó khăn nếu giáo viên sắp xếp không hợp lý. Làm sao để trẻ không cảm thấy sợ hãi, lo lắng hay căng thẳng khi tham gia vào công việc đánh giá? Tôi đã lựa chọn các hình thức khác nhau, vừa nhẹ nhàng vừa thu hút trẻ. Đa số các hoạt động đánh giá trẻ theo chỉ số phát triển của phát triển vận động được tiến hành trên tiết hoc- hoạt động chung vì thế theo từng chỉ số mà tôi lựa chọn các biểu tượng để đánh giá trẻ cũng tùy theo từng chủ đề mà thay đổi như mặt cười - mặt mếu, hay đèn đỏ - đèn xanh, quả xanh - quả chín, hay thỏ trắng – thỏ nâu... - Đánh giá trẻ thông qua hoạt động chung: Chẳng hạn với Chỉ số 9: (Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu), trong phần ôn luyện – củng cố của hoạt động học, tôi tiến hành đánh giá trẻ. Cụ thể, tôi đã tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi “ Thi xem bạn nào nhanh”.Trong quá trình chơi, trẻ nào nhảy lò cò liên tục được 5 bước không đỏi chân thì nhận được hình mặt cười. Tùy theo mức độ đúng nhiều hay ít mà trẻ được nhận hình mặt xanh, hay hình mặt mếu. Kết thúc trò chơi, những trẻ có hình mặt cười là những trẻ đạt và được dánh dấu (+) vào phiếu đánh giá. Những trẻ còn lại đánh dấu ( - ) và được theo dõi tiếp. Hay Chỉ số 1 (Bật xa tối thiểu 50cm;). Tôi tổ chức tiết học cho trẻ tham gia hội thi “bé khỏe bé ngoan” tổ chức dưới dạng trò chơi tổng hợp. Sau khi trò chuyện, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi Bé khéo léo Trẻ phải bật qua chướng ngại vật ( khoảng cách 50cm). Trẻ nào bật qua chướng ngại vật sẽ dành 1 lá cờ đạt chỉ số và được dánh dấu (+) vào phiếu đánh giá. Những trẻ còn lại đánh dấu ( - ) và được theo dõi tiếp. Nhìn bảng hợp tất cả chỉ số đã đánh giá của mỗi chủ đề, ta có thể nhận thấy mỗi chỉ số được đánh giá ở 2 mức độ: Trẻ đạt (Kí hiệu bằng dấu +) là những trẻ thường xuyên làm được, đạt được các minh chững của chỉ số đó trong bộ công cụ, tính đến thời điểm đánh giá. Trẻ chưa đạt là những trẻ chưa làm được, chưa đạt được những minh chứng trong bộ công cụ tính đến thời điểm đánh giá. (Kí hiệu bằng dấu -). Những trẻ này cần được giáo dục, hỗ trợ thêm, tiếp tục theo dõi cho đến khi trẻ đạt. Những trẻ sau thời điểm đánh giá, được theo dõi và đạt được yêu cầu chỉ số sẽ được đánh giá bổ sung, kí hiệu dấu ( +) Kết quả đánh giá trẻ cho ta biết về mức độ phát triển toàn diện của trẻ, khả năng sẵn sàng cho giai đoạn học tập tiếp theo, những khó khăn cụ thể về sự phát triển khả năng nhận thức; mức độ sẵn sàng học tập là gì và có những đề xuất đối với lớp hoặc cơ sở Giáo dục sẽ tiếp nhận trẻ tiếp theo. Đồng thời, Bảng đánh giá làm cơ sở để trao đổi, đưa ra những quyết định phối hợp trong Giáo dục trẻ với cha mẹ trẻ, thống nhất việc chăm sóc – giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường. Biện pháp 7: Lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục mọi lúc mọi nơi Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ ở lớp theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, cũng như dựa vào bộ công cụ các minh chứng tôi thấy một số chỉ số mà nhiều trẻ trong lớp tôi chưa đạt được. Vậy những trẻ chưa đạt các chỉ số trong hoạt động chủ đích thì sẽ đánh giá như thế nào, theo dõi ra sao, có những hình thức, cách thức nào giúp trẻ đạt được. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã tiếp tục theo dõi và đánh giá trẻ trong các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi đặc biệt vào các ngày chẵn của tuần thứ 2 sau khi đánh giá trẻ mà trẻ chưa đạt.. * Giờ đón, trả trẻ: Hàng ngày trẻ được bố mẹ đưa đến lớp trước khi vào lớp các con sẽ đi theo các con đường ( bật chụm tách chân, đi theo đường zíc zắc) mà tôi đã vẽ ở trước cửa để vào lớp. Khi vào lớp cô trò chuyện hỏi trẻ “con vừa thực hiện vận động gì?”. Ví dụ: Đánh giá chỉ số 9 : Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.. Đầu tiên tôi dùng xắc xô và gõ cho trẻ đếm xem bao nhiêu cái. Tiếp theo tôi tổ chức cho trẻ cho 1 trò chơi: “ Nghe và làm theo người chỉ huy” để trẻ hứng thú tôi mời thêm 2-3 trẻ cùng tham gia. Khi cô gõ 1 tiêng xắc xô thì trẻ phải nhảy lò cò 1 bước cứ như thế dần dần tăng lên 2,3,4,5 bước, để đỡ nhàm chán tôi thay xắc xô bằng vỗ tay, phách tre, trống, mõ. Đặc biệt đối với trẻ cần đánh giá tôi luôn động viên khuyến khích, cỗ vũ trẻ. Với cách làm như vậy tất cả các cháu chưa đạt chỉ số đó đều đạt và trẻ rất hứng thú. * Hoạt động thể dục sáng: Thể dục sáng hàng ngày có ý nghĩa to lớn đối với sức khỏe trẻ em đặc biệt là ở lứa tuổi mẫu giáo mầm non. Buổi sáng sau khi ngủ dạy tập bài tập sẽ tích lũy sảng khoái cho cả ngày.Tập luyện như vậy nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Để trẻ thực hiện tốt và cũng không mất nhiều thời gian và cũng không ảnh hưởng đến các bạn khác , sau khi kết thúc bài tập thể dục bao giờ cũng chuyển sang chơi trò chơi nhẹ nhàng, và đây chính là cơ hội để tôi thiết kế ra các trò chơi giúp trẻ đạt được chỉ số mà trẻ chưa đạt trong tiết học. Ví dụ: Đánh giá chỉ số 3 : Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m. Với vận động này tôi tổ chức cho trẻ đứng thành vòng tròn ( khoảng cách là 4m). Một người đứng ở giữa và ném bóng cho bạn, bạn đó phải đỡ sau đó phải ném lại cho bạn ở giữa, sau đó bạn ở giữa ném tiếp cho các bạn tiếp theo, vừa ném vừa phải đọc thơ, hay hát. Lần đầu tiên cô sẽ là người đứng giữa , cô sẽ chú ý những cháu mà cần đánh giá sẽ cho bạn đó được thực hiện nhiều hơn, lần 2 mời bạn được đánh giá đứng giữa làm chủ trò. Để đảm bảo thời gian và đánh giá được nhiều trẻ tôi trao đổi với các cô trong lớp tách làm 2 - 3 nhóm mỗi cô quản 1 nhóm để trẻ nào cũng được tham gia và để đảm bảo thời gian chơi trò chơi của thể dục sáng. * Hoạt động góc: Hoạt động góc cũng là thời gian lý tưởng để phát triển vận động. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng cho những trẻ còn yếu. Để làm tốt công tác này tôi thiết kế góc vận động cho trẻ. Tại đây trẻ được tự mình vận động và thi đua vận động cùng các bạn. Ví dụ: Đánh giá chỉ số 10 : Đập và bắt bóng bằng 2 tay. Đầu tiên tôi vẽ các vòng tròn nhỏ trên mặt đất, tiếp theo để thực hiện tốt tư thế trẻ đứng tự nhiên thoải mái( chân rộng bắng vai) , sau đó hướng dẫn khuyến khích trẻ đập bóng xuống đất đúng vòng tròn và bắt bóng. Bình thường khi đập bóng xuống đất trẻ thường đập bóng bị lệch do đó khi bắt bóng sẽ bị trượt lệch, hay trẻ đập bóng quá mạnh hoặc quá nhẹ. Và kết quả ngoài sự mong đợi của tôi, sẽ rất hào hứng và thực hiện rất tốt đa số trẻ đạt chỉ số, hết giờ chơi mà trẻ vẫn còn thích chơi. * Hoạt động ngoài trời: Tôi nhận thấy rằng trẻ được phát triển trong môi trường tự nhiên, được tiếp xúc với thế giới xung quanh để phát triển nhiều mặt và học cách thích nghi với mọi hoàn cảnh khác nhau. Từ đó rèn luyện ý thức tự lập, ý thức tập thể để phát triển. Cho nên tôi đặc biệt quan tâm tổ chức các trò chơi vận động vui vẻ cho trẻ khi tham gia họat động ngoài trời. Ví dụ: Đánh giá chỉ số11 : Đi thăng bằng được trên ghế thể dục(2m x 0,25 x 0,35) Quả thật đây là một vận động không khó nhưng lại khó đối với các bạn thiếu tự tin và nhút nhát. Biết được điều đó tôi tổ chức hoạt động tập thể giao lưu với lớp mẫu giáo lớn A6 , dưới dạng các trò chơi, với mong muốn trẻ được giao lưu học hỏi tạo sự tự tin giúp trẻ mạnh dạn hơn. Với vận động này tôi vẫn tổ chức thi đua giữa 2 lớp nhưng khi chuẩn bị ghế băng để đi tôi đã trang trí trên ghế gắn các bông hoa chữ cái nhiệm vụ của trẻ là đi đến bông hoa nào phải đọc to chữ cái đó lên. Với cách trang trí đó vừa giúp trẻ học tập nhớ chữ cái và mặt khác giúp trẻ quên đi cảm giác sợ hãi mà cứ đi đến hết ghế băng. * Hoạt động chiều : Tôi cũng không bỏ lỡ giờ hoạt động buổi chiều bởi vào thời gian này tôi có thể giới thiệu cho trẻ những trò chơi vận động mới. Đây là lúc cô và trẻ quay quần bên nhau. Cô có thể dẫn dắt vào lời đồng dao, giới thiệu trò chơi vận động mới nhẹ nhàng. Ví dụ: Đánh giá chỉ số 1 : Bật xa tối thiểu 50cm. Với vận động này tôi đầu tiên tôi sẽ kể cho trẻ nghe câu chuyện: “ Tíchu” và sau đó tôi trang trí các dây hoa cỏ tạo thành suối để cho trẻ chơi trò chơi: “ Nhảy qua suối nhỏ” Cho trẻ giúp bạn tích chu lấy nước suối về cho bà.Với những trẻ khó đạt chỉ số thì tôi luôn động viên khuyến khích trẻ. Kết quả: Bằng các trò chơi đơn giản, nhẹ nhàng kết hợp với những lời động viên khích lệ nhưng vô cùng hữu hiệu ở mọi lúc mọi nơi, đa số trẻ đều rất hứng thú, tích cực. Trẻ được tập luyện theo kỹ năng của trẻ, các bài tập được thay đổi trẻ không cảm thấy nhàm chán. Kĩ năng vận động của trẻ được nâng lên rõ rệt. Nhìn vào bảng đánh giá chỉ số trẻ đạt và chưa đạt tôi dễ dàng qua tâm giúp đỡ cho những trẻ kỹ năng vận động còn yếu và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kỹ năng vận động cho những trẻ mạnh dạn tự tin.Từ đó giúp trẻ phát triển đồng đều hơn và bồi dưỡng được những trẻ có năng khiếu vận động. Biện pháp 8: Tích cực tuyên truyền phụ huynh học sinh Tôi rất xem trọng mối quan hệ giữa phụ huynh và cô giáo bởi đây là cầu nối vững trắc trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ đặc biệt là vấn đề củng cố những kiến thức đã học. Ngoài thời gian ở trường, trẻ về nhà với bố mẹ, lúc này trẻ bộc lộ hết tình cảm của mình cũng như kiến thức cô giáo cung cấp ở trường , đây là thời điểm quan trọng phối hợp với phụ huynh để củng cố những gì trẻ tiếp thu được ở trường một cách tốt nhất. Để giúp phụ huynh tiếp cận và hiểu rõ hơn về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, tại góc tuyên truyền, tôi dành một góc để giới thiệu về nội dung Bộ chuẩn. Cung cấp cho phụ huynh nội dung những chỉ số được đưa vào từng chủ đề để phụ huynh hiểu và nắm rõ mục đích, yêu cầu từ đó cùng giáo viên theo dõi sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, vào giờ đón và trả trẻ,tôi cũng không quên trao đổi, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của phụ huynh về Bộ chuẩn giúp phụ huynh không còn lo lắng liệu rằng con tôi có đạt chuẩn hay không, nếu không đạt thì sẽ thế nào?... Bên cạnh đó, mỗi tuần tôi thường giao bài tập trắc nghiệm liên quan đến những chỉ số về nhà giúp phụ huuynh có cơ sở theo dõi sự phát triển của con em mình.Trong mỗi bài tập nêu rõ yêu cầu cần thực hiện, củng cố khả năng nhận thức, phát huy tính sáng tạo của trẻ.Tạo cho phụ huynh học sinh sự tin tưởng vào chương trình giáo dục mầm non và tính khoa học, thực tế của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi 3. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: Tôi tiến hành tổ chức các biện pháp nêu trên tại lớp Mẫu giáo lớn A1 và kết quả đạt được với trẻ lớp thật đáng khích lệ. Cụ thể như sau: NỘI DUNG Khả năng tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động. Trẻ tích cực tự giác trong giờ học Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt Tổng số trẻ tham gia khảo sát đánh giá.: 45 Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 43 2 43 2 42 3 96% 4% 96% 4% 93% 7% Bảng theo dõi đánh giá hoạt động giáo dục thể chất theo các chỉ số qua các hoạt động có chủ đích Stt Họ và tên trẻ Tên các chỉ số 1 11 3 10 12 2 4 9 12 13 Nguyễn Kiều Anh - + + + + + + + + + Nguyễn Hà Anh + + + + + + + + + + Nguyễn Đức Anh + + + + + + + + + + Mai Ngô Duy Anh + + + + + + + + + + Trần Quốc Anh + + + + + + - + + + Nguyễn Hà Bảo Anh + + + + + + + + + + Nguyễn Tuấn Anh + + + + + + + + + + Đỗ Đức Anh + + + + + + + + + - Nguyễn Quỳnh Anh + + + + + + + + + + Nguyễn Gia Bách + + + + + + + + + + Dương Gia Bảo + + + + + + + + + + Nguyễn Hải Bình + + + + + - + + + - Nguyễn Minh Châu + + + - + + + + - + Hoàng Lan Chi + + + + + + + + + + Đặng Cao Cường + + + + + + + + + + Trần Minh Dũng + + + + + + + + + + Trần Huy Dũng + + + + + + + - + + Đắc Minh Dương + + - + + + + + + + Nguyễn Thu Giang + + + + + + + + + + Tạ Hương Giang + + + + + + + + + + Nguyễn Việt Hà + + + + + + + + + + Trần Quốc Hiếu + + + + + + + + + + Cao Đào Huê + + + + + + + + + + Nguyễn Xuân Hùng + + + + + + + + + + Nguyễn Quang Hưng + + + + + + + + + + Cao Phú Hưng + + + + + - + + + + Lê Khánh Hương + + + + + + + + + + Đặng Thị Hương + + + + + + + + + + Cao Gia Huy + + + + + + + + + + Phùng Khánh Huyền + + + + + + + + + + Tạ Phương Huyền + + + + + + + + + + Nguyễn Diệp Khanh + + + + + + + + + + Phạm Nguyên Khôi + + + + + + + + + + Nguyễn Tuệ Lâm + + + + + + - + + + Hoàng Diệu Linh + + + + + + + + + + Phùng Phương Linh + + + + - + + + + + Nguyễn Mai Linh + + + + + + + - + + Nguyễn Thị Hà Linh + + + - + + + - + + Phạm Khánh Ly + + + + + + + + - + Phùng Quang Minh + + + + + + + + + + Bùi Tuấn Minh + + + + + + + + + + Hoàng Tuệ Minh + + + + + + + + + + Chu Hà My + + + + + + + + + - Nguyễn Nhật Nam + + + + + + + + + + Vũ Bảo Nam + + - + + + + + + + Tổng số trẻ 44 45 43 43 44 44 43 42 43 42 Chiếm tỉ lệ % 98 100 96 96 98 98 96 93 96 93 - Về sức khỏe: Nội dung Cân nặng Chiều cao Tổng số trẻ Đạt CĐ Đạt CĐ 45 0 45 0 Chiếm tỉ lệ % 100% 0% 100% 0% Cân nặng và chiều cao của trẻ có sự tiến bộ rõ rệt, không còn trẻ suy dinh dưỡng, không còn trẻ béo phì, không còn trẻ thấp còi. Kết quả trên cho thấy, các Biện pháp gây được hứng thú, thu hút trẻ , các bài tập vận động trò chơi đã cụ thể hóa sáng tạo gây được hứng thú cho trẻ học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Bản thân tôi cũng rút ra được rất nhiều kinh nghiệm sáng tạo và bổ ích về cách tổ chức các hoạt động cung cấp truyền đạt kiến thức cho trẻ, cách theo dõi đánh giá trẻ theo các chỉ số phát triển nhằm phát huy tối đa năng lực của trẻ mà không gây gò bó, áp đạt hay nhàm chán cho trẻ. Như vậy, kết quả nghiên cứu của tôi thành công và tạo thêm cảm hứng cho tôi thiết kế thêm những biện pháp mới phục vụ cho việc giảng dạy ngày một tốt hơn. 100% 95% 0% Khả năng tập trung chú ý hứng thú của trẻ. Trẻ tích cực tự giác trong giờ học Trẻ có kỹ năng kỹ xảo vận động Đầu năm BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ 96% 95% 97% 55% 45% 43% 80% 60% 40% Cuối năm PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Bác Hồ kính yêu đã dạy “Muốn học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn giữ sức khỏe thì phải thường xuyên tập thể dục thể thao”. Thấm nhuần lời dạy của Người, Qua một thời gian thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ đạt các chỉ số đánh giá ở lĩnh vực phát triển thể chất theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” tôi vô cùng phấn khởi với kết quả đã đạt được và đáng trân trọng. Có được kết quả như vậy đó là có sự nỗ lực phấn đấu của bản thân kết hợp, đặc biệt là Ban giám hiệu nhà trường cùng chị em trong lớp luôn đi sát cùng tôi chỉnh sửa những biện pháp sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Thông qua việc áp dụng tôi thấy các cháu lớp tôi đã tiến bộ nên rất nhiều, mạnh dạn tự tin,khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt hơn, có thể lực khỏe mạnh vì vậy trẻ ít ốm hơn, đi học đều hơn. 2. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình giảng dạy tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: Giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy trẻ đồng thời lựa chọn tài liệu tham khảo để dạy trẻ cho phù hợp với từng đặc điểm của trẻ. Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp. Nắm được đặc điểm riêng của từng trẻ, để có biện pháp giúp đỡ trẻ. Đặc biệt là sự động viên, khen ngợi trẻ vận động ở mọi lúc mọi để trẻ tự tin, không sợ khi thực hiện các kỹ năng vận động. Các tiết học cần linh hoạt, đưa nhiều hình thức tạo không khí thi đua, cổ vũ vui nhộn, kết hợp các trò chơi hấp dẫn sẽ tăng tính hiệu quả trong việc phát triển vận động cho trẻ, đưa vào những mức độ khó của bài tập khác nhau để trẻ nắm được. Tạo môi trường lớp học thân thiện và môi trường phát triển vận động phù hợp, phong phú, có nhiều đồ dùng, dụng cụ trẻ tập luyện, có nhiều hình ảnh vận động để phát huy tính tích cực, tích tìm hiểu, khám phá và bắt chước theo của các cháu. Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ, khen chê đúng mức, động viên khích lệ kịp thời. Tìm tòi, sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi lạ đẹp, hấp dẫn sự thu hút đối với trẻ. tận dụng mọi đồ dùng đồ chơi sẵn có.Vận động nhiều nguồn lực để làm giàu nguồn học liệu, đồ chơi, nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động. Để trẻ thực hiện tốt bài vận động cần xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống , đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ. Một yếu tố cũng rất quan trọng đó là ta cần phối hợp cùng với phụ huynh để thống nhất cùng quan điểm giáo dục trẻ. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục vì việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ riêng có trách nhiệm của nhà trường mà cần có sự phối kêt hợp gia đình và xã hội. Với một số kinh nghiệm trên, tôi đã phổ biến cho các giáo viên trong khối Mẫu giáo lớn của trường mình để chị em vận dụng vào lớp mình và đều đạt kết quả cao. 3. Khuyến nghị: Qua việc nghiên cứu và tổ chức các Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển nhận thức, thực hiện tốt các chỉ số lĩnh vực phát triển thể chất trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, tôi có một số ý kiến đề xuất sau: * Đối với phòng giáo dục: Mong Phòng giáo dục và đào tạo huyện tổ chức các lớp tập huấn và kiến tập chuyên đề phát triển vận động tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ. * Đối với nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường giao cho nhiều nhóm lớp thực hiện chuyên đề phát triển vận động hơn nữa để tôi học hỏi kinh nghiệm, sự sáng tạo của đồng nghiệp về chuyên đề này. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc giúp cho trẻ, thực hiện tốt các chỉ số phát triển thể chất trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và tuyên truyền phụ huynh về Bộ chuẩn đã được áp dụng và thực hiện trong lớp đạt hiệu quả cao. Tuy con đường phía trước còn nhiều khó khăn nhưng bản thân tôi rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn nữa. Để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm đầy nhiệt huyết để vững bước trên sự nghiệp trồng người. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phụ lục ảnh minh họa sáng kiến kinh nghiệm Hình ảnh góc vận động của lớp Trẻ chơi bật vòng ở ngoài hành lang Trẻ chơi các trò chơi vận động ngoài sân trường Trẻ đi trên ghế thể dục Trẻ tập bài tập PTC với gậy thể dục Trẻ tập bài tập PTC với vòng thể dục Giáo viên tuyên truyền phụ huynh Hình ảnh một số đồ dùng, dụng cụ thể dục cho trẻ tập luyện Bảng theo dõi đánh giá sự phát triển trẻ tháng 12
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_tuoi_dat_duoc_cac_chi_so_da.doc