Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5 – 6 tuổi

Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: Khám phá môi trường xung quanh. Làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình mà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen chữ viết. việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.

Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo khi bước vào trường phổ thông là một bước ngoặt lớn và việc quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua những cái khó khăn đó? không ai khác chính là các cô giáo, phụ huynh và bản thân trẻ. ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Nhờ giáo viên biết linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động, biết khơi gợi lòng say mê, sự hứng thú của trẻ về bộ môn làm quen chữ cái và đặc biệt là phát âm đúng các chữ cái.

 

doc19 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phối kết hợp cùng cô giáo nhắc nhở, rèn luyện cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
- Nhà trường luôn quan tâm, trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ.
- Ban giám hiệu dự giờ, thăm lớp thường xuyên góp ý để giáo viên nâng cao chuyên môn.
- Định biên 2 cô/lớp có trình độ trên chuẩn, nắm vững nội dung, phương pháp dạy trẻ, luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
2.3. Khó khăn
- Cha mẹ trẻ đa số làm nhiều nghề khác nhau, thời gian, kiến thức dạy, việc quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. 
- Nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều.
- Một số trẻ còn nhút nhát, phát âm còn sai l - n
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
3.1. Biện pháp 1: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác phụ âm L – N
 Muốn cho trẻ phát âm đúng, trước tiên cô giáo phải là người phát âm chuẩn xác. Do ảnh hưởng của Thổ ngữ tôi đó phát âm không chuẩn phụ âm L – N nên tôi tự rèn luyện phát âm cho mình như sau:
	Tôi đã nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách phát âm 2 phụ âm đầu L – N biết được cấu tạo đặc điểm và cơ chế phát âm của 2 phụ âm L – N, sau đó tôi tập phát âm hàng ngày vào những thời gian rảnh rỗi bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần những bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao, ca dao có nhiều phụ âm L – N.
VD: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
 Cú nàng Tụ Thị, cú chựa Tam Thanh
 Ai lên xứ Lạng cùng anh
 Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
 Tay cầm bầu rượu nắm nem
 Mải vui quên hết lời em dặn dò”
Hoặc: “Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
 Tiếng hò xa dặm nặng tình nước non”
Hoặc: “Bình Định có núi vọng phu
 Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh” 
	Bên cạnh đó tôi làm những bài tập trắc nghiệm điền các phụ âm L – N, các từ, câu có chứa phụ âm L – N từ dễ đến khó hoặc tự tìm ra những ví dụ khác để làm phong phú nội dung luyện tập phát âm L - N cho mình.
VD: Bài thơ: “Gà mẹ đế con”
 Cụccục gà mẹ đếm
 Một, hai, bavà nhiều!
 Đàn gà con vừa ở
 Chẳng biết à bao nhiêu
 Có hạt nắng bé xíu
 Vừa rơi trên nền nhà
 Thế à cả đàn gà
 Ùa ên tranh nhau nhặt
 Gà mẹ sợ con ạc.
 Cục cục đuổi theo sau.
 Phải bắt đầu đếm ại.
 Một, hai, bavà nhiều.
Hoặc tôi làm bài tập trắc nghiệm từ một đoạn trong câu truyện “Sơn Tinh - Thủy Tinh”
“Sơn Tinh tìm cách chống trả ại Thủy Tinh. ước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh ại hóa phép àm cho úi dâng cao ..ên bấy nhiêu. Quân của Sơn Tinh từ trên úi ém đá tới tấp xuống ước àm cho quân ính của Thủy Tinh chết rất nhiều. Xá cá, ba ba, thuồng uồng ổi đầy mặt ước”.
Hoặc truyện “ba chú lơn con”:
“Lợn mẹ sinh được ba chú ..ợn con rất đáng yêu. Bốn mẹ con cùng chung sống vô vùng vui vẻ và hạnh phúc”.
Nhưng một hôm, ợn mẹ ói với ba chú ợn con:
“các con của mẹ đều ớn rồi, đã đến úc ên tự xây cho mình một căn nhà và ra ở riêng đi thôi”.
Trong ba anh em ơn con, anh cả ..à người lười biếng nhất, lúc ào cũng chỉ muốn mau chóng xây xong nhà để có thể ăn ra nghủ một giấc ngon ành mà thôi. Thế nên anh cả kéo về một xe đầy cỏ khô, chẳng mấy chốc đã dựng xong một túp lều bằng cổ. Anh thứ hai ại à một chú ơn tham ăn, chú chỉ muốn xây nhà thật nhanh để ngày ào cũng được ấu những món ăn ngon cho mình. Thế à, anh hai vào rừng và chặt vài cây gỗ đem về, chỉ mất ba ngày đã dựng xong một ngôi nhà bằng gỗ”
Tôi còn tự đọc thơ có nhiều chữ L – N rồi thu âm và nghe lại để kiểm tra độ chính xác của mình.
Tôi nhờ đồng nghiệp kiểm tra tôi phát âm xem đó chuẩn chưa.
	Khi giao tiếp với mọi người, tôi luôn tự ý thức đến cách phát âm L – N để sửa sai. 
	Sau 1 thời gian luyện tập tích cực tôi đã phát âm chuẩn xác, rõ ràng, có âm điệu làm tăng hiệu quả bài giảng và tự tin, mạch lạc trong giao tiếp với mọi người cũng như khi giao tiếp với trẻ.
3.2. Biện pháp2: Luyện phát âm l - n quá góc chơi LQVH.
 Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ viết trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ rãnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí gọi theo chủ điểm.
Ví dụ: Trong lớp tôi dành một mảng tường để trang trí góc “Bé vui học chữ” với nội dung chơi phong phú: bé tập sao chép chữ, cùng ong nâu tìm chữ, nào ta cùng đọc nhé... để tạo điệu kiện cho trẻ được khám phá chữ cái, luyện phát âm chữ cái đã học và tiếp cận chữ cái chưa học...
Góc “Bộ vui học chữ”
Góc “Bộ vui học chữ”
Ngoài ra tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm. Ví dụ như chủ điểm thực vật thì tôi cắt bìa thành một cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm hoạ báo tranh ảnh về các loại lá, hột hạt ... sau đó cho trẻ cắt các chữ cái l, m, n (Trong chủ điểm thế giới thực vật) cho trẻ dán chữ cái dưới các loại hột hạt hay tranh ảnh theo sự hướng dẫn của cô giáo như lá thì trẻ dán chữ l, mận thì gián chữ m, hạt na thì dán chữ n ...
Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn hoa cúc mùa thu trong bài thơ “Hoa cúc vàng” cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ nhưng những chữ cái cô định cho trẻ làm quen l, m, n thì cô tô với màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận thấy.
Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ điểm. Không những ở góc “Bé vui học chữ” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và từ tương ứng, như hộp đựng hoa lá, rổ đựng hình, viết tên các đồ dùng vào nhãn và dán vào. Treo xung quanh lớp một cụm từ như bảng thời tiết, bé lên lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động làm quen chữ cái trẻ học đến nhóm chữ cái gì tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái đồ dùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô ... ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ đội có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ, lô tô...
Hay để giúp trẻ nắm vững về các nét chữ tôi đã làm các bảng chơi bằng thảm gai và cùng trẻ cắt các nét chữ cơ bản để trẻ chơi ghép chữ ở hoạt động góc, trò chơi chữ cái. Không chỉ có vậy ở các chủ điểm, tôi sưu tầm các bài thơ, câu chuyện phù hợp chủ điểm và chứa nhiều chữ l, n để rền trẻ phát âm.
Trẻ chơi xếp chữ
3.3. Biện pháp 3: Sửa sai lỗi phát âm phụ âm L – N thông qua hoạt động chung cho trẻ làm quen với chữ viết.
	Hoạt động chung là hoạt động giáo viên chuẩn hóa, chính xác hóa kiến thức cho trẻ thu nhận từ nhiều nguồn tin khác nhau. Với hoạt động 
“ làm quen với chữ cái L – N”, tôi chuẩn bị rất kỹ và xác định đây là hoạt động chính giúp trẻ nhận thức đúng về cách phát âm. Tôi hướng dẫn luyện cách phát âm cho trẻ như sau:
	Khi đọc mẫu tôi cố gắng đọc to, rõ ràng âm thật chuẩn để trẻ nghe rõ cách đọc, đồng thời tôi nêu rõ cách phát âm chữ L – N cho trẻ hiểu.
	- L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi trên.
	- N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với lợi dưới.
	Song nếu cụ chỉ nêu và phát âm thì trẻ chưa thể hình dung được mà mà tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần từng phụ âm với nhiều cách khác nhau. Trước tiên tôi cho trẻ cùng đọc đồng thanh vài lần, sau đó gọi cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ yêu cầu trẻ nhìn khuôn miệng và nghe tô phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần.
	Ví dụ: Cháu Hoàng Đức Minh, Thùy Lâm, Minh Quân, Quý Đạt. Thanh Thảo, Duy, Hải Anh được cô gọi thường xuyên, cô đọc trước trẻ đọc sau, đọc đi, đọc lại, cô sửa để trẻ nhớ về và biết cách đọc.
	Qua hoạt đồng với từng cá nhân, có một số trẻ phát âm đúng ngay, song còn một số trẻ đọc sai tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ. Để trẻ phát âm một cách tự nhiên, đọc chữ nhiều lần không thấy chán nản và mệt mỏi tôi tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi hoạt động.
Trò chơi: Ai đúng
	Cho trẻ đọc bài thơ có nhiều chữ L – N do tôi sáng tác, chọn đúng chữ cái để đọc nhiều lần:
 Là lá la la
 Chúng ta cùng đếm
 Bạn cố nhanh lên
 Tìm ngay chữ này
Yêu cầu trẻ khi nghe cô phát âm “L” hoặc “N” trẻ chọn đúng giơ lên, đọc to, các cháu ngồi cạnh phát hiện, kiểm tra lẫn nhau và tự sửa sai. Với trò chơi này trẻ vừa nhận biết và phát âm đúng chữ L – N, đồng thời phát âm chuẩn các từ có chứa chữ cái L – N trong bài thơ.
Trò chơi: Tìm chữ
Tôi chuẩn bị những bài thơ do tôi sáng tác hoặc sưu tầm viết chữ to có nhiều từ chứa chữ cái L – N. Tôi yêu cầu trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô và gạch chân những chữ cái vừa học. 
Là là la la
Em là bộ giỏi
Em là bộ ngoan
Ngày giúp mẹ chăm làm
Lau nhà, múc nước
Tưới vườn na xanh
Hoặc: 
Chim Phượng Hoàng to lớn
Có bộ lông tuyệt vời
Mỗi khi lượn ngang trời
Lấp lánh muôn màu đẹp
Vốn sống trên núi cao 
Nay về vườn bách thú
Được các bé lại thăm
Phượng Hoàng vui lắm đấy.
Hoặc: 
Mẹ đi làm về
Thấy đầu chum nước
Hoa na thơm nức
Quả na non xanh
Lủng lẳng trên cành
Mẹ cười vui vẻ
Nhà lau sạch sẽ
Con đến là ngoan
Con công hay múa
Nó múa làm sao
Nó rụt cổ vào
Nó xòa cánh ra
Nó đỗ cành đa
Nó kêu vít vít 
Nó đỗ cành mít
Nó kêu vị chè,
Nó đỗ cành tre
Nó kêu bè muống
Nó đỗ dưới ruộng
Nó kêu tầm vông
Con công hay múa
Ngoài ra tôi còn tổ chức các trò chơi khác như trò chơi tìm nhà đọc chữ, thả bóng đọc chữ, đá bóng đọc chữ, quà tặng cho bạn có tên phụ âm đầu là L – N (tặng cái Làn cho bạn Lan, tặng quả Lê cho bạn Nam ) hoặc trò chơi hát đối, đọc chữ  tùy thuộc vào mức độ hứng thú hoạt động của trẻ.
	Với những trò chơi như vậy, tôi thấy trẻ học rất vui, thoải mái, nhẹ nhàng và được khắc sâu cách phát âm đúng chữ cái L – N.
	Chính vì vậy, trong hoạt động làm quen chữ L – N, số trẻ phát âm đúng đó tăng, song để trẻ nhớ lâu, phát âm không sai khi 2 phụ âm nằm trong các từ tôi tiếp tục rèn trẻ ở các hoạt động khác.
3.4. Biện pháp 4: Rèn trẻ phát âm chữ cái L – N thông qua các hoạt động khác.
	Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo dễ nhớ nhưng cũng mau quên, vì vậy cô giáo phải luôn luôn tạo ra những tình huống hợp lý nhằm giúp trẻ ôn luyện thường xuyên. Một trong những tình huống cô có thể tạo ra một cách tự nhiên và đạt hiệu quả là lồng ghép chữ L – N vào trong các hoạt động chung khác.
* Ở hoạt động giáo dục âm nhạc
	Tôi không chỉ dạy trẻ hát đúng nhạc rừ lời mà rất chú ý dạy trẻ hát chuẩn các từ. Khi trẻ hát, có những lúc tôi cho trẻ hát không có nhạc đệm để sửa cao độ, trường độ của bài hát, đồng thời sửa lỗi phát âm cho trẻ, đặc biệt với những bài hát có nhiều câu, từ có phụ âm đầu L – N.
	Ví dụ: Bài hát “ Thật là hay” có câu: “li lì li, lí lìli”
	Bài “Mùa xuân đến rồi” có câu: “Sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi”
	Bài “Bác đưa thư vui tính” có đoạn “ cầm lá thư, nói cảm ơn này em bé ngoan cầm ngay lá thư”.
	Bài “Vườn trường mùa thu” câu: “là la la, lá la la”.
* Trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn học
Tôi quan tâm đến giọng đọc, giọng kể của trẻ, phát hiện cách phát âm sai của trẻ để sửa, tôi thường chú ý tới những bài thơ có nhiều phụ âm L – N như:
Bài thơ “Nàng tiên ốc”: 
“Đàn lợn đó được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm”
Rồi ôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa”
Bài thơ “Giữa vòng gió thơm”:
“Này chú gà nâu
Này chú vịt bầu”
Qua các bài đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ”:
Kéo cưa lừa xẻ
Làm ít ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo”.
Hoặc:
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liềm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu trăng thật
Mồng bẩy trăng láu
Cầu trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cầy
Lấy bát cơm đầy
Lấy khúc cá to.
* Ở hoạt động giáo dục thể chất
	Tôi sửa cách phát âm cho trẻ bằng cách dán chữ cái L – N cho trẻ phát âm kết hợp vận động qua các bài tập vận động với bóng như: chuyền bóng bên phải, bên trái, lăn bóng theo đường dích dắc, tung bóng, bắt bóng
	Hay bài tập bật nhảy: bật qua 4 – 5 vũng, bật tách chân tôi viết chữ vào các ô để trẻ vừa bật nhảy vừa kết hợp đọc chữ.
	Ngoài ra tôi còn tập trung nhiều cơ hội sửa lỗi phát âm 2 phụ âm L – N cho trẻ vào các hoạt động khác như: hoạt động tạo hình, hoạt động với môi trường xung quanh, làm quen với một số biểu tượng về toán.
	Tuy nhiên để sửa “ngọng” cho trẻ không chỉ chú ý đến hoạt động học tập mà còn có nhiều hoạt động khác trong ngày, trẻ luôn cần có sự quan tâm của cô.
* Hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
	Trong hoạt động ngoài trời khi quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ có những cảm nhận rất tự nhiên về đặc điểm, màu sắc của sự vật hiện tượng (cái lá này màu nâu, hoặc nụ hoa này chưa nở) trẻ nói những nhận xét và cảm nhận của mình. Thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ này tôi sửa ngay cho trẻ nếu trẻ nói chưa đúng.
	Hoặc giao tiếp giữa các cháu với nhau, khi trẻ gọi tên bạn hay nói chuyện với bạn tôi chú ý lắng nghe trẻ nói, nếu sai tôi yêu cầu trẻ nhắc lại câu trẻ vừa nói và chậm rãi nói lại từng từ, khuyến khích trẻ nói theo.
	Càng gần gũi với trẻ thì việc luyện phát âm cho trẻ càng thuận lợi hơn, ngay trong giờ đón trẻ hay trả trẻ tôi thường tổ chức chơi trò chơi dân gian có lời như: Nhảy lò cò, nu na nu nống, thả đỉa ba ba, trong thời gian ngắn giữa các hoạt động tôi thường dạy trẻ đọc một số bài ca dao, đồng giao hoặc một số bài thơ do tôi sưu tầm và sáng tác có chứa phụ âm L – N.
3.5. Biện pháp 5: Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau.
	Để hình thành thói quen này, tụi luôn gần gũi, giao tiếp với trẻ, yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe, phát hiện chính bản thân và các bạn, tôi kịp thời động viên các những cháu có ý thức phát âm đúng, đồng thời khích lệ các cháu phát hiện lỗi phát âm của các bạn khác, nhắc nhở bạn sửa ngay.
	Ví dụ: Cho trẻ đọc bài thơ “Giữa vòng gió thơm” có câu:
“Này chị gà nâu
Này chị vịt bầu”
	Khi phát hiện có 1 số trẻ đọc sai phụ âm L – N tôi yêu cầu trẻ đọc lại và hỏi trẻ đọc như thế đã đúng chưa. Tại sao chưa đúng? Đọc như thế nào là đúng? Tôi cho trẻ đọc chuẩn đọc lại và cho các bạn nhận xét cách phát âm của bạn mình. Với nhiều lần làm như vậy tôi đã giúp trẻ có thể tự phát hiện lỗi phát âm của mình và các bạn trong lớp.
Để gây hứng thú cho trẻ tôi tạo ra một góc chơi “Thử làm nghệ sỹ:. Ở góc chơi này tôi có một cái đài nhỏ để thu âm, cho trẻ được đọc thơ, kể chuyện, phát âm theo yêu cầu của cô nhằm mục đích rèn chữ L – N hoặc một số nội dung khác mà trong quá trình dạy học tôi đưa ra, sau đó trẻ được nghe lại và cảm nhận tự rút ra cách phát âm chuẩn hơn. Kết quả là đa số trẻ đều hứng thú với hoạt động này.
3.6. Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh sửa lỗi cho trẻ.
	Ngay từ đầu năm học tôi đó có kế hoạch cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh nêu ra cách đọc một số chữ khó, đặc biệt là chữ L – N để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện rèn luyện phát âm cho trẻ khi ở nhà. Với một số trẻ cá biệt về phát âm, tôi gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi và động viên họ nên chọn mua những quyển truyện tranh trong có lời đối thoại nhiều phụ âm L – N và dành thời gian đọc, kể cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại chuyện. Động viên phụ huynh mua những băng, đĩa hát của nhà văn hóa thiếu nhi Hà Nội hay của Vụ giáo dục Mầm non cho trẻ nghe và hát theo. Ngoài ra tôi còn nhắc nhở phụ huynh thường xuyên chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình, giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói của người thân trong gia đình là môi trường giáo dục trẻ khi ở nhà. Như vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đều tạo môi trường phát âm chuẩn mực giúp trẻ ngấm dần một cách tự nhiên khi đọc phát âm đúng phụ âm L – N.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Về phía trẻ
	Qua một thời gian thực hiện và theo dõi tôi nhận thấy những biện pháp trên rất có hiệu quả, học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt, những cháu phát âm chuẩn và biết phát hiện các bạn trong lớp phát âm chưa đúng tăng lên. Qua khảo sát kết quả đạt được như sau: 
Kết quả khảo sát
Nội dung
Trước khi thực hiện các biện pháp
Sau khi thực hiện các biện pháp
So sánh
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ phát âm nhầm lẫn 2 phụ âm L - N
20/36
55,6%
3/36
8%
Giảm 48%
Số trẻ phát âm sai phụ âm N
6/36
16,7%
1/36
2%
Giảm 15%
Số trẻ phát âm sai phụ âm L
5/36
13,9%
1/36
2%
Giảm 12%
Số trẻ phát âm đúng 2 phụ âm L - N
5/36
13,9%
31/36
86%
Tăng 72%
2. Về phía giáo viên:
- Nâng cao được kỹ năng phát âm chuẩn.
- Sưu tầm được nhiều bài thơ, bài hát, câu truyện hay có tác dụng luyện phát âm đưa vào dạy trẻ.
- Tạo được hứng thú cho trẻ khi hoạt động làm quen chữ viết.
- Có nhiều tiết dạy làm quen chữ viết được xếp tốt.
3. Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh có hiểu biết về kiến thức rèn phát âm cho trẻ.
- Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc rèn phát cho trẻ.
- Thường xuyên quan tâm đến chất lượng phát triển ngôn ngữ, và hoạt động làm quen chữ viết.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. KẾT LUẬN
Việc nâng cao chất lượng làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi giữ vai trò hết sức quan trọng và cần thiết. Vì đối với trẻ ở lứa tuổi này chữ viết là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Do đó để giúp trẻ hình thành, củng cố, phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như kỹ năng phát âm đạt kết quả cao mỗi giáo viên chúng ta cần:
- Thường xuyên nghiên cứu kỹ các tài liệu, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm.
- Cần cố gắng trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như của người đi trước và không ngừng luyện tập các hoạt động làm quen chữ viết.
- Phải cẩn trọng, nhạy bén, sáng tạo trong việc gợi ý, hướng dẫn và áp dụng các biện pháp hữu hiệu vào môn học và các hoạt động 
- Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm của bản thân. Bản thân cũng tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
- Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục.
- Khảo sát trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách, thường xuyên gần gũi, quan tâm để nắm được đặc điểm tâm lý của từng trẻ từ đó tìm ra các biện pháp dạy học phù hợp. 
- Giáo viên cần gần gũi để phát hiện sự sáng tạo của trẻ, khen ngợi, động viên sửa sai kịp thời và tạo môi trường học tốt cho trẻ.
- Đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh.
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 	Từ những kết quả trên tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, kỹ năng phát âm chữ cái L - N như sau: 
- Tích cực xây dựng môi trường làm quen chữ viết cho trẻ. - Giáo viên luôn có ý thức tự rèn luyện, thường xuyên tham khảo các tài liệu chuyên sâu, các giáo trình “ngôn ngữ tiếng Việt” luôn chú trọng tới lời nói khi giao tiếp với trẻ, với mọi người, ở mọi lúc mọi nơi.
- Giáo viên phải gần gũi với trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, quan tâm chú trọng tới lời nói, phát âm của trẻ trong hoạt động chung để kịp thời uốn nắn, sửa sai cho trẻ.
- Tích cực rèn luyện, sửa sai phát âm cho trẻ trong các hoạt động khác cũng như khi trẻ giao tiếp với bạn, với cô và với mọi người ở mọi lúc, mọi nơi. 	
- Thường xuyên khích lệ trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau, giúp trẻ dễ nhớ.
- Cần phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc rèn luyện cách phát âm cho trẻ và sự hỗ trợ về cơ sở vật chất theo yêu cầu của lớp, của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt.
3. KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
3.1. Đối với phòng giáo dục
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề về “Làm quen chữ viết”, mở các lớp bồi dưỡng phát triển ngôn ngữ, kỹ năng phát âm chuẩn.
- Xây dựng các tiết kiến tập để giáo viên chúng tôi được học hỏi kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
- Cung cấp tài liệu về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên.
3.2. Đối với nhà trường
- Tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi về chuyên đề “Làm quen chữ viết”
- Tổ chức và tạo điều kiện cho giáo viên được kiến tập các tiết dạy mẫu, các buổi thảo luận, trao đổi về các biện pháp tổ chức hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ.
3.3. Đối với các bậc phụ huynh 
- Thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ để mang lại kết quả cao nhất.
 Trên đây là “Một số biện pháp rèn phát âm chữ L - N cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi" mà tôi đã áp dụng tại nhóm lớp mình phụ trách và đã mang lại những kết quả ban đầu. Tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của cấp trên và quý bạn đọc để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn, giúp tôi ngày càng có nhiều kinh nghiệm dạy dỗ các cháu tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docGD mau giao_Pham Trang_MN Hoa Thuy Tien.doc
Sáng Kiến Liên Quan