Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức rèn luyện kỹ năng phát triển ngôn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

đặc điểm tình hình

1/ Thuận lợi:

 - Đợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xây dựng cho lớp mẫu giáo nhỡ Trờng Quan Hoa một cơ sở sạch sẽ, lớp học thoáng mát thu hút đợc học sinh vào lớp đông.

 - Ban giám hiệu luôn kiểm tra, đôn đốc đầu t cơ sở vật chất.

 - Bản thân giáo viên đã đợc đào tạo có trình độ chuyện môn Cao Đẳng S Phạm Mầm Non, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, không nói ngọng, luôn học hỏi cũng nh trao đổi kinh nghiệm với các bạn bè đồng nghiệp.

2/ Khó khăn:

 - Lớp học hơi chật so với số trẻ hiện có, đồ chơi ngoài trời ít, khung cảnh s phạm còn hạn chế.

 - 30% số học sinh mới ra lớp, không thông qua lớp nhà trẻ và lớp mẫu giáo bé. Vì vậy nhận thức của trẻ còn hạn chế nhiều, trẻ nhút nhát, cha manh dạn .

 - Nhiều trẻ còn nói ngọng, nói tiếng địa phơng (ngọng dấu ngã, dấu nặng), phát âm thiếu chính xác.

 - Phụ huynh học sinh cha thực sự quan tâm đến việc cho con em mình đi học đúng tuổi

 - Phụ huynh học sinh cũng còn đang nói ngọng, nói tiếng địa phơng nhiều.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức rèn luyện kỹ năng phát triển ngôn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, còn đối với trẻ em thì ra sao? Nó có tác dụng gì đối với trẻ?
 Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu cần phải dạy cô giáo phải nắm vững vai trò của việc phát triền ngôn ngữ và nắm vững tâm sinh lý của trẻ để dạy trẻ đạt kết quả cao. Với bản thân tôi trực tiếp dạy lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi, thuộc lớp mẫu giáo nhỡ Trường mầm non Quan Hoa. Qua đó tôi đã rút ra một số thuận lợi và khó khăn như sau:
II/ đặc điểm tình hình
1/ Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xây dựng cho lớp mẫu giáo nhỡ Trường Quan Hoa một cơ sở sạch sẽ, lớp học thoáng mát thu hút được học sinh vào lớp đông.
 - Ban giám hiệu luôn kiểm tra, đôn đốc đầu tư cơ sở vật chất.
 - Bản thân giáo viên đã được đào tạo có trình độ chuyện môn Cao Đẳng Sư Phạm Mầm Non, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, không nói ngọng, luôn học hỏi cũng như trao đổi kinh nghiệm với các bạn bè đồng nghiệp.
2/ Khó khăn:
 - Lớp học hơi chật so với số trẻ hiện có, đồ chơi ngoài trời ít, khung cảnh sư phạm còn hạn chế.
 - 30% số học sinh mới ra lớp, không thông qua lớp nhà trẻ và lớp mẫu giáo bé. Vì vậy nhận thức của trẻ còn hạn chế nhiều, trẻ nhút nhát, chưa manh dạn.
 - Nhiều trẻ còn nói ngọng, nói tiếng địa phương (ngọng dấu ngã, dấu nặng), phát âm thiếu chính xác.
 - Phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc cho con em mình đi học đúng tuổi
 - Phụ huynh học sinh cũng còn đang nói ngọng, nói tiếng địa phương nhiều.
III/ Một số hình thức:
 Trước khi bước vào thực hiện tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm học với tổng số trẻ là 63 cháu. Trong đó:
 Loại tốt có:	 5 cháu đạt 8%
 Loại khá có: 8 cháu đạt 12,7%
 Loại đạt có: 12 cháu đạt 19%
 Loại chưa đạt có: 38 cháu đạt 60,3%
 Với kết quả như vậy tôi đã áp dụng một số hình thức rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 – 5 tuổi sau đây:
1/ Hình thức phát triển ngôn ngữ trong các giờ học:
 Phát triển ngôn ngữ trong các giờ học là hướng cho trẻ quan sát một sự vật hiện tượng quen thuộc đối với trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những khái niệm ban đầu về sự vật hiện tượng nhăm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngoài ra phát triển ngôn ngữ trong các giờ học còn tạo điều kiện rèn kỹ năng phát âm, rèn cho trẻ nói đúng câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt tăng vốn từ vựng cho trẻ.
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các tiết học là rất quan trọng, nó góp phần lớn trong việc cung cấp vốn kiến thức cho trẻ một cách chính xác, đầy đủ nhất. Khi dạy trẻ, ngoài những yêu cầu chung của tiết học, giáo viên cần phải khai thác sâu một số nội dung có liên quan đến vốn từ cho trẻ, để từ đó kích thích trẻ được nói. Qua lời nói của trẻ giáo viên có thể uốn nắn cho trẻ.
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ các môn như học: Môn tạo hình, âm nhạc, làm quen với mội trường xung quanh, thể dục và đặc biệt là môn làm quen với văn học.
 Ví dụ: Phát triển ngôn ngữ qua môn làm quen với môi trường xung quanh với các bài: “Một số loại hoa, một số loại quả, một số loại rau, một số con vật”. Trẻ được nói đúng về màu sắc, hình dáng, một số đặc điểm nổi bật của đối tượng, công dụng của chúng.
 Ngoài ra, trẻ còn được tư duy, so sánh những đặc điểm giống nhau và khác nhau của các đối tượng, qua đó trẻ còn được liên tưởng đến thế giới xung quanh để củng cố những kiến thức cho trẻ.
 Ví dụ: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua môn làm quen với văn học. ở giờ học này có tác dụng làm giàu vốn từ cho trẻ, trẻ được phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trẻ được nói dưới hình thức như đọc thơ diễn cảm, kể chuyện theo tranh, đóng kịch qua các tác phẩm, kể truyện sáng tạo
2/ Hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngoài tiết học:
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không những chỉ phát triển trong giờ học mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi như giờ đi chơi, đi dạo, đi hoạt động lao động và các hoạt động khác
 a/ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động ngoài trời:
 - Hoạt động ngoài trời là hoạt động giúp trẻ trực tiếp, tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội xung quanh nhằm mở rộng vốn hiểu biết của trẻ và làm tăng vốn từ cho trẻ. Khi cho trẻ ra họat động ngoài trời trẻ được quan sát cây cối, tiếp xúc với các con vật nuôi, được nhìn ngắm thiên nhiên Từ đó trẻ được nói về những hiểu biết của mình, trẻ yêu thiên nhiên, muốn được đóng góp sức mình vào việc làm đẹp cho thiên nhiên.
 - Phần hoạt động có mục đích: 
 Ví dụ: Cho trẻ quan sát bồn hoa:
 Tôi đã tổ chức cho trẻ đứng xung quanh bồn hoa, để trẻ được nêu ra những hiểu biết và nhận xét của trẻ về các loại hoa, sau đó tôi đặt câu hỏi và gợi ý trả lời:
 + Chúng mình thấy bồn hoa như thế nào?
 + Trong bồn hoa có những loại hoa gì?
 + Ai biết gì về các loại hoa này?
 + Tại sao lại gọi là hoa Trạng Nguyên?...
 Với quan sát các đối tượng khác tôi cũng hỏi những câu hỏi để kích thích tư duy của trẻ, để trẻ suy nghĩ và tự so sánh đặc điểm giống và khác nhau của các đối tượng quan sát, đây là phương pháp mà trẻ hào hứng, thích thú nhất để được nói ý kiến của trẻ và qua đó ngôn ngữ có được cơ hội phát triển manh mẽ.
 -> Giáo dục trẻ muốn có nhiều bông hoa đẹp thì chúng mình phải làm gì?... Tôi tổ chức cho trẻ nhổ cỏ, tưới bồn hoa, nhặt lá vàng vào các buổi chiều mát mẻ, để trẻ được lao động, góp phần cho môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. Khi trẻ vừa lao động tôi vừa cho trẻ hát “Hoa trường em”, “Em yêu cây xanh”
 - Phần chơi vận động
 Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Lộn cầu vồng” tôi cho trẻ vừa chơi vừa đọc bài đồng giao “Lộn cầu vồng”
 Khi chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” tôi cho trẻ vừa chơi vừa đọc bài đồng giao “Mèo đuổi chuột”
 - Phần chơi tự do: Chơi với phấn
 Cô hỏi về ý định của trẻ: Khi trẻ chơi cô đến từng nhóm gợi ý, hỏi trẻ để trẻ được nói về sản phẩm của mình
 b/ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua họat động vui chơi
 Vui chơi là họat động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì lứa tuổi này học mà chơi, chơi mà học, trẻ lĩnh hội kinh nghiệm, trí thức, thông qua hoạt động vui chơi. Chơi đối với trẻ không chỉ đơn thuần là giải trí, thứ giãn mà nó còn liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ và trí tuệ cho trẻ. Đặc biệt nó mang tính giáo dục cao và qua trò chơi trẻ thể hiện được kỹ năng chơi. Trẻ được phát triển ngôn ngữ và thể hiện được ngữ điệu. Thông qua việc tự thỏa thuận vai trò trong nhóm, trẻ tự suy nghĩ, nghĩ ra cái mới trong vai chơi của mình. Khi trẻ nhập vai trẻ được sử dụng vốn từ ngữ đã biết của mình để thể hiện tâm trạng, cảm xúc, thái độ một cách tự nhiên nhất. Qua đó cô luôn theo dõi hành động của trẻ, quan tâm kịp thời để chỉnh sửa, bổ xung kiến thức về vốn từ cho trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được mạch lạc, chính xác và rõ ràng.
 Ví dụ: Nhóm chơi “Lớp học, Cô giáo” với chủ điểm gia đình. Cô đến nhóm gợi cho trẻ hát, đọc thơ, kể truyệncó nội dung về gia đình
 Với nhóm chơi nấu ăn của gia đình, tôi gợi hỏi trẻ:
 + Bác đang nấu gì đấy? (Tôi nấu bột cho em)
+ Em bé nhà bác được mấy tháng rồi?
+ Bác nấu bột bằng những thứ gì?
+ Bác cho em bé ăn mấy bữa một ngày?
 Tương tự các nhóm khác tôi cũng đã đặt ra câu hỏi gợi ý cho trẻ trả lời theo ý nghĩ của mình. Từ đó làm giàu vốn từ cho trẻ
 c/ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc rèn nếp vệ sinh
 Giữ vệ sinh cho trẻ là một việc làm rất cần thiết đối với trẻ, vì nó góp phần vào việc làm tăng cường sức khỏe cho trẻ và được duy trì một cách đều đặn. Hiểu được ý nghĩ đó, nên ngay từ đầu năm học tôi đã dạy cho trẻ các bài thơ, bài hát có nội dung giáo dục vệ sinh để dạy trẻ. Không những chỉ giúp trẻ có thói quen vệ sinh mà nó còn đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ:
 Ví dụ: 
 + Dạy trẻ hát bài:
“Nào đưa bàn tay
Trực nhật khám ngay
Tay ai xinh xinh trắng tinh hát mừng
Còn tay ai bẩn thì múc nước rửa ngay
..”
 Tôi sử dụng bài hát vào cuối giờ tập thể dục, trước khi vào học cho trẻ đi rửa tay
 + Dạy trẻ hát bài
“Tay em rửa sạch
Móng tay không đen
Cô giáo em khen
Bàn tay sạch nhất ”
 Tôi sử dụng bài hát vào giờ đón và trả trẻ
 Ngoài ra tôi còn giáo dục trẻ có những hành vi văn minh như: Không vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng và dạy trẻ đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định. Tôi đã sáng tác và sưu tầm một số bài thơ, bài hát về giáo dục văn minh cho trẻ đọc như bài thơ: “Vứt rác ở đâu?”
 d/Phát triển ngôn ngữ qua giờ đón và trả trẻ:
 - Giờ đón trẻ: Tôi rèn cho trẻ có thói quen đến lớp biết khoanh tay nói: “Con chào cô”, “Con chào bố” (mẹ) Sau đó cô nhẹ nhàng gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời.
 Ví dụ: Vào sáng thứ hai tôi hỏi trẻ (trò truyện với trẻ):
 + Hôm qua chủ nhật bố mẹ cho con đi chơi đâu?
(Bố mẹ cho con đi chới công viên à)
 + Con thấy công viên như thế nào?
 + Trong công viên con nhìn thấy những gì?
 + Khi đi chơi bố mẹ cho con ăn những món gì?
 Qua đó trẻ sẽ hứng thú kể lại rõ ràng cho cô và các bạn cùng nghe. Mặt khác cô giáo có điều kiện tiếp cận, gần gũi với trẻ hơn nên dễ dàng chỉnh sửa được ngôn ngữ cho trẻ.
 - Giờ trả trẻ: Tôi cũng rèn cho trẻ có thói quen chào cô, chào các bạn khi ra về, giúp trẻ kiểm tra lại tất cả các đồ dùng cá nhân của trẻ xem đã đầy đủ chưa? Trong lúc chờ bố (mẹ) đến đón, tôi cho trẻ ôn lại các bài thơ, câu truyện, bài hát đã học giúp trẻ đọc chính xác, rõ ràng hơn.
 e/ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ qua việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh:
 Để thực hiện tốt đề tài, ngày từ đầu năm học trong các buổi họp phụ huynh tôi đã trao đổi và tuyên truyền với các phụ huynh về tầm quan trọng của bộ môn làm quen với văn học đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy tôi vận động phụ huynh sưu tầm sách báo, tranh, ảnh, thơ, truyện có liên quan đến các chủ đề chủ điểm từ đó giúp trẻ làm quen với văn học một cách dễ dàng, từ đó cung cấp vốn từ, rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
 Ngoài việc rèn luyện trẻ vào các hoạt động ở lớp, giáo viên còn có thể trực tiếp trao đổi với từng phụ huynh về tình hình nhận thức của con em mình để từ đó phụ huynh cùng cô giáo đề ra biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ ở nhà.
 Ví dụ: Về nhà bố (mẹ) hỏi trẻ:
 - Hôm nay đến lớp cô dạy con đọc bài thơ gì? Con đọc cho bố (mẹ) nghe nào.
 Nhìn chung kết hợp với phụ huynh là một vấn đề rất cần thiết và không thể thiếu được. Nó giúp trẻ củng cố những kiến thức đã học ở trên lớp một cách sâu sắc hơn.
 g/ Hình thức phát triển ngôn ngữ qua việc xây dựng góc văn học:
 Góc văn học là môi trường vừa là nơi cung cấp kiến thức mới và in sâu những kiến thức đã học. ở đây trẻ vừa được nhìn vừa được thao tác các hình ảnh có nội dung về các câu truyện, bài thơ mà trên các bức tranh đó có nội dung hình ảnh để trẻ có thể nhìn vào và đọc lại, kể lại một cách dễ dàng hơn.
 Ví dụ: Khi tôi dạy trẻ bài thơ “Hoa kết trái” tôi viết bài thơ bằng chữ to và trong câu thơ đều có hình ảnh minh họa. Tôi dạy trẻ cách chỉ từng chữ từ trên xuống dưới, từ trái qua phải để đến giờ chơi, trẻ có thể tự chỉ và đọc theo hình ảnh đó giúp trẻ nhớ bài thơ lâu hơn
 h/ Hình thức phát triển ngôn ngữ qua việc sáng tác bài thơ, câu truyện, ca dao, đồng dao có nội dung giáo dục để dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi:
 Qua quá trình thực hiện chuyên đề làm quen với văn học và chữ viết cho trẻ một trong những hình thức mà tôi thấy đạt kết quả cao nhất là hình thức sáng tác những bài thơ, câu truyện, những bài ca dao, đồng dao có nội dung giáo dục để dạy trẻ.
 Như chúng ta đã biết ngay từ khi mới lọt lòng trẻ đã được nghe những câu hát của bà, của mẹ được nghe những câu truyện, bài thơ mà ông bà, cha mẹ mang đến cho trẻ. Vì vậy thơ ca là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ thơ. Với những bài thơ, câu truyện mới lạ trẻ rất hứng thú và yêu thích bởi từ bài thơ, câu truyện đã mang đến cho trẻ sự thoải mái, nhẹ nhàng không gây cảm giác căng thẳng. Chính vì vây, mà trẻ đón nhận một cách hào hứng nhất.
 Trong thực tế ở lớp tôi có rất nhiều trẻ mới ra lớp chưa qua độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé. Vì vậy ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn, nhiều bé phát âm chưa chính xác, rất nhiều trẻ nói ngọng, nói tiếng địa phương, nhút nhát trong mọi hoạt động, không để ý tới việ học tập. Chính vì vậy, nó đã thúc đẩy tôi phải giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, hăng hái hứng thú trong học tập. Và tôi đã sáng tác ra một số bài thơ, câu truyên, bài đồng dao để dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
 Nội dung một số bài thơ, câu truyện, ca dao, đồng dao:
* Bài thơ: “Đi chơi không xin phép”
 “Trong một khu rừng nọ
Có một đôi bạn nhỏ
Đó là gấu và thỏ
Hai bạn ở cạnh nhà
Rủ nhau đi hái quả
Mãi tận trong rừng sâu
Mẹ về chẳng thấy đâu
Mẹ lo Hổ bắt mất
Vội kêu toáng cả lên
Mọi người kéo đến xem
Vội chia nhau đi tìm
Thấy hai con tíu tít
Đang ăn quả dâu da
Mọi người liền về nhà
Hai bạn quỳ xin lỗi
Chúng con đều có tội
Đi chơi không xin phép
Làm mẹ phải đi tìm
Con xin hứa từ nay
Không bao giờ thế nữa”
 - Câu hỏi đàm thoại:
 + Hai bạn Gấu và Thỏ rủ nhau đi đâu?
 + Khi mẹ về không thấy các bạn mẹ đẫ làm gì?
 + Khi biết lỗi Gấu và Thỏ đã làm gì?
 + Hai bạn đã hứa như thế nào?
- > Giáo dục trẻ phải biết xin phép bố, mẹ khi muốn đi chơi.
* Đồng dao: “Các loại rau”
 - Mục đích – yêu cầu: Trẻ biết phát âm đúng tên gọi và biết lợi ích của các loại rau.
 “Rềnh rềnh ràng ràng
Đi chợ mua hàng
Có các loại rau
Nhờ có vị ngọt
Là canh rau Ngót
Nấu thêm tí bọt
Là bác rau Đay
Đi chợ cho hay là anh rau Muống
Nấu với tôm cá
Là bác Cải Xanh
Nấu canh rất lành
Là lá Mùng Tơi
Rềnh rềnh ràng ràng”
 - Với bài ca dao này tôi dạy trẻ vào mọi lúc, mọi nơi, giờ đi dạo, đi thăm quan môi trường xung quanh hoặc đọc vào đầu giờ làm quen với môi trường xung quanh: “Tìm hiểu về các loại rau”
* Truyện: “Hai chị em Thỏ”
 - Mục đích - yêu cầu: Qua câu truyện trẻ biết nghe lời ông bà, bố mẹ và cô giáo
 - Nội dung:
 Ông mặt trời vừa lên cao, Thỏ mẹ đã gọi hai chị em Thỏ dậy và bảo: “Các con ơi! Hôm nay mẹ làm được nhiều bánh ngon, các con thay mẹ mang sang biếu bà”. Trước khi đi thỏ mẹ dặn đi dặn lại : “Nhà bà ngoại ở rất xa, các con phải đi thật nhanh, không được rẽ ngang, rẽ dọc nếu không sẽ bị lạc đường đấy”. Hai chị em vâng lời mẹ, Thỏ chị xách làn bánh đi trước, Thỏ em tung tăng chạy theo sau. Bỗng nhiên Thỏ em trông thấy một chú bướm rất đẹp, Thỏ em vội vàng quây lại định bắt con Bướm, nhưng càng đuổi chú Bướm càng bay xa, đến khi Thỏ em nghoảnh lại chẳng thấy chị đâu cả. Thỏ em sợ quá ôm mặt oà lên khóc. Thỏ chị đang đi quay lại không thấy em đâu cả, Thỏ chị vội vàng chạy đi tìm thỏ em, tìm mãi, tìm mãi khi nghe thấy tiếng khóc ở gần đấy, Thỏ chị chạy tới thấy thỏ em đang khóc, thỏ chị dắt tay thỏ em và nói: “Em quên lời mẹ dặn lúc sáng rồi ư?”. Thỏ em biết mình sai khoanh tay nói: “Em xin lỗi chị ạ!”. Thỏ chị dỗ dành em: “Thôi nín đi chị em mình còn phải mang bánh sang biếu bà kẻo muộn”. Hai chị em đi tiếp, bỗng có tiếng sáo véo von ở gần đấy, hai chị em ngẩng lên thấy một con sóc đang ngồi thổi sáo trên cành cây, thấy hai chị em thỏ đi tới Sóc bèn vẫy gọi: 
 “Hai chị em thỏ ơi
Lại đây chơi với tôi
Tôi thổi bài năm mới
Các bạn cùng múa vui”
 Thấy vậy Thỏ em liền nói với thỏ chị:
“Ta đi thôi chị ơi
Đến nhà bà kẻo muộn”
 Hai chị em Thỏ đi ngay, đến nhà bà hai chị em Thỏ khoanh tay lễ phép: “Cháu chào bà ạ”. Bà ngoại mừng quá nói: “Các cháu của bà ngoan quá”.
 Hai chị em Thỏ tíu tít khoe với bà: “Bà ơi mẹ chúng cháu cho chúng cháu mang bánh sang biếu bà”. – “Bà cảm ơn hai cháu”.
 Hai chị em chơi với bà rồi xin phép bà ra về. Về đến nhà nghe hai con kể chuyện, Thỏ mẹ quay sáng Thỏ chị và nói: “Ôi con của mẹ thật ngoan, biết tìm em và nhắc nhở em”. Rồi quay sang Thỏ em và nói: “Thỏ em mắc lỗi và biết sửa sai, lần sau con nhớ nghe lời mẹ dặn”. Thỏ em cúi đầu xin lỗi mẹ. Thỏ mẹ ôm hai chị em vào lòng và nói khẽ: 
 “Các con của mẹ đừng quên
Chưa xong công việc chớ nên la cà”
 - Câu hỏi đàm thoại:
 + Thỏ mẹ đã dặn gì hai chị em Thỏ?
+ Trên đường đi Thỏ em đã làm gì?
+ Thỏ chị đã làm gì khi không thấy em?
+ Khi tìm thấy em Thỏ chị đã nói gì?
+ Khi về đến nhà Thỏ mẹ đã nói gì với hai chị em?
 Trên đây là một số bài thơ, đồng dao và câu truyện mà tôi đã tự sáng tác để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc cho trẻ đọc và kể lại truyện. 
* Tóm lại: Việc đưa thơ ca, truyện, đồng dao có nội dung giáo dục vào dạy trẻ nhằm mục đích mở rộng kiến thức cho trẻ, mở rộng sự quan tâm của trẻ đối với nhiều mối quan hệ trong xã hội, trong thiên nhiên và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Qua đó, rèn luyện và củng cố kiến thức văn học cũng như lời nói, đặc biệt về ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc hơn.
IV/ Kết quả đánh giá
 Qua việc cho trẻ làm quen với năm học và chữ viết bằng các hình thức dạy trẻ trong và ngoài tiết học, hình thức phối kết hợp với các phụ huynh, hình thức xây dựng góc văn họcTrẻ được học các bài thơ, câu truyệnTrẻ rất hứng thú được chơi các trò chơi để thể hiện ngôn ngữ của mình bằng các vai diễn trẻ sẽ nhớ lâu hơn, dần dần giúp trẻ học tập những tính cách tốt của các nhân vật trong truyện để áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
 Sau khi áp dụng đề tài “Một số hình thức rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 – 5 tuổi” này, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và đã đạt được kết quả đáng kể, thể hiện cụ thể như sau:
 Tổng số trẻ trong lớp là: 63 trẻ
Xếp loại
Giai đoạn I
Từ tháng 9/2007 đến tháng 12/2007
Giai đoạn II
Từ tháng 12/2007 đến tháng 2/2008
Giai đoạn III
Từ tháng 2/2008 đến tháng 4/2008
Tốt
5 cháu = 8%
18 cháu = 28,5%
25 cháu = 39,7%
Khá
8 cháu = 12,7%
22 cháu = 35%
28 cháu = 44,4%
Đạt
12 cháu = 19%
11 cháu = 17,5%
8 cháu = 12,7%
Chưa đạt
38 cháu = 60,3%
12 cháu = 19%
2 cháu = 3,2%
PHầN III: 
Nguyên nhân thành công và bài học kinh nghiệm:
 Chúng ta đang sống trong những năm của thế kỷ mở đầu cho nền văn minh, khoa học, công nghệ đang phát triển rực rỡ. Do đó, nền giáo dục Việt Nam phải hướng vào mục tiêu giáo dục, đào tạo những con người mới phát triển toàn diện.
 Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ về tất cả các mặt: “Đức – Trí – Thể – Mỹ – Lao động” vì đây là khâu đầu tiên, là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó là cơ sở ban đầu làm tiền đề để hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong đó bộ phận làm quen với văn học và chữ viết đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Do vậy, là một giáo viên mầm non mới bước vào nghành còn nhiều bỡ ngỡ, và cũng là lần đầu tiên đóng góp những sáng kiến của mình để thực hiện chuyên đề này, tôi không tự bằng lòng với những gì mà mình đã biết, đã và đang làm được. Tôi tự biết mình phải nâng cao tinh thần học hỏi, luôn phấn đấu, tìm tòi để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm để nuôi dưỡng thế hệ mầm non cho đất nước nhằm đáp ứng với sự vận động và phát triển của xã hội.
 Qua nghiên cứu tôi đã rút ra được những bài hoc kinh nghiệm nhằm phát triển ngông ngữ mạch lạc cho trẻ từ 4 – 5 tuổi sau:
 - Giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển tính tích cực giao tiếp, tạo cơ sở cho sự hoàn thiện nhân cách của trẻ.
 - Giáo viên cùng phụ huynh cùng sưu tầm, sáng tác các bài đồng dao, ca dao, các câu truyện có nội dung giáo dục, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc để cung cấp từ ngữ mới cho trẻ
 - Cung cấp tri thức bằng việc cho trẻ nghe, xem, thăm quanrèn luyện kỹ năng, tăng cường trò chuyện nhằm tạo “vốn” và kinh nghiệm giao tiếp cho trẻ.
 - Tạo môi trường vui chơi kích thích hứng thú và hoạt động của trẻ: Đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú, bổ xung một số sản phẩm thật (trong điều kiên cho phép), đồ dùng đồ chơi ở trạng thái “mở” để kích thích trí tò mò, ham hỏi của trẻtừ đó giáo viên có nhiều tình huống để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
 - Gia đình và nhà trường cần có sự liên kết chặt chẽ để cùng có một phương hướng giáo dục đồng nhất và hiệu quả, cần phải giúp trẻ phát triển ngông ngữ mạch lạc ở mọi lúc mọi nơi, mọi tìmh huống, hoàn cảnh, mọi hoạt động. 
 Trên đây là một số sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện tại trường lớp nơi tôi đang công tác. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp đóng góp, giúp đỡ, bổ xung để bài sáng kiến đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2008
Người viết
 Nguyễn Thị Huế

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_ren_luyen_ky_nang_pha.doc
Sáng Kiến Liên Quan