SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi B2 hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên ở trường Mầm non Đại Lai
Năm học 2021-2022 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi tiếp tục trực tiếp phụ trách lớp 4-5 tuổi B2, bản thân luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ.
Giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, phẩm chất đạo đức tốt, luôn tạo điều kiện để học hỏi lẫn nhau trong công tác có năng lực sư phạm với nhiều thủ thuật thu hút trẻ và thật sự yêu nghề, mến trẻ nên có thể giúp trẻ cảm nhận và yêu những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh.
Đối với lớp 4 tuổi B2 tôi trực tiếp phụ trách, trẻ học rất hăng say, tích cực khi được cô tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu và hướng dẫn tham gia hoạt động.
Đa số trẻ có nề nếp tốt và hứng thú tham gia vào các hoạt động. Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn trẻ không những cung cấp kiến thức tạo hình mà còn mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về các sự vật hiện tượng xung quanh. Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để làm sao đưa ra phương pháp dạy, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách có hiệu quả nhất.
MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục tạo hình cho 3 trẻ mầm non 3 a. Ưu điểm 4 b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 2. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục 5 tạo hình cho trẻ mầm non 5 a. Biện pháp 1 7 b. Biện pháp 2 9 c. Biện pháp 3 17 d. Biện pháp 4 18 e. Biện pháp 5 3. Kết quả (áp dụng thực tiễn) 19 a. Kết quả đạt được 19 b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 20 4. Kết luận 21 5. Kiến nghị, đề xuất 22 a. Đối với tổ chuyên môn 22 b. Đối với lãnh đạo nhà trường 22 c. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo 22 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 23 PHẦN IV: CAM KẾT 24 1 tạo hình. Và đây cũng là lý do thúc đẩy để tôi mạnh dạn suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi B2 hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên ở trường mầm non Đại Lai” với hy vọng đóng góp một phần trí thức của mình để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ mầm non trong hoạt động tạo hình. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục tạo hình cho trẻ mầm non Trường Mầm Non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Bình quản lý. Trường được thành lập năm 1992. Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo. Đảng, chính quyền từ tỉnh đến địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đã trang bị được nhiều phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phương tiện và trang thiết bị kịp thời như các đồ dùng, dụng cụ thể dục, máy tính, ti vi . Để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò trên lớp. Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững, có năng lực và năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để giúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình. Mặt khác, phòng giáo dục cũng như nhà trường thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng đổi mới hình thức dạy và học tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được thường xuyên học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn, đội ngũ giáo viên của trường có chuyên môn, sáng tạo trong các hoạt động. a. Ưu điểm Năm học 2021-2022 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi tiếp tục trực tiếp phụ trách lớp 4-5 tuổi B2, bản thân luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ. Giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, phẩm chất đạo đức tốt, luôn tạo điều kiện để học hỏi lẫn nhau trong công tác có năng lực sư phạm với nhiều thủ thuật thu hút trẻ và thật sự yêu nghề, mến trẻ nên có thể giúp trẻ cảm nhận và yêu những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh. 3 Bảng 1: Kết quả khảo sát khả năng tạo hình của trẻ từ lá cây Kết quả Tổng Đạt Chưa đạt TT Nội dung số trẻ Tổng Tổng % % số số Trẻ thực hiện được một số kỹ 1 27 12 44% 15 56% năng tạo hình từ lá cây Trẻ nhớ tên, cách làm một số 2 27 13 48% 14 52% sản phẩm Trẻ mạnh dạn tự tin diễn đạt 3 về sản phẩm tạo hình của 27 9 33% 18 67% mình Trẻ hứng thú tham gia hoạt 4 27 10 37% 17 63% động Từ kết quả như trên tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để tiết dạy “Hoạt động tạo hình” trẻ hứng thú, đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng cao khả năng tạo hình từ lá cây cho trẻ. Dựa vào vốn kiến thức đã học, được bồi dưỡng chuyên môn, và tìm hiểu tư liệu trên internet tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: 2. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục tạo hình cho trẻ mầm non Dựa vào bảng khảo sát tình hình thực tế tôi đưa ra 5 biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ mầm non. Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh để từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, tìm hiểu về các loại hoa, lá. 5 Hình ảnh minh họa tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ Biện pháp 2: Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên liệu tạo hình là vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu thiên nhiên là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm ra như lá cây, hoa, rơm Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn, để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện màu sắc tô cắt, dán, vẽ, nặn Những nguyên vật liệu lá cây, hoa, cành cây là những nguyên vật liệu dễ kiếm trong thiên nhiên không mất tiền và rất an toàn đối với trẻ. Điều đó rất thuận tiện cho các giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu trên. Nhưng để tạo được sản phẩm tạo hình hay làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu lá cây, hoa, cành cây cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: a, Những yêu cầu đối với nguyên vật liệu (lá cây, cành cây) 7 Biện pháp 3: Cách hướng dẫn làm một số đồ chơi từ lá cây trong hoạt động tạo hình. *Chiếc kèn lá Chuẩn bị: Một số loại lá (lá chuối, lá mít), 1 sợi dây. Cách làm: Cuộn đều tay mảnh lá chuối cho các mép lá khít vào nhau tạo thành 1 đầu nhỏ, 1 đầu to. Sau khi cuốn xong lấy dây buộc đầu to hoặc cài bằng que tăm cho lá khỏi bị tuột. Bóp nhẹ tay cho bẹp đầu nhỏ, ta được chiếc kèn lá. Có thể sử dụng nhiều loại lá để tạo ra kèn. Cách làm những chiếc kèn lá rất đơn giản, vì vậy có thể tổ chức cho trẻ làm những chiếc kèn lá trong hoạt động ngoài trời. Cách sử dụng: Trẻ thổi kèn bằng cách đưa đầu nhỏ của chiếc kèn vào miệng và thổi sẽ phát ra những âm thanh nghe rất vui tai, mới lạ đối với trẻ. Hình ảnh minh họa trẻ làm chiếc kèn lá *Trâu từ lá bàng (lá mít) Chuẩn bị: Chọn lá bàng, lá mít hoặc một loại lá bất kỳ nhưng to, dày, có đường gân và cuống lá hơi cứng; 1 sợi dây, kéo Cách làm: Cắt hoặc xé lượn theo gân lá (phía gần cuống lá) 2 đường để làm 2 sừng trâu. 9 Gấp 2 đầu của dải lá ngắn chồng lên dải lá dài. Gấp tiếp 1 đầu của dải lá dài chồng lên dải lá ngắn vừa gấp. 1 tay giữ 2 lá vừa gấp, tay kia cầm đầu của dải lá dài còn lại luồn vào khe giữa của 2 dải lá vừa gấp. Như vậy ta đã hoàn thành cái đồng hồ bằng lá. Tương tự như cách làm đồng hồ bằng lá, ta làm nhẫn và dây thắt lưng bằng lá, với nhẫn thì ta chọn 2 lá nhỏ và ngắn hơn, còn với thắt lưng thì ta chọn 2 dải lá dài hơn. Có thể tổ chức cho trẻ làm đồng hồ (nhẫn, dây thắt lưng) trong hoạt động góc, hoạt động có chủ đích (trong chủ đề bản thân, gia đình, ngành nghề). Cách sử dụng: Trẻ đeo đồng hồ, nhẫn vào tay (dây thắt lưng). Hình ảnh minh họa làm đồng hồ bằng lá chuối *Kính bằng lá dừa Chuẩn bị: 1 dải lá dừa dài khoảng 20-30 cm, 1 dải lá dừa dài khoảng 2 – 3 cm, kéo, 2 cọng lá dừa. 11 Cách làm: Đặt vuông góc 2 dải lá, gấp 2 đầu dài lá chồng lên nhau. Đan chồng lá ngang lên lá dọc rồi lá dọc lên lá ngang cho đến khi hết dải lá. Lấy kéo cắt dải lá còn dư. Dán miếng keo cố định 2 dải lá vừa đan xong. Dán thêm miếng keo giữa 2 đầu của cái vòng để dán lại khi đeo vào tay, cái vòng đeo tay đã hoàn thành. Tổ chức cho trẻ làm vòng đeo tay, đeo cổ trong hoạt động học hoặc hoạt động vui chơi. Cách sử dụng: Làm vòng tay đeo cổ, tặng cho bạn hoặc chơi cửa hàng bán vòng. *Chong chóng Chuẩn bị: 2 dải lá chuối (lá dừa, lá dứa) bằng nhau dài khoảng 28-30 cm, 1 que tre dài 25-30 cm (vót nhọn 1 đầu), 2 mẫu xốp bitis dày. Cách làm: Đặt 2 dải lá vuông góc ở chính giữa. 1 tay giữ chặt 2 dải lá, tay kia cầm 1 đầu của dải lá bất kỳ cuộn vào giữa. Lần lượt luồn các đầu của dải lá còn lại vào chỗ cong của đầu kia. Chỉnh sửa lần lượt các dải lá để cho 4 cánh của chong chóng bằng nhau. Xâu 1 mẫu lá vào đầu nhọn của que tre và xâu tiếp chong chóng vào que tre, sau đó xâu mẫu còn lại vào que tre để giữ cho chong chóng khỏi tuột ra ngoài, ta đã hoàn thành cái chong chóng. Có thể tổ chức cho trẻ làm chong chóng trong hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động góc (chủ đề trường mầm non, hiện tượng tự nhiên) Cách sử dụng: Cầm chong chóng chạy thi xem chong chóng ai quay nhanh hơn hoặc cầm chong chóng đưa ra trước gió thổi để cho chong chóng quay. Sử dụng chong chóng trong chủ đề hiện tượng tự nhiên khi hoạt động ngoài trời trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên. Cô cho trẻ cầm chong chóng trên tay khi không có gió đưa chong chóng ra thì không thấy hiện tượng gì. Khi gió nổi lên là chong chóng quay, cô giới thiệu cho trẻ biết được gió là một hiện tượng tự nhiên, khi có gió làm cho chong chóng quay, gió làm cho cây cối 13
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_b2_hoat_dong_sang_ta.doc
Bìa Hồng.doc
Biên bản đánh giá báo cáo Hồng.doc