Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non

Bảo vệ môi trường là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người.Vì thế ngay từ bậc học mầm non đã phải chú trọng và quan tâm đến việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ để hình thành cho trẻ nề nếp, kiến thức , kỹ năng, thái độ, hành vi , ý thức bảo vệ môi trường. giáo viên phải là người làm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi, thân thiện với môi trường. Do đó trước tiên, tôi phân tích những thuận lợi, khó khăn về cơ sở vật chất cho việc lồng ghép giáo dục và khảo sát đánh giá trẻ để

Trên cơ sở đó, tôi chủ động tham mưu với tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh đầu tư thêm cơ sở vật chất cho công tác giáo dục lồng ghép bảo vệ môi trường như : tài liệu ,sách báo về môi trường, chổi các loại, xô rác , hót rác. Khi có đủ điều kiện vật chất tôi hăng hái đi sâu vào công tác tổ chức, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi ,cung cấp cho trẻ các kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường trong tất cả các hoạt động trong ngày.

 

doc29 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 3108 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơi mà còn được tham gia vào các ngày lễ, ngày hội. Một năm học, trẻ được trải qua nhiều ngày lễ, hội: ngày khai giảng, tết trung thu, ngày noel, tết nguyên đánTrong các ngày đó trẻ được vui liên hoan, tham gia vào nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ. Với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh lớp học,sân trường, không vứt vỏ bánh kẹo, bim bimra lớp, sân trường để giữ vệ sinh chung trong toàn trường .
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, tôi cũng thường lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các tiết mục văn nghệ của trẻ như trình diễn thời trang về bảo vệ môi trường, các hoạt cảnh , hát múa về môi trườngQua đó,ý thức bảo vệ môi trường của trẻ được nâng cao rõ rệt.
Ngày khai giảng trường mầm non Hoa Sữa
Biện pháp 4. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi thông qua các thí nghiệm, thực nghiệm: 
 Thí nghiệm, thực nghiệm là các hoạt động trẻ trực tiếp được làm, quan sát, nhận ra sự thay đổi của sự vật, hiện tượng. Đây cũng là các hoạt động kích thích sự tò mò của trẻ nhiều nhất, trẻ hứng thú tham gia và hiệu quả giáo dục mang lại cũng cao. Trong các chủ đề theo chương trình , tôi cũng thường xuyên nghiên cứu để tìm tòi các thí nghiệm về môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ để trẻ vừa có cơ hội tìm hiểu, khám phá về môi trường và càng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hơn. Từ những thực nghiệm của chính bản thân mình, hình thành cho trẻ kỹ năng quan sát, óc phán đoán, biết giải thích, suy luận, qua đó có thể cung cấp hoặc củng cố kiến thức cho trẻ. 
Thí nghiệm: Sự kì diệu của nước:
* Mục đích:
 + Trẻ biết đặc điểm, các trạng thái của nước.
 + Biết sự thay đổi của nước về màu sắc, mùi vị sau khi làm thí nghiệm.
 + Tiếp tục củng cố kỹ năng làm việc theo nhóm, hợp tác cùng các bạn
 +Biết bảo vệ nguồn nước, không đổ các loại màu nước, hóa chất vào nước sinh hoạt.
* Chuẩn bị:
 + Các chai nước lọc cho 4 nhóm.
 + Cốc nhựa, thìa.
 + Đường, muối, nước cam.
 + Màu nước: xanh, đỏ, vàng, cam
* Cách tiến hành:
 + Chia trẻ thành 4 nhóm ngồi bàn, ghế.
 + Cho từng nhóm trẻ quan sát, nhận xét chai nước lọc về màu sắc, mùi vị.
 + Cho 4 nhóm pha vào nước theo yêu cầu
 - Nhóm 1 : Pha đường vào nước
 - Nhóm 2 : Pha muối vào nước.
 - Nhóm 3 : Pha màu nước .
 - Nhóm 4 : Pha nước cam.
 + Sau khi trẻ pha xong theo từng nhóm, cô cho trẻ quan sát, nếm để thấy sự thay đổi của nước lọc :
 - Nhóm 1: Thấy nước ngọt hơn nhưng vẫn trong suốt.
 - Nhóm 2: Thấy nước mặn hơn, không thay đổi về màu sắc.
 - Nhóm 3: Thấy nước chuyển sang các màu xanh, đỏ, vàng, cam.
 - Nhóm 4: Thấy nước có màu vàng nhạt, vị hơi chua, có mùi thơm của cam.
+ Cho trẻ suy luận và giải thích vì sao lại có sự khác nhau giữa các nhóm như thế?
 + Cô cho các nhóm trao đổi sản phẩm với nhau để trẻ ở các nhóm đều thấy được sự thay đổi của nước ở mỗi nhóm.
 + Cô chính xác về sự hoà tan của nước và sự thay đổi của nước phụ thuộc vào chất tan trong nước , nước đã pha màu nước thì không dùng trong sinh hoạt được.
 + Cô giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước, không đổ màu, các loại hóa chất như: xà phòng, dầu vào trong nước uống, nước sinh hoạt.
*Kết quả:
 + Trẻ biết được các đặc điểm của nước qua thí nghiệm.
 + Hào hứng tham gia thí nghiệm. Khéo léo khi pha chế nước.
 + Trẻ mạnh dạn, tự tin đưa ra ý kiến của mình
 +Có ý thức bảo vệ nguồn nước trong sạch, không vứt rác, đổ các loại hóa chất vào nước dùng sinh hoạt.
Biện pháp 5. Sưu tầm, tìm kiếm những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản từ nguyên vật liệu thải . 
Tôi luôn kết hợp với Giáo viên cùng lớp, cùng khối suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu thải bỏ để hướng dẫn trẻ cùng thực hiện. Tôi nhận thấy, có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên vật liệu này và trẻ đã hào hứng chơi với những đồ chơi ấy vì yếu tố mới lạ luôn hấp dẫn trẻ.Các sản phẩm tự tạo từ các nguyên vật liệu phế thải trẻ mang ở nhà đến lớp như : chai nước, lọ dầu gội, các vỏ hộp bánh, miếng xốp ốp trần, các loại hộp sữa , bìa lịch cũ... Qua hoạt động trẻ được làm cùng cô ,biến từ những thứ tưởng chừng như đã bỏ đi thành những đồ chơi ngộ nghĩnh , trẻ vừa hứng thú , vừa biết cách tiết kiệm cùng cô sưu tầm thêm các nguyên vật liệu phế thải mang đến lớp , từ đó ý thức bảo vệ môi trường của trẻ cũng được nâng lên rõ rệt.
 Một số hình ảnh đồ dùng, đồ chơi tự tạo làm từ nguyên vật liệu phế thải
 Chú gà con làm từ hộp Chai dầu gội đầu hết đã trở thành 
 sữa chua chiếc ô tô cho bé chơi rồi 
 Đây là chiếc xe đạp được sử Các cây rau được làm từ vỏ 
 dụng từ những chiếc đĩa hộp sữa và từ xốp 
 Chú lợn đáng yêu này được làm Còn chú lợn này thì làm bằng
 từ vỏ hộp sữa chua đấy. hộp sữa bé uống hàng ngày .
Biện pháp 6. Phối kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
 “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”
Vâng, câu hát đã nêu cao vai trò phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ. Nếu trẻ chỉ được giáo dục ở trường thôi thì chưa đủ mà đòi hỏi trẻ còn phải được giáo dục từ phía gia đình.
Do đặc điểm tâm lý trẻ dễ nhớ mau quên, với mong muốn là trẻ có thể ghi nhớ lâu hơn và nắm chắc những kiến thức đã được học ở trên lớp nên tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào các giờ đón, trả trẻ về tình hình học tập của trẻ ở lớp. Với những trẻ yếu, tôi tích cực đôn đốc phụ huynh kèm cặp cháu thêm ở nhà.Với việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về ý thức giữ vệ sinh cơ thể cũng như vệ sinh môi trường của trẻ khi ở lớp để trẻ có biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường khi ở nhà hoặc ở các nơi công cộng.
Do đặc điểm tình hình địa phương, phụ huynh mải làm ăn buôn bán không có nhiều thời gian để ý đến việc học tập của trẻ, nhất là trẻ mầm non, và đặc biệt là trẻ 4- 5 tuổi, họ chỉ mong con cái mình đến lớp được ăn no, ngủ kỹ. Nắm bắt được điều đó, nên ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã thông qua chương trình giáo dục, thời khoá biểu của lớp mẫu giáo nhỡ với các chủ đề, phụ huynh được biết tất cả các hoạt động ở lớp qua các môn học. 
Đặc biệt tôi tích cực tuyên truyền tới phụ huynh về tác dụng của môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường với cuộc sống con người nói chung và với sự phát triển của trẻ nói riêng. Đặc biệt, để tạo góc thiên nhiên cho trẻ hoạt động, tôi còn vận động phụ huynh mang cây cảnh nhỏ, các loại hạt giống, chai lọ, chậu, hộp xốp đến lớp để cho trẻ hàng ngày được chăm sóc và nhận xét quá trình lớn lên, sự thay đổi của cây, từ đó trẻ có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
 Việc trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh được tôi tiến hành thường xuyên trong các giờ đón, trả trẻ và thông qua việc xây dựng góc tuyên truyền phong phú, đa dạng, đẹp, thu hút sự chú ý của phụ huynh. 
Tôi dành 1 mảng tường trước cửa lớp để làm góc tuyên truyền đến phụ huynh với các nội dung : kế hoạch học tập theo từng chủ đề, từng tuần, từng tháng. Các nội dung về chăm sóc sức khỏe cho trẻ, các dịch bệnh đang diễn ra, đặc biệt với các dịch bệnh có nguyên nhân chủ yếu do công tác vệ sinh cá nhân , vệ sinh môi trường gây nên như bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảytừ đó nhắc nhở phụ huynh nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cho trẻ ở mọi nơi để phòng dịch bệnh.
Bảng tuyên truyền
Trong công tác chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu cho các hoạt động ở lớp, tôi luôn xác định phụ huynh là nguồn nguyên vật liệu vô cùng phong phú, đa dạng, đa chủng loại.Vì vậy, tôi thường xuyên vận động phụ huynh ủng hộ thêm các nguyên vật liệu, đồ dùng phế thải như : lịch cũ, vỏ hộp bánh, vỏ dầu gội đầu, chai lọ....để tôi làm các đồ dùng tự tạo phục vụ cho các hoạt động của trẻ. 
Việc thực hiện chương trình đổi mới giáo dục theo các chủ đề đòi hỏi phải có nhiều học liệu cho trẻ hoạt động theo chủ đề, vì vậy, ở góc tuyên truyền với phụ huynh ngoài cửa lớp, tôi thường in thông báo vào đầu mỗi chủ đề để phụ huynh cùng sưu tầm tranh ảnh, nguyên liệu theo chủ đề cho trẻ mang đến lớp để hoạt động.
 Sau khi áp dụng biện pháp này, tôi thấy mối quan hệ giữa tôi và các phụ huynh học sinh trong lớp trở nên gần gũi hơn. Phụ huynh nắm được tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong sự phát triển của trẻ nên đã quan tâm hơn nhiều đến việc học tập của con em mình, họ thường xuyên trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại với tôi về tình hình học tập của con em mình ở nhà, từ đó chúng tôi cùng đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ phù hợp, tốt hơn. Phụ huynh ngày càng yên tâm hơn khi gửi con ở lớp mẫu giáo. Và được sự vận động nhiệt tình của giáo viên ở lớp, phụ huynh lớp tôi sẵn sàng ủng hộ những nguyên vật liệu cho cô và trẻ hoạt động, khám phá, tìm hiểu thí nghiệm ở lớp mỗi khi lớp có yêu cầu như : chai, lọ, bông mút, hạt giống, bóng bay, bóng nhựa, các loại đất, chong chóng, len, vải vụn...Phụ huynh đã có ý thức giữ vệ sinh chung và cùng giáo viên có các biện pháp giáo dục trẻ nên trẻ cũng biết cách bảo vệ môi trường như: biết giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, biết chăm sóc và bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ, biết sử dụng tiết kiệm và bảo vệ một số tài nguyên đất, nước không bị ô nhiễm..
 III. KẾT QUẢ :
 *Đối với giáo viên: 
 - Trước khi áp dụng sáng kiến này, tôi cũng đã lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động của trẻ nhưng vẫn còn gặp nhiều lúng túng, chưa thu hút được hứng thú của trẻ .Từ khi áp dụng sáng kiến, tôi đã nắm rõ hơn các hướng dẫn của phòng về việc lồng ghép chuyên đề, từ đó chủ động trong việc lập kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động của trẻ một cách linh hoạt, sáng tạo. Bên cạnh đó, tôi cũng đã sưu tầm thêm được nhiều tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường để làm phong phú thêm trong các hoạt động giáo dục trẻ.
- Luôn luôn nhận thức được bảo vệ môi trường và hướng người khác bảo vệ môi trường.
- Nhận thức đúng đắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên (nước, điện ) một cách  hiệu quả hợp lý là quyền và nghĩa vụ của  bản thân, mang lại ích lợi cho bản thân. 
 - Sau khi áp dụng sáng kiến, tôi đã tự tin và mạnh dạn tổ chức nhiều hơn các hoạt động cho trẻ khám phá về môi trường qua các thí nghiệm, thực nghiệm. Về công tác làm đồ dùng cho trẻ thì tôi cũng làm thêm được khá nhiều các đồ dùng , đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu phế thải vừa tận dụng , vừa góp phần bảo vệ môi trường và giáo dục cho trẻ tinh thần tiết kiệm cao, tránh lãng phí. 
*Đối với phụ huynh:
- Luôn phối hợp với giáo viên nhắc nhở trẻ ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi. 
- Biết sử dụng các nhiên liệu (Xăng, gas, điện) và các nguồn tài nguyên ( Nước)
- Với các hình thức và nội dung tuyên truyền tới phụ huynh như trên, phụ huynh lớp tôi đã nâng cao hơn ý thức bảo vệ môi trường, nhiệt tình cùng cô trong cách chăm sóc, giáo dục trẻ , tích cực sưu tầm thêm các tài liệu, nguyên liệu để giáo viên làm phong phú thêm các đồ dùng, học liệu cho trẻ hoạt động về môi trường
*Đối với trẻ:
- 100% trẻ ở lớp bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản
- 96% Trẻ khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi biết nhắc nhở. 
- 95% Trẻ có ý thức nhắc nhở người lớn không hút thuốc lá nơi công cộng.
- 100% Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động trực nhật khi được yêu cầu. 
- Sau khi áp dụng sáng kiến, trẻ lớp tôi đã mạnh dạn hơn nhiều, tích cực và khéo léo khi làm các thí nghiệm, kỹ năng phán đoán, suy luận, so sánhtiến bộ rõ rệt. Trẻ hào hứng và thích thú với các hoạt động của lớp, đặc biệt là các hoạt động lồng ghép bảo vệ môi trường .Từ đó, trẻ khắc sâu các kiến thức về môi trường, có các kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử đúng với môi trường xung quanh. 
*Kết quả cụ thể: 
- Từ những năm học trước, việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường ở trường tôi nói chung và ở lớp tôi nói riêng vẫn được lồng ghép vào các nội dung trong chương trình nhưng nội dung và hình thức lồng ghép còn chưa sâu, chưa có nhiều sáng tạo, chưa tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động bảo vệ môi trường. Giáo viên chưa mạnh dạn cho trẻ làm các thí nghiệm, thực nghiệm, đặc biệt là các thí nghiệm về môi trường .Vì vậy, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ còn chưa cao, trẻ còn thụ động,chưa tự giác giữ vệ sinh , bảo vệ môi trường ,chưa có kỹ năng làm các thí nghiệm, thực nghiệm, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin.
- Qua các biện pháp trên, qua thực tế tổ chức lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trưởng ở lớp từ đầu năm học đến nay, chất lượng giáo dục của trẻ lớp tôi đã có thay đổi rõ rệt, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn nhiều,hầu hết trẻ đều tự giác và có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên quanh mình, trẻ biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ , biết cách phòng tránh khói bụi, tránh nắng, gióTrẻ tích cực tham gia lao động vệ sinh lớp học cùng cô, lau dọn đồ dùng , đồ chơi, vệ sinh sân trường, vườn rau, chăm sóc vật nuôi , cây trồng quanh lớp học cũng như tại gia đình,không vứt rác bừa bãi , không ngắt lá bẻ cành, không dẫm chân lên cỏ .Trẻ hào hứng tham gia vào các thí nghiệm, thực nghiệm, khéo léo khi làm các thí nghiệm, biết quan sát, theo dõi và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi sau mỗi thí nghiệm, hứng thú, tự tin khi đưa ra ý kiến của riêng mình, từ đó biết cách bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên Kết quả cụ thể như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
LỚP MẪU GIÁO NHỠ
Đầu năm học
(Chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Hết kỳ I
( Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Tăng (+ )
giảm (- ),
Cuối học kỳ I so với đầu năm học
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
SỐ TRẺ
62
100
62
100
62
100
Tốt
11
17,8
12
19,3
+1
1,6
Khá
15
24,2
17
27,4
+2
3,2
TB
22
35,4
24
38,8
-2
3.2
Yếu
14
22,6
9
14,5
- 5
8
Trong quá trình giảng dạy, nhờ có sáng kiến mà tôi tạo điều kiện cho trẻ được tham gia bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. Trẻ được tham gia khám phá về môi trường thiên nhiên quanh trẻ, được tham gia lao động vệ sinh cùng cô và bạn , được trải qua các thí nghiệm , thực nghiệm về môi trường thiên nhiên , được cùng cô làm các đồ dùng , đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thảiĐồng thời, tôi cũng thấy thoải mái, phấn khởi hơn nhiều khi được hoà mình vào thế giới của trẻ thơ với những suy nghĩ và những câu hỏi ngây ngô, đầy tính trẻ con của trẻ .
 Cũng nhờ có biện pháp tuyên truyền có hiệu quả đến các bậc phụ huynh, mà tôi đã có nhiều các nguyên vật liệu phế thải để làm các đồ dùng tự tạo ngộ nghĩnh, vui mắt cho trẻ, cũng như các loại hạt giống, các đồ dùng để làm thí nghiệm .Và một điều chắc chắn rằng, trẻ lớp tôi sẽ không thể nào có sự tiến bộ nhanh như vậy nếu không được sự quan tâm tận tình, kèm cặp các cháu khi ở nhà của các bậc phụ huynh.
 IV.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Từ những kết quả đã đạt được ở trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
 - Giáo viên phải có trách nhiệm cao với công việc, biết xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ trong năm học theo từng tháng, từng chủ điểm,từng tuần, từng ngày, phải luôn yêu nghề, say mê, tận tình với công việc, yêu quý trẻ .
- Giáo viên phải năng động, tìm kiếm nội dung, hình thức lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các chủ điểm trong chương trình sao phù hợp với độ tuổi, nhận thức của trẻ trong lớp.
- Giáo viên phải tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc nhiều với thế giới thiên nhiên xung quanh trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được lao động vệ sinh trong và ngoài lớp học nhằm hình thành tình yêu thiên nhiên , yêu lao động cho trẻ.
- Giáo viên phải chú ý lắng nghe câu hỏi của trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ, tìm mọi cách, mọi hình thức để giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
- Cô giáo phải năng động, linh hoạt,luôn củng cố kiến thức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động hàng ngày ở lớp.
- Tích cực, thường xuyên nghiên cứu, làm nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động.
- Đánh giá, khảo sát trẻ để có kế hoạch lồng ghép, giáo dục phù hợp với nhận thức của trẻ , thực tế của lớp. 
- Không ngừng học hỏi, tiếp thu cái mới từ bạn bè, đồng nghiệp, từ các phương tiện thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc, đến gần với công nghệ thông tin ngay từ bậc học mầm non và còn góp phần giảm tải công việc cho giáo viên.
- Trang trí lớp đẹp, phong phú, tạo góc mở cho trẻ hoạt động để lôi cuốn, kích thích sự hứng thú của trẻ và có tác dụng to lớn trong việc tuyên truyền với phụ huynh về giáo dục mầm non.
- Biết phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, có biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh rèn các cháu ở nhà để trẻ có thể phát triển toàn diện nhân cách.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Bảo vệ môi trường là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người.Vì thế ngay từ bậc học mầm non đã phải chú trọng và quan tâm đến việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ để hình thành cho trẻ nề nếp, kiến thức , kỹ năng, thái độ, hành vi , ý thức bảo vệ môi trường. giáo viên phải là người làm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi, thân thiện với môi trường. Do đó trước tiên, tôi phân tích những thuận lợi, khó khăn về cơ sở vật chất cho việc lồng ghép giáo dục và khảo sát đánh giá trẻ để 
Trên cơ sở đó, tôi chủ động tham mưu với tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh đầu tư thêm cơ sở vật chất cho công tác giáo dục lồng ghép bảo vệ môi trường như : tài liệu ,sách báo về môi trường, chổi các loại, xô rác , hót rác... Khi có đủ điều kiện vật chất tôi hăng hái đi sâu vào công tác tổ chức, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi ,cung cấp cho trẻ các kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường trong tất cả các hoạt động trong ngày. 
Là một giáo viên Mầm non tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Giáo dục ý bảo vệ môi trường là một việc nên làm cho thế hệ trẻ hôm nay và còn cho cả thế hệ trẻ ngày mai, chính vì vậy, giáo viên phải là người làm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi, thân thiện với môi trường. Với những biện pháp tôi đã thực hiên trên, từ đó tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: 
- Nghiên cứu tham khảo tài liệu, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Cô giáo phải là tấm gương sáng về giữ gìn và bảo vệ môi trường để trẻ noi theo.
- Với vai trò là người giáo viên, người hướng dẫn trẻ, tôi luôn tìm hiểu kỹ và sâu sắc vai trò của môi trường trong cuộc sống của con người. Để từ đó tôi tìm ra những phương hướng, biện pháp tích cực và triệt để nhất để bảo vệ môi trường.
- Nhận thức đúng đắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên (nước, điện) một cách hiệu quả hợp lý là quyền và nghĩa vụ của bản thân, mang lại lợi ích cho bản thân.
- Luôn tìm tòi và khám phá các cách sử dụng và tái chế các nguyên vật liệu cũ để làm thành các công cụ dạy học và các đồ dùng đồ chơi.
- Kết hợp với phụ huynh rèn cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi.
- Giáo viên trao đổi thường xuyên với phụ huynh về những sản phẩm mà trẻ làm được, vận động phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu cũ để cho trẻ được phát huy sự sáng tạo của mình.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình thực hiện đề tài “Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non” Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý phòng, ban thi đua, các đồng chí, đồng nghiệp giúp đỡ tôi để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_bao_ve_moi_truong_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan