SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Trung học Phổ thông khu vực miền núi Nghệ An hạn chế tình trạng bỏ học, vắng học thường xuyên thông qua giáo dục đạo đức và vai trò của giáo viên chủ nhiệm

2.1. Thực trạng

2.1.1. Một số về vấn đề đạo đức trong trường trung học phổ thông khu vực miền

núi hiện nay

Qua thực tế tìm hiểu học sinh trường THPT Kỳ Sơn những năm gần đây tôi

nhận thấy đạo đức học sinh nơi đang là vấn đề trăn trở, đến mức báo động, là nỗi5

lo của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Một số học sinh không còn biết lễ phép,

trở nên ngang bướng, vô lễ, không biết tôn trọng bạn bè, giáo viên, người lớn

tuổi. Nhiều học sinh không chăm lo rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức của bản thân,

sống buông thả, tùy tiện, bất chấp đạo lí, dễ sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm luật pháp

và thất bại trong cuộc sống. Một số học sinh thường hay nói tục, chửi thề, sử dụng

ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp. Một số học sinh đua đòi lối sống thời thượng,

thích làm nổi bật mình một cách lố bịch, kệch cỡm bằng những hành vi phản cảm,

vô văn hóa như xăm hình, nhuộm tóc nhiều màu, Gần đây còn xuất hiện việc

học sinh đánh nhau gây mấy trật tự, bạo lực học đường. Hầu hết những vụ gây gổ,

bạo lực của học sinh xuất phát từ những lí do không đâu, có thể kể như nhìn thấy

ghét, khiêu khích, ghen tuông, bị xúi giục, thích làm anh chị, Hiện tượng học

sinh trốn học, bỏ tiết, hút thuốc lá trong trường học là vấn đề làm đau đầu ban giám

hiệu nhà trường cũng như giáo viên bộ môn và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Cụ

thể trong năm học 2018 - 2019 có 51 trường hợp vi phạm pháp luật, trộm cắp vặt;

3 trường hợp đánh nhau. Năm học 2019 - 2020 có 2 vụ đánh nhau có tổ chức trong

và ngoài nhà trường.

Những vấn đề trên thực chất chỉ mới xuất hiện trong một vài năm gần đây

tại trường THPT Kỳ Sơn nơi mà tôi đang công tác. Khi cuộc sống ngày càng trở

nên hiện đại, công nghệ thông tin bùng nổ, thế giới trở nên “phẳng” thì vấn đề đạo

đức càng cần phải được giữ gìn.

2.1.2. Thực trạng về việc học sinh bỏ học tại trường trung học phổ thông ở khu

vực miền núi

Kỳ Sơn là một trong những huyện có số học sinh bỏ học nhiều nhất tỉnh.

Riêng học sinh tiểu học có: 205 em, THCS 200 em, đó là chưa kể học sinh các

trường mầm non và THPT, tổng số học sinh bỏ học của huyện Kỳ Sơn trên 500

em. Nguyên nhân học sinh bỏ học một phần là do các em bị ở lại lớp, nhưng phần

lớn là do hoàn cảnh đói nghèo. Những năm gần đây còn có hiện tượng các em bỏ

học để đi vào Nam làm công nhân trong các nhà máy. Cụ thể năm học 2018-2019

Trường có 97 em học sinh bỏ học, năm học 2019 - 2020 con số này trong học kỳ 1

là 50 học sinh.

Điều đáng nói là học sinh ở vùng Kỳ Sơn có 95% đồng bào dân tộc thiểu số

nên chất lượng giáo dục không thể đạt được kết quả như những vùng miền xuôi.

Trước thực trạng học sinh bỏ học ồ ạt, ngành giáo dục huyện đã huy động giáo

viên đi vào từng thôn bản để vận động các em tới lớp nhưng không hiệu quả.

Mỗi năm toàn huyện Kỳ Sơn có khoảng 100 học sinh cấp II bỏ học giữa

chừng, nhiều nhất trong số này là học sinh người Khơ Mú. Tỷ lệ học sinh thi vào

cấp III cũng chỉ chừng 70%. Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng dẫn đến rất

nhiều hệ lụy cho các em vì nếu không tốt nghiệp cấp III thì để đi học nghề cũng

rất khó.

pdf40 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Trung học Phổ thông khu vực miền núi Nghệ An hạn chế tình trạng bỏ học, vắng học thường xuyên thông qua giáo dục đạo đức và vai trò của giáo viên chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dục cho cha mẹ học sinh bằng cách trao đổi kinh 
nghiệm giáo dục bồi dưỡng tri thức khoa học cho các bậc cha mẹ học sinh thông 
qua các buổi thảo luận, các cuộc họp, hội thảo, báo cáo chuyên đề,... về giáo dục. 
Tri thức khoa học về giáo dục của cha mẹ học sinh sẽ có tác động tích cực trong 
việc nâng cao hiệu quả giáo dục ở nhà. Tri thức khoa học giáo dục mà cha mẹ học 
sinh cần biết, bao gồm các kiến thức chung về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; về vai 
trò đặc biệt của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học 
sinh; về đặc điểm tâm sinh lý ở độ tuổi của các em, những tác động của môi trường 
làm biến đổi định hướng và giá trị của các em. 
- Thực hiện phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh.Quan hệ giữa nhà 
trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh là quan hệ phối hợp. Hiệu trưởng cần 
phát huy tốt vai trò của Ban đại diện trong việc kết hợp giáo dục học sinh và phát 
triển nhà trường. Một số công việc hiệu trưởng cần thực hiện như sau: 
+ Chủ động phối hợp tổ chức họp cha mẹ học sinh định kỳ, bầu ban đại diện 
ở các lớp và toàn trường. 
+ Tạo điều kiện cho Ban đại diện hoạt động cả về thời gian và không gian. 
+ Vận động cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của 
trường, giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa như giáo dục truyền 
thống, hội thao, văn nghệ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
+ Huy động sự đóng góp của Ban đại diện cho một số hoạt động của nhà 
trường như hỗ trợ khen thưởng, vận động trợ giúp học sinh nghèo, tu sửa và trang 
bị cơ sở vật chất cho trường. 
10. Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường 
Ban giám hiệu trường đứng đầu, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong 
nhà trường. Chính vì thế việc phối hợp với Ban giám hiệu trường là điều tất yếu để 
có thể duy trì được nề nếp cũng như sĩ số học sinh lớp mình. Tôi thường báo cáo 
lên Ban giám hiệu nhà trường những thông tin liên quan đến lớp, học sinh một 
cách kịp thời, chính xác theo từng tháng, hoặc từng đợt như: 
- Tổng số học sinh của lớp theo từng tháng, từng kỳ. Đặc biệt nếu có trường 
hợp học sinh vi phạm về vấn đề đạo đức hay học sinh có dấu hiệu bỏ học thì ngay 
lập tức phải thông báo và phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tìm hướng giải 
quyết. Ngoài ra chế độ đối với học sinh cũng hết sức quan trọng nên tôi cũng 
thường xuyên báo cáo về những vấn đề như: Tổng số em học sinh thuộc hộ nghèo 
được hưởng theo Nghị định 86 theo kỳ, số em học sinh được nhận chế độ tiền ăn, 
tiền ở theo Nghị định 116 theo từng đợt phát. 
- Các kiến nghị của phụ huynh cần trao đổi với nhà trường cũng là một trong 
những nội dung cần được báo cáo lên Ban giám hiệu để kịp thời giải đáp những 
26 
thắc mắc của phụ huynh. 
- Báo cáo những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cùng với nhà 
trường tìm cách tháo gỡ để các em có điều kiện học tập tốt hơn. 
-...... 
11. Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với Đoàn trường 
Tổ chức Đoàn vốn là nơi tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích, đào tạo ra 
nhiều gương mặt tiêu biểu tiên tiến. Vì vậy trong công tác chủ nhiệm việc kết hợp 
với Đoàn trường là rất cần thiết. Đoàn trường có nhiều ưu thế đối với việc giúp 
giáo viên chủ nhiệm trong những việc như: 
- Giáo dục “nền nếp, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”, đặc biệt là giáo 
dục cách nhận thức, cách sống cho học sinh qua các ngày lễ lớn, các phong trào 
học tập, văn nghệ, thể thao, về nguồn,... Đoàn kết hợp với các cơ quan chức năng 
hỗ trợ khó khăn cho đoàn viên. 
- Đoàn trường có khả năng tập hợp đoàn kết đoàn viên, thanh niên vào các 
hoạt động bổ ích qua đó giáo dục tư tưởng, giáo dục kĩ năng sống qua từng giao 
tiếp nhỏ. 
- Đoàn kết nạp thanh niên vào tổ chức Đoàn để góp phần xây dựng Đoàn 
và Đảng. 
- Những năm gần đây, do có sự cải tiến về chế độ làm việc, Đoàn có thêm 
thời gian tham gia sâu vào công tác thi đua, giáo dục học sinh cá biệt và đã hoàn 
thành tốt công việc được giao. 
- Kết hợp với Đoàn trường để giáo dục học sinh cá biệt. 
- Kết hợp với Đoàn trường để hỗ trợ khó khăn cho Đoàn viên. 
- Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được các hoạt động, các ưu, khuyết điểm 
(nếu có) của tổ chức Đoàn để vừa nhờ Đoàn giáo dục, khen thưởng học sinh, vừa 
chung sức với Đoàn khi tổ chức này mời tham gia hoạt động. Gần Ban chấp hành 
Đoàn, giáo viên chủ nhiệm càng hiểu học sinh lớp mình hơn, từ việc hình thành 
nhân cách cho đến việc nhắc nhở trang phục... đều có Đoàn kề cận. Giáo viên chủ 
nhiệm càng tranh thủ sự giúp đỡ của Đoàn trường càng làm việc có hiệu quả. Thực 
tế giáo viên chủ nhiệm không thể bám lớp liên tục nên cần báo cho Đoàn hỗ trợ 
giúp đỡ học sinh bị vi phạm nội quy. 
- Giáo viên chủ nhiệm cần nhận rõ ưu thế đặc biệt của Đoàn thanh niên đối 
với học sinh mà cá nhân mình không thể thay thế dù có phấn đấu hết mình. Tổ 
chức Đoàn Thanh niên là tổ chức của tuổi trẻ. Đây là môi trường gần gũi, bằng 
nhiều phương pháp đã giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan cho học sinh theo 
từng nhiệm vụ năm học mà Đoàn cấp trên và chi bộ giao phó. Những năm gần đây, 
Đoàn trường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, theo dõi thi đua kịp thời, sâu sát, 
giáo viên chủ nhiệm càng phối hợp giáo dục học sinh thuận lợi hơn nhiều so với 
27 
các năm. 
12. Công tác phối hợp với các nguồn lực ngoài nhà trường, các tổ chức từ 
thiện,... 
Để ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học, vận động các em quay trở lại lớp, 
tiếp tục theo học, các cấp các ngành, đoàn thể quần chúng xã hội đã tiến hành 
nhiều biện pháp như: tuyên truyền, vận động, trợ giúp các em có hoàn cảnh khó 
khăn về tinh thần cũng như vật chất. Giúp đỡ, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó 
khăn như cấp xe đạp, dụng cụ học tập cũng là biện pháp giúp các em không nghỉ 
bỏ học. Phải tranh thủ các nguồn hỗ trợ của các mạnh thường quân giúp trường 
sách vở, bút mực, quần áo,... cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, góp phần giảm 
đáng kể số học sinh nghỉ bỏ học. Trong mỗi năm học nhà trường cũng tổ chức gây 
quỹ, vận động các mạnh thường quân để có những chương trình trao học bổng cho 
các em có tinh thần học tập tốt, chăm ngoan để các em có động lực học tập tốt hơn. 
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ 
THỰC HIỆN 
Qua một thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy hiệu quả rõ rệt và 
dưới đây là kết quả tập thể do tôi chủ nhiệm đã đạt được: 
- Việc duy trì sĩ số hàng tuần lớp tôi luôn đứng vị thứ thấp nhất 
- Uy tín nhà giáo được nâng cao, tạo được niềm tin trong phụ huynh học sinh. 
- Quan hệ giữa cô trò, bạn bè ngày càng được thắt chặt và đoàn kết. 
- Các em học sinh cảm thấy tự tin hơn trong việc giao tiếp với mọi người 
- Mạnh dạn đưa ra được suy nghĩ, cảm nhận của mình hơn 
- Kết quả duy trì sĩ số và tỷ lệ học sinh bỏ học của lớp tôi chủ nhiệm giảm 
đáng kể thấy rõ được qua các thành tích sau đây: 
* Về công tác đoàn: Năm học 2018 - 2019 
+ Giải nhất báo tường 
+ Giải nhì văn nghệ 20/11 
+ Giải nhì toàn trường trong đợt thi đua 20/11 
+ Giải nhì môn bóng đá của trường tổ chức 
+ Cuối năm học được lớp tiên tiến xuất xắc 
28 
* Về công tác đoàn: Năm học 2019 - 2020 
+ Giải nhì báo tường 
+ Giải nhì văn nghệ 20/11 
+ Giải nhì toàn trường trong đợt thi đua 20/11 
+ Giải nhì môn bóng đá của trường tổ chức 
+ Giải nhì chăm sóc bồn hoa 
29 
+ Cuối năm học được lớp tiên tiến xuất sắc 
+ Luôn nằm trong top có bồn hoa xanh sạch đẹp của trường. 
+ Được Huyện Đoàn ghi nhận vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công 
tác đoàn (chi đoàn 10C3, 11C3, 12C3). 
+ Mặc dù trường đóng trên địa bàn miền núi có xuất phát điểm thấp nhưng 
bằng sự nỗ lực của thầy và trò năm học 2017- 2018. Tập thể lớp tôi luôn đạt được 
nhiều kết quả cao trong học tập cũng như trong thi đua. 
+ Số lượng học sinh khá, giỏi đạt kết quả cao. 
- Số lượng học sinh bỏ học trong 2 năm gần đây vẫn còn, nhưng bằng sự nổ 
lực của giáo viên và học sinh, các lớp tôi chủ nhiệm vẫn bảo toàn được sĩ số. 
- Kết quả cuối năm của các tập thể do nhà trường xếp loại: là 1 trong 3 tập 
thể tiến tiến xuất sắc. 
- Về hạnh kiểm: 
Lớp 
Xếp 
loại 
Đầu năm Kết thúc năm học Học 
sinh 
bỏ 
học 
Vi 
phạm 
tệ nạn 
xã hội 
Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 
10C3 
32 HS 
SL 20 8 4 0 28 4 0 0 0 0 
% 62.5 25.0 12.5 0 87.5 12.5 0 0 0 0 
11C3 
32HS 
SL 21 7 4 0 29 3 0 0 0 0 
% 65.6 21.2 13.2 0 90.6 9.4 0 0 0 0 
12C3 
32HS 
SL 21 7 4 0 30 2 0 0 0 0 
% 65.6 21.2 13.2 0 93.8 6.2 0 0 0 0 
30 
- Về học tập 
Lớp 
Xếp 
loại 
Đầu năm Kết thúc năm học Tỉ lệ 
đậu tốt 
nghiệp Giỏi Khá 
Trung 
bình 
Yếu Giỏi Khá 
Trung 
bình 
Yếu 
10C3 
32HS 
SL 0 15 17 0 2 25 5 0 
% 0 46.9 53.1 0 6.3 78.1 15.6 0 
11C3 
32HS 
SL 2 25 5 0 4 25 3 0 
% 6.3 78.1 15.6 0 12.5 78.1 9.4 0 
Theo thống kê và điều tra của tôi kết hợp cùng với Nhà trường thì tỷ lệ học 
sinh có nguy cơ bỏ học trong các lớp 11A2,11C3, 12C8 và 12C3 mà tôi đang khảo 
sát có số liệu như sau: 
 Kết quả khảo sát trước khi áp dụng biện pháp: 
Đầu năm học 2018 - 2019 
TT Các đối tượng 
11A2 
(35 HS) 
11C3 
(35 HS) 
12C3 
(32 HS) 
12C8 
(34HS) 
Số học 
sinh 
Tỉ 
lệ (%) 
Số học 
sinh 
Tỉ lệ 
(%) 
Số học 
sinh 
Tỉ lệ 
(%) 
Số học 
sinh 
Tỉ lệ 
(%) 
1 
Với đối tượng 
học sinh có hoàn 
cảnh khó khăn, 
chăm ngoan 
25/35 71.4 24/35 68.5 22/32 68.7 26/34 76.5 
2 Học sinh cá biệt 3/35 8.6 3/35 8.6 3/32 9.4 2/34 5.9 
3 
Học sinh có bố 
mẹ mất sớm 
0/35 0 2/35 5.7 3/32 9.4 2/34 5.9 
4 
Học sinh vắng 
học thường 
xuyên và có 
nguy cơ bỏ học 
4/35 11.4 4/35 11.4 3/32 9.4 3/34 8.8 
5 
Học sinh nghiệm 
game 
3/35 8.6 2/35 5.8 1/32 3.1 1/34 2.9 
Kết quả minh chứng khi sử dụng “Một số biện pháp giúp học sinh THPT 
khu vực miền núi Nghệ An hạn chế tình trạng bỏ học, vắng học thường xuyên 
thông qua giáo dục đạo đức và vai trò giáo viên chủ nhiệm”. 
31 
Kết quả kháo sát sau khi áp dụng biện pháp: 
Kết thúc năm học 2018 - 2019 
TT Các đối tượng 
11A2 
(35 HS) 
11C3 
(35 HS) 
12C3 
(32 HS) 
12C8 
(34HS) 
Số học 
sinh 
Tỉ 
lệ (%) 
Số học 
sinh 
Tỉ lệ 
(%) 
Số học 
sinh 
Tỉ lệ 
(%) 
Số học 
sinh 
Tỉ lệ 
(%) 
1 
Với đối tượng học 
sinh có hoàn cảnh 
khó khăn 
31/35 88.6 27/35 77.1 25/32 78.1 28/34 82.4 
2 Học sinh cá biệt 3/35 8.6 3/35 8.6 3/32 9.4 2/34 5.9 
3 
Học sinh có bố mẹ 
mất sớm 
0/35 0 2/35 5.7 3/32 9.4 2/34 5.9 
4 
Học sinh vắng học 
thường xuyên và có 
nguy cơ bỏ học 
0/35 0 1/35 2.9 0/32 0 1/34 2.9 
5 
Học sinh nghiệm 
game 
1/35 2.8 2/35 5.7 1/32 3.1 1/34 2.9 
- Về phía học sinh Qua số liệu thống kê ở các trường trên địa bàn huyện Kỳ 
Sơn, với việc áp dụng hình thức giáo dục qua hoạt động nhằm duy trì sỉ số và giảm 
tỷ lệ học sinh bỏ học ở khu vực miền núi trên, tôi nhận rằng nó mang lại hiệu quả 
rất cao. Trước sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm nói riêng và các cô thầy bộ 
môn nói chung, cách thức dạy học mới, hiện đại, tạo môi trường cho học sinh được 
làm chủ trong việc hình thành kiến thức - kĩ năng, xây dựng ý thức, thái độ tích 
cực và những năng lực - phẩm chất cần có cho bản thân Với những lớp không áp 
dụng phương pháp của đề tài, hiệu quả giáo dục thấp hơn đáng kể. Về phía giáo 
viên phần lớn các giáo viên áp dụng phương pháp này đều thống nhất cao và đồng 
thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn. 
32 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Tính mới của đề tài 
Đề tài đã đưa ra được những giải pháp mang tính mới và sáng tạo về “Một 
số biện pháp giúp học sinh trung học phổ thông khu vực miền núi Nghệ An hạn chế 
tình trạng bỏ học, vắng học thường xuyên thông qua giáo dục đạo đức và vai trò 
của giáo viên chủ nhiệm”. Các giải pháp đưa ra đã được triển khai, kiểm nghiệm 
trong ba học gần đây đã mang lại hiệu quả cao. Đề tài không chỉ giúp cho học sinh 
hiểu được sâu sắc hơn giá trị học tập, giảm tỷ lệ mù chữ không chỉ với đối tượng 
học sinh mà còn cả những phụ huynh của các em. Đề tài đáp ứng được quan điểm, 
yêu cầu, tình hình ở miền núi phương pháp dạy học và quản lý học sinh, kiểm tra 
đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vận dụng 
đề tài vào thực tiễn này trong nhà trường sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trên cơ sở 
thực tiễn. Một người giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ góp phần xây dựng nên một tập 
thể lớp giỏi, nhiều giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ xây dựng nên một nhà trường vững 
mạnh. Sự quan tâm thường xuyên của người giáo viên chủ nhiệm chính là một yêu 
cầu vô cùng cần thiết để từ đó hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh. Giáo viên 
chủ nhiệm là cầu nối giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với 
tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Công tác phối hợp với giáo viên bộ môn tốt sẽ làm 
cho công tác chủ nhiệm thành công hơn. Sự hợp tác chặt chẽ, thường xuyên của 
giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh chính là nhân tố quyết định việc hạn 
chế tình trạng bỏ học của học sinh 
2. Tính khoa học 
Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học. Các phương pháp nghiên cứu phù 
hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng qui định. Nội dung của đề 
tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc, rõ ràng. Các luận cứ khoa học 
có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có 
hệ thống. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng qui chuẩn của 
một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo, có tính thuyết 
phục cao. 
3. Tính hiệu quả 
Đề tài được trình bày rõ ràng, cụ thể dễ áp dụng. Ba năm qua tôi và các đồng 
nghiệp đã thể nghiệm phương pháp giáo dục này và hiệu quả được nâng lên rõ rệt. 
Những lợi ích của việc giáo dục theo hình thức này là rất lớn đối với tất cả những 
giáo viên đã, đang và sẽ chủ nhiệm lớp trong nhà trường. 
- Về phía học sinh: tăng sự chuyên cần, tự tin và cải thiện đáng kể thái độ 
học tập, hành vi ứng xử,... 
- Về phía giáo viên chủ nhiêm: giáo dục theo hình thức tuyên truyền vận 
động, tổ chức các hoạt động ý nghĩa cho các em học sinh, tạo điều kiện cho giáo 
viên nâng cao tính chuyên nghiệp và hợp tác giữa các đồng nghiệp cũng như cơ hội 
33 
để xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh. Giáo viên cảm thấy yêu nghề hơn khi 
thấy các em chăm ngoan hơn, chuyên cần hơn, có tinh thần cao trong học tập và 
tham gia nhiệt tình các một hoạt động ngoại khóa mang tính hiệu quả cao và làm 
cho học sinh của mình thích thú, đam mê hơn với những buổi đến trường và các 
nội dung giáo dục trong nhà trường, thúc đẩy phong trào mỗi giáo viên là tấm 
gương tự học học, tự sáng tạo trong hội đồng sư phạm nhà trường. 
Sau khi áp dụng những phương pháp trên hứng thú học tập của học sinh 
được gia tăng, ý thức chăm ngoan và đi học đều đặn mang lại kết quả cao và rèn 
luyện tính siêng năng cần cù trong học tập được nâng cao và cụ thể hóa bằng 
những hành động thiết thực; bản thân giáo viên cũng được sáng tạo và làm mới 
mình trong nghề, mong muốn được cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp trồng 
người. Với những kết quả đó, chúng tôi có thể khẳng định rằng đề tài “Một số biện 
pháp giúp học sinh trung học phổ thông khu vực miền núi Nghệ An hạn chế tình 
trạng bỏ học, vắng học thường xuyên thông qua giáo dục đạo đức và vai trò của 
giáo viên chủ nhiệm” đã thực sự góp phần vào việc duy trì sĩ số, giảm tỷ lệ học 
sinh bỏ học, giảm thiểu học sinh vi phạm các vấn đề về đạo đức, mang lại niềm vui 
cho các em mỗi khi đến trường. 
34 
PHẦN VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 
1. Với các cấp, các nghành quản lí 
Giáo dục học sinh về công tác giáo dục đạo đức, tuyên truyền, vận động học 
sinh vắng học thường xuyên và có nguy cơ bỏ học ở trường THPT ở khu vực miền 
núi: Cần quan tâm đến giáo viên chủ nhiệm và giao nhiệm vụ và đặc biệt giáo viên 
nữ đang có con nhỏ dưới 36 tháng thì nên miễn chủ nhiệm vì trong giai đoạn này 
các cô không đủ thời gian để quan tâm đến các em học sinh nên sẽ dẫn đến tình 
trạng bỏ học. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này chỉ mang lại kết quả cao, 
bền vững khi thu hút được sự quan tâm đầy đủ của các giáo viên chủ nhiệm, nhà 
trường và các cấp trường học, đặc biệt các trường học ở khu vực miền núi, vùng 
sâu, vùng xa, của toàn xã hội và đặc biệt là các cấp quản lí ngành giáo dục từ việc 
ban hành văn bản chỉ đạo. 
2. Với giáo viên chủ nhiệm lớp 
Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức, tuyên truyền, vận động học sinh vắng 
học thường xuyên và có nguy cơ bỏ học ở trường THPT ở khu vực miền núi yêu 
cầu giáo viên phải thực sự tâm huyết, hiểu và chia sẻ, đồng cảm với các em HS. 
Quan tâm sát sao, nhiệt tình, có trách nhiệm cao... Phải bình tĩnh, khéo léo, tìm 
hiểu nguyên nhân và dùng các biện pháp tâm lý hạn chế từ từ. Tổ chức các hoạt 
động tập thể như tham quan, thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em 
học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn Giúp các em có tinh thần đoàn kết gắn 
bó. Qua trao đổi với các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm vững hơn 
về số lượng học sinh nghỉ học của lớp mình qua từng buổi học để tức thời có kế 
hoạch điều chỉnh cũng như động viên theo dõi giúp các em có ý thức chuyên cần 
hơn trong học tập. Thông qua phương pháp này giáo viên chủ nhiệm cũng có thể 
phân loại đặc điểm tình hình học sinh trong lớp mình. Không tính toán, không 
quản khó khăn phải sát thực với các em HS, quan tâm đến từng đối tượng học 
sinh... Đặc biệt, giáo viên cần không ngừng học tập, nâng cao kinh nghiệm tổ chức, 
hướng dẫn học sinh học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và sáng tạo. Ngoài ra, 
một yếu tố nữa tạo nên sự thành công đó là giáo viên cần liên kết với nhiều ban để 
tổ chức các hoạt động của lớp, trường vào hoạt động ngoại khóa. Bằng cách này, 
giáo viên không chỉ hiểu rõ hơn học sinh của mình mà còn có thể trở thành điểm 
tựa tinh thần tin cậy giúp các em học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức ngày 
càng hoàn thiện hơn cần có thêm những kiến nghị về ban lãnh đạo. 
3. Về phía học sinh 
Học sinh cần có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và rèn luyện tính 
chuyên cần, chăm chỉ trong học tập, năng lực, phẩm chất cần thiết làm cơ sở cho 
việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, trở thành những con người Việt 
Nam sống có ích. Sau những kết quả học tập của các em học sinh qua các kỳ và 
các năm các em thấy vui vì những nỗ lực của các em đã được đền đáp, thấy vui và 
hạnh phúc, phấn khởi hơn để có động lực và năng lượng dồi dào để bước tiếp năm 
35 
học tiếp theo. 
Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm được bản thân tôi đúc rút 
trong quá trình chủ nhiệm lớp và dạy học. Những gì tôi trình bày trong đề tài là sự 
nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn trong một thời gian dài và thực sự đã 
mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần vào công tác giáo dục đạo đức, 
tuyên truyền, vận động học sinh vắng học thường xuyên và có nguy cơ bỏ học ở 
trường THPT ở khu vực miền núi. Tuy nhiên, đề tài sẽ còn những chỗ chưa thật sự 
thỏa đáng, rất mong nhận được những góp ý từ Hội đồng khoa học các cấp và các 
đồng nghiệp để bổ sung hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1998), Nghị quyết trung ương lần thứ 5, Nhà xuất 
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 40-83. 
2. Tài liệu bồi dưỡng CBQL, GV về công tác chủ nhiệm trong trường THCS, THPT (Quyển 
1 và quyển 2), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 
3. Giáo trình tâm lí sư phạm. 
4. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Luỹ, Giáo trình tâm lí học đại cương, NXB 
Đại học Sư phạm. 
5. Những điều Giáo viên chủ nhiệm cần biết, NXB Lao động. 
6. G. Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội. 
7. Nguyễn Thanh Bình (2005), Quan niệm về chất lượng giáo dục phổ thông ở Việt Nam, 
Tạp chí Giáo dục, số 122. 
8. Công tác chủ nhiệm ở trường trung học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 
9. Phạm Khắc Chương, Trần Văn Chương (1999), Đạo đức học, NXB Giáo dục. 
10. Vũ Trọng Dung (2005), Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội. 
11. Dương Văn Duyên (chủ biên) (2013), Đạo đức học đại cương, NXB Đại học Quốc gia, 
Hà Nội. 
12. Sổ chủ nhiệm lớp. 
13. Các tập san giáo dục, các bài tham luận trên internet. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong_khu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan