SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4, Lớp 5 phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả

Thực trạng của việc dạy và học cách viết mở bài trong văn miêu tả

1. Về phía học sinh

Qua thực tế dạy học, trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy chỉ có một số ít học sinh có tính sáng tạo viết theo cách của riêng mình. Còn lại các em phải dựa vào nguyên ý của giáo viên để viết mà chưa hiểu rõ làm thế nào để viết cho đủ ý, cho hay để lôi cuốn người đọc. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân:

- Thứ nhất: Nhiều học sinh chưa xác định được trọng tâm của đề bài nên các em không biết viết bắt đầu từ đâu, viết như thế nào nên rơi vào lạc đề, xa đề.

Ví dụ các em viết: Em rất yêu hoa. Có một loài hoa luôn theo chúng em suốt một cuộc hành trình dài, loài hoa còn mang một cái tên thân mật là “Hoa học trò” nên bạn nào cũng thích.

- Thứ hai: Khi dạy dựng đoạn mở bài nhiều học sinh gặp lúng túng khi phân biệt đâu là mở bài trực tiếp, đâu là mở bài gián tiếp, Vì vậy, đoạn mở bài của các em chưa gây được ấn tượng cho người đọc và kết quả không cao.

Ví dụ các em viết: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp như sông Hồng, hồ Tây, lăng Bác nhưng em thích nhất là Hồ Gươm.

- Thứ ba: Vốn từ của các em còn ít, còn nghèo nên chất lượng bài viết chưa cao: nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng, khô khan, thiếu tính sáng tạo

Ví dụ các em viết: Sinh nhật lần thứ 9, em được tặng rất nhiều quà như bút, vở, cặp tóc nhưng em thích nhất là chú gấu bông do chị em tặng.

2. Về phía giáo viên

Về phía người dạy đây là một phân môn khó nên thường thì giáo viên dạy đúng dạy đủ quy trình còn rất hiếm giáo viên nào có đủ dũng cảm chọn phân môn này để làm phân môn hội giảng đồng thời cũng có rất ít giáo viên có khả năng dạy một giờ tập làm văn sinh động, hấp dẫn. Trong quá trình giảng dạy, hai thái cực thường xảy ra:

- Hoặc hướng dẫn chung chung để học sinh tự mày mò.

- Hoặc dùng “văn mẫu”, học sinh cứ việc sao chép.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, giáo viên chưa thật sự đầu tư nghiên cứu tối đa cho tiết dạy, phụ thuộc nhiều vào sách tham khảo. Từ thực trạng việc dạy học phân môn tập làm văn tôi thấy rất cần thiết sáng tạo trong dạy viết mở bài trong văn miêu tả lớp 4,lớp 5 góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học.

 

docx21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 43 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4, Lớp 5 phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một số BP giúp HS lớp 4, lớp 5 phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Trong chương trình Tiếng Việt của bậc Tiểu học Tập làm văn là phân 
môn nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Bởi đây là một phân môn có tính tổng hợp, 
sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Nó góp phần rèn 
luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao 
tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. 
 Dạy tập làm văn lớp 4, 5 và đặc biệt là văn miêu tả nhằm trang bị kiến 
thức, kĩ năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, 
rèn luyện tư duy lô gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm 
mĩ, hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Thông qua việc dạy tập làm văn 
các em thấy được vẻ đẹp của buổi bình minh, một cây phượng ra hoa, thấy dáng 
vẻ đáng yêu của một em bé, của một cụ già thương con quý cháu Từ đây tâm 
hồn và nhân cách của các em hình thành và phát triển. 
 Tập làm văn là một trong những môn khó đối với cả người dạy và 
người học. Trong đó phần mở bài là một trong những yếu tố quan trọng giúp 
học sinh vào đề, giới thiệu vấn đề một cách nhẹ nhàng gây ấn tượng cho 
người đọc. Nhà văn Nga Macxim Gorki đã từng nói: “Khó hơn cả là phần mở 
đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác 
phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Với yêu cầu đặt ra của việc viết đoạn 
mở bài một cách nhanh chóng, đảm bảo các yêu cầu chức năng của nó làm cho 
không ít học sinh cảm thấy khó khăn. Nhiều học sinh chỉ biết viết theo khuôn 
mẫu kiểu như: “Người mà em yêu quý nhất là mẹ.”; hay “Trường của em là 
trường Tiểu học..” .. Vì vậy, là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy lớp 5. 
Tôi không khỏi băn khoăn: Phải làm gì? Làm như thế nào? để học sinh hứng thú 
hơn khi học phân môn được coi là rất khó này. Cần phải có biện pháp nào để các 
em viết được những mở bài hay, sáng tạo, sinh động, hồn nhiên mà lại có nét 
độc đáo riêng để lôi cuốn, tạo ấn tượng cho người đọc ngay từ lúc ban đầu.
 Xuất phát từ lí do trên, tôi xin đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh 
lớp 4, lớp 5 phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả”. 
 2. Mục đích nghiên cứu
 Trong nhiều năm dạy học lớp 4, lớp 5 tôi nhận thấy rất nhiều học sinh khi 
đứng trước một đề văn, phần mở bài thường là phần khiến nhiều bạn cảm thấy 
lúng túng không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào? Vì vậy, trên cơ sở 
điều tra thực trạng về chất lượng học phân môn tập làm văn lớp 4, lớp 5, từ đó 
tôi đề xuất một số biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực khi viết đoạn mở 
bài trong văn miêu tả.
 1/15 Một số BP giúp HS lớp 4, lớp 5 phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I.Cơ sở lí luận
 Một bài văn hoàn chỉnh với đầy đủ cả 3 phần ( Mở bài – Thân bài – Kết 
bài). Mở bài là phần đầu tiên (vị trí của nó bao giờ cũng nằm ở phần đầu bài), là 
phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc ấn tượng ban đầu về bài 
viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài. Một bài văn, dù cho có hay đến đâu 
nhưng nếu phần Mở bài không hấp dẫn, không lôi cuốn sẽ dẫn đến sự mất tập 
trung ở người đọc. Do vậy, đối với tôi, phần mở bài có một vai trò và tầm quan 
trọng khá đặc biệt. Vì một mở bài gọn gàng, hấp dẫn sẽ gây được cảm tình ở 
người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt. 
 Đối với bài văn miêu tả, ngoài cách mở bài trực tiếp, sách giáo khoa lớp 
Bốn, Năm còn giới thiệu thêm cho học sinh cách mở bài gián tiếp. Tuy nhiên, 
phần giới thiệu mở bài (nhất là gián tiếp) ở sách giáo khoa còn mang tính chung 
chung. Mà học sinh chúng ta còn rất bé, chưa hình dung được hết thế nào là mở 
bài gián tiếp chỉ với một vài dẫn chứng trong sách giáo khoa. Chúng ta cần phải 
giới thiệu thêm cho các em nhiều cách cụ thể để các em có thể dần tiếp cận, 
phân tích, cảm nhận và trình bày được những cách mở bài khác nhau.
 II. Thực trạng của việc dạy và học cách viết mở bài trong văn miêu tả
 1. Về phía học sinh
 Qua thực tế dạy học, trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy chỉ có một số 
ít học sinh có tính sáng tạo viết theo cách của riêng mình. Còn lại các em phải 
dựa vào nguyên ý của giáo viên để viết mà chưa hiểu rõ làm thế nào để viết cho 
đủ ý, cho hay để lôi cuốn người đọc. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân:
 - Thứ nhất: Nhiều học sinh chưa xác định được trọng tâm của đề bài nên 
các em không biết viết bắt đầu từ đâu, viết như thế nào nên rơi vào lạc đề, xa đề. 
 Ví dụ các em viết: Em rất yêu hoa. Có một loài hoa luôn theo chúng em 
suốt một cuộc hành trình dài, loài hoa còn mang một cái tên thân mật là “Hoa 
học trò” nên bạn nào cũng thích. 
 - Thứ hai: Khi dạy dựng đoạn mở bài nhiều học sinh gặp lúng túng khi 
phân biệt đâu là mở bài trực tiếp, đâu là mở bài gián tiếp, Vì vậy, đoạn mở bài 
của các em chưa gây được ấn tượng cho người đọc và kết quả không cao.
 Ví dụ các em viết: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp như sông Hồng, 
hồ Tây, lăng Bác nhưng em thích nhất là Hồ Gươm. 
 - Thứ ba: Vốn từ của các em còn ít, còn nghèo nên chất lượng bài viết 
chưa cao: nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng, khô khan, thiếu tính sáng tạo 
 Ví dụ các em viết: Sinh nhật lần thứ 9, em được tặng rất nhiều quà như 
bút, vở, cặp tóc nhưng em thích nhất là chú gấu bông do chị em tặng. 
 3/15 Một số BP giúp HS lớp 4, lớp 5 phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả
 Ví dụ như trong đề văn tả cảnh:
 Đề bài: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) 
trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương 
rẫy) (SGK TV tập 1 – trang 14)
 Giáo viên có thể đặt các câu hỏi:
 + Đây là kiểu bài văn gì? Đối tượng miêu tả là gì?
 + Em chọn tả cảnh gì? Ở đâu? Vào thời gian nào?
 + Lí do em chọn cảnh vật để miêu tả là gì?
 - Lựa chọn, tổ chức các hoạt động phù hợp, gây hứng thú để giúp học sinh 
tìm ra đối tượng và phạm vi miêu tả.
 - Rèn cho học sinh có thói quen phân tích đề khi đứng trước một bài văn.
 * Đối với học sinh.
 - Đọc kĩ yêu cầu của bài.
 - Xác định đúng đối tượng miêu tả, phạm vi miêu tả sau đó dùng bút gạch 
chân trong đề bài những từ ngữ mà mình cần phải chú ý.
 - Nêu được lí do chọn đối tượng miêu tả.
 - Viết ra được sơ đồ tổng quát cho phần mở bài của bản thân.
 Ví dụ: Học sinh phải đọc và phân tích đề, xác định được trọng tâm của đề 
dựa vào các câu hỏi gợi ý của giáo viên như ở trên:
 - Học sinh có thể chọn đối tượng và phạm vi miêu tả bằng cách viết ra 
được sơ đồ tổng quát cho phần mở bài của bản thân như sau:
 Công viên 
 Buổi sáng
 Tả cảnh
 Gần nơi em ở, rất đẹp
 2. Giải pháp 2: Giúp học sinh biết nguyên tắc khi viết mở bài
 Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được một mở bài hay và đúng cần nhiều yếu 
tố: ngắn gọn, đầy đủ, đôc đáo 
 5/15 Một số BP giúp HS lớp 4, lớp 5 phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả
 - Độc đáo: gây được sự chú ý cho người đọc về đối tượng cần miêu tả 
bằng những liên tưởng khác lạ, bất ngờ cho người đọc. người viết sẽ dễ chiếm 
cảm tình của người đọc nhất bằng cách này, bởi nó làm bài văn của bạn nổi bật 
giữa hàng trăm bài văn khác.
 - Tự nhiên: ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép. 
Điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu.
 Tóm lại học sinh cần tránh những điều sau khi viết mở bài:
 - Tránh dẫn dắt vòng vo, quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
 - Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
 - Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, trình bày hết vấn đề, rồi phần 
thân bài lặp lại những điều đã nói ở phần mở bài.
 Như vậy, phần mở bài có vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến cảm 
xúc, tâm lí người chấm. Học sinh nên đầu tư cho phần mở bài, tránh lạc đề, xa 
đề, quá sơ sài hay quá dài dòng.
 3. Giải pháp 3: Giúp học sinh biết các hình thức viết mở bài
 Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các cách mở bài khác nhau nhằm phát 
huy tính sáng tạo, phát triển năng lực trong mỗi học sinh. 
 GS Nguyễn Đăng Mạnh tổng kết: “Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở 
phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, 
viết mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại cứ thay 
đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới”.
 Cách làm:
 Giáo viên thông qua bài tập trong sách giáo khoa giới thiệu viết kiểu 
mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp. 
 Ví dụ: Đề bài: Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. SGK - 
TV5, tập 1, trang 83). Mở bài theo hai cách như sau
 + Mở bài trực tiếp: Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. 
Nhưng con đường em thích đi hơn cả là con đường Nguyễn Trường Tộ.
 + Mở bài gián tiếp : Tuổi thơ em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh 
vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng 
em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ 
những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết với em vẫn là con đường từ 
nhà đến trường - con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.
 Từ ví dụ trên học sinh thấy có hai cách mở bài:
 a) Mở bài trực tiếp: Là cách giới thiệu vào thẳng vấn đề do đề bài nêu 
ra. 
 - Ưu điểm:
 7/15 Một số BP giúp HS lớp 4, lớp 5 phát triển năng lực khi viết đoạn mở bài trong văn miêu tả
 Hồ Gươm
 Tả cảnh Hà Nội
 Rất đẹp
 * Bước 2: Hoàn chỉnh đoạn mở bài.
 Học sinh có thể sắp xếp ý theo cách riêng của mình:
 1. Hồ Gươm là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Hà Nội, quê hương em.
 2. Hà Nội, quê hương em có cảnh đẹp nổi tiếng đó là Hồ Gươm.
 3. Giữa lòng thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm hiện lên như một lẵng hoa xinh 
 đẹp.
 Ví dụ: Với đề bài: Tả một người mà em thường gặp. Học sinh có thể viết:
 a.Ngày nào đến lớp, em cũng được gặp cô Hằng chủ nhiệm vô cùng yêu 
quý của em. Đối với em, cô chính là người mẹ thứ hai đã dìu dắt em trong suốt 
năm học lớp 5.
 b. Em có một người mẹ thứ hai mà em vô cùng yêu quý. Đó là cô Hằng, 
cô giáo chủ nhiệm đã dìu dắt em trong năm học lớp 5. Ngày nào đến trường em 
cũng được gặp cô.
 Như vậy, cũng là cách viết mở bài trực tiếp nhưng lại có những cách thể 
hiện khác nhau. Từ đó học sinh sẽ có cách viết riêng của mình không đóng theo 
một khuôn mẫu, không bị trùng lặp với bạn. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta 
cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội 
dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà 
trường. Giới thiệu đối tượng miêu tả theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự 
nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho 
bài viết. Những bạn học yếu nên mở bài theo cách này.
 4.2 Cách viết kiểu mở bài gián tiếp
 Phần giới thiệu mở bài (nhất là gián tiếp) ở sách giáo khoa còn mang tính 
chung chung. Chúng ta cần phải giới thiệu thêm cho các em nhiều hướng, nhiều 
cách cụ thể để các em có thể dần tiếp cận, phân tích, cảm nhận và trình bày được 
những cách mở bài khác nhau. Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu, hướng dẫn 
thêm cho học sinh một số cách mở bài gián tiếp bằng cách đưa ra : 
 1. Một âm thanh 
 2. Một câu nói (câu cảm, câu kể hoặc câu hỏi) 
 3. Một sự so sánh, lựa chọn.
 4. Một đoạn thơ, một câu hát , một câu đố, một mẩu đối thoại 
 5. Một mẩu chuyện, một liên tưởng 
 9/15

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_lop_5_phat_trien_n.docx
Sáng Kiến Liên Quan