SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hội nhập cho học sinh trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng qua công tác chủ nhiệm
Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tài liệu tập huấn chuyên đề
Những năm qua, các chương trình tập huấn cho công tác chủ nhiệm đã
được tiến hành nhưng thực sự đến được với giáo viên làm công tác còn nhiều bất
cập. Tài liệu hướng dẫn công tác chủ nhiệm cho giáo viên chưa thấm nhuần,
chưa phát huy hết vai trò, thậm chí còn chưa đến tay của những người làm công
tác chủ nhiệm tại các trường THPT.
Trong tài liệu tập huấn giáo viên THPT đã được tập huấn chuyên đề Bồi
dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đổi mới nội dung và phương thức tư
vấn cá nhân và tham vấn nhóm lớn cho giáo viên THPT làm công tác chủ
nhiệm, nhưng việc cụ thể hoá nội dung và việc tổ chức các hoạt động nhằm9
nâng cao kĩ năng, năng lực hội nhập cho học sinh còn nằm ở mục tiêu. Như vậy,
qúa trình đó được thực hiện như thế nào, con đường nào giúp học sinh phát triển
năng kĩ năng, năng lực hội nhập còn khá mới mẻ đối với giáo viên chủ nhiệm.
1.2.2. Góc nhìn từ phía giáo viên giáo viên chủ nhiệm
- Công tác chủ nhiệm là công việc vừa dễ vừa khó, vừa đơn giản vừa
phức tạp, là công việc chiếm nhiều thời gian sức lực của mỗi giáo viên. Tuy
nhiên đa số GVCN chỉ thực hiện mức độ những công việc được quy định trong
công tác chủ nhiệm lớp như làm theo kế hoạch chung, theo đợt phát động và
tổng kết thi đua, tham dự những tiết chào cờ, tổ chức những giờ sinh hoạt
lớp Nếu chỉ như vây thì GVCN chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc
góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Trong nhận thức của đa số GVCN, việc lập kế hoạch còn mang tính hình
thức, duy ý chí. Kế hoạch xây dựng chưa xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Đối với
xu hướng toàn cầu hóa, một xu hướng không quá mới lạ nhưng trên thực tế khi
xây dựng chủ đề sinh hoạt không được GV chú trọng vì thế học sinh mơ hồ khi
đứng trước sự đòi hỏi về phẩm chất năng lực của thế hệ trẻ trong xã hội mới.
- GVCN có vai trò chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động
giáo dục toàn diện, thế nhưng giáo viên chưa đầu tư thời gian thích đáng nên
chưa thể triển khai được cụ thể các hoạt động để giúp học sinh có được những kĩ
năng, năng lực cần thiết cho quá trình hội nhập.
- Giáo viên đã được tập huấn về công tác chủ nhiệm, nhưng thực tiễn cho
thấy ở khâu chú trọng đa dạng hoá hình thức, phương pháp tổ chức, trong đó có
vận dụng kết hợp với thế mạnh của học sinh chưa được quan tâm. Có thể thấy
nguyên nhân là giáo viên thiếu động lực, hay chưa nhận thức đúng đắn, chưa
nhìn thấy tầm quan trọng của hoạt động này
ướng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông bên cạnh việc rèn luyện kiến thức nhưng mục tiêu rèn năng lực hội nhập chưa thành yêu cầu cấp bách đối với giáo viên chủ nhiệm. - Đề tài đã đưa ra được những giải pháp cụ thể để góp phần hình thành năng lực hội nhập cho học sinh. Ở đề tài này, chúng tôi đã cụ thể hoá bằng những giải pháp dựa trên thực tiễn của quá trình dạy học có minh họa cụ thể, dễ áp dụng. 2.2.Tính khoa học Đề tài đáp ứng các yêu cầu của một văn bản khoa học. Nội dung của đề tài được trình bày có hệ thống với các luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. Các thông số đưa ra được lấy từ thực tiễn. Các giải pháp đề xuất bám sát yêu cầu dạy học lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tính tích cực, chủ động cũng như phát triển các năng lực cho học sinh. Các giải pháp sát với hoạt động dạy học của giáo viên nên dễ theo dõi và thực hiện. 48 2.3. Tính hiệu quả - Giáo viên có thể áp dụng những giải pháp trong đề tài một cách tự nhiên mà không khiên cưỡng. Quá trình thực hiện lồng ghép vào một số hoạt động dạy học của giáo viên mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của giờ dạy-học. - Học sinh được rèn luyện, phát huy các năng lực và luôn luôn biết cách làm mới mẻ bản thân trong mỗi giờ học. 3. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 3.1. Đối với Bộ Giáo dục- Đào tạo và Sở Giáo dục- Đào tạo Thực hiện giảm tải nội dung chương trình học văn hoá phù hợp để có thời gian tham gia các hoạt động trải nghiệm; Quản lí và phân công chuyên môn phù hợp để giáo viên có thời gian tổ chức cho các em các hoạt động học tập giúp các em năng động hơn. Cần tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về chuyên đề mang tính thực tiễn và cho giáo viên được thực hành nhiều hơn. 3.2. Đối với giáo viên Giáo viên cần phải xác định được tầm quan trọng của việc hình thành năng lực hội nhập cho người học . Từ đó giáo viên mới hình thành những cách thức để tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh đến gần hơn với việc tiếp nhận, xử lí thông tin trong học tập 3.3. Đối với gia đình Gia đình cần giảm bớt áp lực “nhồi nhét” kiến thức cho con cái, giảm học thêm quá nhiều nơi, cần tạo điều kiện, cơ hội cho các cháu tự khám phá để phát triển năng lực của bản thân. Giao nhiều nhiệm vụ khác nhau cho các cháu để cho các cháu được trải nghiệm thử-sai-sửa sai, đó là quá trình tự nhận thức và hình thành năng lực tốt nhất cho học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình rèn kĩ năng, năng lực tự đánh giá cho học sinh. Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, đúc rút, trình bày nhưng bản sáng kiến chắc chắn còn nhiều điểm phải bàn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp. Vinh, ngày 25 tháng 03 năm 2021 NHÓM THỰC HIỆN Nguyễn Thị Sắc Chế Thị Lệ Mỹ Nguyễn Thị Sắc Chế Thị Lệ M 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực. Bộ Giáo dục & Đào tạo và tổ chức cứu trợ trẻ em Thủy Điển, 2009 2. Tài liệu hội thảo về công tác GVCN lớp trong trường Phổ thông, Vụ giáo dục Trung học và Viện Nghiên cứu Sư phạm trường Đại học sư Phạm Hà Nội, 2010 3. Tài liệu bồi dưỡng công tác GVCN lớp trong trường phổ thông, Vụ Giáo dục Trung học và Viện nghiên cứu Sư phạm trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2011. 4. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, PGS. TS Vũ Văn Phúc, TS Nguyễn Duy Hùng, NXB Chính trị quốc gia 5. Đổi mới về đối ngoại và hội nhập quốc tế, Nguyễn Mạnh Cầm, NXB Chính trị quốc gia 50 PHẦN PHỤ LỤC A. MỘT SỐ KẾ HOẠCH GIÁO ÁN MINH HỌA GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẬP THỂ THÁNG 3 – KHỐI 12 CHỦ ĐỀ: THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP & HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 08/3 Thời gian thực hiện: Tiết 5 thứ 7 ngày 6/3/2021 Tại trường THPT huỳnh Thúc Kháng * HOẠT ĐỘNG 1: CHỦ ĐỀ VỀ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG - Hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp, biết đánh giá bản thân để lựa chọn nghề phù hợp. - Tích cực tham gia hoạt động với những câu hỏi, câu trả lời cụ thể liên quan tới vấn đề lựa chọn nghề. - HS biết và hiểu được lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC 1. Nội dung - Thế nào là sự lựa chọn nghề đúng đắn: Có ba câu hỏi được đặt ra trong việc lựa chọn nghề nghiệp là: + Nhu cầu lao động của nghề đó như thế nào? + Bản thân người chọn nghề có đủ điều kiện để làm nghề đó hay không? + Nếu còn khó khăn thì phải làm gì và nên phấn đấu như thế nào để khắc phục những khó khăn đó. - Những yêu cầu của sự lựa chọn nghề: Khi chọn nghề, nên xem xét bản thân có đầy đủ năng lực,phẩm chất đạo đức để theo đuổi nghề mình chọn hay không. - Vai trò của gia đình và bạn bè trong công việc lựa chọn nghề nghiệp của mình. + Phối hợp với nhà trường tổ chức giáo dục Đoàn viên thanh niên có nhận thức đúng đắn về sự lựa chọn nghề của thanh niên hiện nay. + Tổ chức các hoạt động giúp thanh niên tìm hiểu các nghề nhằm định hướng cho tương lai. + Tạo điều kiện và môi trường để các em trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất, lao động tình nguyện, 51 - Giới thiệu một số nghề trong xã hội : nghề y, nghề giáo viên, nghề xây dựng, nghề thủ công, - Những khó khăn vướng mắc trong công việc lựa chọn nghề nghiệp 2. Hình thức:Thảo luậN, Thi văn nghệ III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : - Chuẩn bị tư liệu về một số ngành nghề - Cung cấp 1 số câu hỏi giúp học sinh thao luận + Nêu các nghề nghiệp mà bạn yêu thích + Việc lựa chọn của bạn có ảnh hưởng bởi gia đình và bạn bè hay do bạn lựa chọn ? + Theo bạn khi muốn lựa chọn một nghề thì cần những yếu tố nào ? + Nếu cha mẹ ép bạn phải theo một nghề mà bạn yêu không yêu thích thì bạn sẽ xử sự ra sao? + Khi lựa chọn nghề nghiệp, bạn suy nghĩ như thế nào về sự phù hợp giữa năng lực bản thân với nghề mà mình chọn ? Cho ví dụ. 2. Học sinh : - Cán bộ lớp và ban chấp hgành chi đoàn hoàn chỉnh chương trình buổi thảo luận (sau khi GV góp ý) - Phổ biến nội dung thảo luận để cả lớp chuẩn bị ý kiến tham gia trao đổi - Cử 02 người điều khiển chương trình - Chuẩn bị các tiết mục xen kẽ trong cuộc thi IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP MC. Thông qua nội dung hoạt động gồm 2 vòng: - Vòng 1: Đoán ý đồng đội các câu hỏi trong chủ đề nghề nghiệp - Vòng 2: Thi hùng biện. - Xen kẽ văn nghệ giữa mỗi vòng, tổng kết phát thưởng và ý kiến GVCN MC.Voøng 1: Moãi nhoùm laàn löôït cöû 2 ñaïi dieän: 1 ngöôøi boác thaêm caâu hoûi sau ñoù suy nghó trong 10 giaây roài duøng töø ngöõ gôïi yù ñeå ngöôøi cuøng chôi goïi ñuùng töø khoùa Löu yù: Ngöôøi gôïi yù khoâng ñöôïc duøng töø laùi, tieáng nöôùc ngoøai, khoâng taùch töø ñaëc bieät laø khoâng duøng töø truøng vôùi töø goác. Thaêm 1: Baùc Só, Giaùo vieân, Kieán Truùc Sö, Nhaïc Só, Thôï Uoán toùc 52 Thaêm 2: Taøi Xeá ,Thôï May, Phi Coâng, Ca Só, Thôï ñoùng giaày. Thaêm 3: Hoïa Só, Nha Só, Thôï Ñieän, Tieáp Vieân Haøng Khoâng, Thôï Hoà. phaàn thi cho khaùn giaû ( coù thöôûng ). MC. Neâu caâu hoûi 1. Ai laø ngöôøi xaây Vaïn Lyù Tröôøng Thaønh ?.(Thôï Hoà ). 2. Moät laõo nhaø giaøu ñi ñoøi nôï nhöng khoâng gaëp chuû nhaø maø gaëp moät em beù, laõo hoûi: “ Naøy Beù, cha meï em ñaâu? Em beù noùi: “cha con ñi chaët caây soáng, coøn meï con ñi troàng caây cheát roài”. Vaäy cha meï em beù laøm ngheà gì ?.(Noâng daân ). MC. Voøng 2: Thi huøng bieän . ñieåm toái ña voøng naøy laø 50 ñieåm (môøi BGKhaûo). Moãi ñoäi boác thaêm 1 caâu hoûi vaø thaûo luaän trong 2 phuùt sau ñoù nhoùm cöû ñaïi dieän trình baøy tröôùc lôùp khoûang 3 phuùt. Thaêm 1. Ngheà nghieäp cuûa baûn thaân laø do cha meï quyeát ñònh, mieãn laø ngheà ñoù coù nhieàu tieàn. Caùc baïn nghó sao veà vaán ñeà naøy?. Thaêm 2. Baïn ñaõ löïa choïn ngaønh ngheà cho töông lai cuûa mình chöa? Vì sao baïn choïn ngheà ñoù?. Thaêm 3. Baïn coù thay ñoåi yù ñònh cuûa mình khoâng khi moäi ngöôøi trong lôùp baïn ñeàu noäp hoà sô thi ñaïi hoïc trong khi chæ coù mình baïn döï kieán thi cao ñaúng? - Sau moãi phaàn trình baøy môøi BGK nhaän xeùt, cho ñieåm. MC. Vaên ngheä, thö kyù toång hôïp ñieåm. MC. Coâng boá keát quaû 2 voøng thi, trao giaûi thöôûng.. HĐ2: Thảo luận về "Thông tin việc làm cần thiết về việc làm hiện nay" (Sử dụng máy chiếu); Các nhóm trình bày; Giáo viên kết luận * HOẠT ĐỘNG 2: TỌA ĐÀM NGÀY 8/3 - MC giới thiệu về lịch sử ngày 8/3 1. Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 2. Ý nghĩa của ngày Quốc tế Phụ nữ Tổ chức bốc thăm trả lời câu hỏi giành cho phái mạnh. Câu 1: Nhà thơ Nguyễn Duy đã từng viết rằng: “ Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru ” 53 Từ câu thơ trên em có suy nghĩ gì về người mẹ và tình mấu tử? Đáp án: Gợi ý một số ý kiến sau: 1. Mẹ là đấng sinh thành ra ta. Tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con. Mẫu là mẹ, tử là con. Mẫu tử là mẹ con. 2. Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó yêu thương và chăm sóc của người mẹ giành cho con cả về thể xác lẫn tâm hồn 3. Mẹ là người suốt đời dạy dỗ, dìu dắt con từng bước, là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất của đời con. Câu 2: Câu nói nổi tiếng nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tôn vinh phụ nữ được nói tại hội nghị cán bộ thảo luận Luật Hôn nhân và gia đình ngày 10/10/1959? Đáp án: “ Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà tốt đẹp rực rỡ ”. Câu 3: Ngày nay chúng ta đang đề cao bình đẳng giới. Bình đẳng giới có ảnh hưởng hoặc đồng nhất với việc sẽ đánh mất nữ tính của người phụ nữ hay không? Đáp án: Bình đẳng giới không có nghĩa là cào bằng, là làm cho phụ nữ trở nên giống như đàn ông hay ngược lại. Bình đẳng giới chỉ là sự ngang nhau giữa phụ nữ và nam giới về quyền cơ hội, trách nhiệm và vị thế trong gia đình và xã hội. Còn mặt khác nam phải ra nam, nữ phải là nữ. Tuy nhiên do tuyên truyền chưa sâu hoặc do nhiều người hiểu chưa đúng nên nghĩ rằng đàn ông uống rượu được thì phụ nữ cũng uống rượu được, đàn ông mạnh mẽ, nóng tính thì phụ nữ cũng phải như vậylà bình đẳng giới. Câu 4: Nghe đoạn nhạc sau và hãy cho biết tên bài hát là gì? Do ai sáng tác và người thể hiện cảm động nhất? Đáp án: Bài hát “ Mẹ yêu ơi” do Quách Beem sáng tác. Người thể hiện cảm động nhất là bé Gia Khiêm. Câu 5: Ở đâu 30 người đàn ông và 2 người đàn bà đánh nhau tán loạn? Đáp án: Trên bàn cờ vua vì cờ vua có 32 quân, trong đó có 30 quân là nam (đàn ông) và 2 quân tên là Hậu (đàn bà) V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MC1. Phoûng vaán moät soá baïn trong lôùp: - Baïn thaáy buoåi hoïat đoäng chuùng ta hoâm nay nhö theá naøo? - Buoåi hoïat ñoäng naøy coù giuùp gì cho baïn trong vieäc ñònh höôùng ngheà nghieäp trong töông lai. - Nhaän xeùt goùp y ùkieán cuûa GVCN. MC2: Công bố kết quả và phát thưởng nhóm 54 - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá buổi sinh hoạt và thông báo công việc tuần tới. Kế hoạch tổ chức HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được khái niệm, tầm quan trọng, thực trạng của vấn đề văn hóa ứng xử của học sinh - Tìm ra được giải pháp xây dựng, lan tỏa nét đẹp văn hóa ứng xử - Nâng cao hiểu biết văn hóa ứng xử của học sinh trong nhà trường. 2. Về Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc 3. Về thái độ: - Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực sáng tạo: Học sinh trình bày suy nghĩ và cảm xúc của mình trước các tình huống được nêu ra. - Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm, nêu quan điểm cá nhân, lắng nghe ý kiến của bạn, và thống nhất cách giải quyết tình huống hợp lý nhất. - Năng lực thẫm mỹ: Cảm nhận, thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật qua diễn kịch và đàn hát. - Năng lực ngôn ngữ: thuyết trình; năng lực giao tiếp. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Loa, miccro, máy chiếu; một số clip về các tình huống (trong Hoạt động) để HS thảo luận nhóm; bảng tiêu chí tự đánh giá và bảng đánh giá đồng đẳng; một tập giấy note màu xanh đỏ, giấy AO 2. Học sinh: Giấy A4 và bút chì, bút màu, kéo, hồ dán III. Phương pháp: tổ chức hoạt động trong các hình thức HĐTN sau: thảo luận; trò chơi; hội thi/cuộc thi; sinh hoạt tập thể; sự kiện; sân khấu tương tác, hoạt động giao lưu IV. Nội dung và các bước thực hiện hoạt động Hoạt động 1. Khởi động a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho HS vào bài, định hướng kết nối chủ đề hoạt động trải nghiệm. b. Cách thực hiện: Tổ chức trò chơi “Đừng có giận” 55 Bước 1: GV giới thiệu BGK, giới thiệu lớp trưởng điều khiển trò chơi. Người điều khiển (NĐK) yêu cầu HS đứng lên ổn định bắt đầu chơi. Bước 2: NĐK phổ biến cách chơi: Khi hát bài hát các bạn làm theo hành động. VD: Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì ?. Hai người đứng kế nhau sẽ nhìn mặt vào nhau. Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì ? Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi ? Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn. Nhìn mặt nhau đi, hãy nhìn cái mặt nhau đi. (NĐK thay thế bằng các cử chỉ động từ cho sinh động: Cầm tay nhau đi, rờ vai nhau đi, sờ đầu nhau đi, ...) Bước 3: NĐK cho cả lớp chơi từ 2-3 lần, càng ngày càng hát nhanh. Bước 4: NĐK tổng kết, trao đổi với cả lớp: + Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi ? + Em có phải là người hay giận không ? + Em có muốn trở thành người giải quyết khi bạn bè giận không ? Hoạt động 2. Khám phá – kết nối a. Mục tiêu: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những ứng xử có văn hóa mà các em sẽ được học.; Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái đã “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh về ứng xủa văn hóa trong học đường với bài học mới. b. Cách thực hiện: Xem phim ngắn và thảo luận. Học sinh điều kiển trò chơi khởi động chuyển giao nhiệm vụ cho bạn khác dẫn chương trình (DCT) – điều hành các hoạt động. Bước 1: Chiếu phim ngắn “Duy trùm trường” Bước 2: DCT nêu câu hỏi thảo luận cho cả lớp sau khi xem phim: + Theo các bạn thì ứng xử của bạn “Duy đẹp trai” và nhóm bạn như thế nào?? + Vậy chúng ta cần ứng xử ra sao trong môi trường học đường! Đó cũng là chủ đề hoạt động của ngày hôm nay. Bước 3: Tìm hiểu khái niệm và tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong nhà trường: DCT nêu vấn đề, hs trả lời tại chỗ: + Theo bạn, văn hóa ứng xử là gì? 56 + Ứng xử có văn hóa có tầm quan trọng như thế nào đối với hs trong nhà trường? Mời 1,2 bạn trả lời tại chỗ. Bước 4: Tìm hiểu thực trạng của văn hóa ứng xử trong nhà trường hiện nay. + Mời 2 bạn trình bày. Mời 2 học sinh nam và nữ lên trên bục trình bày, bổ sung phần thiếu của bạn, đồng thời nêu được thực trạng ứng xử của phái nam và phái nữ theo cách nhìn của các bạn. Hoạt động 3. Thực hành a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết các ứng xử thiếu văn hóa và đề xuất các biện pháp phòng tránh và giải quyết. Quy trình giải quyết một cách tích cực. Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch. b. Cách thực hiện: Bước 1: Chia lớp ra thành 4 nhóm, 3 nhóm viết ra giấy 1 tình huống khó xử mà các em đã gặp phải và cách giải quyết của nhóm, nhóm 4 xây dựng cây ứng xử văn hóa và các quả giá trị của nó. Thời gian thảo luận là 5 phút. Bước 2: Mỗi nhóm sẽ chia sẻ về tình huống ứng xử mà mình đã trải qua. (Nhóm “Yêu thương” trình bày nói, Nhóm “Trung thực” diễn kịch, Nhóm “trách nhiệm” hát, Nhóm “Thanh lịch” xây dựng cây ứng xử văn hóa). Cụ thể: Nhóm Trung thực chuẩn bị trước vở kịch “Mâu thuẩn trên sân trường”. Nhóm Trách nhiệm chuẩn bị bài hát “Lời chào của em”. Bước 3: Thảo luận về các tình huống: + Những bạn tham gia sắm vai vào tình huống của nhóm cảm thấy thế nào khi giữa bạn và mình xảy ra mâu thuẫn? + Trong quá trình các bạn làm việc nhóm để giải quyết tình huống, các bạn đã tiến hành giải quyết tình huống đó theo trình tự nào? - Học sinh trả lời. Bước 4: Người dẫn chương trình mời cô giáo lên khái quát nội dung kiến thức bài học. GV gợi ý và chốt lại những yêu cầu, nhận xét tuyên dương cách xử lí hay. Kết luận: 1. Văn hóa ứng xử của học sinh trong nhà trường là hệ giá trị tư tưởng, nhận thức về quan hệ ứng xử giữa các học sinh trong nhà trường với sự vật, hiện tượng xung quanh và với chính bản thân mỗi người, được thể hiện qua thái độ, hành vi, ngôn ngữ theo chuẩn mực văn hóa, đạo đức được xã hội thừa nhận và được nhà trường quy định. 2. Tầm quan trọng của ứng xử có văn hóa trong nhà trường: xây dựng môi trường học tập tiến bộ, văn minh, tạo dựng uy tín nhà trường; hs sống có trách 57 nhiệm hơn với bản thân và với mọi người xung quanh.; khắc phục những hạn chế của bản thân trong quan hệ với thầy cô, bạn bè; có thái độ ứng xử thanh lịch hơn. 3. Về giải pháp xây dựng, lan tỏa nét đẹp văn hóa ứng xử của học sinh trong nhà trường: Về phía bản thân: phải có trách nhiệm sống đúng chuẩn mực đạo đức trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống. Về phía gia đình: cha làm mẹ phải là một tấm gương đạo đức. Về phía nhà trường: Tạo môi trường ứng xử văn hóa, giáo viên phải là một tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức và lối sống trong sạch, vững mạnh. Về phía xã hội: đề cao đạo đức, đề cao tình người, kỉ cương nghiêm khắc, đúng đắn có vai trò điều hướng hành vi trong xã hội. Là học sinh phải luôn biết cố gắng rèn luyện phẩm chất và đạo đức của bản thân ngày càng tốt đẹp hơn để sau này đem sức mạnh để xây dựng tổ quốc thân yêu: Văn hóa nói lời chào, cảm ơn, xin lỗi; xếp hàng, tự phục vụ, cách xưng hô với bạn bè, thái độ khi giao tiếp ứng xử với những người xung quanh, sử dụng mạng xã hội lành mạnh, tạo ra những nét đẹp trong hành vi của thầy cô và học sinh đối với các mối quan hệ thầy trò, bạn bè Hoạt động 4. Vận dụng: “Cây ứng xử văn hóa của chúng ta” a. Mục tiêu : HS rèn kỹ năng dùng kéo, giấy, hồ dán và phát triển năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy theo sơ đồ và thêm hiểu biết, kĩ năng ứng xử văn hóa của học sinh trong nhà trường. b. Cách thực hiện: Chuẩn bị: GV hướng dẫn HS làm cây ứng xử văn hóa. Nhóm trưởng phân công công việc cho các bạn trong nhóm và giám sát việc thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị giấy màu, bút màu, kéo, hồ dán, Bước 2: Vẽ hình thân cây, tán cây, lá cây, quả trên giấy màu, Bước 3: Cắt theo những hình đã vẽ rồi dán chúng lại trên 1 tờ giấy A0 tạo hình cái cây. Bước 4: Dùng bút màu viết lên quả tên của giá trị khi chúng ta ứng xử văn hóa, viết lên lá những điều sẽ cùng nhau thực hiện những hành động ứng xử đẹp. đẹp. Mỗi lá là một điều tốt đẹp. Bước 5: Triển lãm, trưng bày cây ứng xử văn hóa. Các thành viên của các nhóm khác bổ sung các lá cây để xây dựng những điều có thể làm để ứng xử đẹp có văn hóa. Hoạt động 5. Mở rộng: GV: Các bạn hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ. nói về ứng xử có văn hóa mà người xưa nhắn nhủ. Chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ ấy. 58 V. Đánh giá và xây dựng kế hoạch rèn luyện Hoạt động 1. Đánh giá kết quả Mục tiêu: HS đánh giá những điểm tích cực của các bạn khi hợp tác làm việc nhóm. 2. Cách tiến hành Các nhóm thống kê và cộng số của từng nhóm theo thứ tự nhóm 1,2,3 Nhiệm vụ của GV thống kê lại số sao của các nhóm chấm cho nhau, cộng với số GV chấm cho từng nhóm để cho kết quả cuối cùng Công bố kết quả của tất cả các nhóm, GV nhận xét nội dung của từng nhiệm vụ, chốt lại những vấn đề trọng tâm của chủ đề Tiêu chí: TỐT KHÁ TRUNG BÌNH Hoạt động 2. Xây dựng kế hoạch rèn luyện 1. GV cho HS chia sẻ dự định rèn luyện tiếp theo trong nhóm. – Em sẽ làm gì để tạo dựng mối quan hệ tốt với người xung quanh? Viết một bài thu hoạch và thực hiện dự định của mình. 2.Đề nghị HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân. 59 B. MỘT SỐ HÌNH ẢNH 60 61 62 63
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_hoi_nhap_cho_hoc_sinh.pdf