SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi A3 tại trường Mầm non Tam Đa

Thực trạng

1.1. Ưu điểm

 - Cơ sở vật chất lớp tôi được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, môi trường an toàn và thân thiện.

 - Một số phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, thường xuyên đưa đón trẻ đi học chuyên cần và trao đổi tình hình sức khỏe, học tập, vui chơi của trẻ khi ở nhà cũng như ở trường với giáo viên phụ trách lớp.

 - Bản thân tôi đã được đào tạo đạt trình độ Đại học, có tinh thần học hỏi, nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi vận dụng các phương pháp, hình thức đổi mới vào các hoạt động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động.

1.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo cơ bản về bảo vệ môi trường nên kiến thức còn hạn chế nên chưa đi sâu giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, chính vì điều đó mà ý thức của trẻ chưa cao.

Công tác bồi dưỡng, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên về giáo dục trẻ bảo vệ môi trường còn hạn chế.

Trong thực tế những tài liệu hướng dẫn giáo dục trẻ bảo vệ môi trường ở trường mầm non còn ít. Điều đó cũng gây những khó khăn cho giáo viên trong việc thực hiện nội dung trên.

Nhận thức của một số phụ huynh trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường chưa cao, chưa biết phối hợp với cô giáo để thực hiện.

Sự hợp tác giữa cha mẹ và cô giáo có những khó khăn như: nhiều phụ huynh chưa quan tâm việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó một số phụ huynh mải mê công việc của mình không quan tâm đến con mà giao cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc, và đưa đón con hàng ngày, nên trẻ thích làm gì đều đáp ứng ngay không cần biết điều đó có hại cho môi trường xung quanh.

 Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục môi trường cho trẻ. Trong quá trình soạn giảng chưa chú ý đến việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các tiết dạy và hoạt động giáo dục. Đặc thù của mầm non là cả ngày ở với trẻ nên chưa có nhiều thời gian để nghiên cứu, đọc sách báo, xem các phương tiện thông tin đại chúng nói về môi trường.

 Đa số trẻ ở tuổi mầm non rất hiếu động, tư duy đôi lúc chưa bền vững nên nhiều trẻ còn ném vỏ sữa, vỏ bim bim.xuống đất. Hay nhiều lúc trẻ vẫn chạy nhảy một cách vô tư chưa biết nhặt rác ngay dưới chân mình để bỏ vào thùng, chơi chạy quá đà giẫm hết lên cả vườn hoa của trường, thậm chí còn bẻ cành cây, bẻ hoa vườn trường, đi vệ sinh, rửa tay quên khoá vòi nước lại.

 Một số phụ huynh thường xuyên mua quà vặt cho trẻ, ăn sáng vứt rác không đúng nơi quy định, phụ huynh kết hợp chưa cao với cô giáo trong công tác giáo dục vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ tại gia đình.

Một số phụ huynh khi đưa đón con em mình đi học còn chạy xe vào sân trường bụi bẩn, khói trong xe làm ô nhiễm môi trường của trường.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 80 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi A3 tại trường Mầm non Tam Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm 
sóc và bảo vệ. Vì thế, giáo dục trẻ mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ 
của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Ngay từ lúc sinh ra trẻ em 
như một tờ giấy trắng, các em luôn phải chịu sự tác động rất lớn của môi trường 
xung quanh. Môi trường ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống và sinh hoạt hàng 
ngày của trẻ.
 Để trẻ được mạnh khỏe, bình an có cuộc sống vui - khoẻ, thoải mái và 
bổ ích thì cần cho trẻ sống trong môi trường an toàn, vì vậy nhiệm vụ trong tâm 
đối với ngành giáo dục mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về 
môi trường sống của bản thân và môi trường sống của con người nói chung, để 
trẻ có hành vi ứng xử phù hợp giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập 
vào môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Cơ 
thể trẻ còn non yếu, rất dễ bị các yếu tố về môi trường tác động làm ảnh hưởng 
tới sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy, trẻ em cần phải được sống 
trong một môi trường thật sự an toàn, không bị ô nhiễm. Muốn làm được điều 
đó thì trước hết chúng ta phải xây dựng cho trẻ tự ý thức về vệ sinh và biết bảo 
vệ môi trường trong đời sống hàng ngày. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan 
trọng để đào tạo thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, 
thói quen tốt về bảo vệ môi trường.
 Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với 
bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu còn ý nghĩa. “Người khỏe 
mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai 
cũng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào 
để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, thì ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, 
thể dục thể thao tinh thần thoải mái... thì môi trường sống trong lành không bị ô 
nhiễm đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
 Việc giáo dục cho trẻ trong thời điểm hiện tại chính là hành trang đầu tiên 
để trang bị cho trẻ. Những kiến thức cần thiết về vấn đề bảo vệ môi trường mà 
đặc biệt là trong thời điểm hiện tại nó đang trở thành một thực trạng báo động ở 3
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng
 1.1. Ưu điểm
 - Cơ sở vật chất lớp tôi được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, môi trường 
an toàn và thân thiện.
 - Một số phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, thường xuyên đưa 
đón trẻ đi học chuyên cần và trao đổi tình hình sức khỏe, học tập, vui chơi của 
trẻ khi ở nhà cũng như ở trường với giáo viên phụ trách lớp.
 - Bản thân tôi đã được đào tạo đạt trình độ Đại học, có tinh thần học hỏi, 
nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi vận dụng các phương 
pháp, hình thức đổi mới vào các hoạt động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực 
vào các hoạt động.
 1.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 
 Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo cơ bản về bảo vệ môi trường nên 
kiến thức còn hạn chế nên chưa đi sâu giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, chính vì 
điều đó mà ý thức của trẻ chưa cao.
 Công tác bồi dưỡng, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên về giáo dục 
trẻ bảo vệ môi trường còn hạn chế.
 Trong thực tế những tài liệu hướng dẫn giáo dục trẻ bảo vệ môi trường ở 
trường mầm non còn ít. Điều đó cũng gây những khó khăn cho giáo viên trong 
việc thực hiện nội dung trên.
 Nhận thức của một số phụ huynh trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi 
trường chưa cao, chưa biết phối hợp với cô giáo để thực hiện.
 Sự hợp tác giữa cha mẹ và cô giáo có những khó khăn như: nhiều phụ 
huynh chưa quan tâm việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó một số 
phụ huynh mải mê công việc của mình không quan tâm đến con mà giao cho 
ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc, và đưa đón con hàng ngày, nên trẻ thích 
làm gì đều đáp ứng ngay không cần biết điều đó có hại cho môi trường xung 
quanh. 5
 Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng ý thức của trẻ trong việc bảo vệ 
môi trường còn nhiều hạn chế. Từ thực tế trên tôi lựa chọn và đưa các các biện 
pháp giáo dục phù hợp để cung cấp kiến thức cho trẻ một cách có hiệu quả nhất.
 2. Biện pháp thực hiện 
 2.1.Biện pháp 1: Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi 
trường trong các hoạt động hàng ngày 
 Ngay từ đầu năm học căn cứ theo nhiệm vụ năm học của phòng Giáo dục 
và Đào tạo huyện Yên phong, Trường Mầm non Tam Đa tôi xây dựng kế hoạch 
chương trình chăm sóc giáo dục có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo 
vệ môi trường trong các hoạt động hàng ngày như:
 *Thông qua hoạt động học: Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động 
khác nhau: Phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm 
văn học, hoạt động tạo hình... mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng 
và có ưu thế khác nhau như: Trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí 
nghiệm, chơi các trò chơi.....với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, 
không tốt, những hành động đúng – hành động không đúng kích thích trẻ suy 
nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học. 
 Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật 
 Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây và ích lợi của cây xanh với 
môi trường sống, biết chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường ô nhiễm, thiên 
tai xảy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống của con người. 
 Khám phá khoa học "Cây xanh quanh bé" tôi đã dùng giải pháp sau: 
Tôi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ bằng vỏ hộp sữa chua để trẻ gieo hạt hay chuẩn bị 
những vỏ chai nhựa, vỏ chai nước rửa chén, hay chai nước giặt cắt ra...để cho trẻ 
làm thí nghiệm“ trồng cây". Qua đó, trẻ được tự tay gieo trồng và mục đích của 
tôi là trẻ được thực hành và hàng ngày quan sát chăm sóc để trẻ biết thứ tự phát 
triển của cây. 7
 Hay tiết hoạt động âm nhạc bài hát “Cùng nhau bảo vệ môi trường” 
nhạc và lời nước ngoài: (Jang Young Song) tôi còn giáo dục bảo vệ môi trường 
cho trẻ bằng cách giáo dục trẻ qua bài hát: 
 Cô hỏi: Trong bài hát, rác trước khi vứt vào thùng phải làm gì?( Phải 
phân loại rác) Bài hát nên khuyên chúng ta nên phân loại rác trước khi cho vào 
thùng rác, phải luôn ý thức sử dụng lại các đồ vật có thể dùng được. 
 Sưu tầm bài hát, bài thơ, câu đố, hò vè... về các loài cây để trẻ biết được 
ích lợi của cây đối với con người từ đó trẻ có thái độ yêu quí biết chăm sóc bảo 
vệ cây xanh. (không bứt lá, bẻ cành, lá, hoa, không giẫm lên cây, hoa...). Bên 
cạnh đó tôi mở rộng tìm những video về những cây thực vật sống trong lòng Đại 
Dương cho trẻ tìm hiểu và cung cấp cho trẻ thấy được môi trường biển đang bị ô 
nhiễm do con người xả rác bừa bãi, nước thải từ các nhà máy xí nghiệp hay do 
khai thác chặt phá cây trồng ven biển và các loại tảo, rong biển quá mức..
 Kết quả: Trẻ biết được sự phát triển của cây xanh,tận dụng các nguồn 
nguyên liệu từ thiên nhiên để làm một số đồ dùng, đồ chơi...Trẻ biết mối quan 
hệ nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật. 
 Như vậy việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua 
hoạt động học quả thật rất phong phú, đa dạng khi chúng ta biết lồng ghép tích 
hợp để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về chăm sóc cho bản thân, về môi 
trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng luôn 
sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.... biết sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi 
trường, có thái độ đúng với môi trường một cách tích cực và hiệu quả.
 * Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi.
 Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ.
 Ví dụ: 
 - Góc phân vai: thông qua các trò chơi phân vai, trẻ đóng vai và biết thể 
hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, 
chăm sóc cây, tìm thu gom rác...xung quanh khu vực của lớp mình. Ở nhóm 
chơi gia đình: biết dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quần áo gấp gọn 
gàng, ngăn nắp, đồ dùng gia đình giữ gìn không rơi vỡ, quét màng nhện ...trước 
khi ăn phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ nhắc nhở mọi người phải sống tiết kiệm.
 - Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, xây vườn hoa,sắp xếp đồ 
dùng ngăn nắp hợp lý. 9
 Qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý thiên nhiên, gần gũi, thân thiện với môi 
trường, mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường, rèn kĩ năng bảo vệ môi 
trường...
 2.2. Biện pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động mọi 
lúc mọi nơi 
 *Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động đi dạo đi thăm.
 Tôi cho trẻ được đi thăm quan môi trường trong lớp học của những lớp 
học khác, khu vực quanh trường, yêu cầu trẻ nhận xét về vệ sinh môi trường ở 
tại nơi đó và tìm ra cách khắc phục bảo vệ môi trường.
 Ví dụ: Trong buổi đi dạo xung quanh trường, tôi tạo hình huống cho trẻ 
quan sát các khu vực trong trường, quan sát sân trường và cho trẻ phát hiện ra 
những điều khác lạ trên sân trường: Lá cây rụng, có vỏ hộp sữa trên sân trường... 
Từ đó tôi sẽ đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ:
 + Các con thấy lá cây, vỏ bánh, vỏ kẹo hay vỏ hộp sữa các con sẽ làm gì?
 + Vì sao chúng ta phải làm như vậy?
 Sau đó cô cùng trẻ sẽ nhặt hết rác bỏ vào thùng rác và tiếp tục hỏi trẻ:
 + Các con thấy sân trường mình bây giờ như thế nào?
 + Khi trường mình đã sạch đẹp rồi thì các con cảm thấy như thế nào?
 Và giáo dục cho trẻ biết, ở bất kì nơi nào, hoàn cảnh nào khi có rác các 
con phải vứt đúng nơi quy định và nên khi thấy rác các con nhặt bỏ vào thùng 
rác.Từ đó sẽ hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường cho trẻ, trẻ có nề 
nếp và sẽ có ý thức hơn
 Bé nhặt rác bỏ vào thùng

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_bao_ve_moi_truong_cho_tre_5_6.doc
Sáng Kiến Liên Quan