SKKN Một số bài tập sửa sai nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy nhảy cao Lớp 10 trường Trung học Phổ thông Quỳnh Lưu 4

Cơ sở thực tiễn

Ngày nay trong hệ thống Giáo dục thể chất nước ta, điền kinh là một môn thể thao

có vị trí quan trọng. nó được mệnh danh là môn “Nữ hoàng sắc đẹp” trên võ đài

Olympic và là nội dung cơ bản trong các chương trình thi đấu trong các kì đại hội

TDTT quốc gia, khu vực, tỉnh và Hội khỏe phù động các cấp. Chính vì vậy điền kinh

được phổ biến trong các trường phổ thông và là nội dung chính trong môn Giáo dục

thể chất ở THPT.

Nhảy cao là một trong những môn điền kinh có lịch sử lâu đời và phát triển rất

rộng rãi ở nhiều quốc gia, là một môn thể thao sử dụng chủ yếu năng lực bản thân

thông qua một số hình thức vận động. Ngày nay, không chỉ là một môn thi đấu trong

các cuộc thi điền kinh, mà còn một nội dung giảng dạy chính trong các trường chuyên

nghiệp củng như các trường THPT.

Việc nâng cao kết quả học tập là một yêu cầu tất yếu trong giáo dục phổ thông.

Thành tích các môn thể thao là kết quả của quá trình chuẩn bị khác nhau. Đó là: “Thể

lực, kĩ thuật, chiến thuật, tâm lý và ý chí”. Trong đó, yếu tố kĩ thuật đóng vai trò hơn

cả và là nhân tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình đào tạo và giảng dạy thể

dục thể thao. Hoàn thiện kĩ thuật là một vấn đề quan trọng quyết định đến thành tích

thể thao. Qua kinh nghiệm thực tế và các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng

minh: Động tác kĩ thuật càng thuần thục, chính xác thì càng tiết kiệm, tận dụng và

phát huy khả năng dùng sức của cơ thể. Nhảy cao kiểu nằm nghiêng là một kĩ thuật

khó trong môn thề dục của chương trình giáo dục phổ thông, là một hoạt động không

có chu kì, đòi hỏi người tập phải đủ về thể lực, kĩ thuật và tư duy thực hiện động tác.

Trong giảng dạy, việc hướng dẫn học sinh nắm bắt kĩ thuật là quan trọng, nhưng việc

tìm ra những sai lầm thường mắc và nguyên nhân của nó, xác định vận dụng các biện

6pháp và bài tập để sửa chữa những sai lầm đó cũng quan trọng không kém. Chính vì

vậy, việc tìm ra các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho

học sinh trung học phổ thông là cần thiết.

Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông, nó

có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ thể lực cho học sinh, chuẩn

bị cho người lao động trong tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp

hoá - Hiện đại hoá đất nước.

pdf50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập sửa sai nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy nhảy cao Lớp 10 trường Trung học Phổ thông Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cuối kì, cuối năm
của học sinh.
* Hệ thống bài tập chuyên môn
1.Đối với nữ :
 - Đi 1 đến 3 bước đá lăng xoay mũi ( gót ) bàn chân
 - Chạy đà 3 bước giậm nhảy, đá lăng, xoay người
 - Nhảy dây
 - Đứng lên ngồi xuống bằng chân giậm, chân lăng duội thẳng tay vin
vào vật.
2. Đối với nam:
 - Đi 1 đến 3 bước đá lăng xoay mũi ( gót ) bàn chân
 - Chạy đà 3 bước giậm nhảy, đá lăng, xoay người
 - Đứng lên ngồi xuống bằng chân giậm, chân lăng duội thẳng hai tay
chống hông 
30
 - Ngồi xổm trên một chân, chân kia duỗi thẳng phía trước, 2 tay chống hông, bật
nhảy đổi chân.
* Hệ thống các bài tập ngoài giờ:
Khi những điều kiện về thời gian trong chương trình chính khoá không đáp ứng
được thì bài tập ngoài giờ là giải pháp cơ bản cho việc nâng cao thể chất học sinh.
Cần đặt ra các yêu cầu về tập luyện ngoài giờ với các môn thể thao, các bài tập phát
triển thể lực như bơi lội, các môn bóng, các trò chơi vận động như nhảy xa, bật cóc,
thể dục dụng cụcó hiệu quả làm tăng trưởng chiều cao, thể lực cho người tập. Khi
tập luyện cần tập đầy đủ các dạng bài và tác dụng lên đồng đều các nhóm cơ để phát
triển cân đối toàn diện. 
* Lưu ý: Các bài tập phát triển chiều cao nói riêng và bài tập thể lực nói chung cần
có một quá trình tập lâu dài và một chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý mới có kết quả.
Thời gian phải tính bằng năm chứ không thể nóng vội được.
Trải qua quá trình giảng dạy, tập luyện và nghiên cứuTôi nhận thấy một số bài
tập sau có thể áp dụng tập luyện ngoài giờ thường xuyên để phát triển thể chất, đặc
biệt phù hợp với lứa tuổi học sinh Trung học, ở những nơi không có điều kiện tập
luyện với dụng cụ, sân bãi tiêu chuẩn. Chỉ với những dụng cụ đơn giản có thể làm
được, ít tốn kém, không gian tự nhiên nhưng hiệu quả rất tốt cho việc rèn luyện nâng
cao sức khoẻ. Tuỳ vào điều kiện cụ thể, mỗi một cá nhân có thể lựa chọn các bộ bài
tập khác nhau cho việc rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất bản thân.
- Nhóm 1 (Các động tác thể dục tay không trong chương trình): Làm cho khí huyết
lưu thông, loại bỏ trạng thái uể oải, ngái ngủ (buổi sáng), khởi động các khớp, dây
chằng, hô hấp, tuần hoàn chuẩn bị cho tập luyện các nội dung tiếp theo.
- Nhóm 2 (Các bài tập bật nhảy): Làm cho các hệ thống trong cơ thể vững chắc,
đặc biệt là các cơ quan nội tạng, cơ và xương phát triển, tạo nên sức rướn cho cơ thể
bằng sự nỗ lực của cơ bắp...Là một trong các bài tập nhằm phát triển chiều cao cơ thể.
+ Bài tập 1: Nhảy dây bằng một chân, hai chân. Yêu cầu: Khi nhảy hạn chế co ở
đầu gối, chủ yếu dùng lực của bàn chân giậm nhảy, hoãn xung. Mỗi buổi tập khoảng
3-5 phút và tăng dần đều.
+ Bài tập 2: Bật nhảy với tay chạm vật chuẩn trên cao: Vật chuẩn phải được điều
chỉnh theo hướng tăng dần qua thời gian tập luyện. Mỗi lần tập trong 1-2 phút (tương
ứng 15-20 lần, có quảng nghỉ xen kẽ với các nội dung khác).
+ Bài tập 3: Bật cóc tiến, lùi. Khoảng cách bật là khoảng 1m. Yêu cầu: Ngồi thấp,
hai tay chống hông hoặc buông tự nhiên.
31
- Nhóm 3 (Các động tác kéo giãn): Mục đích kích thích các ổ khớp, mô xương
phát triển. Tập luyện nhiều sẽ làm cho xương dài ra hơn mức có thể, hệ thống cơ, dây
chằng vững chắc.
+ Bài tập 1: Đeo tạ chân, nằm thõng chân xuống không chạm đất, mỗi chân đeo
một quả tạ nặng 1 kg. Thực hiện đủ 5 phút.
+ Bài tập 2: Kéo xà đơn: Mỗi ngày 2 lần (sáng - chiều), mỗi lần thực hiện khoảng 5
phút (tổng thời gian tập với xà không tính thời gian nghỉ).
+ Bài tập 3: Nằm sấp, duỗi thẳng chân và thẳng tay. Nâng hai chân thẳng lên đồng
thời nâng tay và cả thân trên lên ở tư thế ưỡn căng. Giữ tư thế này 3 giây trong tư thế
kéo căng người ra hai hướng ngược chiều nhau. Thực hiện 10 lần.
- Nhóm 4 (Các động tác mềm dẻo): Mục đích làm cho các ổ khớp linh hoạt, uyển
chuyển, khéo léo trong vận động, đề phòng các chấn thương do hoạt động của khớp,
dây chằng quá biên độ cho phép.
+ Bài tập 1: Đứng trên một chân, đá lăng ra trước, ra sau. Chân nọ tay kia kéo căng
người hình cánh cung. Tay còn lại giữ thăng bằng hoặc vịn vào tường. Sau đó đổi
bên. Thực hiện 5-7 phút (tổng thời gian tập, không tính quảng nghỉ).
+ Bài tập 2: Đứng chụm chân, hai tay duỗi thẳng lên cao, vươn thẳng chân, đẩy cao
hông, hóp bụng, nhón gót, hít vào. giữ tư thế này trong 3 giây, thở ra. lặp lại càng
nhiều lần càng tốt.
+ Bài tập 3: Chống quỳ (tư thế bò). Duỗi lăng một chân phải ra sau, hướng lên cao
đồng thời tay trái duỗi thẳng ra phía trước. kéo căng thân, với cả ra phía trước và về
phía sau. giữ tư thế này 3 giây. Đổi bên. thực hiện 10 lần.
- Nhóm 5 (Các bài tập phát triển bền): Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về tập luyện
sức bền trong các bài tập trên lớp giáo viên nêu ra. Yêu cầu: Tập luyện thường xuyên
hàng ngày và có sự tăng tiến về cự ly, về thành tích trong mỗi cự ly qua một chu kỳ
tập luyện.
Ngoài việc ra bài tập về nhà tôi còn hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho học sinh biết
cách tự kiểm tra đánh giá quá trình tập luyện của bản thân và báo cáo định kỳ kết quả
tập luyện cho giáo viên.
* Tự kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn RLTT định kỳ
 Theo dõi quá trình tập luyện bản thân.
 - Kiểm tra y học trước tập luyện: Trước lúc đi vào chu kỳ tập luyện phải kiểm tra
các chỉ số sinh lý cơ thể và sau mỗi chu kỳ cần kiểm tra đánh giá lại để xem quá trình
tập luyện có thực sự phù hợp với bản thân với mẫu bảng sau
 Các Chiều Cân Chỉ Chỉ số Chỉ số Hồi Cảm Ngủ Ghi
32
 chỉ 
Thời số
 Điểm
cao
(m)
nặng
(kg)
số
mạch 
cơ sở
mạch
trước
tập
luyện
mạch
trong
tập
luyện
phục
về ban
đầu
sau..
giác
ăn
uống
chú
Ngày /
/20
1.60 50 65
lần/p
75
lần/p
155
lần/p
5 phút Ngon Tốt Ví dụ
Ngày / 
/20
Ngày / 
/20
.v.v.
Định kỳ kiểm tra lại các chỉ số nêu trên để biết được quá trình tập luyện là phù hợp
hay không phù hợp. Căn cứ vào kết quả báo cáo, dựa trên cơ sở sinh lý học TDTT mà
giáo viên có những lời khuyên đối với học sinh để điều chỉnh việc tập luyện.
 - Mỗi một cá nhân phải lập một bảng theo dõi quá trình tập luyện hàng ngày trong
tháng với mẫu như sau:
 Ngày, tháng
Nội
dung bài tập
Theo dõi tập luyện thángnăm 20 Ghichú
1 2 3 4 5 .... 25 26 27 28 29 30
Bài tập A 5 lần 6 lần 
Bài tập B 2phút 3phút 
Bài tập C 
.v.v.
* Chú ý: 
- Chọn bài tập nào là tuỳ vào từng cá nhân nhưng phải tập đều các dạng bài
(nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo - khéo léo, kéo giãn).
- Ghi chép đầy đủ số lần, thời gian thực hiện mỗi một nội dung.
- Yêu cầu có sự tăng tiến (nhanh hay chậm tuỳ vào thể lực của từng cá nhân nhưng
buổi tập sau phải yêu cầu cao hơn buổi tập trước hay duy trì mức trước trong một thời
gian rồi tăng lên).
33
 Sau một thời gian tập luyện dựa vào cảm giác chủ quan mà đánh giá mức độ tập
luyện có phù hợp hay không. Thời kỳ đầu có thể biểu hiện sút cân nhưng sức khoẻ vẫn
ổn định thì đó là trạng thái bình thường, một thời gian sau sẽ hồi phục và trọng lượng
sẽ vượt mức ban đầu chứng tỏ quá trình tập luyện là có hiệu quả.
 * Báo cáo định kỳ kết quả tập luyện cho giáo viên.
Hàng tháng giáo viên bộ môn yêu cầu học sinh nạp báo cáo về kết quả luyện tập
của bản thân thông qua các số liệu tập luyện thực tế hàng ngày.
- Em tập những bài tập nào ?.
- Khởi điểm đạt thành tích bao nhiêu ?.
- Đến thời điểm này kết quả ra sao ?.
- Biểu hiện trạng thái trong cơ thể như thế nào ?.
- Cảm giác chủ quan về giấc ngủ, về ăn uống về việc tập luyện của bản thân ?.
Thông qua đó giáo viên có thể kiểm tra đánh giá mức độ tập luyện ngoài giờ của
học sinh, góp ý những vấn đề học sinh còn vướng mắc, điều chỉnh việc tập luyện sao
cho phù hợp.
Từ những giải pháp trên sau nhiều năm áp dụng vào giảng dạy tôi đã thu được kết
quả khá khả quan
Kết quả kiểm tra các lớp khi chưa áp dụng các giải pháp trên ở năm học 2018-2019
 Kết
q
uả kiểm tra khi áp dụng các giải pháp trên ở năm học 2018-2019.
Lớp Sĩ số Nam
Mức xà 
Đ CĐ Nữ
Mức xà 
Đ CĐ
10A3 40 1.15m 95% 5% 0.90m 93% 7%
10A4 42 1.15m 96% 4% 0.90m 94% 6%
34
Lớp Sĩ số Nam
Mức xà 
Đ CĐ Nữ
Mức xà 
Đ CĐ
10A1 40 1.15m 93% 7% 0.90m 90% 10%
10A2 42 1.15m 94% 6% 0.90m 92% 8%
10A7 42 1.15m 92% 8% 0.90m 93% 7%
10A8 43 1.15m 92% 8% 0.90m 94% 6%
10A9 42 1.15m 95% 5% 0.90m 95% 5%
10A10 43 1.15m 95% 5% 0.90m 96% 4%
Kết quả kiểm tra các lớp năm học 2019-2020 khi chưa áp dụng các giải pháp trên
Lớp Sĩ số Nam
Mức xà 
Đ CĐ Nữ
Mức xà 
Đ CĐ
10A1 42 1.15m 93% 7% 0.90m 90% 10%
10A5 40 1.15m 94% 6% 0.90m 92% 8%
10A6 42 1.15m 92% 8% 0.90m 93% 7%
10A7 43 1.15m 92% 8% 0.90m 94% 6%
 Kết quả kiểm tra khi áp dụng các giải pháp trên ở năm học 2019-2020.
Lớp Sĩ số Nam
Mức xà 
Đ CĐ Nữ
Mức xà 
Đ CĐ
10A2 42 1.15m 97% 3% 0.90m 95% 5%
10A3 40 1.15m 97% 3% 0.90m 96% 4%
10A11 42 1.15m 98% 2% 0.90m 97% 3%
10A12 43 1.15m 98% 2% 0.90m 97% 3%
Kết quả kiểm tra các lớp năm học 2020-2021 khi chưa áp dụng các giải pháp trên 
Lớp Sĩ số Nam
Mức xà 
Đ CĐ Nữ
Mức xà 
Đ CĐ
10A1 42 1.15m 94% 6% 0.90m 90% 10%
10A3 44 1.15m 95% 5% 0.90m 92% *%
10A5 40 1.15m 96% 4% 0.90m 93% 7%
10A9 42 1.15m 94% 6% 0.90m 94% 6%
35
 Kết quả kiểm tra khi áp dụng các giải pháp trên ở năm học 2020-2021.
Lớp Sĩ số Nam
Mức xà 
Đ CĐ Nữ
Mức xà 
Đ CĐ
10A2 42 1.15m 100% 0% 0.90m 100% 0%
10A4 44 1.15m 100% 0% 0.90m 100% 0%
10A6 40 1.15m 100% 0% 0.90m 100% 0%
10A7 42 1.15m 100% 0% 0.90m 100% 0%
 - Như vậy cùng một thời gian, nhưng những lớp thực nghiệm các giải pháp trên
có thành tích, ý thức tốt hơn so với những lớp sử dụng biện pháp thông thường. sau
khi áp dụng các giải pháp ta thấy thành tích của các em tốt hơn hẳn so với khi chưa
đưa bài tập, qua đó tôi thấy rằng áp dụng bài tâp phù hợp với trình độ nhận thức của
các em không chỉ sữa sai về kỷ thuật mà còn nâng cao thành tích cho các em.
 - Qua việc thực hiện sáng kiến với các giải pháp trên và những kết quả đã đạt
được, tôi nhận thấy muốn giảng dạy đạt kết quả tốt giáo viên phải có sự đầu tư chuẩn
bị kỹ giáo án trước khi lên lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học và dụng cụ sân bãi thật tốt.
 - Muốn giảng dạy đạt kết quả tốt và thu hút sự ham thích của học sinh đối với
môn học, bản thân người dạy ngoài sự nhiệt tình giảng dạy cần phải không ngừng học
hỏi trang bị thêm kiến thức, rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ cho vững vàng,
thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, phải rút được kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy để tìm
ra những phương pháp cải tiến, phù hợp với yêu cầu giảng dạy.
 - Với phương pháp và lượng vận động hợp lý, bài tập phải vừa sức, phù hợp với
sức khỏe, trình độ thể lực, tâm sinh lý, giới tính của học sinh, tránh cho các em sự lo
ngại, nhàm chán, tạo được tâm lý tốt cho các em đối với môn học.
 - Trong quá trình trực tiếp giảng dạy phải thực hiện thật tốt công tác bảo hiểm và
tự bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho học sinh, giúp các em an tâm, tự tin hơn trong
quá trình tập luyện. Có như thế học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu tốt bài học, vận dụng tốt
kỹ thuật nâng cao thành tích trong học tập và thi đấu. 
36
Phần III : Kết luận
 1. Kết luận :
- Nhảy cao là một nội dung cơ bản ở cấp THPT. Nhiều đồng nghiệp cũng đã có
những giải pháp để nâng cao chất lượng giảng day và học tập nội dung này, nhưng tôi
thấy hiệu quả chưa cao. Qua thực hiện áp dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy các
giải pháp trên hoàn toàn mới, chưa có ai áp dụng.
- Những bài tập cùng với những phương pháp sư phạm mà tôi đã lĩnh hội được,
nhằm sửa sai kỹ thuật và nâng cao thể lực cho các em tôi nhận thấy đã đạt được kết
quả khả quan, nó tạo được sự tự tin, nhiệt tình của người dạy và sự ham thích, tích
cực tập luyện của người học, làm cho không khí nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh.
 - Kết quả đạt được giúp học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức và khả năng thực
hiện đúng kỹ thuật các môn học thực hành, phát triển cơ toàn diện, xây dựng được
thói quen ham thích luyện tập thể dục thể thao, có tác phong lành mạnh, đúng đắn,
trật tự, kỷ luật, thúc đẩy các mặt đức dục, trí dục phát triển, góp phần cùng nhà trường
hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo.
2. Kiến nghị:
- Đối với nhà trường: Ban giám hiệu cần quan tâm hơn nữa về trang thiết bị như
sân bãi, dụng cụ nhảy cao vì hiện nay thiếu bộ nhảy cao đa năng, hố nhảy chưa đảm
bảo chất lượng.
- Đối với tổ chuyên môn: Cần xây dụng nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp
dạy học hơn nữa để giáo viên có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.
- Đối với đồng nghiệp: Tăng cường công tác dự giờ để học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau mang lại hiệu quả cao hơn trong giảng dạy.
- Đối học sinh: Cần nhận thức đúng về vai trò của bộ môn GDTC, cần xác định
đúng hướng theo tinh thần của Bộ giáo dục đào tạo đặt ra “Mỗi em xác định 1 môn
thể thao yêu thích để luyện tập hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân”
 Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, đề tài nghiên cứu trong phạm vi còn hẹp
nên tôi rất mong được sự quan tâm của cấp trên để tôi tiếp tục nghiên cứu ở những
giai đoạn sau với phạm vi rộng hơn để đề tài được áp dụng rộng rãi hơn.
 Kết quả của đề tài chúng tôi được xem như một tài liệu tham khảo để phục vụ
cho công tác giảng dạy nội dung nhảy cao lớp 10 ở trường thpt nói chung và trường
tôi nói riêng, hi vọng được đồng nghiệp chú ý.
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách hướng dẫn giảng dạy Thể Dục Thể Thao. Tác giả: GS-PTS Trinh Trung Hiếu;
Nhà xuất bản TDTT – 1993
2. Sách giáo viên thể dục 10, 11. Tác giả: Vũ Đức Thu, Trần Dự, Vũ Bích Huệ, Trần
Đồng Lâm, Nguyễn Kim Minh, Hồ Đắc Sơn, Vũ Thị Thư, Tần Văn Vinh, Nhà Xuất
Bản Giáo Dục – 2006
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn thể dục THPT. Nhà xuất bản giáo dục việt nam
4. PGS.TS Dương Nghiệp Chí, Phạm Khắc Học, (2000), Điền kinh, NXB TDTT.
5. PGS.TS Dương Nghiệp Chí, TS Lương Kim Chung (2000), Xã hội học thể dục thể
thao, NXB TDTT.
6. Phạm Khắc Học, Nguyễn Hữu Bằng (2001), Giáo trình điền khinh NXB TDTT.
7. TS. Hoàng Thị ái Khuê (2006), Giáo trình sinh lý học thể dục thể thao, khoa giáo
dục thể chất trường Đại học Vinh.
8. Nguyễn Đức Văn (1987), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, NXB
TDTT. 
9. Đậu Bình Hương - Lý luận và phương pháp TDTT - Đại học Vinh
10. Th.s Nguyễn Trí Lục (2009), Giáo trình phương pháp giảng dạy bộ môn điền
kinh, khoa giáo dục thể chất Đại học Vinh.
38
PHỤ LỤC
Mẫu phiếu 1
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi:................................................................................
Trình độ chuyên môn:............................................................
Đơn vị công tác:.....................................................................
Để tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành SKKN với đề tài “ Một số bài tập sửa sai nhằm
nâng cao chất lương học tập và giảng dạy nhảy cao lớp 10 trường THPT Quỳnh
Lưu 4”
Xin đồng chí vui lòng lựa chọn bài tập mà đồng chí cho là tối ưu nhất bằng đánh
dấu (x) vào ô phù hợp.
* Hệ thống các bài tập sửa sai 
 - Nhóm I: Đối với giai đoạn kĩ thuật chạy đà:
Bài tập 1: Xác định hướng chạy đà và điểm giậm nhảy, tập động tác đưa chân
vào điểm giậm nhảy.
Bài tập 2: Đi 3,5 bước và đúng gót chân vào điểm giậm nhảy.
Bài tập 3: Chạy đà 3,5 bước đặt chân vào điểm giậm nhảy kết hợp với đá lăng.
Bài tập 4: Đo đủ đà ( 7,9,11 bước ), tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà và
góc độ chạy đà hợp lý.
- Nhóm II: Đối với giai đoạn kĩ thuật giậm nhảy:
Bài tập 5: Tập động tác tay ở ba bước đà cuối - nhảy mạnh -đá lăng.
Bài tập 6: Tập các động tác đá lăng (không và kết hợp với giậm nhảy)
Bài tập 7: Đứng có vịn đá lăng.
Bài tập 8: Tập bài tập phát triển sức mạnh chân và độ linh hoạt của hông.
- Nhóm III: Đối với giai đoạn kĩ thuật trên không:
Bài tập 9: Đứng đá lăng lên cao – xoay gót chân
Bài tập 10: Bật nhảy đá lăng lên cao – xoay gót chân
Bài tập 11: Tập mô phỏng chân lăng qua xà thấp.
 Bài tập 12: Tập mô phỏng động tác giậm nhảy và ép tay cùng bên vào thân khi
qua xà thấp.
- Nhóm IV: Đối với giai đoạn kĩ thuật tiếp đất:
 Bài tập 13: Tập nhảy cả hai chân từ trên cao xuống, tiếp đất bằng chân giậm
nhảy có chùng chân để giảm chấn động (độ cao 0,5-1m)
 Bài tập 14: Chạy đà chính diện (vuông góc với xà) – giậm nhảy chân lăng duỗi
thẳng qua xà.
Xin chân thành cảm ơn!
 Ngày.tháng... năm 2021
 Người phỏng vấn
 Trần Văn Chương
Mẫu phiếu 2
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi:................................................................................
Trình độ chuyên môn:............................................................
Đơn vị công tác:.....................................................................
Để tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành SKKN với đề tài “ Một số bài tập sửa sai nhằm
nâng cao chất lương học tập và giảng dạy nhảy cao lớp 10 trường THPT Quỳnh
Lưu 4”
Xin đồng chí vui lòng lựa chọn 10 bài tập mà đồng chí cho là tối ưu nhất bằng
đánh dấu (x) vào ô phù hợp.
* Hệ thống bài tập bổ trợ kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng
- Nhóm I: Bài tập bổ trợ kỹ thuật giậm nhảy:
Bài tập 1: Chạy đà nhảy cao tự do để xác định chân giậm nhảy.
Bài tập 2: Đứng chân giậm nhảy trước (sát mép hố cát) chân lăng sau. Tạo đà
và giậm nhảy qua xà thấp (tiếp đất bằng chân giậm nhảy). Khi tạo đà và giậm nhảy
cần phối hợp với đánh mạnh 2 tay từ trước ra sau, về trước dừng đột ngột.
Bài tập 3: Đi 3 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ.
- Nhóm II : Bài tập bổ trợ kỹ thuật chạy đà kết hợp giậm nhảy:
Bài tập 4: Chạy chậm 3, 5, 7 bước giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ.
Bài tập 5: Chạy đà chính diện giậm nhảy đá lăng qua xà thấp.
Bài tập 6: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng qua xa thấp.
Bài tập 7: Chạy đà 5, 7, 9 bước giậm nhảy đá lăng chạm vào vật chuẩn treo trên
cao (chạm vật chuẩn bằng chân lăng).
- Nhóm II: Bài tập bổ trợ kỹ thuật giai đoạn trên không và tiếp đất:
Bài tập 8: Đứng tại chỗ đá lăng xoay mũi bàn chân.
Bài tập 9: Tập mô phỏng chân lăng giai đoạn trên không.
Bài tập 10: Chạy đà giậm nhảy bằng chân giậm nhảy thực hiện động tác trên
không và tiếp đất (có xoay người)
Bài tập 11: Tập mô phỏng động tác chân giậm nhảy giai đoạn trên không.
Bài tập 12: Chạy đà đúng góc độ giậm nhảy đá lăng cao thu nhanh chân giậm
nhảy rồi tiếp đất tại chỗ (xà để ở mức cao, chú ý không nhảy qua xà).
- Nhóm III: Bài tập hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng:
Bài tập 13: Chạy 3-5 bước đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao nằm
nghiêng.
Bài tập 14: Chạy 5-7 bước đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao nằm
nghiêng 
Bài tập 15: Chạy đà thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao năm nghiêng.
Xin chân thành cảm ơn!
 Ngày.tháng... năm 2021
 Người phỏng vấn
 Trần Văn Chương
Mẫu phiếu 3
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi:................................................................................
Trình độ chuyên môn:............................................................
Đơn vị công tác:.....................................................................
Để tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành SKKN với đề tài “ Một số bài tập sửa sai nhằm
nâng cao chất lương học tập và giảng dạy nhảy cao lớp 10 trường THPT Quỳnh
Lưu 4”
 Xin đồng chí vui lòng lựa chọn 10 bài tập mà đồng chí cho là tối ưu nhất bằng
đánh dấu (x) vào ô phù hợp.
* Hệ thống bài tập nhằm phát triển thể lực
Bài tập 1: Nhảy dây.
Bài tập 2: Chạy đạp sau 25m.
Bài tập 3: Chạy nâng cao đùi 20m.
Bài tập 4: Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, chân lăng duỗi về trước, đứng lên
ngồi xuống.
Bài tập 5: Chạy 30m xuất phát thấp.
Bài tập 6: Bật cao tại chỗ.
Bài tập 7 : Chạy đà bật nhảy bằng hai chân với tay chạm vật cố định trên cao.
Bài tập 8: Chạy lò cò tiếp sức bằng chân trụ.
Bài tập 9: Ke cơ bụng gập chân vuông góc với thân người.
Bài tập 10: Đi vịt.
Bài tập 11 : Bật cóc liên tục 20m.
Bài tập 12: Gánh tạ đứng lên ngồi xuống với trọng lượng tạ vừa phải.
Bài tập 13: Ngồi xổm trên một chân, chân kia duỗi thẳng phía trước, 2 tay
chống hông, bật nhảy đổi chân.
Bài tập 14: Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân.
Bài tập 15: Chạy đuổi, mỗi đợt chạy gồm 2 nhóm, mỗi nhóm 2 - 5 học sinh,
đứng ở tư thế xuất phát cao 2 nhóm đứng cách nhau 4 - 5m, trong từng nhóm có
người này cách người kia 1,5m. Sau khi nghe lệnh các em đồng loạt cùng xuất phát,
em sau đuổi em trước với đoạn đường 25 - 30m
Xin chân thành cảm ơn!
 Ngày.tháng... năm 2021
 Người phỏng vấn
 Trần Văn Chương
Một số hình ảnh tiết học nhay cao
Một số hình ảnh trò chơi 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bai_tap_sua_sai_nham_nang_cao_chat_luong_hoc_tap.pdf
Sáng Kiến Liên Quan