SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích cho học sinh Khối 11

Cơ sở lý luận

 Giáo dục phổ thông nói chung và môn học GDQP - AN nói riêng là góp phần “giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Đứng ném lựu đạn trúng đích là nội dung thực hành nằm trong chương trình GDQP -AN 11. nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản về quốc phòng an ninh,hiểu biết cơ bản về lựu đạn và cách sử dụng lựu đạn là vũ khí đánh gần trang bị cho cá nhân để tiêu diệt sinh lực của địch, làm cơ sở, tiền đề để học sinh tham gia tốt các hoạt động quân sự tại nhà trường và địa phương. Tuy nhiên việc giảng dạy và học tập nội dung này thường gây khó khăn cho học sinh vì đứng ném lựu đạn trúng đích đòi hỏi thể lực,sự phối hợp ,cảm giác không gian của học sinh.

Các yếu tố gây khó khăn cho học sinh trong quá trình tập luyện như:thể lực, sự phối hợp giữa chân,tay với sức rướn của cơ thể,ra sức cuối cùng,xác định góc độ bay của lựu đạn,và hướng ném lựu đạn.

 Chính vì vậy, việc áp dụng một số biện pháp,bài tập nhằm hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích là việc làm cần thiết, thiết thực hiện nay trong giảng dạy môn GDQP-AN ở các trường THPT.

 

doc26 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 8Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích cho học sinh Khối 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à lực tốt nhất cho lựu đạn rời tay đúng hương,đúng góc độ. Để học sinh nắm vững và thực hiện kỹ thuật ra sức cuối cùng chính xác thì tôi cho học sinh tập những bài tập sau:
Đứng ở tư thế trung gian đạp chân đẩy hông.
Ra sức cuối cùng không có lựu đạn.	
Ra sức cuối cùng có lựu đạn.
b. Xác định góc độ bay:
- Kỹ thuật đứng ném lựu đạn trúng đích,giai đoạn ra sức cuối cùng là quan trọng nhất,đây là giai đoạn kết hợp tốc độ ban đầu của cơ thể,tạo tư thế vững chắc khi lựu đạn rời tay với góc độ bay hợp lý.
- Góc độ bay là tạo bởi một véc tơ tổng hợp của tốc độ ban đầu và giai đoạn ra sức cuối cùng( tay ném lựu đạn) với hình chiếu của nó trên mặt đất tạo ra quỹ đạo bay của quả lựu đạn.
y
0
 L x
H
Chuyển động của một vật bị ném xiên có thể xem là sự kết hợp của hai chuyển động: thẳng đứng lên trên chậm dần đều với gia tốc có độ lớn bằng và đều theo phương nằm ngang. Hai chuyển động xảy ra độc lập với nhau và tổng hợp hai chuyển động này ta có chuyển động của vật ném lên xiên góc đối với ngang.
 + Tầm bay xa: 
 Trong đó:
 v0 là tốc độ bay ban đầu.
 α là góc bay.
 g là gia tốc rơi tự do.
 L là quãng đường bay xa.
Từ công thức này thấy với cùng vận tốc ném thì góc ném là 450 sẽ cho khoảng cách vật bay xa nhất là 
- Nhưng trong thực tế khi học sinh thực hiện đứng ném lựu đạn trúng đích thì quả lựu đạn khi rời tay không đạt được góc độ lý tưởng này,vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
 	+ Chiều cao cơ thể: tư thế thân người lúc chuẩn bị và ra sức cuối cùng.
 	+ Thời điểm lựu đạn rời tay: quá sớm hoặc quá muộn.
 	+ cảm giác không gian: khoảng cách đã được quy định.
Vì vậy để có thành tích cao trong nội dug đứng ném lựu đạn trúng đích cần phải xác định góc độ bay hợp lý,rèn luyện cảm giác không gian.do đó tôi đã vận dụng các bài tập xác định góc độ bay hợp lý như sau:
Dùng 2 cột giăng dây cách vạch giới hạn 50-60cm,độ cao phù hợp để khi bàn tay học sinh khi thực hiện ra sức cuối cùng chạm vào thì tay hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc độ 45.
Cho học sinh thực hiện kỹ thuật đứng ném lựu đạn tại vạch giới hạn,yêu cầu khi tay chạm vào dây thì cho lựu đan rời tay.
Di chuyển cột và dây ra xa đặt ở khoảng cách giữa cự ly ném,độ cao của dây 5m đối với nữ và 6m đối với nam.
Cho học sinh thực hiện kỹ thuật đứng ném lựu đạn tại vạch giới hạn,yêu cầu ném trúng hoặc sát với vật chuẩn(dây). Sau khi học sinh đã ném 1-2 lần,hiểu được bài tập thì cho học sinh chơi trò chơi dựa trên bài tập này: chia lớp thành bốn đội thi với nhau sau mỗi lần ném đội nào ném trúng vật chuẩn nhiều nhất thì đội đó thắng,đội thua sẽ phải đi gom lựu đạn về vạch giới hạn cho các đội còn lại.
 	Như vậy khi hình thành được góc độ bay thì học sinh sẽ thực hiện được động tác lựu đạn rời tay dễ dàng hơn,hoàn thiện hơn,ở thời điểm hợp lý hơn,thành tích sẽ cao hơn.
 	c. Xác định hướng ném: Trong kỹ thuật đứng ném lựu đạn trúng đích dù học sinh có thể lực,góc độ bay hợp lý nhưng hướng ném không ổn định thì cũng sẽ ảnh hưởng đến thành tích rất nhiều. Hướng ném không ổn định ở đây là do học sinh khi ra sức cuối cùng bị lệch phải hoặc lệch trái dẫn đến quả lựu đạn sẽ bi lệch so với mục tiêu. Để hướng ném được ổn định tôi cho học sinh tập bài tập sau:
 * Tập mô phỏng động tác ra sức cuối cùng không có và có lựu đạn.
 * Tập ném ở khoảng cách gần,xa dần và đúng cự ly.
 	Chú ý: giáo viên cần nhắc nhở,điều chỉnh học sinh khi thực hiện động tác ra sức cuối cùng cổ tay ,khuỷu tay,cánh tay phải tạo thành một đường thẳng hợp với hướng ném.
 	Ngoài các bài tập bổ trợ,phân đoạn thì hoàn thiện kỹ thuật là nội dung quan trọng nhất để phản ánh kết quả của các bài tập bổ trợ và thành tích của động tác. Ngoài ra yếu tố tâm lý cũng ảnh hương đến thành tích. Vì vậy cần phải hoàn thiện kỹ thuật đứng ném lựu đạn trúng đích với sự lặp lại nhiều lần nhằm hình thành kỹ năng động tác. Và tổ chức cho học sinh thi đấu thử để rèn luyện tâm lý,tạo sự tự tin cho học sinh.
 	Lưu ý: Các bài tập phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Trong mỗi tiết dạy tùy thuộc vào nội dung giảng dạy, đặc điểm, trình độ,thể lực của học sinh các lớp cụ thể khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn để vận dụng các bài tập một cách khoa học, phù hợp và đạt hiệu quả cao.
 	III. GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp và một số bài tập đã lựa chọn vào thực nghiệm giảng dạy nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích ở trường THPT.
1. Khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng các biện pháp và một số bài tập vào giảng dạy, tập luyện nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích.
Bảng 1: KHẢO SÁT CHẤT THÀNH TÍCH NỘI DUNG ĐỨNG NÉM LỰU ĐẠN TRÚNG ĐÍCH KHI CHƯA ÁP DỤNG SKKN
 (Chỉ so sánh kết quả nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích của học sinh khối 11 hai năm học trước)
NĂM HỌC
TS
HS
KẾT QUẢ NỘI DUNG ĐỨNG NÉM LỰU ĐẠN KHỐI 11
GIỎI
%
KH Á
%
TB
%
YẾU
%
2018 - 2019
282
19
6,7
202
71,6
55
19,5
6
2,1
2019 - 2020
290
21
7,2
222
76,5
43
14,8
4
1,4
 (Trước khi áp dụng sáng kiến)
 	Từ kết quả trên và thông qua quá trình thực nghiệm giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong hai năm qua chúng tôi có thể kết luận rằng: Việc dạy và học nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi chưa nhiều, số lượng học sinh đạt điểm trung bình và yếu còn cao. Chưa thực sự tương xứng với những điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực người thầy và chất lượng chung của môn học.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
 	Do giáo viên chưa áp dụng các biện pháp dạy học phù hợp để phát huy hết tính độc lập, sáng tạo, tự giác, tích cực của học sinh trong tập luyện. Việc sửa sai của giáo viên cho học sinh chưa kịp thời hoặc chưa tìm ra được phương pháp hiệu quả nhất.
 	Học sinh chưa có phương pháp tập luyện tối ưu trong luyện tập và sửa sai động tác, ý thức tự tập luyện chưa tôt,chưa thật sự chịu khó, chịu khổ trong tập luyện, thời gian tự tập luyện ở nhà chưa nhiều.
 	2. Chương trình thực nghiệm:
 	Sau khi khảo sát, thống kê chất lượng học sinh nội dung đứng ném lựu đan trúng đích qua 2 năm học một cách chính xác, khách quan. Chúng tôi đã tiến hành áp dụng một số biện pháp và bài tập vào giảng dạy và tập luyện nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích trong chương trình GDQP - AN của toàn khối 11 ở trường và một số lớp 11 ở hai trường THPT lân cận ở trong huyện. 
 	Trong từng tiết học, tùy thuộc đặc điểm, trình độ của từng lớp và từng nhóm học sinh, căn cứ vào thực tiễn việc dạy và học của nhà trường, chúng tôi sử dụng các biện pháp khác nhau, các nhóm bài tập khác nhau cho từng lớp, từng nhóm đối tượng một cách phù hợp và khoa học nhất.
 	Qua quá trình áp dụng các phương pháp dạy học nêu trên vào giảng dạy ở tất cả các tiết thực hành nội dung “đứng ném lựu đạn trúng đích” ở lớp 11, đã phát huy được tính tích cực, tự giác hăng say của học sinh trong tập luyện, đem lại hứng thú cho cả người học lẫn người dạy, giờ dạy trở nên sinh động, sôi nổi có kết quả cao. Hiệu quả học tập nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích của học sinh thể hiện rõ thông qua bảng thống kê kết quả học nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích năm học 2020 - 2021 và biểu đồ so sánh kết quả học tập điều lệnh đội ngũ so với năm học 2018 - 2019, năm học 2019 - 20120 như sau.
Bảng 2: 
 CHẤT LƯỢNG SAU KHI ÁP DỤNG SKKN VÀO GIẢNG DẠY
 ( kết quả học sinh khối 11 riêng nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích, năm học 2020 -2021)
NĂM HỌC
TS
HS
KẾT QUẢ NỘI DUNG ĐỨNG NÉM LỰU ĐẠN KHỐI 11
GIỎI
%
KH Á
%
TB
%
YẾU
%
2020 – 2021
314
56
17,8
244
77,7
13
4,1
1
0,3
Từ số liệu ở bảng 1,2 chúng ta thấy:
→ Tỷ lệ loại giỏi: - Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi tăng lên đáng kể.
 So với năm học 2018 - 2019 tăng 11,1%.
 So với năm học 2019 - 2020 tăng 10,6%.
→ Tỷ lệ loại TB: - Tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình giảm.
 - So với năm học 2018 - 2019 giảm 15,4 %.
 - So với năm học 2019 - 2020 giảm 10,7 %.
→ Tỷ lệ loại Yếu: - Tỷ lệ học sinh đạt điểm loại yếu giảm.
 - So với năm học 2018 - 2019 giảm 1,8%. 
 - So với năm học 2019 - 2020 giảm 1,1 %.
 	Sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy và tập luyện, thông qua hội thao, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chúng tôi nhận thấy rằng:
 	Học sinh hiểu sâu sắc về ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích, tích cực, tự giác và sáng tạo trong tập luyện.
 	Thực hiện đúng kỹ thuật,phối hợp lực tốt,xác định được góc độ bay hợp lý và hướng ném ổn định. 
	KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH
 	Chương trình thực nghiệm áp dụng giảng dạy tại hai trường THPT trên địa huyện yên thành,một trường thực nghiệm 3 lớp gồm 11A1, 11A2 và 11a3 với tổng 118 học sinh.
 	Sau thực nghiệm, thành tích nội dung “Đứng ném lựu đạn trúng đích” của 3 lớp nêu trên đạt kết quả cao hơn rất nhiều so với 3 lớp khác không áp dụng thực nghiệm thể hiện qua bảng thống kê sau:
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
NĂM HỌC
LỚP
TS HS
KẾT QUẢ NỘI DUNG ĐỨNG NÉM LỰU ĐẠN
 G
%
KH
%
TB
%
YẾU
%
2020 
 –
2021
11A1
118
21
17,8%
86
72,9%
10
8,5%
1
0,8%
11A2
11A3
11A4
116
6
5,2%
72
62,1%
28
24,1%
10
8,6%
11A5
11A6
 	Tại một trường khác,chương trình thực nghiệm áp dụng giảng dạy 2 lớp gồm 11A1, 11A6 với tổng số 78 học sinh.
 	Sau thực nghiệm, kết quả nội dung “đứng ném lựu đạn trúng đích” của 2 lớp nêu trên đạt kết quả cao hơn rất nhiều so với 2 lớp 11A3 và 11A5 thể hiện qua bảng thống kê và biểu đồ sau
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
NĂM HỌC
LỚP
TS HS
KẾT QUẢ NỘI DUNG ĐỨNG NÉM LỰU ĐẠN 
 G
%
KH
%
TB
%
YẾU
%
2020 
 –
2021
11A1
78
13
16,6%
54
69,2%
10
12,8%
1
1,2%
11A6
11A3
75
4
5,3%
43
57,3%
20
26,7%
8
10,7%
11A5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TẬP LUYỆN NỘI DUNG ĐỨNG NÉM LỰU ĐẠN CỦA HỌC SINH 
Ảnh 1: Đội hình giới thiệu kỹ thuật
Ảnh 2: Tại chỗ thực hiện kỹ thuật không có lựu đạn
Ảnh 3: Tại chỗ thực hiện kỹ thuật không có lựu đạn
Ảnh 4: Tại chỗ thực hiện kỹ thuật không có lựu đạn
Ảnh 5: Bài tập thể lực: nằm sấp chống đẩy
Ảnh 6: Bài tập thể lực: tại chỗ bật nhảy
Ảnh 7: Bài tập xác định góc độ bay của lựu đạn(ném vào vật chuẩn)
Ảnh 8: Bài tập xác định góc độ bay của lựu đạn(ném vào vật chuẩn)
Ảnh 9: Hoàn thiện kỹ thuật
Ảnh 10: Hoàn thiện kỹ thuật
 	Như vậy có thể thấy rằng: Việc sử dụng một số biện pháp và bài tập bổ trợ cho kỹ thuật và thể lực đã lựa chọn vào giảng dạy nội dung “đứng ném lựu đạn trúng đích” trong chương trình GDQP - AN lớp 11 đã thực sự đem lại hiệu quả cao. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn GDQP - AN ở trường THPT. Từ đó chúng tôi đưa ra một số kết luận và kiến nghị.
Phần 3: KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
1. Khẳng định điểm mới và sáng tạo trong kết quả nghiên cứu
* Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu: 
 	Bổ sung thêm một số biện pháp và bài tập bổ trợ kỹ thuật và thể lực mới vào trong giáo án của mỗi tiết học thực hành đứng ném lựu đạn trúng đích, giúp học sinh hoàn thiện kỹ thuật và tăng thể lực để nâng cao thành tích .
 	Việc áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực, một số bài tập phân đoạn và tích hợp toàn diện nhằm phát huy tính tự giác, tích cực trong học tập của học sinh.
 	Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong tập luyện thông qua việc học sinh tham gia quá trình tập luyện, sữa sai và hoàn thiện động tác một cách chủ động.
* Khẳng định tính sáng tạo và khoa học vào thực tiễn của vấn đề:
 	Để nâng cao hiệu quả,chất lượng,thành tích nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích , ngoài những kiến thức về lí thuyết và thực hành thị phạm động tác, giáo viên đã vận dụng khoa học, hợp lí, tích cực các phương pháp dạy học và bài tập bổ trợ thể lực cũng như kỹ thuật nhằm đạt được mục tiêu của bài học.
 	Trong giáo án thực hành đứng ném lựu đạn có thể phân đoạn kỹ thuật giúp học sinh dễ hình dung và nắm được yếu lĩnh động tác động tác, cũng như lồng ghép vào các bài tập,trò chơi bổ trợ kỹ thuật,thể lực làm cho học sinh hứng thú khơi dậy óc tư duy sáng tạo, tinh thần vượt khó, ý chí khắc phục khó khăn, từ đó giúp học sinh hiểu biết một cách sâu sắc đối với môn học nói chung và nội dung đứng ném lựu đạn nói riêng.
2. Những bài học kinh nghiệm
 	Nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Giáo viên không chỉ chú ý đến phương pháp truyền đạt mà còn phải tạo dựng cho học sinh phương pháp tiếp nhận, để cuối cùng kiến thức, kỹ năng đến với học sinh một cách dễ dàng, nhanh và sâu sắc hơn. 
 	Như định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục phổ thông,nhất là nội dung thực hành phải lồng ghép vào những bài tập,trò chơi tạo được hứng thú cho học sinh, từ đó phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, từng nội dung mới mang lại hiệu quả.
 	Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoạt động vận động, tác động đến tinh thần, ý chí, nghị lực, tính tổ chức kỹ luật trong học tập môn GDQP - AN. Tạo điều kiện để học sinh có ý thức, thái độ học tập tốt đối với các môn học khác.
2.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
 	Muốn học sinh học tốt, người thầy cần có những phương pháp dạy học thích hợp,các bài tập bổ trợ gây hứng thú, kích thích tính tự giác, tích tực, độc lập, chủ động và sáng tạo của học sinh.Người thầy phải biết tùy cơ ứng biến để giúp các em tự giác, hăng say, bền bỉ luyện tập biến những kiến thức đã tiếp thu thành những kỷ năng, kỷ xảo vận động; không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, kỹ năng thông thường theo chuẩn kiến thức chương trình, mà người thầy còn phải hướng học sinh phát triển tính độc lập tư duy, kiên trì, chịu khó tìm tòi khắc phục khó khănMà cụ thể ở đây giúp các em hiểu biết một các sâu sắc ý nghĩa, mục đích, tác dụng của nội dung.Nắm bắt được yếu lĩnh kỹ thuật động tác. 
Khả năng ứng dụng và triển khai 
 	Không đòi hỏi phải đầu tư kinh phí, trang thiết bị nhiều.
 	Đây là nội dung thực hành có trong hội thao quốc phòng –an ninh nên việc áp dụng SKKN trong nội dung thực hành đứng ném lựu đạn là rất cần thiết.
 	Đầu tư thời gian không cần nhiều. Trong mỗi giáo án thực hành giáo viên sử dụng một số biện phap hoặc tích hợp một số bài tập bổ trợ mà không làm thay đổi hay xáo trộn kết cấu của một giáo án, nội dung vẫn đảm bảo. 
 	Các bài tập đơn giản, dễ thực hiện nhưng có hiệu ứng cao, có thể vận dụng tập luyện mọi lúc, mọi nơi.
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 
1. Kiến nghị
 	Khuôn viên, bãi tập của nhà trường phục vụ cho công tác dạy và học các tiết thực hành nói chung và đứng ném lựu đạn nói riêng còn hạn chế; mỗi khi hai lớp học cùng tiết thì việc triển khai luyện tập gặp rất nhiều khó khăn.
 	Lựu đạn tập còn thiếu,học sinh còn phải tập cả lựu đạn gỗ tự làm nên ảnh hương đến cảm giác.
 	Tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác dạy học đối với bộ môn còn thiếu hoặc chưa bổ sung kịp thời theo chương trình mới, đa số sách giáo khoa và tài liệu cũ, không còn phù hợp với thực tiễn.
2. Đề xuất
 	Có kế hoạch mỡ rộng khuôn viên, bãi tập đảm bảo cho công tác dạy học thuận lợi, hiệu quả.
 	Bổ sung một số đầu sách tham khảo hổ trợ cho công tác dạy học của giáo viên bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh.
 	Có kế hoạch mua sắm dụng cụ đầy đủ để phục vụ dạy và học đạt hiệu quả cao hơn.
 	Trên đây là những kinh nghiệm của chúng tôi được đúc kết trong quá trình giảng dạy. Kết quả cho thấy học sinh đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tự giác, tích cực, sáng tạo và chăm chỉ trong luyện tập, biết cách cộng tác tư duy để đạt kết quả một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó khuyến khích được giáo viên trong quá trình giảng dạy.
 	Tuy nhiên trong phạm vi khiêm tốn của đề tài, cũng như thời gian và khả năng bản thân có hạn, nhiều nội dung còn mang tính chủ quan nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, đội ngũ những người làm công tác giáo dục quốc phòng và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi ngày càng được hoàn thiện hơn. Mục đích cuối cùng của chúng tôi là nhằm nâng cao hơn nữa về chất lượng dạy và học thực hành nội dung “đứng ném lựu đạn” nói riêng và môn học GDQP – AN nói chung, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà môn học đặt ra, xứng đáng với sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội đối với môn học.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Giáo dục quốc phòng Đại học, cao Đẳng (Dùng đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng), Tập1: “QUÂN SỰ CHUNG”. NXB Quân Đội Nhân Dân năm 2005.
2. Giáo trình Giáo dục quốc phòng Đại học, cao Đẳng (Dùng đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng), Tập 2: “ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ VÀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG”. NXB Quân Đội Nhân Dân năm 2005.
3. Giáo trình Giáo dục quốc phòng Đại học, cao Đẳng ( Dùng đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng), Tập 4: “PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG”. NXB Quân Đội Nhân Dân năm 2005.
4. Sách giáo khoa Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh 11.
6. Sách giáo viên môn Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 11.
7. Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh.
8. Sách dạy sử dụng lựu đạn( Cục quân huấn – Bộ tổng tham mưu), Nhà xuất bản quân đội nhân dân,1998.
 DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
SKKN : 	Sáng kiến kinh nghiệm
THPT : 	Trung học phổ thông
GDQP – AN: 	Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh
G: 	giỏi
K: 	Khá
TB: 	Trung bình
Y: 	Yếu
TN: 	Thực nghiệm
KTN: 	Không thực nghiệm
XHCN: 	Xã hội chủ nghĩa
QPTD: 	Quốc phòng toàn dân
ANND: 	An ninh nhân dân
GV: 	Giáo viên
HS: 	Học sinh
 MỤC LỤC
 	Phần 1: Đặt vấn đề.......................................................................1
Lý do chọn đề tài.................................................. .......................1
Mục đích, nhiệm vụ......................................................................2
 1. Mục đích ...................................................................................2
 2.Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 3
Phương pháp nghiên cứu........................................................ 3
Tổ chức nghiên cứu................................................................ 3
 1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu..................................................3
 2. Kế hoạch nghiên cứu ................................................................4
 3. Địa điêm nghiên cứu................................................................ 4 
Phần 2: Nội dung..............................................................................5
 	I. Giải quyết nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn một số biện pháp và bài tập nhằm hoàn thiện và nâng cao thành tích nội dung Đứng ném lựu đạn trúng đích chương trình GDQP-AN lớp 11 ở các trường THPT.........................................................................5 
 1. Cơ sở lý luận ............................................................................5
 2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................5
 II .Giải pháp tổ chức thực hiện .....................................................7
 1. Đối với học sinh........................................................................ 7
 2. Đối với giáo viên .......................................................................7
 3. Một số biện pháp và bài tập vận dụng........................................8
 III. Giải quyết nhiệm vụ 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp và một số bài tập đã lựa chọn vào thực nghiệm giảng dạy nội dung đứng ném lựu đạn trúng đích ở trường THPT........................12
 1. Khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng SKKN......... 12
 2. Chương trình thực nghiệm ..................................................... 13
Một số hình ảnh hoạt động tập luyện........................................ 15
 Phần 3: Kết luân ............................................................ 21
 I. Kết luận.....................................................................................21
 II. Kiến nghị, đề xuất....................................................................22
Tài liệu tham khảo

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_hoan_thien_ky_thuat_va_nang.doc
Sáng Kiến Liên Quan