SKKN Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục Stem thông qua một số chủ đề trong môn Toán học Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông Đông Hiếu
Thực trạng về tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo
dục STEM hiện nay.
Trên thế giới hiện nay, các nhà lãnh đạo cùng với các nhà khoa học đều nhấn
mạnh vai trò quan trọng của quan trọng của giáo dục STEM. Tại hội chợ khoa học
Nhà Trắng lần thứ ba vào tháng 4 năm 2013, tổng thống Mỹ lúc đó là Barack
Obama phát biểu:“Một trong những điều mà tôi tập trung khi làm Tổng thống là
làm thế nào chúng ta tạo ra một phương pháp tiếp cận toàn diện cho khoa học,
công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Chúng ta cần phải ưu tiên đào tạo đội
ngũ giáo viên mới trong các lĩnh vực chủ đề này và để đảm bảo rằng tất cả chúng
ta là một quốc gia ngày càng dành cho các giáo viên sự tôn trọng cao hơn mà họ
xứng đáng.” Người đoạt giải Nobel Vật lý, nhà khoa học Giáo sư Steven Chu, phát
biểu tại đại học SUSTech, ngày 16 tháng 10 năm 2016.: "Giáo dục STEM là một
loại hình giáo dục hướng dẫn bạn học cách tự học", Giáo sư Chu đã chỉ ra lợi thế
của giáo dục STEM, tự học là rất quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân. Và
học STEM cho phép mọi người tự trang bị cho mình khả năng suy nghĩ hợp lý và
khả năng rà soát và tìm kiếm xác nhận như học toán học và có kiến thức sâu rộng.
Nó mang đến cho bạn sự tự tin để đi đầu trong lĩnh vực mà chúng ta đang làm,
thậm chí nhảy vào một lĩnh vực mới mà chúng ta chưa bao giờ đặt chân vào trước
đây. "Bạn sẽ không bao giờ nói rằng bạn không thể chỉ vì thiếu kiến thức đầy đủ,
đó là điểm quan trọng nhất của giáo dục STEM".
Tại Việt Nam, khác với các nước phát triển khác trên thế giới. Giáo dục STEM
du nhập vào Việt Nam không phải bắt nguồn từ các nghiên cứu khoa học giáo dục
hay từ chính sách vĩ mô về nguồn nhân lực mà bắt nguồn từ các cuộc thi Robot
dành cho học sinh từ cấp tiểu học dến phổ thông trung học. Từ đó đến nay giáo dục
STEM đã bắt đầu có sự lan toả với nhiều hình thức khác nhau, nhiều cách thức
thực hiện khác nhau, nhiều tổ chức hỗ trợ khác nhau.
Ở Nghệ An, hàng năm Sở giáo dục và đào tạo đều ra văn bản hướng dẫn việc
dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Cụ thể năm học 2020 – 2021 Sở có ra
công văn Số :1677 /SGD&ĐT-GDTrH về việc triển khai giáo dục STEM từ năm
học 2020 – 2021. Căn cứ công văn đó, Ban giám hiệu Trường THPT Đông Hiếu
lập ra kế hoạch giáo dục triển khai giáo dục STEM. Sau đó, nhà trường tổ chức tập10
huấn, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa và định hướng các tổ, nhóm chuyên môn
rà soát, lựa chọn nội dung/chủ đề dạy học theo mô hình STEM. Qua đó các tổ
nhóm chuyên môn rà soát, lựa chọn nội dung, chủ đề dạy học STEM, xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện. Giáo viên thực hiện dạy học STEM theo kế hoạch của
tổ, nhóm chuyên môn. Tham gia kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm qua quá trình
dạy học STEM. Với yêu cầu thực hiện một đến hai tuần một buổi thông qua hình
thức như:
– Tổ chức lồng ghép, tích hợp trong một tiết dạy học, trong một bài học chính
khóa trên lớp học hoặc tại các phòng học bộ môn;
– Tổ chức thực hiện dưới hình thức các Câu lạc bộ Khoa học; hoạt động nghiên
cứu khoa học
– Dạy học trải nghiệm và tổ chức các hoạt động trải nghiệm.
g này, HS có khả năng: – Trình bày cách vận hành và thao tác trên thiết bị đo chiều cao của parabol; – Giải thích được nguyên lí hoạt động của thiết bị; – Đề xuất các ý tưởng cải tiến thiết bị đo chiều cao. – Thực nghiêm trên vật thật. Nội dung: Các nhóm học sinh vận hành, thực nghiệm đo chiều cao của parabol tại một số khu vực mà các em đang sinh sống và đối chiếu kết quả giữa các nhóm. Thảo luận kết quả thực nghiệm. GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi. HS giải thích được nguyên lí hoạt động của thiết bị và đề xuất các phương án cải tiến. Phương thức tổ chức hoạt động: GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước: Bước 1: Thực nghiệm sản phẩm tại sân trường (15 phút) – GV tổ chức hướng dẫn các nhóm sử dụng thiết bị đo chiều cao của parabol. – HS ghi nhận kết quả vào phiếu. 43 Bước 2. Báo cáo, thảo luận trong lớp (20 phút) Nội dung báo cáo của mỗi nhóm bao gồm: – Tiến trình thi công sản phẩm – Cách sử dụng thiết bị đo chiều cao của parabol – Kết quả các lần đo thực nghiệm tại sân trường. – Đối chiếu kết quả thực nghiệm sản phẩm giữa các nhóm học sinh. – Thảo luận, đánh giá kết quả thực nghiệm các nhóm. Bước 3. Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp (10 phút) – HS và GV nhận xét về sản phẩm thiết bị đo chiều cao của parabol. – GV tổng kết và đánh giá chung về dự án. – GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án. Một số câu hỏi gợi ý trong buổi tổng kết Câu hỏi 1. Em đã vận dụng những kiến thức nào của giải tam giác để chế tạo thiết bị đo chiều cao? Câu hỏi 2. Nêu những kĩ năng mà em rèn luyện được qua dự án? Câu hỏi 3. Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Tại sao? Câu hỏi 4. Nếu có thời gian thêm để làm sản phẩm, em sẽ cải tiến sản phẩm như thế nào? Hình minh họa HS trình bày sản phẩm thiết bị đo chiều cao Hoạt động 5.2. Thực nghiệm thiết bị đo chiều cao parabol trên thực tế. 44 Sau khi trình bày sản phẩm thiết bị đo chiều cao và thảo luận hoàn thiện sản phẩm. Giáo viên giao nhiệm vụ yêu cầu các nhóm dùng sản phẩm của mình để đo chiều cao của một số parabol trong thực tế. Sau đây là một số ví dụ minh họa các trường hợp cụ thể: Hì nh minh họa thực nghiệm thiết bị đo chiều cao của parabol Hình minh họa kết quả sau khi thực nghiệm thiết bị đo chiều cao parabol 45 3. Kết quả thực nghiệm Sau khi thực hiện dạy học thực nghiệm trên hai lớp 10C7 và 10C9 tác giả nhận thấy, tiến trình cho học sinh tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thu được các kết quả sau: – Về mức độ hứng thú với tiết học: Ta có bảng kết quả đối chiếu giữa đối chứng và thực nghiệm như sau: Nhóm đối tượng Số lượng HS Tiết học hứng thú Tiết học bình thường Tiết học không hứng thú 10C7 – TN 41 HS 38 HS – 92,68% 3 HS – 7,32% 0 HS – 0% 10C9 – ĐC 43 HS 22 HS – 51,16% 18 HS – 41,86% 3 HS – 6,98% Bảng : Biểu đồ minh họa điều tra mức độ hứng thú học tập của HS Thông qua bảng một số biểu hiện về phát huy tính tích cực và phát triển năng lực của học sinh và bảng, biểu đồ điều tra minh họa mức độ hứng thú của học sinh. Tác giả nhận thấy việc đưa các hoạt động trải nghiệm của môn Toán vào trong dạy học giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học. Qua đó giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực về giao tiếp, tính toán, kĩ thuật thực hành và sáng tạo, tạo đà cho các em phát triển tương lai sau này. – Về kết quả đánh giá học tập: Áp dụng theo Thông tư 26/2020/TT – BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo, chúng ta có thể sử dụng kết quả học theo định hướng giáo dục STEM để lấy điểm vào đánh giá thường xuyên cho các em, giúp các em tích cực hơn trong học tập. Sau đây một số hình ảnh minh họa: 46 Hình ảnh minh họa đánh giá thiết kế Hình minh họa đánh giá báo cáo sản phẩm của học sinh 47 4. Hiệu quả của đề tài – Hiệu quả về kinh tế: Thông qua đề tài, học sinh có thể về nhà tự chế tạo một số thiết bị đơn giản phục vụ cho cuộc sống gia đình các em, giúp gia đình tiết kiệm một khoản về mua sắm các thiết bị để dùng. – Hiệu quả về phát triển năng lực HS: Thông qua đề tài, giúp học sinh phát triển tính tích cực và các năng lực sau: Năng lực Biểu hiện Giao tiếp Các nhóm tham gia vào hoạt động trải nghiệm phải thuyết trình, thảo luận về bản vẽ thiết kế và thiết trình về sản phẩm kệ đa giác, thiết bị đo chiều cao của parabol. Trong đó mỗi sản phẩm khi thuyết trình các nhóm phải cử các học sinh đại diện khác nhau. Các học sinh đại diện tự tin phân tích bản thiết kế sản phẩm, các nhóm thảo luận chỉ ra ưu nhược điểm của các bản thiết kế của các nhóm khác. Các học sinh cũng tìm ra được sự hợp lí và bất hợp lí của các phản biện từ các học sinh và từ đó đưa ra câu trả lời hợp lí. Tính toán Các nhóm tiến hành đo đạc và tính toán được lực tác dụng khi gắn kệ đa giác vào tường, đo đạc và tính toán được chiều cao của parabol bằng cách dùng các sản phẩm do mình chế tạo ra. Làm việc nhóm Các nhóm làm việc thông qua sự chỉ đạo của giáo viên và nhất là sự phân công hợp lí của nhóm trưởng. Trong nhóm luôn phân công một thư kí đảm nhận việc viết báo cáo, các học sinh khác tham gia quản lí dụng cụ, vật liệu, hộ trợ vận hành kệ đa giác, thiết bị đo chiều cao của parabol. Sự phối hợp ăn ý của các thành viên của nhóm quyết định sự thành công của sản phẩm. Kĩ thuật Phác thảo ra được bản thiết kế sản phẩm kệ đa giác, thiết bị đo chiều cao của parabol. Lựa chọn và sử dụng hợp lí các vật liệu để chế tạo thiết bị. Đọc bản vẽ thiết kế và lắp ráp sản phẩm thiết bị kệ đa giác, thiết bị đo chiều cao parabol theo phương án thiết kế. Thực hành Tất các học sinh của các nhóm đều tham gia và lắp đặt thành công sản phẩm của nhóm mình. Tất cả các sản phẩm đều hoạt động tốt. Thông qua hoạt động trải nghiệm này, học sinh biết cách sử dụng thành thạo đồ gỗ, tìm được cách lắp ráp thành công kệ đa giác, học sinh trực tiếp 48 đo được chiều cap của một hình parabol. Sáng tạo Thông qua hoạt động trải nghiệm, tất cả các nhóm học sinh tự phác thảo bản vẽ về kệ đa giác, thiết bị đo chiều cao của parabol. Các nhóm dựa vào bản thiết kế tự chế tạo ra các sản phẩm của mình. Các em còn cải tiến để không nhưng đo chiều cao của parabol mà có thể đo chiều cao của một vật bất kỳ. – Ngoài ra, thông qua đề tài còn giúp học sinh có những lợi ích sau: + Phát triển sự khéo léo sáng tạo: Sự khéo léo và khả năng sáng tạo của học sinh sẽ được khơi dậy, giáo dục STEM giúp các em phát minh ra những ý tưởng và dự án mang tính đổi mới. + Rèn luyện sức bền bỉ: Trong giáo dục STEM, các học sinh được học trong môi trường an toàn, nơi mà các em có thể thoải mái thất bại rồi thử lại lần nữa. + Khuyến khích các cuộc thử nghiệm: Nếu không có một chút mạo hiểm và các cuộc thí nghiệm, rất nhiều công trình vĩ đại về công nghệ trong thập kỷ qua sẽ không xảy ra. Giáo dục STEM mong muốn khuyến khích học sinh làm thế nào để đạt được điều đó bằng cách thử nghiệm và mạo hiểm một cách an toàn. + Khuyến khích áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Trong giáo dục STEM, học sinh được dạy những kỹ năng có thể áp dụng vào cuộc sống thực. Khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn sẽ là công cụ đắc lực cho các em trong môi trường làm việc sau này. + Khuyến khích sử dụng công nghệ: Giáo dục STEM dạy cho các em sức mạnh của công nghệ và các phát minh. Vì khi các em được tiếp cận công nghệ mới, các em sẽ sẵn sàng đón nhận chúng thay vì do dự hay lo sợ. + Khuyến khích sự thích nghi: Để thành công trong cuộc sống, học sinh cần khả năng áp dụng các kiến thức đã học vào các tình huống khác nhau. Giáo dục STEM dạy các em khả năng thích nghi một cách phù hợp vào vấn đề được đưa ra. + Tính giải trí cao: Giáo dục STEM giúp các em tránh được các áp lực về các kiến thức hàn lâm trong Toán học. + Dạy học sinh kỹ năng giải quyết vấn đề: Giáo dục STEM dạy cho học sinh cách giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện. Khi trải nghiệm phương pháp giáo dục STEM, các em sẽ học được cách phân tích các vấn đề và lên kế hoạch để giải quyết chúng. 49 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM ở Trường THPT Đông Hiếu là rất khả thi. Thông qua tiến trình giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thực hành, năng lực kĩ thuật, năng lực sáng tao,Thiết nghĩ, hoạt động tổ chức trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM nên mở rộng hơn ở tất cả các khối, tất cả các môn giúp cho các câu lạc bộ ngoại khóa ngày càng phát triển. Qua đó học sinh ngày càng đam mê, hứng thú hơn với môn học. Thông qua việc tổ chức các chủ đề hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM như: Kệ đa giác, Thiết bị đo chiều cao của parabol, Thiết bị đo chiều cao của một vật bất kì,Học sinh được đặt trước các vấn đề thực tiễn có liên quan đến các kiến thức khoa học, học sinh được trải nghiệm thực tế, học sinh được tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với hình thức học tập mới này, học sinh của trường THPT Đông Hiếu cảm thấy hứng thú hơn, qua đó các em có thêm nguồn động cơ trong học tập và phát triển hết năng lực bản thân. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM còn có nhiều khó khăn, đòi hỏi sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, của giáo viên trong việc nâng cao hiểu biết về giáo dục giáo dục STEM góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình dạy học. 2. Kiến nghị Thông qua một số chủ đề về tổ chức hoạt động theo định hướng STEM ở Trường THPT Đông Hiếu. Tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM như sau: 2.1. Đối với các cấp quản lý Đối với các cấp quản lí cần có chính sách để ghi nhận, động viên, khích lệ các Trường tiên phong tham gia hoạt động giáo dục STEM. Đặc biệt, cần khen thưởng kịp thời với những giáo viên có nhiều thành tích đã hướng dẫn HS tham gia thi khoa học kỷ thuật được giải tỉnh, quốc gia nhằm tạo động lực cho các giáo viên phấn đấu và cống hiến. Tăng cường hơn nữa các tiết học theo định hướng giáo dục STEM. Từ đó giúp phát triển năng lực tư duy của học sinh, năng lực áp dụng các kiến thức của Toán học đến với thực tiễn. 2.2. Đối với nhà trường Tổ chức tập huấn tốt cho giáo viên về giáo dục STEM, làm cho giáo viên hiểu được đầy đủ ý nghĩa đúng đắn của giáo dục STEM đối với công cuộc đổi mới chương trình giáo dục hiện nay. 50 Nhà trường có thể triển khai giáo dục STEM thông qua hình thức câu lạc bộ. Tham gia câu lạc bộ STEM sẽ giúp học sinh được học tập nâng cao trình độ, triển khai các dự án nghiên cứu, tìm hiểu được các nghành nghề thuộc lĩnh vực STEM. Đây là hoạt động theo sở thích, năng khiếu học sinh. Tích cực tuyên truyền cho giáo viên và học sinh thấy được tầm quan trọng của giáo dục STEM. Ngoài ra nhà trường có thể kết hợp với một số đơn vị tổ chức ngày hội STEM nhằm tăng cường sân chơi cho học sinh. Tăng cường hoạt động giao lưu giữa các câu lạc bộ STEM của các cơ sở giáo dục giúp học sinh được trao đổi và học hỏi. Xây dựng chương trình tăng cường trải nghiệm STEM, khai thác cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có huy động nguồn lực để từng bước đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để tổ chức cho các học sinh có nguyện vọng được tham gia học tập và trải nghiệm. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM, trang bị các thiết bị để học sinh có thể thực hành, một cách đầy đủ. Nhà trường cần tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên và cả học sinh về giáo dục STEM. Từ đó kết nối cộng đồng STEM với các bên liên quan như trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường đại học. 2.3. Đối với giáo viên Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhất là các lĩnh vực khoa học mới. Cần tăng cường hơn nữa tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM, các hoạt động học tập STEM, giúp cho học sinh kết nối kiến thức học đường với thế giới thực qua đó hình thành được nhóm các kỹ năng tư duy bậc cao, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, năng lực sáng tạo cho học sinh, hướng nghiệp cho học sinh. Đồng thời, cần tranh thủ nguồn lực từ phía phụ huynh hoc sinh, các ban ngành đoàn thể có liên quan để hỗ trợ cho các hoạt động trải nghiệm của học sinh. Từ những kết quả đạt được của đề tài tác giả mong muốn mô hình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM sẽ được triển khai rộng hơn ở tất cả các khối và tất cả các môn học. Từ đó nhà trường sẽ tổ chức các câu lạc bộ STEM, ngày hội STEM. Qua đó giúp tăng cường giao lưu các câu lạc bộ STEM để học sinh được trao đổi, học hỏi nhiều hơn. Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua một số chủ đề trong chương trình môn Toán học lớp 10 ở Trường THPT Đông Hiếu”. Chắc chắn đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý vị và bạn bè đồng nghiệp. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh (2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam. 2. Lê Xuân Quang (2016). Một số vấn đề trong dạy học Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM. Tạp chí khoa học Trường ĐHSP Hà Nội số 61, 211 – 218. 3. Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên), Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội. (2020). Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh THCS và THPT. NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh. 4. Tài liệu tập huấn xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học của Bộ giáo dục và đào tạo. 5. Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 6. Chỉ thị số 16/CP – TTG ban hành ngày 04/05/2017. 7. Thông tư 26/2020/TT – BGDĐT về việc ban hành quy chế đánh giá học sinh. 8. Công văn số 1677/SGD&ĐT – GDTrH ban hành ngày 26/08/2020 của Sở GD&ĐT Nghệ An. 9. Nguồn internet : https://www.ischool.vn/tin-tuc/tin-tu-cac-truong/tin-ischool- quang-tri/to-chuc-hoat-dong-giao-duc-stem_4874.html, dong-trai-nghiem-theo-dinh-huong-giao-duc-STEM-thong-qua-hoat-dong- cau-lac-bo-va-su-dung-co-so-vat-chat-phong-thi-nghiem-o-truong-trung- hoc.html, https://stemplus.vn/hoc-sinh-co-the-hoc-stem-thong-qua-cac-hoat- dong-trai-nghiem/, 52 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Link video các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM được đăng trên kênh Youtube của Trường THPT Đông Hiếu 1. Link video hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM chủ đề kệ đa giác: https://youtu.be/WmPt9lQ6-sQ 2. Link video hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM chủ đề thiết bị đo chiều cao của parabol: https://youtu.be/ChCTPzKJYoQ 3. Link video hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM chủ đề thiết bị đo chiều cao của một vật bất kỳ: https://youtu.be/DB0DMPrjqfo Phụ lục 2: Một số hình ảnh về các hoạt động trải nghiệm đã thực hiện ở Trường THPT Đông Hiếu Hình minh họa HS chế tạo thiết bị đo 53 Hình minh họa HS trình bày và bảo vệ sản phẩm Hình minh họa HS thực nghiệm thiết bị đo Hình minh họa HS thực nghiệm thiết bị đo 54 Hình minh họa thực nghiệm thiết bị đo Hình minh họa HS thực nghiệm thiết bị đo Hình minh họa HS tổng hợp kết quả 55 Hình minh họa HS báo cáo thực nghiệm Hình minh họa HS báo cáo thực nghiệm Hình minh họa HS báo cáo thực nghiệm 56 Phụ lục 3. Các bảng tiêu chí đánh giá 1. Tiêu chí đánh giá dự án khoa học, kĩ thuật như sau: Dự án khoa học Dự án kĩ thuật 1. Câu hỏi nghiên cứu (10 điểm) 1. Vấn đề nghiên cứu (10 điểm) – Mục tiêu tập trung và rõ ràng; – Xác định được sự đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu; – Có thể đánh giá được bằng các phương pháp khoa học. – Mô tả sự đòi hỏi thực tế hoặc vấn đề cần giải quyết; – Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất; – Lí giải về sự cấp thiết; 2. Thiết kế và phương pháp (15 điểm) 2. Thiết kế và phương pháp (15 điểm) – Kế hoạch được thiết kế và các phương pháp thu thập dữ liệu tốt; – Sự tìm tòi các phương án khác nhau để đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề; – Các tham số, thông số và biến số phù hợp và hoàn chỉnh. – Xác định giải pháp; – Phát triển nguyên mẫu/mô hình. 3. Thực hiện: thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (20 điểm) 3. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra (20 điểm) – Thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ thống; – Tính có thể lặp lại của kết quả; – Nguyên mẫu chứng minh được thiết kế dự kiến; – Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều điều kiện/thử nghiệm. – Áp dụng các phương pháp toán học và thống kê phù hợp; – Nguyên ẫu chứng minh được kĩ năng công nghệ và sự hoàn chỉnh. – Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích và các kết luận. 4. Sự sáng tạo (20 điểm) Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí ở trên. 5. Trình bày (35 điểm) 57 a) Áp phích (Poster) (10 điểm) – Sự bố trí lôgic của vật/tài liệu; – Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích; – Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày. b) Phỏng vấn (25 điểm) – Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi; – Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án; – Hiểu biết về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận; – Mức độ độc lập trong thực hiện dự án; – Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội và/hoặc kinh tế; – Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo; – Đối với các dự án tập thể, sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên. 2. Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo kiến thức nền TT Tiêu chí Điểm Bài báo cáo kiến thức 1 Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo. 2 2 Kiến thức chính xác, khoa học. 3 Hình thức 3 Bố cục hài hòa 1 4 Logic, chặt chẽ 1 Kĩ năng thuyết trình 5 Trình bày thuyết phục. 1 6 Trả lời được câu hỏi phản biện. 1 7 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. 1 Tổng điểm 10 58 3. Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo phương án thiết kế Bản phương án thiết kế 1 Có chú thích đầy đủ các bộ phận của thiết bị 1 2 Có liệt kê rõ danh mục các nguyên vật liệu cần sử dụng 1 3 Có đầy đủ các thông số kĩ thuật (loại vật liệu, độ dài, tiêt diện) 1 4 Có trình bày biểu thức toán học liên quan. 1 5 Mô tả được nguyên lí hoạt động thiết bị 1 Hình thức bản thiết kế 1 Hình vẽ và chú thích rõ ràng, dễ quan sát 1 2 Poster có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 1 Kĩ năng thuyết trình 5 Trình bày thuyết phục. 1 6 Trả lời được câu hỏi phản biện. 1 7 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện có chất lượng cho nhóm báo cáo. 1 Tổng điểm 10 59 4. Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo sản phẩm Thiết bị đo 1 Thiết bị có nguyên lý hoạt động vận dụng kiến thức giải tam giác, truyền thẳng và phản xạ ánh sáng. 1 2 Thiết bị được thiết kế từ nguyên vật liệu dễ kiếm. 1 3 Có thể đo được các vật thật. 1 4 Thiết bị có các thông số kĩ thuật cơ bản: loại vật liệu, thiết bị, thông số kỹ thuật của thiết bị tạo ra khi sản phẩm hoạt động. 1 5 Thiết bị có hình thức đẹp. 1 Bài báo cáo 6 Nêu được tiến trình thử nghiệm đánh giá để có được phiên bản hiện tại 1 7 Nêu được nguyên lí hoạt động của sản phẩm 1 Kĩ năng thuyết trình 9 Trình bày thuyết phục. 1 10 Trả lời được câu hỏi phản biện. 1 11 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. 1 Tổng điểm 10 5. Bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng làm việc nhóm 1 Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí. 5 2 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành dự án. 5 Tổng số điểm: 10 điểm
File đính kèm:
- skkn_ky_nang_to_chuc_cac_hoat_dong_trai_nghiem_theo_dinh_huo.pdf