Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học môn Toán 10

1. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

1.1. Bản chất

Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một số tên khác như “Phương pháp thảo luận nhóm” hoặc “Phương pháp dạy học hợp tác”. Đây là phương pháp dạy học mà “Học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung”.

1.2. Quy trình thực hiện

Khi sử dụng phương pháp dạy học này, lớp được chia thành những nhóm từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong các tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau.

Cấu tạo của một hoạt động nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc một tiết, một buổi )

Bước 1: Làm việc chung cả lớp

Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận hoặc nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.

Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần)

Bước 2: Làm việc theo nhóm

Phân công trong nhóm, từng các nhân làm việc độc lập.

Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.

Cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước lớp.

Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến. Giáo viên tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho vấn đề tiếp theo hoặc bài tiếp theo.

 

docx59 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học môn Toán 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a học, thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề nảy sinh trong bài tập, hay từ thực tiễn.
Hoạt động nhóm trong hoạt động này giúp các em cùng nhau chung sức giải quyết vấn đề phát triển năng lực hợp tác.
3.2.2. Cách thực hiện
- Tạo các nội dung hoạt động nhóm theo các cách
+ Tất cả các nhóm cùng một nội dung.
+ Nhóm 1 và nhóm 2: Bài toán 1; 
Nhóm 3 và nhóm 4: Bài toán 2.
Hai bài toán nội dung tương tự nhau chỉ khác nhau về số liệu.
+ Mỗi nhóm một trường hợp của một bài toán /nội dung.
+ Mỗi nhóm giải quyết một bài toán/vấn đề nhỏ để giải quyết bài toán/vấn đề lớn.
Ví dụ. Tổ chức hoạt động nhóm để luyện tập “Giải tam giác”(Tiết 32 – Hình học 10)
Mục tiêu: Luyện tập giải tam giác.
Nội dung:
Kiến thức: Nắm được các định lí cosin, định lí sin, hệ quả của định lí cosin
Kĩ năng: Tính được các yếu tố góc, cạnh trong tam giác khi biết một số yếu tố.
Thái độ: Có nhiều sáng tạo trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
Phương pháp:Dùng kĩ thuật khăn trải bàn
Nhiệm vụ
Nhóm 1 và nhóm 4: Giải tam giác trường hợp c.g.c (Biết 2 cạnh và góc xen giữa).
Nhóm 2: Giải tam giác trường hợp g.c.g (Biết 2 góc và 1 cạnh).
Nhóm 3: Giải tam giác trường hợp c.c.c (Biết 3 cạnh).
Yêu cầu: Các nhóm thực hiện tìm ra các bước để tìm các yếu tố.
Chuẩn bị: Bảng phụ, bút màu, máy tính cầm tay.
Sản phẩm
Hình ảnh các nhóm hoạt động theo kỹ thuật “khăn trải bàn”
Kết quả 4 nhóm làm việc và đánh giá nhận xét
Ngoài cách hoạt động nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn, giáo viên có thể tổ chức trò chơi để các nhóm luyện tập hệ thức lượng trong tam giác.
Ví dụ 1:Trò chơi ô chữ bí mật
Mục đích
- Giúp học sinh luyện tập hệ thức lượng trong tam giác.
- Giúp học sinh nhớ được ý nghĩa của đội mũ bảo hiểm.
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhạy, chú ý cho học sinh.
Chuẩn bịCác câu hỏi, ô chữ.
Cách chơi
Chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm giải bài tập trong vòng 10 phút. Nhóm nào tìm được từ khóa nhanh nhất thì nhóm đó dành chiến thắng.
Nội dung
 Ô chữ: Vật dụng trong tham gia giao thông. Được mã hóa bởi số: 584276315.
Giải mã bằng cách giải các bài toán sau:
1. Cho tam giác vuông có . Tính .
2. Cho tam giáccó , . Tính .
3. Cho tam giác có . Tính .
4. Cho tam giác có . I là trung điểm của EF. .
5. Cho . Tính .
6. Cho tam giác có . Tính .
7. Cho tam giác có . Tính .
8. Cho . Tính .
Đáp án: MŨ BẢO HIỂM.
Sản phẩm
Nhóm 2 đã dành chiến thắng với thời gian 4 phút 35 giây.
Trong trò chơi này, nhóm hợp tác tốt sẽ có phân chia nhiệm vụ tốt, mỗi người một câu, người bấm máy tính, người sắp xếp, sẽ nhanh chóng tìm ra đáp án.
Ví dụ 2:Trò chơi : Đèn hiệu giao thông (luyện tập tích vô hướng của hai véctơ)
Mục đích 
- Giúp học sinh luyện tập tích vô hướng của hai véctơ.
- Giúp học sinh nhớ được ý nghĩa của đội mũ bảo hiểm.
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhạy, chú ý cho học sinh.
Chuẩn bị:1 đèn đỏ, 1 đèn xanh bằng bìa có tay cầm.
Cách chơi 
Chia lớp thành 6 nhóm. Ba nhóm 1,2,3: ra đề toán . Cụ thể: nhóm 1: tính tích vô hướng; nhóm 2: tính độ dài vécto; nhóm 3: tính góc giữa hai véctơ
Nhóm 4,5,6: trả lời câu hỏi. Đứng thành 3 hàng thẳng. Người đứng đầu trả lời câu hỏi, trả lời xong thì xuống cuối hàng, đến người tiếp theo.
Thời gian: 10s. Đúng thì trọng tài giơ đèn xanh và được bước lên 1 bước, Sai thì giơ đèn đỏ và đứng yên. 
Sau 10 câu, đội nào đứng ở vị trí cao nhất sẽ thắng.
Hình ảnh lớp 10A8 tham gia trò chơi đèn hiệu giao thông
3.3. Hoạt động vận dụng
3.3.1. Mục đích
Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, ở gia đình, địa phương.
Hoạt động nhóm trong hoạt động này giúp học sinh hiểu nhau hơn, gần gũi và chia sẻ, phát triển năng lực hợp tác, giúp quá trình học trở nên vui vẻ, học mà chơi, chơi mà học.
3.3.2. Cách thực hiện
- Hoạt động có thể diễn ra trên lớp hoặc không cần tổ chức trên lớp.
- Trong tiết thực hành cho học sinh thực hành làm việc nhóm giải quyết một số vấn đề liên quan đến nội dung bài học trong thực tiễn.
- Chia sẻ sản phẩm cho cả lớp.
- Các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá và cho điểm.
Ví dụ 1.Hoạt độngvận dụng giải tam giác trong thực tế (tiết 32, Hình học 10)
Mục tiêu:Vận dụng giải tam giác trong thực tế.
Nội dung
Kiến thức
- Biết giải tam giác: Tìm các yếu tố của tam giác khi biết một số yếu tố của tam giác.
- Chế tạo được dụng cụ đo.
Kỹ năng
- Áp dụng được định lí côsin, định lí sin để giải một số bài toán có liên quan đến tam giác.
- Biết giải tam giác trong một số trường hợp đơn giản. Biết vận dụng kiến thức giải tam giác vào các bài toán có nội dung thực tiễn. Kết hợp với máy tính bỏ túi khi giải toán.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông.
Thái độ:
Có thái độ học tập nghiêm túc, trung thực. Hứng thú với phương pháp học tập mới, bồi dưỡng sự yêu thích, say mê với môn Toán.
Năng lực:
Năng lực hợp tác, năng lực tính toán, sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ,năng lực giao tiếp, năng lực làm chủ bản thân, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.
Phương pháp: Tiến trình 
 a. Làm việc toàn lớp : Phân công nhiệm vụ
- Hướng dẫn các nhóm trong việc làm đồ dùng học tập (1 tuần)
- Cách thức thực hiện 1 tiết thực hành (Tiết PPCT: 32).
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Nhóm 1: Đo chiều cao của cây cau trong sân trường THPT Nghi Lộc 5.
Nhóm 2: Đo chiều cao của 1 dãy nhà 3 tầng trong sân trường THPT Nghi Lộc 5.
Nhóm 3: Đo kích thước bàn học giá sách, cánh cửa phòng học lớp 10A3 - trường THPT Nghi Lộc 5.
Nhóm 4: Làm một số hình tam giác bằng tre, giấy.
b. Làm việc nhóm
- Chuẩn bị địa điểm làm việc
- Lập kế hoạch làm việc
- Thoả thuận quy tắc làm việc
- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Chuẩn bị báo cáo kết quả.
c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
Các nhóm trình bày kết quả sau đó đánh giá kết quả
Sản phẩm
Dụng cụ đo HS thiết kế (sử dụng ứng dụng la bàn trong điện thoại và thước đo độ, ống nhựa)
Thực hiện đo cây cau
Phiếu báo cáo kết quả thực hành
Ví dụ 2: Hoạt động vận dụng các khái niệm cơ bản củathống kê vào thực tế.
Mục đích
- Học sinh thấy được ý nghĩa của toán thống kê với nhiều vấn đề thực tiễn. Học sinh biết được thực trạng chiều cao, số con trong một gia đình, điểm thi học kì của lớp mình.
- Tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong học tập Toán.
Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, học sinh về nhà biết vận dụng các kiến thức đã học và kiến thức tìm hiểu thêm để giải quyết nhiệm vụ được giao.
Phương pháp
- Giáo viên giao cho học sinh và các nhóm học sinh về nhà hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Giáo viên gợi ý cho học sinh vận dụng các kiến thức về thống kê để giúp bố mẹ, người thân trong việc trồng trọt, kinh doanh
Sản phẩm 
- Học sinh biết làm một điều tra viên thống kê chiều cao, điểm thi, số con trong gia đình để tuyên truyền về bảo vệ sức khỏe, tích cực học tập và kế hoạch hóa gia đình.
Giải pháp 4: Tổ chức làm việc nhóm trên hệ thống  zoom và qua mạng xã hội: facebook, zalo,
4.1. Mục đích
Các công cụ hỗ trợ làm bài tập nhóm online chuyên nghiệp sẽ giúp các thành viên trong nhóm có thể chia sẻ mọi ý tưởng và kết quả làm việc chung của cả nhóm.
Những thành viên không cần online cùng thời điểm mà vẫn theo sát được tiến trình làm bài tập nhóm và hiểu rõ ý tưởng của các thành viên khác. Có được kĩ năng làm việc nhóm online, mọi người có thể nhanh chóng biết được phần nhiệm vụ của họ đi đến đâu, phù hợp như thế nào với phần việc của người khác.
4.2. Cách thực hiện 
Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ học nhóm online rất tốt trên thế giới như: Trello, Google Docs, Slack, Asana, Facebook, Skype, Google Drive,.Ở Việt Nam công cụ học nhóm và làm bài tập nhóm online phổ biến nhất vẫn là: Facebook, Skype, Google Drive, Zalo, Microsoft Team, Zoom,.
Đối với học sinh công cụ dễ dàng sử dụng và thống nhất được là: Facebook, Zalo, Messenger, Zoom,...
Chú ý: 
+ Đọc kỹ các chỉ dẫn về quy trình làm việc.
+ Quy định hạn cuối để hoàn thành công việc.
+ Giữ liên lạc thường xuyên với các thành viên trong nhóm.
+ Đối với các phần mềm: Zoom, Lms
* Nhà trường tạo tài khoản cho giáo viên và học sinh.
* Giáo viên trao quyền trưởng phòng cho trưởng nhóm.
* Thực hiện trao đổi bài trên nhóm: Tất cả mọi người có thể xem, nếu có phản hồi thì bật mic để trao đổi.
Tham gia làm bài kiểm tra trên nhóm. 
Một số hình ảnh hoạt động
4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
4.1. Thực trạng
Trường THPT Nghi Lộc 5 ngôi trường đóng ở địa bàn miền núi, nơi đây người dân chủ yếu là nông dân nên cuộc sống đang gặp nhiều khó khăn. Chất lượng học sinh còn thấp và không đồng đều.
 Do những điều kiện vì kinh tế và nhận thức nên việc tự tin hợp tác còn hạn chế, giao tiếp còn kém.
 Học sinh làm việc theo nhóm chỉ là thay đổi theo một hình thức khác trong các hình thức tổ chức họat động trên lớp. Các nhóm chưa thể hiện được tính đoàn kết và tập trung chưa cao. Học sinh chỉ làm những bài tập nhỏ chưa thể hiện được tính chủ động sáng tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức, còn mang tính hình thức.
4.2. Kết quả thực nghiệm
Trong quả trình tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng làm việc nhómchúng tôi thấy hiệu quả rất khả quan. Học sinh hứng thú, tích cực trong tất cả các hoạt động diễn ra tại lớp từ sinh hoạt, vui chơi và học tập.Học sinh thân thiện hơn, đoàn kết hơn, thu được kết quả học tập cao hơn.
Kiến thức của học sinh giảm tính chủ quan, phiến diện và trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ, nhớ nhanh và lâu hơn do được trao đổi học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
Học sinh thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác nhờ không khí thảo luận nhóm cởi mở.
 Đề tài của chúng tôi đã được kiểm nghiệm tại ba lớp 10A3, 10A6, 10A8 trường THPT Nghi Lộc 5, được học sinh đồng tình và đạt được kết quả, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm. Các em hứng thú học tập hơn, học sinh có lực học trung bình đã hình thành được kỹ năng hợp tác, kết quả học tập tiến bộ rõ rệt.
4.3. Một số minh chứng sau khi thực hiện sáng kiến
Kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài như sau
Lớp
Sĩ số
Số Lượng
%
Số Lượng
%
Số Lượng
%
Số Lượng
%
10A3
42
14
33,3
20
47,6
6
14,3
2
4,8
10A6
42
18
42,9
20
47,6
3
7,1
1
2,4
10A8
41
16
39
19
46,3
4
9,8
2
4,9
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng đề tài như sau:
Lớp
Sĩ số
Số Lượng
%
Số Lượng
%
Số Lượng
%
Số Lượng
%
10A3
42
1
2,4
7
16,7
24
57,1
10
23,8
10A6
42
2
4,8
12
28,6
22
52,4
8
19
10A8
41
1
2,4
10
24
22
53,7
8
19,5
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học môn Toán 10”đã thu được một số kết quả sau 
Làm sáng tỏ một số khái niệm: Kĩ năng làm việc nhóm, năng lực hợp tác.
Khảo sát thực trạng của vấn đề dạy học theo nhóm và năng lực hợp tác nhóm.
Xác định và tổ chức 4 nhóm các giải pháp, giúp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
Giải pháp 1: Rèn luyện kỹ năng cá nhân trong làm việc nhóm
Giải pháp 2: Rèn luyện kỹ năng tổ chức nhóm
Giải pháp 3: Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong một số hoạt động
dạy học
Giải pháp 4: Tổ chức làm việc nhóm trên hệ thống 
zoom và qua mạng xã hội: facebook, zalo, 
Tiến hành thực nghiệm các giải pháp, đánh giá định lượng, định tính để bước đầu làm sáng tỏ tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài.
Qua kiểm tra thực nghiệm cho thấy có thể tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh, đem lại kết quả cao cho học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm có thể xem là một tài liệu tham khảo cho học sinh, phụ huynh, giáo viên.
Từ những kết quả trên cho thấy tính hiệu quả và tầm quan trọng của đề tài.
2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
a) Với Sở giáo dục và đào tạo:
+ Cần tổ chức nhiều hơn, rộng rãi hơn các cuộc hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học đối với từng bộ môn.
+ Cần giới thiệu rộng rãi các gương mặt điển hình trong việc đổi mới phương pháp dạy học để các giáo viên khác học hỏi, rút kinh nghiệm.
b) Với Ban giám hiệu nhà trường:
+ Tiếp tục tổ chức nhiều cuộc họp đổi mới phương pháp dạy và học.
+ Tổ chức rút kinh nghiệm đối với từng bộ môn.
	+ Cần tổ chức nhiều chương trình vui chơi có sự tham gia của các nhóm để học sinh có cơ hội va chạm, giao lưu.
	 + Trang bị thiết bị cơ sở vật chất: Ti vi, máy chiếu projector.để hỗ trở cho việc báo cáo kết quả của các nhóm.
c) Với giáo viên:
+ Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần vận dụng phương pháp linh hoạt, phù hợp với từng đơn vị kiến thức, bài học không nên cứng nhắc, rập khuôn. Phải tuân thủ quy trình, các bước của việc tổ chức hoạt động theo nhóm.
+ Giáo viên phải tìm tòi, biết lựa chọn những đơn vị kiến thức, bài học, cách chia, hình thức kiểu nhóm sao cho phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ đặt ra để có hiệu quả cao nhất.
+ Cần phát huy tính năng động, sáng tạo của tất cả mọi thành viên trong nhóm, tránh tình trạng nhóm chỉ một, hai em làm việc, trình bày.
+ Giáo viên cần thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm thảo luận đi đúng mục tiêu, yêu cầu của bài học, tránh tùy tiên, làm việc theo cảm hứng đi lệch hướng của nội dung.
+ Kịp thời khen thưởng, điều chỉnh tế nhị để phát huy tính tích cực chủ động của các em, lôi cuốn các em vào giờ học. Đồng thời, để rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
Chúng tôi thấy đây là đề tài làm theo kinh nghiệm nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của mọi người.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên đại số 10, hình học 10 cơ bản và nâng cao.
Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học môn Toán.
Các trang web như diễn đàn toán học, K2pi ,
TS. Lê Thị Thu Hiền, Đánh giá năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học ở trường trung học phổ thông.
Các sáng kiến kinh nghiệm bậc 4.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra thực trạng kĩ năng làm việc nhóm và năng lực hợp tác của học sinh trường THPT Nghi Lộc 5.
Giáo viên / Học sinh: .
Bộ môn / Lớp:
Anh (chị) hãy điền dấu “x” vào ý kiến mình chọn
1. Tầm quan trọng của làm việc nhóm:
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
2. Mức độ của làm việc nhóm trong học tập.
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
3. Hiểu biết của anh (chị) về năng lực hợp tác
4. Sự cần thiết phải phát triển năng lực hợp tác
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
5. Theo anh (chị) thực trạng các kĩ năng cần thiết cho làm việc nhóm, cho sự hợp tác của học sinh biểu hiện ở mức độ nào?
Các kĩ năng
Mức độ biểu hiện
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
1. Kĩ năng diễn đạt ý kiến của mình mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục
2. Kĩ năng nghe và tóm tắt chính xác ý kiến của người khác.
3. Kĩ năng trao đổi thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến.
4. Kĩ năng nghe và nhận xét ý kiến của người khác.
5. Kĩ năng bày tỏ sự ủng hộ.
6. Kĩ năng yêu cầu sự giúp đỡ hay giải thích khi cần thiết.
7. Kĩ năng khuyến khích, động viên sự tham gia của người khác.
8. Kĩ năng kiềm chế bực tức.
9. Kĩ năng xử lí bất đồng hợp lí, tế nhị.
10. Kĩ năng phản đối một cách nhẹ nhàng, không chỉ trích.
6. Kĩ năng làm việc nhóm, năng lực hợp tác của học sinh hiện nay ở mức độ nào?
Mức độ đánh giá
Đa số học sinh không có năng lực này
Đa số học sinh có năng lực này ở mức độ thấp
Đa số học sinh có năng lực này ở mức độ trung bình
Đa số học sinh có năng lực này ở mức độ cao
Phụ lục 2: PHIẾU TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC
Họ và tên:
Lớp: Nhóm: 
I. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
Thành tố NL
Tiêu chí
Điểm tối đa
Cách ĐG
1. Nhận nhiệm vụ
Chủ động xung phong nhận nhiệm vụ
1
Thông qua quan sát
Không xung phong nhưng vui vẻ nhận nhiệm vụ được giao
0.75
Miễn cưỡng khi nhận nhiệm vụ được giao
0.5
Từ chối nhận nhiệm vụ
0
2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm
Hăng hái bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.
1
Phiếu ĐG cá nhân trong nhóm, quan sát của giáo viên
Tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động nhưng đôi lúc chưa chủ động
0.75
Ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạt hoạt động nhóm
0.5
Không tham gia ý kiến xây dựng hoạt động nhóm
0
Biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm
1
Đôi lúc chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên khác trong nhóm
0.75
Chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên khác trong nhóm
0.5
Không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên khác trong nhóm.
0
3. Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ giúp đỡ các thành viên khác
Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân đồng thời chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm
2
Phiếu đánh giá cá nhân trong nhóm
Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhưng chưa chủ động hỗ trợ các thành viên khác
1
Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhưng chưa hỗ trợ các thành viên khác 
0.5
Không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và không hỗ trợ thành viên khác
0
4. Tôn trọng quyết định chung
Luôn tôn trọng quyết định chung của cả nhóm
2
Phiếu ĐG cá nhân trong nhóm
Đôi khi chưa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm
1
Nhiều khi chưa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm
0.5
Không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm
0
5. Kết quả làm việc
Có sản phẩm tốt theo yêu cầu đề ra và đảm bảo đúng thời gian
2
Phiếu ĐG cá nhân trong nhóm, phiếu ĐG của GV
Có sản phẩm tốt nhưng chưa đảm bảo thời gian
1
Có sản phẩm tương đối tốt theo yêu cầu đề ra nhưng chưa đảm bảo đúng thời gian
0.5
Sản phẩm không đạt yêu cầu
0
6. Trách nhiệm với kết quả làm việc chung
Tự giác chịu trách nhiệm về sản phẩm chung
1
Phiếu ĐG cá nhân trong nhóm, Phiếu quan sát của GV
Chị trách nhiệm về sản phẩm chung khi được yêu cầu
0.75
Chưa sẵn sằng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung
0.5
Không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung
0
 Tổng điểm (Q)
 10
II. TÓM TẮT ƯU NHƯỢC ĐIỂM TRONG VIỆC THỰC HIỆN LÀM VIỆC NHÓM
- Ưu điểm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nhược điểm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Đề xuất:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
III. KẾT QUẢ TỰ PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ: ......
Nghi Lộc, ngày tháng năm 2021
NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
IV. KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM:
NHÓM TRƯỞNG
Phụ lục 3: PHIẾU ĐÁNH HOẠT ĐỘNG NHÓM (Do GV đánh giá)
Nhóm.ngày..thángnăm
STT
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐIỂM TỐI ĐA
ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC
GHI CHÚ
1
Số lượng thành viên đầy đủ
1
2
Tổ chức làm việc nhóm: phân công nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc, kế hoạch làm việc
1
3
Các thành viên tham gia tích cực vào hoạt động nhóm
1,5
4
Tạo không khí vui vẻ hòa đồng giữa các thành viên
1,5
5
Nhóm báo cáo
+/ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu
+/ Trả lời được câu hỏi của giáo viên và nhóm khác
2,5
Nhóm không báo cáo
+/ Lắng nghe, chú ý các nhóm báo cáo
+/ Đưa ra các câu hỏi cho nhóm báo cáo và giáo viên
2,5
6
Thực hiên tối đa các yêu cầu trong phiếu học tập
2,5
TỔNG
10
Phụ lục 4. Mẫu giấy khen

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_luyen_ky_nang_lam.docx
Sáng Kiến Liên Quan