SKKN Kinh nghiệm dạy học chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) để phát triển năng lực tự học cho học sinh 12 - THPT

Dạy học theo chủ đề với việc rèn luyện kĩ năng tự học

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực người học.

Trong đó, dạy học chủ đề là một hình thức được nhiều thầy cô lựa chọn trong đổi

mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng để phát triển

năng lực người học.

Về bản chất thì dạy học theo chủ đề là con đường tích hợp những nội dung từ

một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau làm thành nội dung học tập

trong một chủ đề, làm cho nội dung chủ đề học tập trở nên ý nghĩa hơn, thực tế

hơn, qua đó học sinh có thể tự hoạt động học tập nhiều hơn để tìm ra kiến thức và

vận dụng vào thực tiễn.

Việc xây dựng chủ đề dạy học được tiến hành theo quy trình: Xác định tên

chủ đề và thời lượng chủ đề dạy học; Xác định mục tiêu của chủ đề dạy học; Xây

dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy; Thiết kế các câu hỏi/bài tập để sử dụng trong

dạy học, kiểm tra đánh giá chủ đề với việc phát triển năng lực; Xây dựng kế hoạch

thực hiện chủ đề; Thiết kế tiến trình dạy học học.

Như vậy, với việc thiết kế dạy học theo chủ đề trên sẽ rèn luyện cho HS năng

lực tự học theo chu trình gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu bằng nội lực của cá nhân. Ở giai đoạn này học

sinh tự xây dựng kế hoạch tự học dưới sự hướng dẫn của GV. Sau đó là quá trình

tự tìm tòi, thu thập tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức cần học và tạo ra sản

phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân.

Giai đoạn 2: Tự thể hiện khả năng học được của bản thân. Học sinh tự thể

hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm

cá nhân ban đầu của mình thông qua các hoạt động học GV tiến hành.

Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp

tác trao đổi với các bạn và giáo viên, sau khi giáo viên kết luận, học sinh có thể tự

kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành7

sản phẩm khoa học.

pdf65 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) để phát triển năng lực tự học cho học sinh 12 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dấu lần đầu tiên 
trong lịch sử khối này có một nước rời khỏi 
sân chơi chung. 
“Chúng tôi đánh giá cao mọi công việc mà 
Anh đã làm trong những năm qua. Các bạn rời 
khỏi Liên minh châu Âu, song các bạn vẫn là 
một phần của châu Âu”. 
Chủ tịch Nghị viện châu Âu DAVID MARIASASSOLI 
46 
3. Hoạt động luyện tập: Cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm và kiểm tra 
đánh giá mức độ nhận thức của HS sau tiết học theo bảng mô tả đã xây dựng. 
4. Hoạt động vận dụng: đã lồng ghép trong dạy học 
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: GV phát cho HS hình ảnh sau: 
Yêu cầu HS về nhà: 
1. Tìm hiểu nội dung của hình ảnh trên. 
2. Để phát huy tốt mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong 
EU, nếu em là một doanh nhân Việt Nam em cần phải làm gì? 
* Dự kiến sản phẩm: 
1. Ngày 30-6-2019, tại Hà Nội, EU và Việt Nam đã chính thức ký kết EVFTA 
(Hiệp định thương mại) và EVIPA (Hiệp định bảo hộ đầu tư). Kể từ thời điểm ký 
đến nay, quan hệ Việt Nam - EU đã chuyển từ quan hệ mang tính bị động, một 
chiều giữa “nước nhận viện trợ và nhà tài trợ” thành quan hệ đối tác bình đẳng, 
hợp tác toàn diện, phát triển bền vững... và ngày càng đi vào chiều sâu. 
2. Nếu em là một doanh nhân... 
- Xây dựng nền kinh tế tự chủ, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế. 
- Tăng cường tham gia, đóng góp vào việc củng cố và phát triển hợp tác đa phương 
là cách hữu hiệu để bảo vệ lợi ích và nâng cao vị thế của đất nước. 
47 
III. Thực nghiệm sư phạm 
1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 
 Mục đích của thực nghiệm sư phạm nhằm giải quyết các vấn đề sau: 
- Thực hiện các giáo án dạy học chủ đề “Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)”, ở 
các cơ sở giáo dục khác nhau để phát triển năng lực tự học cho HS lớp 12 – THPT. 
- Góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. 
2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm 
- Tiến hành giảng dạy nội dung bài học theo phương pháp và nội dung của đề tài 
này áp dụng cho các lớp thực nghiệm. 
- Thực hiện giảng dạy bình thường theo chương trình hiện hành trong sách giáo 
khoa đối với các lớp đối chứng. 
- Lưu giữ các sản phẩm mà giáo viên và học sinh đã thực hiện được thông qua bài 
học như videoclip, tranh ảnh, hình vẽ 
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
3.1. Chọn mẫu thực nghiệm 
 Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường chúng tôi và triển khai 
thực nghiệm ở một số trường lân cận vào năm học 2019 – 2020; 2020 – 2021. Việc 
thực nghiệm sư phạm có sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong trường và các trường 
khác trong, ngoài huyện. Những lớp đối chứng được học theo chương trình bình thường 
theo đúng phân phối chương trình của bộ môn trong từng năm học. Lớp thực nghiệm bản 
thân tôi và đồng nghiệp trong và ngoài trường thực hiện theo nội dung của đề tài này. 
Lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) được chọn có trình độ tương đương nhau 
về các mặt: Số lượng học sinh, độ tuổi, nam, nữ và chất lượng học tập. 
3.2. Phương pháp kiểm tra và xử lý kết quả thực nghiệm 
3.2.1. Phương pháp tổ chức kiểm tra 
 Tôi và đồng nghiệp đã dạy ở các lớp thực nghiệm và đối chứng. Các lớp thực 
nghiệm được dạy theo phương pháp của đề tài này, còn các lớp đối chứng được các 
đồng nghiệp dạy bình thường. Sau khi đã dạy các bài ở lớp thực nghiệm và lớp đối 
chứng, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả thực nghiệm để xác định hiệu quả khả 
thi của phương án thực nghiệm. Chúng tôi bố trí các bài kiểm tra trắc nghiệm và tự 
luận bằng các bài kiểm tra ngắn sau giờ học xác định tình trạng nắm vững bài học 
và hiểu biết, vận dụng nhất định vào đời sống. Thông qua các nhiệm vụ được giao 
trên lớp, chúng tôi cũng có thể đánh giá mức độ hiểu và vận dụng, các năng lực và 
phẩm chất được hình thành của các em đối với bài học. 
3.2.2. Kiểm tra kết quả thực nghiệm và thảo luận 
a, Đánh giá định tính 
- Đối với các lớp thực nghiệm được học theo phương pháp dạy học định hướng 
phát triển năng lực học sinh, đa số học sinh đều tự giác tham gia vào hoạt động học 
tập, các em tỏ ra rất hứng thú và tham gia hoạt động học tập tích cực. Ngay cả 
48 
những học sinh trong lớp truyền thống rất ít khi tham gia xây dựng bài cũng trở 
nên rất hứng thú đóng góp ý kiến. Không khí lớp học sôi động hơn, học sinh nắm 
kiến thức một cách vững chắc. Nhờ đó phát huy được tính tích cực, chủ động và 
sáng tạo của HS. Không những vậy, các em còn được rèn luyện các kĩ năng mềm 
như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng hợp tác, kĩ năng quản lí 
thời gian, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề, năng lực 
giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học phát triển rõ rệt. Đó là các kĩ năng rất cần 
thiết khi các em bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của sự hội nhập và phát triển. 
- Đối với lớp đối chứng có trình độ tương đương như lớp thực nghiệm đa số các 
em không tỏ ra hứng thú trong quá trình học, ít tham gia xây dựng bài. Không khí 
học tập trong lớp trầm lắng. Học sinh không có hoặc có thì rất hạn chế các tri thức 
về khả năng giải quyết vấn đề, khả năng quan sát sự kiện cũng như không phát huy 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. 
b, Đánh giá định lượng 
Bảng 1: So sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng 
 Lớp 
Tiêu chí Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 
Điểm < 3 0% 1.12% 
Điểm từ 3 đến < 5 3.12% 12.79% 
Điểm từ 5 đến < 8 61.17% 75.61% 
Điểm từ 8 đến 10 35.71% 9.06% 
 - Từ các kết quả trên ta nhận thấy: Trong bài kiểm tra này: 
+ Số học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối 
chứng. 
+ Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng 
 Như vậy, có thể nhận xét rằng lớp thực nghiệm nắm vững và vận dụng tốt 
hơn lớp đối chứng. Chúng tỏ việc sử dụng quy trình rèn luyện các kĩ năng tự học 
cho HS thông qua dạy học theo chủ đề như đề tài đề xuất là có ý nghĩa để phát 
triển các năng lực cốt lõi như: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải 
quyết vấn đề và sáng tạo,  cũng như phát triển các năng lực chuyên biệt bởi các 
đặc trưng của dạy học theo chủ đề luôn mang tính tích hợp, nội dung gắn liền thực 
tiễn, dễ tạo hứng thú cho người học, phát huy được động lực tìm tòi giải quyết vấn 
đề và tính tự lực, sáng tạo trong học tập 
49 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
 Thực hiện mục tiêu của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã 
thu được những kết quả sau: 
 - Xác đinh được khái niệm, đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề góp 
phần khẳng định vai trò của dạy học theo chủ đề đối với việc rèn luyện kĩ năng, 
phát triển năng lực của người học. 
 - Điều tra xác định được thực trạng việc sử dụng các PPDH tích cực hiện nay 
ở trường THPT, trong đó chỉ ra được các thuận lợi, khó khăn của GV trong việc 
vận dụng các PPDH tích cực nói chung, dạy học theo chủ đề nói riêng trong việc 
rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng năng lực cho người học. 
 - Đã xây dựng được chủ đề “Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)” – Lịch sử 
lớp 12 - THPT để sử dụng vào việc dạy học và góp phần rèn luyện kĩ năng tự học, 
hình thành các năng lực cốt lõi và năng lực chuyên biệt cho HS thông qua dạy học. 
 - Đề xuất quy trình sử dụng hình thức dạy học theo chủ đề để rèn luyện kĩ 
năng, năng lực tự học cho HS THPT gồm 4 bước chính: 
Bước 1: Hình thành động cơ, xác định mục tiêu học tập. 
Bước 2: Xây dựng kế hoạch tự học. 
Bước 3: Thực hiện kế hoạch tự học (ở nhà và trên lớp). 
Bước 4: Đánh giá và điều chỉnh bản thân. 
- Thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm, bước đầu đánh giá được việc sử 
dụng dạy học theo chủ đề để rèn luyện kĩ năng tự học cho HS, từ đó góp phần nâng 
cao chất lượng dạy học chủ đề “Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)” nói riêng và 
dạy học bộ môn Lịch Sử nói chung. 
2. Kiến nghị 
 Trên cơ sở những kết quả thu được, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau: 
1.Sở GD&ĐT cần tăng cường công tác tập huấn trực tiếp cũng như gián tiếp 
thông qua không gian trường học kế nối để tất cả các GV đều được tiếp cận sâu 
hơn, tương tác để cho GV không chỉ dừng lại ở việc thiết kế nội dung chủ đề học 
tập mà còn phải biết phối hợp các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức 
các hoạt động học tập theo hướng tích cực hóa người học. 
2. Trên cơ sở kết quả đạt được của đề tài này, kính đề nghị các giáo viên bộ 
môn tiếp tục nghiên cứu, mở rộng phạm vi và hoàn chỉnh nội dung. Thiết kế và 
xây dựng thêm nhiều chủ đề trong chương trình Lịch sử cấp THPT. 
3. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc thiết kế các 
chủ đề dạy học bộ môn Lịch sử và quy trình đánh giá năng lực tự học cho HS cấp 
THPT. Vì vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể triển khai mở rộng 
sang các bậc học và các môn học khác nhau. 
50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đoàn Nguyệt Linh (2011), “Một số năng lực tự học môn Lịch sử cần hình thành cho 
học sinh THPT”, Tạp chí Giáo dục, (226), tr. 35. 
[2]. Đoàn Nguyệt Linh, Nguyễn Thị Huế (2012), “Sử dụng SGK Lịch sử để tổ chức hoạt 
động tự học cho học sinh THPT”, Tạp chí Giáo dục, (290), tr. 40- 41 
[3]. Đoàn nguyệt Linh (2012), “Vấn đề tự học môn Lịch sử của học sinh ở trường THPT 
hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông 
hiện nay, tr. 633- 640. 
[4]. Nguyễn Thị Thế Bình (2011), “Phát triển kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học bộ 
môn Lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 273. 
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả 
học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Lịch sử, Hà Nội 
[6]. Nguyễn Thị Thế Bình (2012), “Phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa cho học 
sinh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 292. 
[7]. Nguyễn Gia Cầu (2006), “Để giúp học sinh biết cách học và tự học”, Tạp chí Giáo dục, 
số 146 
[8]. guyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường (2006), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm 
tra đánh giá môn Lịch sử 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[9]. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học hiệu quả, NXB Đại học sư phạm, Hà 
Nội. 
[10]. Nguyễn Thị Côi (2006), “Rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra đánh giá trong học tập lịch sử 
của học sinh THPT”, Tạp chí Giáo dục, số 172, kì 2, tr.29-31. 
[11]. Nguyễn Thị Côi (2011), “Rèn luyện năng lực tự học Lịch sử cho học sinh góp phần 
nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 260. 
[12]. N.G. Đairi (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?, NXB Giáo dục. 
[13]. Trường ĐHSP Hà Nội (2011), Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, “Nghiên cứu, giảng 
dạy Lịch sử trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kĩ năng tự học cho học sinh”. 
[14]. Cao Xuân Phan (2012), “Một số biện pháp hướng dẫn TH cho HS THPT”, Tạp chí Giáo 
dục, số 290. 
[15]. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) (2012), Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử trung học 
phổ thông, NXB Giáo dục Việt nam. 
 PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN 
 Để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài dạy học chủ đề “Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 
2000)” để phát triển năng lực tự học cho HS lớp 12 – THPT, chúng tôi kính mong quý 
thầy (cô) vui lòng cung cấp thông tin bằng cách đánh dấu (X) vào các ô mà theo quý 
thầy (cô) cho là hợp lí nhất trong từng câu hỏi dưới đây: 
1. Trong quá trình giảng dạy, thầy (cô) đã sử dụng các phương pháp dạy học sau 
đây với mức độ như thế nào? 
TT PHƯƠNG PHÁP 
Mức độ sử dụng 
Thường 
xuyên 
Không 
thường xuyên 
Không 
sử dụng 
1 Thuyết trình 
2 Hỏi đáp – tái hiện thông báo 
3 Hỏi đáp – tìm tòi 
4 Dạy học có sử dụng bài tập tình huống 
5 Dạy học có sử dụng tư liệu sưu tầm 
6 Dạy học có sử dụng sơ đồ, bảng biểu 
7 Dạy học nêu và giải quyết vấn đề 
8 Dạy học có sử dụng phiếu học tập 
9 Dạy học hợp tác theo nhóm 
10 Dạy học theo dự án 
11 Dạy học theo hợp đồng 
2. Thầy (Cô) đã từng thiết kế và sử dụng các bài học theo chủ đề trong dạy học môn 
Lịch Sử như thế nào? 
 Thường xuyên ờng xuyên 
 Rất ít thiết kế ừng thiết kế 
3. Để thực hiện dạy học theo PPDH tích cực hiện nay là hướng lấy hoạt động học của 
HS làm trung tâm, thầy (cô) có ý kiến như thế nào về việc thiết kế các bài học theo chủ 
đề trong dạy học Lịch sử ở trường THPT? 
ất cần thiết ần thiết ần thiết 
4. Với kiến thức chương Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản – Lịch sử 12, thầy (Cô) thường thiết kế 
bài dạy dưới hình thức nào sau đây? 
 ự bài trong SKG 
ần trong SGK (KT, KH-KT và ĐN) 
ừng vấn đề của cả 3 trung tâm 
ự án, hợp đồng 
5. Khó khăn mà thầy (cô) gặp phải khi thiết kế các bài học theo chủ đề là: 
 Mất nhiều thời gian chuẩn bị cho bài dạy. 
 GV chưa được tập huấn một cách bài bản về dạy học theo chủ đề. 
 Học sinh khó tự mình nghiên cứu và sưu tầm tài liệu, học liệu để học tập. 
 Học sinh không yêu thích, hứng thú với môn học. 
 Ý kiến khác: .................................................................................................... 
.............................................................................................................................................
....................................................................................................................... 
6. Thầy (cô) đã quan tâm rèn những luyện kĩ năng tự học nào sau đây trong dạy chương 
Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản - lớp 12 ở mức độ nào sau đây? 
TT Kĩ năng tự học tập Mức độ rèn luyện 
Thường 
xuyên 
Không 
thường 
xuyên 
Không 
tiến hành 
1 Kĩ năng xác định mục tiêu 
2 Kĩ năng xác định nhiệm vụ học tập 
3 Kĩ năng lập kế hoạch học tập 
4 Kĩ năng thu thập, tìm kiếm thông tin 
5 Kĩ năng lựa chọn và xử lí thông tin 
6 Kĩ năng trình bày, diễn đạt và chia sẻ 
thông tin 
7 Kĩ năng vận dụng kiến thức học được 
vào giải quyết các tình huống cụ thể 
8 Kĩ năng nhận ra những ưu, nhược điểm 
của bản thân dựa trên kết quả học tập 
9 Kĩ năng điều chỉnh những sai sót, hạn 
chế và vạch kế hoạch điều chỉnh cách 
học để nâng cao chất lượng học tập 
7. Theo thầy (cô), kỹ năng tự học của HS đang ở mức độ: 
 Rất thành thạo ạo ạo 
Xin chân thành cảm ơn các thông tin từ quý thầy (cô)! 
 PHỤ LỤC 2: CÁC BÀI KIỂM TRA ĐỊNH LƯỢNG 
Bài kiểm tra số 1 
Phần 1: Trắc nghiệm 
Câu 1: Từ năm 1945 đến 1950, dựa vào đâu để các nước tư bản Tây Âu cơ bản đạt 
được sự phục hồi về mọi mặt? 
A. Hợp tác thành công với Nhật. 
B. Mở rộng quan hệ với Liên Xô. 
C. Viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Macsan. 
D. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đến các nước thứ 3. 
Câu 2: Kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới hai đến năm 1973 có đặc điểm là 
A. phát triển nhanh. 
B. phát triển chậm chạp. 
C. bị chiến tranh tàn phá nặng nề. 
D. phát triển xen lẫn suy thoái ngắn. 
Câu 3: Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây ÂU, Nhật Bản trong những năm 
1950 – 2000 là gì? 
A. Là trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. 
B. Không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế. 
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số. 
D. Chịu sự cạnh tranh các nước xã hội chủ nghĩa. 
Phần 2: Tự luận 
Câu 1: Em hãy viết ra 3 nguyên nhân chung nhất làm cho kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản 
phát triển trở thành ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. 
Câu 2: Nếu sau khi tốt nghiệp THPT, không có điều kiện học cao lên em có làm việc 
cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Mĩ, Nhật và các nước Tây Âu không? Nếu làm 
em sẽ chọn doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước nào?Vì sao? 
............................................................................................................................. ................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................. ................
............................................................................................................................................. 
Nguyên nhân 1 
Nguyên nhân 2 Nguyên nhân 3 
 Bài kiểm tra số 2 
Phần 1: Trắc nghiệm 
Câu 1: Tham vọng bá chủ toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ 
A. sức mạnh kinh tế và quân sự. 
B. sự ổn định của tình hình chính trị. 
C. sức mạnh hải quân và thuộc địa. 
D. sự lớn mạnh của các tập đoàn tư bản Mĩ. 
Câu 2: Sau Chiến tranh lạnh, Liên minh châu ÂU (EU) đã điều chỉnh chính sách đối 
ngoại nào sau đây? 
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. 
B. Trở thành đối trọng với Mĩ. 
C. Mở rộng hợp tác với các nướ trên thế giới. 
D. Liên minh chặt chẽ với Nga, Trung Quốc. 
Phần 2: Tự luận 
Câu 1: Quan sát hình ảnh sau hãy cho biết mối quan hệ Nhật – Việt hiện nay phản ánh 
chính sách đối ngoại gì của Nhật Bản? 
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................. ................
..................................................................................................................... 
Câu 2: Từ hình ảnh trên em đánh giá như thế nào về mối quan hệ Nhật – Việt? 
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................. ................
..................................................................................................................... 
 Bài kiểm tra số 3 
Phần 1: Trắc nghiệm 
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân ra đời của Liên minh 
câu Âu? 
A. Nhu cầu liên kết hợp tác để cùng phát triển. 
B. Hợp tác liên kết để nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. 
C. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa. 
D. Liên kết để đối trọng với Mĩ. 
Câu 2: Tổ chức nào không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu? 
A. Cộng đồng than – thép châu Âu. 
B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử chau Âu. 
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu. 
D. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). 
Câu 3: Sự thành lập Liên minh châu Âu (EU) mang lại những lợi ích căn bản nào cho 
các nước thành viên tham gia? 
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 
B. Hợp tác cùng phát triển trên các lĩnh vực. 
C. Củng cố và phát triển về lĩnh vực văn hóa. 
D. Tăng cường sức cạnh tranh về quân sự. 
Phần 2: Tự luận 
Câu hỏi: Em hãy quan sát biểu đồ sau để đánh giá vai trò của EU đối với sự phát triển 
của Tây Âu nói riêng, thế giới nói chung. 
. 
 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH TỰ HỌC 
 MỤC LỤC 
 Trang 
MỞ ĐẦU 1 
1. Lý do chọn đề tài 2 
NỘI DUNG 3 
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài 3 
1. Cơ sở lý luận 3 
1.1 Các khái niệm cơ bản: Năng lực, tự học, năng lực tự học 3 
1.2 Một số kĩ năng tự học cần rèn luyện cho hoc sinh THPT 4 
1.3 Vai trò của hoạt động tự học và tự học học trong DH Lịch sử 4 
1.4 Dạy học theo chủ đề với việc rèn luyện năng lực tự học 5 
2. Cơ sở thực tiễn 8 
2.1.Phương pháp điều tra, nghiên cứu để thấy thực trạng vấn đề 8 
2.2 Kết quả điều tra, khảo sát để tìm ra nguyên nhân thực trạng vấn đề 8 
3 Giải pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT 10 
 II. Vận dụng một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh 
THPT trongdạy học Lịch sử và biên soạn chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản 
(1945 – 2000) 
13 
1. Các biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh THPT qua dạy 
học Lịch sử 
1.1 Hướng dẫn học sinh cách xây dựng kế hoạch học tập 13 
1.2 Hướng dẫn học sinh cách tự đọc SGK, tài liệu tham khảo 14 
1.3 Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận trong 
giờ học 
19 
1.4 Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh 23 
2. Biên soạn chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000), lớp 12- THPT 
III. Thực nghiệm sư phạm 26 
 1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 41 
2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm 41 
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chọn mẫu; đánh giá định tính, định 
lượng 
41 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 
1. Kết luận 47 
2. Kiến nghị 47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 
PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • pdfskkn_kinh_nghiem_day_hoc_chu_de_mi_tay_au_nhat_ban_1945_2000.pdf
Sáng Kiến Liên Quan