SKKN Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học theo định hướng STEM chương Cacbon - Hóa học Lớp 11 – Ban cơ bản

Quy trình xây dựng bài học STEM

Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình các môn học và các

hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc

thiết bị công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn. để lựa chọn chủ

đề của bài học phù hợp.

Chủ đề STEM được lựa chọn dựa vào các yếu tố sau:10

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để

giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học

được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa

chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết

(đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học.

Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề

Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác

định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng

để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản

phẩm.

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động: Xác định vấn đề;

Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp; Lựa chọn giải pháp; Chế tạo

mẫu, thử nghiệm và đánh giá; Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh.

Tiêu chí

chủ đề

STEM

Vận dụng kiến thức

nào trong lĩnh vực

STEM?

Giải quyết vấn

đề thực tiễn

nào?

Định hướng hoạt

động- thực hành

Khuyến khích

làm việc nhóm

KHOA

HỌC

CÔNG

NGHỆ

THUẬT

TOÁN

HỌC

SẢN

PHẨM

STEM11

Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật nêu trên nhưng các

"bước" trong quy trình không được thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ

mới sang bước kia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn

nhau. Việc "Nghiên cứu kiến thức nền" được thực hiện đồng thời với "Đề xuất

giải pháp"; "Chế tạo mô hình" được thực hiện đồng thời với "Thử nghiệm và

đánh giá", trong đó bước này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bước

kia.

pdf71 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học theo định hướng STEM chương Cacbon - Hóa học Lớp 11 – Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước. Khi tiệt trùng nước bằng clo thường phải giữ 
lại một lượng Clo dư trong thời gian tiếp xúc để đảm bảo khả năng tiệt trùng tiếp 
trên đường ống dẫn. Lượng Clo dư này gây mùi khó chịu, có thể dùng than hoạt 
tính để khử. 
+ Than hoạt tính sau khi hấp thụ “No” lượng tạp chất sẽ bão hòa và do 
vậy không còn tác dụng lọc hiệu quả. Sau một thời gian nhất định cần phải được 
thay thế để bảo đảm hiệu quả lọc cao nhất. 
- Ngoài ra có thể thể thêm lớp mangan 
Cát Mangan (Mn) là loại quặng có khối lượng nhẹ được phủ bằng một lớp 
vỏ bên ngoài, vỏ bọc này cung cấp cho hạt lọc một khả năng lọc tiếp xúc và bản 
thân trung gian này cũng làm tăng khả năng oxi hóa của hạt. Vỏ bọc này tạo cho 
hạt một dải vận hành rộng hơn bất cứ một chất lọc sắt trung gian nào. Do bản 
thân khối lượng trung bình của hạt nhỏ nên lượng nước cần thiết để sục ngược 
thấp hơn so với các hạt lọc khác. 
46 
Cát Mangan hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các loại thiết bị lọc 
nước thông dụng hiện nay, với tác dụng rất tốt trong việc tách các kim loại nặng 
ra khỏi nước. Cát Mangan hoạt động như một chất oxi hóa bề mặt dùng để kết 
tủa Sắt, Manganeese, Asen, H2S, khử mùi tanh. Các chất này được tách ra khỏi 
nước sau khi bị oxi hóa và tạo thành chất bẩn kết tủa bám vào bề mặt các hạt lọc 
e. Một số hình ảnh hoạt động 5: 
47 
Thiết bị lọc nước kết hợp hệ thống bơm tự động 
48 
Một số hình ảnh trong tiết báo cáo sản phẩm 
49 
Chương 3: Kết quả thực nghiệm 
Để thực hiện được dự án này chúng tôi được nhà trường, ban chuyên môn 
tạo điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, đồng thời cũng được sự phối hợp của học 
sinh và phụ huynh học sinh nên qua quá trình thực nghiệm chúng tôi đã nhận 
thấy có những những kết quả nổi trội sau đây: 
3.1. Đối với nhà trường 
Góp phần thúc đẩy các tổ, nhóm chuyên môn chú trọng hơn vào đổi mới 
phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đặc biệt là giáo dục STEM nhằm đáp 
ứng chương trình GDPT mới. 
3.2. Đối với giáo viên 
- Hiểu rõ hơn về giáo dục STEM, tác dụng của STEM mang lại. 
- Nắm vững quy trình xây dựng và tổ chức được chủ đề dạy học STEM 
đối với chương Cacbon, Hóa học 11; từ đó có thể xây dựng các chủ đề dạy học 
STEM trong các chương khác. 
- Đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm STEM; 
- Đổi mới phương pháp hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả 
học tập của học sinh; Khơi gợi và truyền được ngọn lửa đam mê học tập cho HS. 
3.3. Đối với học sinh 
Tiến hành điều tra khảo sát ở 2 nhóm đối tượng lớp 11A4 (thực nghiệm) 
và 11A5 (đối chứng) với sĩ số và trình độ học sinh ở 2 lớp tương quan nhau với 
2 nội dung: 
- Bài kiểm tra kiến thức sau khi kết thúc chủ đề. 
- Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với dạy học theo định 
hướng STEM. 
Kết quả như sau: 
- Kết quả bài kiểm tra kiến thức ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: 
Kết quả 
điểm số 
Lớp thực nghiệm (11A4) 
Sĩ số HS: 43 
Lớp đối chứng (11A3) 
Sĩ số HS: 42 
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Giỏi 8 18,60 6 14,26 
Khá 24 55,81 17 40,48 
TB 11 25,58 19 45,24 
Yếu Kém 0 0 0 0 
50 
- Kết quả khảo sát hứng thú học tập của HS ở lớp thực nghiệm: 
Câu hỏi Các đáp án % ý kiến 
Câu 1: Cảm nhận của em sau khi thực 
hiện xong chủ đề STEM “thiết bị lọc 
nước mini”? 
Rất hứng thú 81% 
Hứng thú 19% 
Ít hứng thú 0% 
Không hứng thú 0% 
Câu 2: Qua chủ đề vừa học, em nắm 
kiến thức bài cacbon như thế nào? 
Phần lớn kiến thức 86% 
Một nửa kiến thức 14% 
Một phần ba kiến thức 0% 
Không tiếp nhận được. 0% 
Câu 3: Em thích phần nào nhất trong 
chủ đề STEM? 
Hoạt động 1: tìm hiểu 
kiến thức nền về Cacbon 
và xác định yêu cầu thiết 
kế. 
18% 
Hoạt động 2: Xây dựng 
bản thiết kế 
18% 
Hoạt động 3: Trình bày 
bản thiết kế 
21% 
Hoạt động 4: Chế tạo sản 
phẩm 
20% 
Hoạt động 5: Trình bày 
sản phẩm 
23% 
Câu 4: Trong quá trình thực hiện chủ đề 
STEM, em có vận dụng kiến thức của 
các môn học khác không? 
Vận dụng nhiều 85% 
Có vận dụng 15% 
Không vận dụng 0% 
Câu 5: Em có muốn học theo phương 
pháp dạy học theo định hướng STEM 
không? 
Có 84% 
Không 16% 
Kết quả khảo sát lớp 11A4 
51 
HS ở lớp thực nghiệm có sự tiến bộ rõ rệt về mặt kiến thức, kĩ năng, tích 
cực trong hoạt động, phát huy tốt tính sáng tạo; tỷ lệ HS khá giỏi tăng lên một 
cách rõ rệt; đặc biệt khơi dậy được các em niềm đam mê nghiên cứu khoa học, 
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, và cái quan trọng là HS nâng lên giá trị của 
mình vì đã tạo ra được các sản phẩm có ích phục vụ cuộc sống. 
Các lớp TN ở các trường còn lại HS biểu hiện tích cực chủ động trong 
tiếp thu bài, phát huy tính sáng tạo và năng lực của HS. 
Cảm nhận của một số HS sau khi học xong chủ đề dạy học theo định 
hướng STEM: 
HS Nguyễn Duy Tây (lớp 11A4): “Để tạo ra sản phẩm cuối cùng chúng em 
đã thực sự kết hợp kiến thức ở nhiều môn học, “sản phẩm thiết bị lọc nước 
mini” nhìn qua có vẻ đơn giản để thực hiện. Nhưng để tạo ra sản phẩm hoàn 
hảo nhất, chúng em đã phải trải qua nhiều lần sửa chữa và khắc phục sự cố. 
Chẳng hạn như, đầu tiên chúng em sử dụng cát biển, thu được nước sạch nhưng 
độ pH lại bé hơn 7; hay vấn đề khi chúng em sử dụng than gỗ để lọc thì nước 
thu được lại có vẩn đục đen, hay trong quá trình sử dụng kiến thức vật lý để tạo 
ra máy bơm cũng rất cần sự phối hợp, đoàn kết của nhóm học tập” 
HS Nguyễn Thị Lê: “Các tổ viên đã thật sự nỗ lực trong suốt quá trình tìm 
kiếm thông tin về vấn đề mà mình được giao, đúng thời hạn. Thông qua những 
buổi tìm hiểu các thành viên trong nhóm đã tích lũy cho mình nhiều kiến thức. 
Đồng thời, giúp các bạn xích lại gần nhau, tăng sự đoàn kết cho cả nhóm. Giúp 
các thành viên thể hiện bản thân, khám phá năng lực của bản thân, tự tin hơn 
trong giao tiếp”. 
HS Hồ Hữu Duy: “Trước khi học chủ đề STEM này, em cũng không để ý 
nguồn nước gia đình mình sử dụng như thế nào. Nhưng sau khi học xong, em đã 
biết cách xử lý nguồn nước để sử dụng, ví dụ như nước mưa Từ kiến thức đã 
học, em có thể vận dụng để tạo ra các sản phẩm có ứng dụng thực tiễn hơn 
nữa”. 
Nhận xét: Hứng thú là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của 
tiết học. Qua bảng số liệu và biểu đồ chứng tỏ bài học STEM đã đạt được mục 
đích tạo hứng thú học tập cho HS. 
Qua đó chứng tỏ tiếp cận dạy học theo định hướng STEM có thể phát 
triển tối đa mọi tiềm năng trong mỗi con người. Cụ thể: 
+ Tham gia chủ đề học tập này HS được thỏa sức sáng tạo theo 1 quy 
trình khoa học - kĩ thuật: Tự phát hiện vấn đề cần giải quyết - sử dụng kiến thức 
khoa học, toán học, công nghệ, kĩ thuật sáng tạo ra giải pháp giải quyết vấn đề 
- thử nghiệm - kết luận. Giải pháp giải quyết vấn đề nếu được thử nghiệm thành 
công sẽ sinh ra công nghệ mới. Qua đó HS có thể nhận thấy được sự phát triển 
không ngừng của chính bản thân. 
52 
+ Hình thành và rèn luyện được năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao 
tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực quan sát và giải 
thích, năng lực ngôn ngữ, tính toán, tin học, công nghệ, thẩm mĩ. 
+ Thông qua các hoạt động thực hành, kiến thức được vận dụng, HS sẽ dễ 
dàng nhận thấy được các năng khiếu và đam mê của bản thân trong một lĩnh vực 
nào đó. Từ đó có định hướng về nghề nghiệp trong tương lai. 
+ HS được học theo cách mà mình mong muốn đó chính là cách học dựa 
trên óc tò mò, học dựa vào khám phá đem lại sự hứng thú trong học tập. 
53 
PHẦN III – KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
Giáo dục STEM đã có ở Việt Nam nhiều năm nay và đang lan tỏa, nhân 
lên hiệu quả giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất người học. Nó mang lại ý 
nghĩa thiết thực trong dạy học các môn học. Thông qua dạy học STEM sẽ giúp 
cho HS phát triển phẩm chất năng lực; khám phá tri thức và vận dụng tri thức 
vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Tuy nhiên tại nhiều địa phương, việc 
triển khai dạy học theo định hướng STEM trong các môn học gần như chưa 
được áp dụng, nguyên nhân do từ nhiều phía, trong đó phải kể đến việc GV vẫn 
còn chưa nhận thức rõ bản chất dạy học STEM cũng như cách thức thiết kế và tổ 
chức hoạt động STEM trong các môn học nói chung và sinh học nói riêng. 
Theo cách dạy học tiếp cận nội dung, học sinh được tiếp thu kiến thức 
khoa học ở từng môn rời rạc, thì nay dạy học định hướng STEM, các chủ đề 
lồng ghép giáo dục STEM, môn học định hướng STEM nhằm trang bị cho học 
sinh kiến thức và kỹ năng theo hướng tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau; 
Giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực 
hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.STEM vì thế 
được đánh giá như là một trong những phương pháp dạy học phát triển năng lực, 
chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Giáo dục 
STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như 
Học qua dự án - Chủ đề. 
Giáo dục STEM lấy phát triển năng lực, nhân cách học sinh làm mục tiêu 
của hoạt động dạy và hoạt động học. Việc tổ chức dạy học STEM có nhiều cấp 
độ khác nhau. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nhà trường, giáo 
viên có thể lựa chọn cấp độ dạy học STEM sao cho đạt hiệu quả giáo dục tốt 
nhất. Thông qua các chủ đề lồng ghép giáo dục STEM, các môn học ứng dụng 
STEM, nhà trường gắn kết với cộng đồng cùng tổ chức các hoạt động giáo dục 
trong các lĩnh vực STEM. 
Giáo dục STEM nói chung và dạy học STEM nói riêng không phải là để 
học sinh trở thành những nhà khoa học mà là xây dựng cho học sinh có kỹ năng 
cần thiết, để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại, trong 
tương lai. 
Thực hiện đề tài này chúng tôi đã xây dựng và triển khai hiệu quả các 
nội dung sau: 
Thứ nhất, xây dựng chủ đề dạy học theo định hướng mới gắn với STEM 
môn Hóa học THPT trong chương Cacbon, hoá học 11 THPT. 
54 
Thứ hai, xây dựng được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, đây cũng 
chính là ý nghĩa đích thực của môn Hóa học. Bởi nó không những mang lại cảm 
hứng cho học sinh, kích thích học sinh làm việc mà còn góp phần quan trọng 
vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, làm cho học sinh yêu 
thích môn Hóa học và các môn khoa học khác hơn. 
Thứ ba, xây dựng được kế hoạch thực hiện và ý tưởng một cách chi tiết 
cho chủ đề “thiết bị lọc nước mini”. 
Thứ tư, góp phần tác động tới tư tưởng của GV về cách nhìn đối giáo dục 
STEM. Giáo dục STEM không phải nhất thiết phải tạo ra sản phẩm mang tính 
sáng tạo cao, tư duy đột phá hay chỉ hữu ích đối với HS khá giỏi; mà giáo dục 
STEM giúp phát triển năng lực cho toàn bộ HS. Kể cả những HS có tư chất bình 
thường, tư duy chậm vẫn hoàn toàn có thể tự khám phá và vận dụng tri thức để 
tạo ra sản phẩm mong muốn. Quá trình hình thành sản phẩm phải chỉnh sửa, cải 
tiến càng nhiều thì HS càng chiếm lĩnh và vận dụng nhiều tri thức. 
 Thứ năm, truyền cảm hứng trong học tập cho HS, giúp các em thấy được 
mối liên hệ giữa các kiến thức và nhận thức được tầm quan trọng của việc kết 
nối kiến thức các môn học, tác động tới sự phát triển của bản thân người học và 
xã hội hiện đại trong tương lai. 
Thứ sáu, thúc đẩy ý thức tự học, tự tìm tòi, sáng tạo; hình thành ý thức 
quan sát, cảm nhận các vấn đề phát sinh trong cuộc sống cho HS; hình thành và 
phát triển các năng lực, tố chất của người lao động trong thời đại mới. 
2. Hướng phát triển của đề tài 
Nội dung thiết kế thiết bị lọc nước mini trong chương Cacbon, Hoá học 
11 là một chủ đề giáo dục STEM rất gần gũi, phù hợp với học sinh lớp 11. 
Thông qua chủ đề học sinh hình thành được năng lực thực nghiệm, khả năng vận 
dụng kiến thức vào thực tiễn, khả năng giải quyết vấn đề tăng động lực học tập 
trong môn Hóa học. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã xác nhận sự tiến bộ 
NLGQVĐ của HS lớp TN sau tác động cao hơn so với trước tác động là có ý 
nghĩa thống kê và nghiên cứu này có hệ số ảnh hưởng ở mức độ có thể nhân 
rộng được. 
3. Kiến nghị 
Để thực hiện hiệu quả sâu và rộng giáo dục STEM vào trường THPT, tôi 
đưa ra một số kiến nghị sau: 
Giải pháp 1. Điều chỉnh bổ sung kế hoạch giáo dục của nhóm chuyên môn 
để tăng cường chủ đề STEM cũng như trải nghiệm STEM và chương trình học 
chính khóa. 
55 
Giải pháp 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: GV cần thảo luận, 
thực hành các chủ đề STEM. Sản phẩm STEM không nhất thiết phải là sản 
phẩm vô cùng sáng tạo. 
Giải pháp 3. Thành lập các câu lạc bộ STEM trong trường THPT. 
Giải pháp 4. Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá 
Giải pháp 5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. 
Cụ thể, 
- Với nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất (như phòng trải nghiệm, 
trang bị thiết bị để HS thực hành) một cách đầy đủ; Nhà trường cần tổ chức 
nhiều lớp tập huấn cho GV và cả HS. Kết nối cộng đồng STEM với nhà trường. 
- Với GV: Phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ở 
nhiều lĩnh vực khác nhau. Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động học tập 
STEM, trải nghiệm STEM cho HS, kết nối kiến thức học đường với thế giới 
thực qua đó hình thành được nhóm các kỹ năng tư duy bậc cao, năng lực sáng 
tạo cho HS, hướng nghiệp cho HS. 
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Chắc chắn 
đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự 
góp ý chân thành của quý vị và bạn bè đồng nghiệp. 
56 
PHỤ LỤC 1 
Các bảng tiêu chí đánh giá 
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo kiến thức nền 
TT Tiêu chí 
Điểm tối 
đa 
Điểm 
đánh 
giá 
Bài báo cáo kiến thức 
1 Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo. 2 
2 Kiến thức chính xác, khoa học. 3 
Hình thức 
3 Bài trình chiếu có bố cục hợp lí. 1 
4 Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa. 1 
Kĩ năng thuyết trình 
5 Trình bày thuyết phục. 1 
6 Trả lời được câu hỏi phản biện. 1 
7 
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho 
nhóm báo cáo 
1 
Tổng điểm 10 
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo phương án thiết kế 
TT Tiêu chí 
Điểm 
tối đa 
Điểm 
đánh giá 
Bản phương án thiết kế 
1 Có chú thích đầy đủ các bộ phận của thiết bị 1 
2 
Có liệt kê rõ danh mục các nguyên vật liệu cần sử 
dụng 
1 
3 
Có đầy đủ các thông số kĩ thuật (loại vật liệu, độ dài, 
độ dày, lượng chất sử dụng) 
1 
57 
4 Nêu được công dụng của các loại vật liệu đã sử dụng 1 
5 Mô tả được nguyên lí hoạt động của thiết bị lọc nước 1 
Hình thức bản thiết kế 
6 Hình vẽ và chú thích rõ ràng, dễ quan sát 1 
7 Poster có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 1 
Kĩ năng thuyết trình 
8 Trình bày thuyết phục. 1 
9 Trả lời được câu hỏi phản biện. 1 
10 
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện có 
chất lượng cho nhóm báo cáo. 
1 
Tổng điểm 10 
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo sản phẩm 
TT Tiêu chí 
Điểm 
tối đa 
Điểm 
đánh giá 
 Thiết bị lọc nước 
1 
Máy lọc nước có nguyên lí hoạt động dựa trên việc vận 
dụng tính chất của cacbon. 
1 
2 Máy lọc nước được thiết kế từ nguyên vật liệu dễ kiếm. 1 
3 Máy lọc nước lọc nước tốt, không bị rò rỉ. 1 
4 
Máy lọc nước có các thông số kĩ thuật cơ bản: loại vật liệu, 
lượng chất sử dụng, thứ tự bố trí các loại vật liệu. 
1 
5 Máy lọc nước có hình thức đẹp, dễ sử dụng 1 
Bài báo cáo 
6 
Nêu được tiến trình thử nghiệm đánh giá để có được phiên 
bản hiện tại 
1 
7 Nêu được nguyên lí hoạt động của sản phẩm 1 
Kĩ năng thuyết trình 
58 
8 Trình bày thuyết phục. 1 
9 Trả lời được câu hỏi phản biện. 1 
10 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm 
báo cáo. 
1 
Tổng điểm 10 
Bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng làm việc nhóm 
TT Tiêu chí 
Điểm tối 
đa 
Điểm 
đánh 
giá 
1 Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp 
lí. 
5 
2 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả 
để hoàn thành dự án. 
5 
Tổng số điểm: 10 điểm 
KHUNG ĐÁNH GIÁ 
 Sản phẩm học tập 
Kĩ năng 
thuyết trình 
Kĩ năng 
 làm việc nhóm 
Báo cáo kiến 
thức 
PPT/Poster X Đánh giá cả dự 
án 
Báo cáo 
phương án 
thiết kế 
PPT/Poster X 
Báo cáo sản 
phẩm 
Thiết bị lọc nước và PPT X 
Tiêu chí 
chung 
– Nội dung khoa học 
– Hình thức 
– Trình bày mạch 
lạc, rõ ràng. 
– Kết hợp với cử 
– Kế hoạch làm 
việc rõ ràng, 
khả thi và hiệu 
59 
– Tiêu chí đặc thù cho sản 
phẩm 
chỉ, phương tiện 
khác hỗ trợ cho 
phần trình bày. 
– Trả lời được câu 
hỏi phản biện. 
–Tham gia đóng 
góp ý kiến, đặt câu 
hỏi phản biện cho 
nhóm báo cáo. 
quả. 
– Đóng góp ý 
tưởng và hoàn 
thành nhiệm vụ 
được giao. 
Công cụ Phiếu đánh giá – mục 
đánh giá sản phẩm tương 
ứng 
Phiếu đánh giá – 
mục đánh giá kĩ 
năng thuyết trình 
Phiếu đánh giá – 
mục đánh giá kĩ 
năng làm việc 
nhóm 
Thời điểm 
đánh giá 
Đánh giá sản phẩm sau 
mỗi buổi báo cáo 
Đánh giá 3 lần, sau 
mỗi thời điểm báo 
cáo 
Đánh giá 1 lần 
cuối dự án 
Tỉ lệ điểm 60 % 
15 – 15 – 30 
20 % 
Trung bình 3 lần 
20% 
Điểm cuối dự án 
60 
PHỤ LỤC 2: HỒ SƠ HỌC TẬP STEM 
I. YÊU CẦU CỦA CHỦ ĐỀ 
- Làm thí nghiệm khám phá kiến thức và kết luận về khả năng làm sạch nước 
của một số loại vật liệu 
- Chế tạo được bình lọc nước. Giải thích được nguyên lí làm việc. 
- Vẽ được bản thiết kế bình lọc nước. 
- Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác. 
- Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. 
II. BẢNG DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 
TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ 
1 Trưởng nhóm Quản lí, tổ chức chung 
2 Thư ký Ghi chép, lưu trữ hồ 
sơ học tập 
3 Thành viên Phát ngôn viên 
4 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu 
học tập 
5 Thành viên Chụp ảnh, ghi hình 
minh chứng hoạt động 
của nhóm 
6 Thành viên Mua vật liệu 
7 Thành viên .. 
8 
.. 
9 
10 
11 
Ghi chú: các nhiệm vụ là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai 
nhiệm vụ của nhóm. Một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc, một công 
việc có thể do nhiều thành viên đảm nhận. 
61 
Phần I. THÍ NGHIỆM KHÁM PHÁ KIẾN THỨC 
1. Mục tiêu: so sánh khả năng làm sạch nước của các loại vật liệu 
2. Nguyên vật liệu và dụng cụ: 
3. Cách tiến hành: 
4. Kết quả: 
Loại 
vật liệu 
Kết quả 
Kết luận: 
62 
Phần II. THIẾT KẾ CHẾ TẠO BÌNH LỌC NƯỚC 
1. Mục tiêu: Chế tạo được thiết bị lọc nước đảm bảo các tiêu chí: 
- Nước sau khi lọc sử dụng vệ sinh, đảm bảo sức khỏe hơn so với khi chưa 
lọc. 
- Nguyên vật liệu đơn giản, thân thiện môi trường. 
- Có hình thức đẹp. 
- Chi phí tiết kiệm. 
2. Bản vẽ thiết bị lọc nước mini: 
3. Nguyên lý hoạt động của bình 
4. Ưu và nhược điểm của sản phẩm 
Góp ý của Giáo viên và các nhóm khác: 
63 
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM 
Thứ 
tự lần 
thử 
Nước cần lọc Nước thu được sau khi lọc Thời 
gian lọc 
Thể tích Độ 
pH 
Độ trong Thể 
tích 
Độ 
pH 
Độ trong 
1 
2 
3 
64 
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 
Phiếu 1. Đánh giá sản phẩm bình lọc nước 
Tiêu chí Điể
m tối đa 
Điểm 
đạt được 
Nước sau khi lọc sử dụng vệ sinh, đảm 
bảo sức khỏe hơn so với khi chưa lọc. 
3 
Nguyên vật liệu đơn giản, thân thiện môi 
trường. 
3 
Hình thức đẹp 2 
Chi phí tiết kiệm 2 
Tổng điểm 10 
Phiếu 2. Đánh giá báo cáo và bản thiết kế 
Tiêu chí Điể
m tối đa 
Điểm 
đạt được 
Bản thiết kế đẹp, rõ ràng, sáng tạo, khả thi 3 
Giải thích rõ nguyên lí hoạt động 4 
Trình bày rõ ràng, logic, sinh động 3 
Tổng điểm 10 
65 
NHẬT KÍ HOẠT ĐỘNG 
(Ghi lại các hoạt động diễn ra, các vấn đề gặp phải, nguyên nhân và cách giải 
quyết) 
66 
BẢNG ĐIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG NHÓM 
( Tối đa điểm 10 ) 
Căn cứ vào thời gian hoạt động, sự nhiệt tình và hiệu quả làm việc của 
mỗi cá nhân, nhóm thống nhất cho điểm đánh giá từng thành viên như sau: 
TT Họ và tên Điểm 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
11 
67 
SẢN PHẨM VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG CỦA 
NHÓM 
( Dán các hình ảnh về sản phẩm, hình ảnh minh họa hoạt động nhóm) 
68 
GÓP Ý VÀ CHỈNH SỬA SẢN PHẨM 
( Thực hiện trong buổi trình bày sản phẩm ) 
 Ghi lại góp ý, nhận xét của giáo viên và các nhóm về sản phẩm của nhóm 
khi báo cáo. 
 Đưa ra các điều chỉnh càn thiết để hoàn thiện sản phẩm. 
69 
PHỤ LỤC 3 
MỘT SỐ HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA CÁC NHÓM 
70 
71 

File đính kèm:

  • pdfskkn_khoi_nguon_cam_hung_sang_tao_cho_hoc_sinh_thong_qua_day.pdf
Sáng Kiến Liên Quan