SKKN Kết hợp các kỹ thuật dạy học trong môn Lịch sử nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Trung học Phổ thông
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới phương
pháp dạy học ở nhà trường THPT vẫn còn nhiều hạn chế. Là một người giáo viên
đang trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng:5
- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, còn nặng về lí thuyết, mới chỉ chủ
yếu thông qua kêu gọi đổi mới, tập huấn nghiệp vụ có chăng thể hiện ở một số tiết
thao giảng, dự giờ là rõ nét. Nhiều giáo viên chưa thực sự thông hiểu và nghiệp vụ
triển khai kĩ thuật còn lúng túng (các bước triển khai, câu hỏi, thời gian ) hoặc do
dự sợ không hoàn thành giờ dạy, cháy giáo án. Có giáo viên còn chậm đổi mới
phương pháp, chưa tâm huyết với nghề nghiệp.
- Chưa tạo được động lực cho giáo viên thực hiện đổi mới.
- Việc soạn, giảng theo hướng đổi mới đối với giáo viên còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sự tích cực, chủ động của học sinh
nên chưa tạo được sự nhất trí, đồng thuận, chuẩn mực trong nhận xét, đánh giá.
- Điều kiện cơ sở vật chất phần lớn trong các nhà trường chưa phù hợp để
triển khai kĩ thuật.
- Số lượng học sinh quá đông trong một lớp học (42 -> 48), nhóm học (6 -> 8
học sinh) gây khó khăn về khâu tổ chức, thời gian triển khai hoạt động và hiệu quả
giờ dạy.
- Học sinh phần lớn chưa được làm quen hoặc có thì rất ít với kĩ thuật mới. Ý
thức học tập của các em chưa thực sự tự giác, có tránh nhiệm với bản thân và với
nhóm, còn ỷ lại, dựa dẫm.
- Đặc trưng bộ môn lịch sử nhiều kiến thức, sự kiện, nhân vật giáo viên cần
tường thuật, thuyết trình, miêu tả cho sinh động tốn khá nhiều thời gian trong giờ
dạy.
- Cách nhận xét, đánh giá giờ dạy của các đồng nghiệp còn hay nặng về hình
thức.
Môn lịch sử là một môn học vô cùng quan trọng trong việc trang bị cho học
sinh những tri thức cần thiết, hữu ích về đời sống xã hội qua các thời kì lịch sử, qua
đó góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách cho người học. Tuy vậy, việc
giảng dạy và học tập môn học này trong nhà trường phổ thông trung học hiện nay
còn nhiều vấn đề cần suy ngẫm. Thực tế hiện nay, nhiều học sinh ngại học, thậm chí
là chán học lịch sử, nhiều giáo viên dạy lịch sử ngại đổi mới phương pháp. Vì vậy
mà một trong những vấn đề nổi cộm là làm thế nào đưa môn lịch sử về đúng vị trí
và vai trò của nó- là một môn học khoa học xã hội và nhân văn hấp dẫn.
đồng thời ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng “...............................” + Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boong ke), thành lập “..” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực của ta và kiểm soát việc ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do. + Tiến hành “.”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng cho chúng. + ..bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp; kết hợp oanh tạc bằng phi pháo với chiến tranh tâm lý và chiến tranh kinh tế. 49 Trò chơi: Ai nhanh hơn * Gợi ý sản phẩm: - Kế hoạch Đờ lát Đơ Tatxinhi ra đời trong hoàn cảnh Pháp đang lâm vào thế bị động, gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Nên buộc phải nhận viện trợ của Mĩ - Cuối năm 1950, kế hoạch Đờ lat Đơ Tatxinhi ra đời với mục đích kết thúc nhanh cuộc chiến tranh - Kế hoạch gồm 4 điểm chính: - Nhận xét: kế hoạch Đờ lát Đơ Tatxinhi đã đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên 1 quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là ở những vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp. - GV nhận xét đánh giá ý thức làm việc ủa HS, kết quả của nhóm, hướng dẫn HS ghi vở, so sánh với kế hoạch Rơ ve trước đó của Pháp. II. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2/1951). Hoạt động 1: tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Đảng *Mục tiêu: HS nắm được bối cảnh lịch sử, thời gian, địa điểm diễn ra Đại hội. Những nội dung chính và ý nghĩa của Đại hội. * Phương thức: GV sử dụng kỹ thuật 5W1H kết hợp kỹ thuật “Lược đồ tư duy” để HS tìm hiểu về Đại Hội đại biểu lần thử II của Đảng (2/1951). 50 - GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm có 8-9 thành viên). Yêu cầu các nhóm thảo luận, tìm hiểu cùng 1 nội dung – Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Đảng bằng 2 kỹ thuật: 5W1H và “Lược đồ tư duy” - GV gợi ý: Các nhóm sẽ trả lời 6 câu hỏi: Đại hội diễn ra khi nào? Ở đâu? Do ai chủ trì? Vì sao lại tiến hành Đại hội lần thứ 2 vào thời điểm đó? Nội dung chủ yếu của Đại hội là gì? Đại hội có ý nghĩa như thế nào? - Sau khi HS thảo luận và trả lời 6 câu hỏi đó, GV yêu cầu các nhóm vẽ vào “Lược đồ tư duy”: Lấy Đại hội II là trung tâm, chia thành các nhánh lớn: Hoàn cảnh, Nội dung, Ý nghĩa. - HS thảo luận, trả lời và vẽ vào giấy A1 những yêu cầu mà GV gợi ý. Thời gian 10 phút. Các nhóm treo kết quả của mình. - GV cho HS bình chọn “Lược đồ tư duy” nào đẹp nhất, đầy đủ nội dung nhất. Mời đại diện nhóm đó lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. * * Gợi ý sản phẩm - Thời gian – địa điểm: từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951 tại xã Vinh Quang – Chiêm Hóa – Tuyên Quang - Nội dung: + Thông qua hai báo cáo quan trọng: Báo cáo chính trị (chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày) và Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam (Tổng bí thư Trường Chinh trình bày). + Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập mỗi nước Đông Dương một Đảng riêng. + Ở Việt Nam Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi: Đảng Lao động Việt Nam. + Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới; xuất bản báo Nhân dân. + Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị. - Ý nghĩa: Đánh dấu bước phất triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. III. HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN PHÁT TRIỂN MỌI MẶT Hoạt động 1: Tìm hiểu về hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt. * Mục tiêu: Học sinh biết được từ sau Biên giới thu – đông 1950, hậu phương kháng chiến đã phát triển về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục – y tế. * Phương thức: GV sử dụng kỹ thuật KWLH, kỹ thuật tổ chức trò chơi và kỹ thuật “Lược đồ tư duy” để dạy nội dung này. - GV yêu cầu HS trả lời vào bảng KWLH (giao cho HS từ tiết trước) về mục III – Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt. - GV gợi ý: 51 + Cột K: Em biết gì về hậu phương? Kháng chiến chống Pháp, hậu phương làm được những gì? + Cột W: Em muốn tìm hiểu thêm gì về hậu phương trong kháng chiến? - Trong tiết học, GV thu bảng WKLH, trong khi HS thảo luận mục II, GV đọc nhanh cột K và cột W, để biết HS đã biết và muốn biết gì về nội dung này. Khi dạy đến nội dung III- Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhận diện lịch sử”. - GV chia lớp thành 4 đội, giao cho các nhóm tìm hiểu kiến thức SGK trang 143, 144, để tham gia trò chơi “nhận diện lịch sử” (Thời gian 5 phút) * Dự kiến sản phẩm (phụ lục Power Poil) Hoạt động 2: GV tổ chức HS sử dụng “Lược đồ tư duy” để hệ thống kiến thức - Sau đó Gv yêu cầu các nhóm treo sản phẩm “Lược đồ tư duy” (Đã vẽ sẵn ở nhà) lên bảng. - Các nhóm so sánh nội dung, hình thức và bình chọn. - GV chốt ý. * Dự kiến sản phẩm :(Phụ lục powerpoil) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút) 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các chiến dịch. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua việc hoàn thiện các bài tập trắc nghiệm: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: Câu 1. Âm mưu và hành động mới của Pháp – Mĩ từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là gì? A. Thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. B. Thực hiện kế hoạch Rơ ve. C. Thực hiện kế hoạch Nava. D. Thực hiện kế hoạch Bôlae. Câu 2. Trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương (1945 – 1954), nội dung nào sau đây không nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi? A. Thành lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ. B. Ra sức phát triển nguỵ quân để xây dựng quân đội quốc gia. C. Tiến hành chiến tranh tổng lực. 52 D. Thiết lập “Hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La). D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: + Độc lập, tự do và hòa bình là điều kiện đầu tiên để phát triển các quốc gia dân tộc hiện nay. + Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh, độc lập và tự do của dân tộc. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): Lập niên biểu những thắng lợi tiêu biểu của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị - ngoại giao, kinh tế - tài chính trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953 – 1954. IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC 53 PHỤ LỤC 2: GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG Tiết PPCT: 32 BÀI 19. BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG PHÁP (1950 – 1953) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Nắm được những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt từ 1951-1952, ý nghĩa và tác dụng đối với cuộc kháng chiến nói chung, với chiến trường nói riêng. 2. Về thái độ, tình cảm: - Củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. - Học tập tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí của anh bộ đội cụ Hồ. 3. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh, ảnh, lược đồ lịch sử, những đoạn trích dẫn,để nhận thức lịch sử. - Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. 4. Năng lực: - Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học. - Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh... II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Ảnh: + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2 – 1951). + Các đại biểu dự Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh – Liên Việt. - HS: SGK, vở III. PHƯƠNG PHÁP - Dạy học nêu vấn đề - Thuyết trình, phân tích, đánh giá - GV cần phát huy tối đa khả năng tự nhận thức của HS qua từng vấn đề của cuộc kháng chiến: tự nghiên cứu SGK, tự tìm hiểu lược đồ, tranh ảnh... IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. 1. Ổn định lớp . 54 2. Kiểm tra bài cũ. Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên Giới 1950? 3. Giới thiệu bài mới GV khái quát những thắng lợi của ta trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến đến chiến dịch Biên giới thu đông 1950 rồi đặt câu hỏi nêu vấn đề cho HS suy nghĩ: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong những năm 1951 – 1953 đã phát triển lên một bước mới thể hiện như thế nào? 4. Tổ chức hoạt động dạy- học trên lớp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CƠ BẢN *Hoạt động : Tìm hiểu quá trình thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương - GV nêu câu hỏi: Sau chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, Mỹ đã can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương như thế nào? - HS trả lời câu hỏi. - GV: Yêu cầu HS trình bày kế hoạch Đơ lát đơ Tátxinhi Phân tích cho HS hiểu rõ những khó khăn khi Pháp thi hành kế hoạch. I. THỰC DÂN PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG. 1. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh - Mĩ ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (12/1950) : tăng cường viện trợ cho Pháp và tay sai, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. - Tháng 9/1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước kinh tế Việt – Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ. 2. Kế hoạch ĐờLát đơ Tátxinhi - Cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi nhằm nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh. - Nội dung kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi: xây dựng lực lượng cơ động chiến lược, xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt (boongke), lập vành đai trắng, đánh phá hậu phương của ta. => Đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lên một quy mô lớn, cuộc kháng chiến của ta ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn phức tạp. 55 *Hoạt động : Tìm hiểu đại hội II của Đảng - GV nêu câu hỏi : Đại hội toàn Quốc lần thứ hai của Đảng khai mạc trong hoàn cảnh nào? Nội dung cơ bản? - HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, đồng thời hướng dẫn HS quan sát Hình 51, SGK - ảnh Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. - Nội dung Đại hội: + Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong chặng đường đã qua. + Đại hội thông qua báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Tổng bí thư Trường Chinh: nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập, xóa bỏ những tàn tích phong kiến thực hiện “Người cày có ruộng” phát triển chế độ dân chủ nhân dân. + Tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một đảng Mác-Lênin riêng, có cương lĩnh phù hợp. Ở Việt Nam, đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. + Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới...Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng Bí thư. II. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG ( 2-1951). - Thời gian: từ ngày 11 đến 19/2/1951, tại Vinh Quang ( Chiêm Hóa – Tuyên Quang) - Nội dung Đại hội: + Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh + Đại hội thông qua báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Tổng bí thư Trường Chinh. + Tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một đảng Mác- Lênin riêng. Ở Việt Nam, đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. + Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới...Bầu Ban Chấp hành Trung 56 *Hoạt động : Tìm hiểu về hậu phương trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1951 - 1953 - GV nêu câu hỏi : Trình bày những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế từ năm 1951 đến năm 1952 ; ý nghĩa và tác dụng đối với cuộc kháng chiến ? - HS theo dõi SGK và trả lời. - GV chốt ý và hướng dẫn HS tìm hiểu thêm sự kiện thông qua Hình 52, SGK - Ảnh Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh – Liên Việt. ương mới. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng Bí thư. - Ý nghĩa của Đại hội. + Đại hội toàn quốc lần II của Đảng đánh bước phát triển mới, bước trưởng thành của Đảng ta, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với kháng chiến. + Đây là “Đại hội kháng chiến thắng lợi” III. HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN PHÁT TRIỂN MỌI MẶT. - Về chính trị: + Tháng 3/1951, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt, cùng với đó Mặt trận liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào cũng được thành lập. + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc họp (5/1952) bầu chọn 7 anh hùng (Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị) - Về kinh tế: + Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. Năm 1953, vùng tự do sản xuất được hơn 2.757.000 tấn thóc. + Thủ công và công nghiệp đáp ứng được những yêu cầu về công cụ sản xuất và những mặt hàng thiết yếu, về thuốc men, quân trang, quân dụng. + Đầu năm 1953, ta thực hiện triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất ở vùng tự do Thái Nguyên, Thanh Hóa. - Về văn hóa, giáo dục, y tế: + Tiến hành cuộc cải cách giáo dục, đến năm 1952 có trên 1 triệu học sinh phổ 57 thông ; khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ... + Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt đời sống chiến đấu và sản xuất. + Các hoạt động y tế được phát triển, như vệ sinh phòng bệnh, bài trừ mê tín dị đoan... IV. NHỮNG CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG GIỮ VỮNG QUYỀN CHỦ ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG.( Không dạy) 5 . Củng cố bài học: Những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt từ 1951-1952, ý nghĩa và tác dụng đối với cuộc kháng chiến nói chung, với chiến trường nói riêng. 6. Dặn dò, BTVN - Học bài và chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài 20). - Làm BT trong SGK. 58 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 59 60 61 62 PHỤ LỤC 4: PHIẾU TÌM HIỂU Ý KIẾN CỦA HỌC SINH Họ tên học sinh: .(Có thể ghi hoặc không ghi tên) Lớp: . Sau khi học bài 19 được dạy theo phương pháp mới, nhất là khi giáo viên có sử dụng các trò chơi và kỹ thuật dạy học, em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Cảm nhận của em sau khi học tiết học này so với tiết học truyền thống? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2/. Ý kiến đóng góp của em (nếu có) ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Cảm ơn em! Học sinh (Kí tên hoặc có thể không kí) Bảng 1: Bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh sau tiết học Trường Năm học Lớp Không sử dụng phương pháp của đề tài Lớp Sử dụng phương pháp của đề tài Thích Không thích Dễ hiểu Khó hiểu Thích Không thích Dễ hiểu Khó hiểu THPT A 2017 - 2018 10A3 11/39 28,2 % 28/39 71,8% 15/39 38,5% 24/39 61,5 % 10A2 29/39 74,4% 10/39 25,6% 32/39 82,1% 7/39 17,9% 11A3 10/36 26/36 14/36 22/36 11A2 28/36 8/36 30/36 6/36 63 27,8 % 72,2% 38,9% 61,1 % 77,8% 22,2% 83,3% 16,7% 12A 12/34 35,3 % 22/34 64,7% 15/34 44,1% 19/34 55,9 % 12A1 26/34 76,5% 8/34 14,7% 30/34 88,2% 4/34 11,8% THPT A 2018 - 2019 10A6 33/43 76,7 % 10/43 23,3% 13/43 30,2% 30/43 69,8 % 10D1 36/39 92,3% 3/39 7,7% 36/39 92,3% 3/39 7,7% 11D5 12/38 31,6 % 26/38 68,4% 15/38 39,5% 23/38 60,5 % 11D3 34/39 87,2% 5/39 12,8% 35/39 89,7% 4/39 10,3% 12D2 13/35 37,1 % 22/35 62,9% 17/35 48,6% 18/35 51,4 % 12D3 29/33 87,9% 4/33 12,1% 30/33 90,9% 3/33 9,1% Bảng 2: Bảng khảo sát kết quả học tập qua bài kiểm tra 15 phút Trường Năm học Lớp Lớp dạy thực nghiệm Lớp Lớp đối chứng Điểm 9 - 10 Điểm 7- 8 Điểm 5 - 6 Điểm < 5 Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 – 6 Điểm < 5 THPT A 2018 - 2019 10A 2 13/39 33,3% 20/39 51,3% 4/39 10,3% 2/39 5,1% 10A3 1/39 2,56% 10/39 25,6% 12/39 30,7% 16/39 41,1% 11A 2 12/36 33,3% 18/36 50% 4/36 11,1% 2/36 5,6% 11A3 8/36 22,2% 9/36 25% 13/36 36,1% 6/36 16,7% 12A 1 12/34 35,3% 15/34 44,1% 6/34 17,6% 1/34 2,9% 12A 3/34 8,8% 8/34 23,5% 8/34 23,55 15/34 44,1% THPT A 10D 1 36/39 92,3% 3/39 7,7% 36/39 92,3% 3/39 7,7% 10D2 13/43 30,3% 23/43 53,5% 7/43 16,3% 0/43 0% 64 2019 - 2020 11D 3 28/39 71,8% 5/39 12,8% 35/39 89,7% 4/39 10,3% 11D1 3/39 7,7% 10/39 25,6% 11/39 28,2% 15/39 38,5% 12D 3 8/33 24,2% 23/33 69,7% 2/33 6,1% 0/33 0% 12D2 0/35 0% 8/35 22,9% 15/35 42,9% 12/35 34,3% Bảng 3: Bảng khảo sát ý kiến của giáo viên Trường Năm học Kết quả Dễ thực hiện và có hiệu quả Khó thực hiện và hiệu quả không cao Tiếp tục thực hiện và nhân rộng Không tiếp tục sử dụng Sử dụng có cải tiến THPT A 2019- 2020 5/5 100% 0/5 0% 4/5 80% 0/5 0% 1/5 20% Qua phân tích kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy: Về phía học sinh: Với việc áp dụng phương pháp như trên, chúng tôi nhận thấy: Học sinh đã được giải tỏa áp lực giờ học lịch sử khô khan. Tiết học thực sự gây hứng thú cho học sinh, khiến học sinh học tập sôi nổi. Các em mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của mình. Tiết học tạo được không khí thoải mái, thầy và trò bình đẳng trong quá trình khám phá và sáng tạo. Giờ học trở thành giờ phát hiện những thông tin, kiến thức, bày tỏ quan điểm, thái độ và cách nhìn mới mẻ của học sinh. Nhiều tiết học học sinh thể hiện được năng khiếu của bản thân. Qua đó, học sinh phát hiện năng lực nhiều mặt. Với những lớp không áp dụng phương pháp của đề tài, giờ học uể oải, hiệu quả thấp. Về phía giáo viên: Phần lớn các giáo viên áp dụng phương pháp này đều thống nhất cao và đồng thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn. Như vậy, qua kết quả trên cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Đặc biệt là phát huy được khả năng tự học, độc lập suy nghĩ, tự khám phá của học sinh. Với những kết quả đó, chúng tôi có thể khẳng định rằng tổ chức hoạt động theo các phương pháp này sẽ là cơ sở, là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học cũng như tạo được hứng thú và niềm đam mê Lịch sử của học sinh.
File đính kèm:
- skkn_ket_hop_cac_ky_thuat_day_hoc_trong_mon_lich_su_nham_pha.pdf