SKKN Hướng dẫn học sinh xây dựng, thực hiện một số dự án thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng thông qua dạy học Địa lí Lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

Môn Địa lí lớp 10 mục tiêu định hướng mà HS cần có được:

Về kiến thức: Giúp HS hiểu và trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ

bản về: Trái Đất với ý nghĩa: môi trường sống của con người bao gồm các thành phần

cấu tạo và tác động qua lại của chúng, một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí. Địa lí

dân cư và một số khía cạnh văn hóa, xã hội của dân cư. Các hoạt động kinh tế chủ yếu

của con người trên Trái Đất. Mối quan hệ giữa dân cư, các hoạt động sản xuất với môi

trường và sự phát triển bền vững.

Về kĩ năng: Cũng cố và tiếp tục phát triển ở học sinh các kĩ năng: Quan sát, nhận

xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí cũng như kĩ năng đọc và

sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. Kĩ năng thu thập, trình bày thông tin địa lí. Vận

dụng kiến thức trong chừng mực nhất định để giải thích các sự vật, hiện

tượng địa lí và bước đầu tham gia giải quyết các vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần

gũi với học sinh trên cơ sở tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán.Trang 17

Về thái độ, hành vi: Góp phần bồi dưỡng cho HS có tình yêu thiên nhiên, con người,

ý thức và hành động thiết thực bảo vệ môi trường xung quanh. Có ý thức quan tâm đến

một số vấn đề liên quan đến Địa lí học ở trong và ngoài nước.

Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội của địa

phương và đất nước. Đây là những nội dung kiến thức cơ bản về tự nhiên và kinh tế xã

hội có thể áp dụng phương pháp dạy học theo dự án. Những mục tiêu này góp phần định

hướng cho hoạt động học tập trải nghiệm dễ dàng đạt được hiệu quả. Các mục trên giúp

cho GV dễ dàng lựa chọn nội dung có thể trải nghiệm và việc soạn thảo, tổ chức học tập

trải nghiệm sáng tạo bám sát với nội dung chương trình. Việc thiết kế một số dự án thiện

nguyện phụ thuộc vào mục tiêu của bài học, chủ đề mà giáo viên xây dựng dựa trên

chương trình chuẩn. Để hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết, rèn

luyện kĩ năng Địa lí, thái độ và hành vi đúng đắn. Đồng thời khơi dậy ở các em lòng say

mê, hứng thú học tập, bước đầu tập duyệt nghiên cứu khoa học. Học sinh sẽ luôn được

tạo một không gian học tập tích cực, cảm thấy có nhu cầu tự học, biến hóa quá trình giáo

dục thành quá trình tự giáo dục.

pdf56 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh xây dựng, thực hiện một số dự án thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng thông qua dạy học Địa lí Lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn Địa lí của trường tham gia hỗ trợ. Thống nhất các phương pháp triển khai 
ở trên, chọn dự án, đối tượng thực nghiệm và báo cáo kết quả. 
 4.1.2. Chọn dự án thực nghiệm 
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, đặc điểm SGK Địa lí và điều kiện 
trường THPT trên địa bàn huyện Nam Đàn tác giả đã chọn dự án "giáo dục phòng 
chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai" yêu cầu học sinh thực hiện. 
4.1.3. Đối tượng đối thực nghiệm, đối chứng 
Để đảm bảo yêu cầu, nguyên tắc đã đặt ra.Tác giả chọn 2 lớp 10A1, 10C1 thực 
nghiệm và lớp 10A2, 10A3 của trường THPT Kim Liên năm học 2020 - 2021 để đối 
chứng các lớp đó đáp ứng những yêu cầu sau: 
- Trình độ, sĩ số học sinh tương đương nhau, học sinh có ý thức học tập. 
- Không gian và điều kiện học tập tương đương nhau. 
4.1.4. Các bước tiến hành dự án 
( xem mục 3.1.2. Mô tả dự án thực hiện của học sinh (trích lục)) 
4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
 4.2.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
 Mặc dù dự án chỉ thực hiện trong thời gian ngắn với quy mô ở lớp 10A1, 10C1 
nhưng cách nhìn nhận và học tập theo chủ đề đã có chuyển biến tích cực. 
- Về sự hứng thú trong học tập 
Qua thực hiện dự án có 80 HS (100 %) ý kiến cho rằng việc dạy học dự án sẽ tạo 
được hứng thú học tập cho các em. 
 Việc dạy học theo dự án, sẽ giúp các em có sự say mê tìm tòi kiến thức mới, học 
tập một cách tự giác, thường xuyên sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung bài học 
Trang 43 
Bảng khảo sát ý kiến của HS về những lợi ích khi dạy học theo dự án 
Tổng số HS Ý kiến Số lượng Tỉ lệ (%) 
 80 
Có sự say mê trong tìm tòi kiến thức 45 56,25 
Học một cách tự giác hơn 17 21,5 
Thường xuyên sưu tầm tư liệu 5 6,25 
Kiến thức liên môn hoàn thiện 8 10 
Có kết quả học tập tiến bộ 5 6,25 
Việc dạy học theo chủ đề tích hợp còn giúp học sinh có sự liên kiến thức giữa các 
môn học, khơi dậy tính tò mò, kích thích tư duy, từ đó học sinh sẽ hiểu bài nhanh, giảm 
căng thẳng trong quá trình học tập và đặc biệt là nhớ bài lâu hơn 
Bảng khảo sát ý kiến của học sinh về mức độ hiểu bài khi dạy học theo dự án 
Tổng số HS 
Ý kiến 
Số lượng 
HS Tỉ lệ % 
 80 
Dễ hiểu bài 62 77,5% 
Nhớ bài lâu 10 12,5% 
Giải thích được các hiện tượng trong thực 
tế 
8 10% 
Quan sát bảng ta thấy nếu giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo dự án sẽ 
có 40 % học sinh ở mức độ dễ hiểu bài, 30 % cảm thấy nhớ bài lâu, 30 % ý kiến các em 
cho rằng sẽ giải thích được khi gặp tình huống trong thực tế. 
- Về chất lượng bộ môn: 
Khi áp dụng các kiến thức liên môn trong dạy học theo dự án, điểm kiểm tra 
đánh giá sau tiết dạy như sau: 
Điểm 
giỏi 
Điểm 
khá 
Điểm trung 
bình 
Điểm yếu 
kém 
Số lượng 47 32 1 0 
Tỉ lệ % 58,75% 40% 1,25% 0% 
Qua thống kê cho thấy tỉ lệ HS khá giỏi rất cao, không có HS yếu kém. 
Trang 44 
Tóm lại, sau khi kết thúc dự án, tôi thấy 100 % học sinh đã nắm bắt được những 
kiến thức cơ bản về nội dung “phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai”. Biết trình bày ý 
tưởng của mình về điều kiện hình thành các loại hình thiên tai, hậu quả và biện pháp 
phòng chống thiên tai. Học sinh đã liên hệ được nội dung, ý nghĩa dự án với tình hình 
thực tế ở địa phương. 
Từ kết quả học tập của các em, tôi nhận thấy dạy học theo dự án là việc làm hết 
sức cần thiết, có hiệu quả. Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà còn biết 
cách kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển 
toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn 
không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, 
đạt kết quả cao hơn. 
Các sản phẩm dự án của các nhóm tại các địa chỉ đường link dưới đây: 
Sản phẩm video clip dự án: 
https://www.youtube.com/watch?v=kUI97jrE6FM&feature=youtu.be 
Trang facebook dự án: https://www.facebook.com/vungdatcuanhunggiacmo 
Sản phẩm nhóm 1 của lớp 10A1: 
https://drive.google.com/open?id=0B4awuhKmMalkTGo3bkFhTnhUc3c 
Sản phẩm nhóm 2_10A1: 
https://drive.google.com/open?id=0B4awuhKmMalkeF9sUVlKTjJITDg 
Sản phẩm nhóm 3_10A1: 
https://drive.google.com/open?id=0B4awuhKmMalkT2RCOFNMRkVCTkk 
Sản phẩm nhóm 4_10A1: 
https://drive.google.com/open?id=0B4awuhKmMalkN1REQ280azRSbVk 
Sản phẩm nhóm 1_10C1: 
https://drive.google.com/open?id=0B4awuhKmMalkb0h2dWxXRVIxMTQ 
Sản phẩm nhóm 2_10C1: 
https://drive.google.com/open?id=0B4awuhKmMalkMktZd2RjbnNLM3c 
Sản phẩm nhóm 3_10C1: 
https://drive.google.com/open?id=0B4awuhKmMalkVDlRcllBWmFaVGM 
Trang 45 
Sản phẩm nhóm 4_10C1: 
https://drive.google.com/open?id=0B4awuhKmMalkQUZzVzd5cXRHU3c 
 Nhận xét kết quả thực nghiệm 
* Nhận xét về mặt định lượng 
 Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm, tác giả rút ra một số nhận xét sau: 
Ở lớp thực nghiệm, số lượng, tỉ lệ HS đạt điểm giỏi và khá cao hơn nhiều so với 
lớp đối chứng, ngược lại HS trung bình, không đạt thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng 
Từ hai chỉ số trên có thể khẳng định rằng cần thiết phải sử dụng dạy học theo dự 
án nhằm gây hứng thú trong môn Địa lí lớp 10 đã đem lại hiệu quả. HS tích cực hóa tư 
duy, tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, sáng tạogóp phần khắc sâu kiến 
thức, kỹ năng trong học tập. 
* Nhận xét về mặt định tính 
Kết thúc học kỳ, tác giả đã lấy ý kiến nhận xét của học sinh về tình hình dạy học 
của bản thân bằng hình thức viết thư kín (hình ảnh minh họa sau). Từ những đánh giá, 
nhận xét công tác giảng dạy, bản thân thấy được ưu điểm phát huy, nhược điểm khắc 
phục. 
Phương pháp lấy ý kiến học sinh về kết quả giảng dạy của giáo viên khi kết thúc 
học kỳ. 
Trang 46 
Cùng với những thực nghiệm có tính định lượng, tác giả đã tiến hành khảo sát 
về mặt định tính, trao đổi với HS và GV sau các tiết dạy học theo dự án trải nghiệm, 
qua đó nhận thấy: 
Mức độ tập trung ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn. HS lắng nghe GV giảng bài, 
tích cực làm việc độc lập với các câu hỏi được giao, tích cực thảo luận cùng tham gia 
đóng góp ý kiến xây dựng bài. Quan sát thấy trong các tiết học lớp thực nghiệm không 
còn tình trạng HS ngủ trong giờ, hay nói chuyện riêng. HS phản ánh, trong các tiết học 
thực nghiệm các em phải tư duy, phải làm việc nhiều hơn, mặc dù có những câu hỏi 
hay vấn đề các em không trả lời được nhưng HS vẫn thấy hào hứng và thích thú với 
giờ học. Trong giờ học có tính cạnh tranh, HS muốn được GV gọi trả lời để nói lên 
quan điểm của mình và muốn được các bạn trong lớp công nhận. Đặc biệt, việc trải 
nghiệm thực tiễn đã giúp các em hiểu phần nào bài học ngay ở nhà, khi lên lớp học 
nhiều em có thể nhớ được ngay nội dung chính của bài học trên lớp. 
4.3. Hiệu quả của đề tài 
Trong quá trình tìm hiểu và vận dụng vào tiết dạy học trên lớp, tác giả thấy: 
Trang 47 
- Tính thuyết phục của bài giảng tăng lên rõ rệt, bài giảng sinh động, tạo được 
hứng thú học tập của HS. 
- HS hoạt động tích cực hơn, chủ động tham gia vào hoạt động học tập theo dự án 
nhiều hơn. HS nắm bài dễ hơn và linh hoạt hơn. 
- Đề tài này có thể áp dụng được sâu rộng ở các đơn vị: tất cả GV Địa lí nếu có 
đầu tư đều có thể áp dụng tốt được và đem lại hiệu quả cao. 
 Tác giả lại phát phiếu thăm dò ý kiến của học sinh về dạy học theo dự án và thu 
được kết quả như sau 
Năm học Lớp Rất thích Thích Bình thường Không thích 
2020 - 2021 10A1 18/40 21/39 1/40 0/40 
2020-2021 10A2 21/41 17/37 3/41 0/37 
2020 - 2021 10A3 14/39 22/37 3/37 0/37 
Tổng số 120 HS 53 60 7 0 
100 % 44,16% 50% 5,83% 0% 
THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU DỰ ÁN 
Năm học Lớp àm việc rất tích cực Làm việc tích cực Làm việc không 
tích cực 
2020 - 2021 10 A1 21/40 10/40 9/40 
2020 - 2021 10A2 23/41 11/41 7/41 
2020 - 2021 10A3 22/39 15/39 2/39 
Tổng số 
120 HS 66 36 18 
100 % 55% 30% 15% 
ĐỘNG CƠ HỌC THỰC HIỆN DỰ ÁN TRONG TẬP MÔN ĐỊA LÍ 
Năm học Lớp 
Vì yêu thích môn 
học, muốn khám 
phá, trau dồi kiến 
thức 
Học để kiểm tra, thi 
đạt điểm cao 
(Vì tương lai) 
Cả 2 lý 
do trước 
Lý do 
khác 
2020 - 2021 10A1 12/40 14/40 26/40 14/40 
2020 - 2021 10A2 9/41 8/41 17/41 24/1 
Trang 48 
2020 - 2021 
10A3 20/39 14/39 34/39 5/39 
Tổng số 120 HS 41 36 77 43 
Như vậy, sau thời gian thực nghiệm dạy học dự án cho HS đối với môn học đã 
tăng lên rõ rệt, phần lớn HS tích cực, chủ động hơn trong tiết học. Động cơ học tập của 
HS cũng có sự chuyển biến tích cực: từ chỗ phần lớn HS học môn Địa lí chỉ để kiểm tra, 
thi cử đạt điểm cao, hiện nay chúng học không đơn thuần vì điểm số mà còn vì chúng có 
hứng thú và thoải mái khi học. Chính vì thế mà kết quả học tập của chúng thật đáng 
khen: 
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG ĐIỂM TỔNG KẾT HỌC KỲ 1 MÔN ĐỊA LÍ ĐỐI VỚI CÁC LỚP 
Năm học Lớp Dưới 5.0 5.0 – 6.5 6.5 – 7.9 8.0 trở lên 
2020 - 2021 10A1 0 1 9 30 
2020 - 2021 10A2 0 2 4 35 
2020 - 2021 
10A3 0 1 7 31 
Tổng số 
120 HS 0 4 20 96 
100 % 0% 3,33% 16,66% 80% 
Trang 49 
PHẦN KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ 
 I- KẾT LUẬN 
Như vậy đề tài “Hướng dẫn học sinh xây dựng một số dự án thiện nguyện vì 
cuộc sống cộng đồng thông qua dạy học Địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực hợp 
tác cho học sinh" trên cơ sở lí luận dạy học dự án, tác giả đã có những hướng đi, phương 
pháp triển khai có hiệu quả trong dạy học gắn với thực tiễn. 
Mục tiêu của sáng kiến, tác giả tập trung vào hướng dẫn học sinh xây dựng, thực hiện 
một số dự án thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng nhằm: 
- Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học tập với cuộc sống thực 
tế đang diễn ra hàng ngày. 
- Phát triển cho người học kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng tư duy 
bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá). 
- Rèn luyện nhiều kĩ năng (tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng làm việc theo 
nhóm, giao tiếp). 
 Cho phép người học làm việc “một cách độc lập” để hình thành kiến thức và cho 
ra những kết quả thực tế. 
- Nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra 
sản phẩm. 
 II - KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 
Qua nghiên cứu lí luận dạy học dự án trong môn Địa lí và hướng dẫn học sinh xây 
dựng một số dự án thiện nguyện thông qua dạy học môn Địa lí lớp 10, tác giả kiến nghị 
những điều cần làm để áp dụng phương pháp dạy học theo dự án tốt hơn như sau 
- Đưa ra các vấn đề thực tế: Các vấn đề thực tế đang diễn ra có nhiều khả năng thu 
hút được sự quan tâm của học sinh. Hãy để học sinh được học tập trải nghiệm nhiều hơn, 
học sinh được tiến hành điều tra và giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống. 
- Tham khảo các ý tưởng tốt: Các giáo viên có thể khai thác các dự án của địa 
phương để tìm ý tưởng cho dự án ở trường mình. Hoặc sử dụng tính năng tìm kiếm dự 
án trên website của Viện giáo dục Buck. Lắng nghe các ý tưởng dự án mà các giáo viên 
đang thảo luận trong thế giới blog hoặc trên các kênh mạng xã hội khác. Khi cần thiết có 
Trang 50 
thể điều chỉnh ý tưởng của các dự án để đáp ứng mục tiêu giảng dạy, thích ứng với bối 
cảnh địa phương và đáp ứng nhu cầu của người học. 
- Trao quyền xây dựng ý tưởng dự án cho người học: Ở các trường học chất lượng 
cao, cơ sở vật chất đầy đủ thì giáo viên trao quyền cho học sinh lựa chọn những gì các 
em muốn thực hiện và chứng minh những kiến thức đã học được. Khi học sinh đã quen 
với phương pháp nghiên cứu khoa học, có thể để học sinh tự đề xuất ý tưởng dự án của 
riêng mình. 
- Có thời gian để cải thiện dự án: Mặc dù dự án có thời điểm bắt đầu và kết thúc rõ 
ràng nhưng cũng có thể có những ngoại lệ. Giáo viên nên dành thời gian cho học sinh 
khi mà các em vẫn còn những băn khoăn, xáo trộn về dự án của mình thông qua việc 
nhận thông tin phản hồi và đồng ý sửa đổi đề tài dự án. Hãy chắc chắn rằng học sinh biết 
cách làm thế nào để đưa ra và nhận được phản hồi quan trọng từ giáo viên, khuyến khích 
học sinh học hỏi từ những thất bại và quay lại với dự án của mình theo một con đường 
khác thích hợp hơn. 
- Tập trung vào các nhóm: Việc hợp tác đang ngày càng quan trọng cả ở trong và 
ngoài lớp học. Chính vì vậy, cần khuyến khích làm việc nhóm thực sự trong quá trình 
thực hiện dự án. Học sinh cần hiểu làm việc nhóm có trách nhiệm quan trọng như thế 
nào và tại sao một nhóm tốt là phải khai thác được tài năng của tất cả các thành viên 
trong nhóm. Lấy các ví dụ từ thực tế để giúp học sinh thấy làm việc nhóm hiệu quả sẽ 
có kết quả cao hơn cá nhân làm việc độc lập. 
- Chia sẻ kết quả: học sinh sẽ thấy hào hứng hơn khi các em biết công việc của mình 
sẽ hướng tới một đối tượng thực tế. Để học sinh thuyết trình bảo vệ kết quả dự án sẽ giúp 
phát triển sự tự tin và bản lĩnh của các em. Triển lãm dự án cũng giúp các bậc phụ huynh 
và các thành viên khác trong cộng đồng có cơ hội nhìn nhận những gì mà các em làm 
được. 
Những điểm cần tránh trong dạy học dự án 
- Không nên để việc thực hiện dự án sau khi học: Dự án là trọng tâm của chương 
trình giảng dạy chứ không chỉ là một hoạt động thú vị sau khi quá trình học kết thúc 
Trang 51 
- Đừng ngại hỏi ý kiến đồng nghiệp, chuyên gia: Hãy hỏi để nhận được phản hồi về 
ý tưởng dự án từ những người đồng nghiệp đang dạy các cấp lớp hoặc các môn khác 
nhau. Việc hỏi ý kiến các chuyên gia để có được lời khuyên sẽ giúp dự án của bạn mang 
tính thực tế cao hơn. 
- Đừng bỏ hẳn các hoạt động dạy và học hiệu quả trong phương pháp truyền thống 
khi chuyển sang dạy học dự án: Thay vì giảng bài cho cả lớp, bạn có thể giảng những 
“bài giảng ngắn” qua các câu hỏi với từng nhóm học sinh. Thay vì lên kế hoạch cho các 
hoạt động độc lập như các chuyến đi thực tế hay các buổi mời các diễn giả về nói chuyện, 
bạn có thể kết nối những sự kiện này trong quá trình nghiên cứu dự án. Hãy suy nghĩ về 
những cách bạn có thể kiểm tra được sự tiến bộ của học sinh và sử dụng những cách này 
để đánh giá quá trình thực hiện dự án. 
- Đừng quên tự đánh giá: Tự đánh giá là hoạt động quan trọng với học sinh cũng 
như giáo viên trong dự án, nên khuyến khích sự tự đánh giá của học sinh trong suốt dự 
án. Hãy thử xen kẽ đánh giá bằng văn bản với các đoạn hội thoại ngắn mà học sinh kể 
về quá trình thực hiện và những thử thách mà các em trải qua. Cuối dự án, hãy dành thời 
gian phỏng vấn học sinh sau khi thuyết trình, đưa ra những phản hồi để khuyến khích 
học sinh đặt mục tiêu cao cho các dự án tiếp theo. Bản thân giáo viên cũng có lợi khi tự 
đánh giá về quá trình thực hiện dự án của mình. Liệt kê những điều bạn đã làm tốt và 
những khó khăn (với bạn hoặc học sinh của bạn), và làm thế nào bạn có thể nâng cao 
chất lượng các dự án tiếp theo. Hơn thế, bạn có thể chia sẻ phần đánh giá này với đồng 
nghiệp. Điều này sẽ nâng cao hiểu biết của bạn về dạy học dự án bộ môn Địa lí hơn. 
--------------------------------------- 
PHỤ LỤC 
Trang 52 
BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH SAU KHI KẾT THÚC DỰ ÁN 
Họ và tên học sinh: Lớp10 
Câu 1: Theo em giáo viên dạy học dự án là: (có thể chọn nhiều đáp án) 
a. Làm việc nhóm để đưa ra một sản phẩm cuối cùng có vận dụng kiến thức bài học và thông tin từ nhiều 
nguồn. 
b. Giáo viên ra bài tập về nhà, học sinh làm theo nhóm. 
c. Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống. 
d. Yêu cầu học sinh làm việc nhiều hơn, tính tự lực cao hơn. 
e. Ý kiến khác.. 
Câu 2: Em đánh giá như thế nào về mức độ hiệu quả của Phương pháp dạy học dự án: 
a. Rất hiệu quả 
b. Hiệu quả 
c. Bình thường 
d. Không hiệu quả bằng phương pháp truyền thống 
Câu 3: Sau khi kết thúc dự án em học được những gì? (có thể chọn nhiều đáp án) 
a. Những kiến thức về  
b. Phương pháp làm việc nhóm hiệu quả 
c. Cách tìm kiếm và tổng hợp thông tin từ Internet để giải quyết nhiệm vụ học tập. 
d. Biết về công việc cụ thể của một số ngành nghề trong xã hội. 
e. Thôi thúc em suy nghĩ về nghề nghiệp cho tương lai. 
Câu 4: Tự đánh giá về mức độ hiệu quả trong việc hoạt đông nhóm của nhóm và bản thân em. 
a. Các thành viên đều tham gia đầy đủ nhiệt tình. 
b. Chỉ một số thành viên làm việc 
c. Em không tham gia đầy đủ. 
d. Em không tham gia, công việc do 1, 2 bạn làm. 
Câu 5: Em nhận xét gì về cách phân công nhiệm vụ của nhóm em? 
a. Nhiệm vụ được phân công hợp lý, phù hợp với năng lực của từng bạn. 
b. Nhiệm vụ được phân công đều nhau nhưng chưa phù hợp năng lực và sở trường của từng bạn. 
c. Nhiệm vụ được phân công một cách cảm tính, chưa hợp lý, gây khó khăn cho quá trình thực hiện dự án. 
d. Chẳng phân công nhiệm vụ, 1 hay 2 người làm hết. 
Câu 6: Trong quá trình thực hiện dự án, em sử dụng Internet để: 
a. Tìm kiếm, thu thập thông tin 
b. Trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm 
c. Trao đổi với giáo viên 
d. Sử dụng trình bày sản phẩm của dự án. 
Trang 53 
Câu 7: Sau khi kết thúc dự án, khả năng sử dụng Internet của em như thế nào? 
a. Thành thạo và hiệu quả 
b. Tiến bộ nhiều so với trước 
c. Biết những thao tác cơ bản 
d. Không biết nhiều thao tác. 
Câu 8: Em đánh giá như thế nào về quá trình thực hiện và hiệu quả sản phẩm của nhóm. 
a. Tiến độ hợp lý, sản phẩm đạt yêu cầu 
b. Tiến độ bất hợp lý về phân phối thời gian, sản phẩm đạt yêu cầu 
c. Tiến độ bất hợp lý nên sản phẩm chưa đạt yêu cầu. 
d. Làm việc cẩu thả, chưa hài lòng với cách làm việc nhóm. 
Câu 9: Em đánh giá như thế nào về mức độ tiếp thu kiến thức bài học thông qua dạy học dự án? 
a. Hiểu sâu sắc các vấn đề, nội dung bài học 
b. Tiếp thu được nhiều hơn, kiến thức được mở rộng, phong phú thêm 
c. Thuộc bài ngay trên lớp và trong lúc làm việc nhóm 
d. Không tiếp thu được kiến thức đầy đủ, không tự tin làm bài kiểm tra. 
Câu 10: Những khó khăn em gặp phải khi thực hiện dự án: 
a. Không có nhiều thời gian 
b. Nhiệm vụ được giao không phù hợp với năng lực của bản thân 
c. Nhóm chưa có phương pháp làm việc hiệu quả 
d. Không có máy tình, máy chiếu, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường hạn chế. 
e. Giáo viên chưa theo sát để kịp thời giúp đỡ. 
f. Tốn nhiều tiền 
Câu 11: Nếu thầy cô tiếp tục thực hiện phương pháp dạy học dự án thì em sẽ: 
a. Ủng hộ và tham gia nhiệt tình 
b. Ủng hộ 
c. Phải tham gia thôi 
d. Không quan tâm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Trang 54 
1. Bộ GD-ĐT (2008). Công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2008 về Tích hợp 
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học cấp trung học cơ sở và trung học phổ 
thông. Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm và Hoạt 
động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 
26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng 
thể. Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ 
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông, Môn Địa lí. Ban 
hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng 
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hà Nội. 
 4. Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương, “Dạy học dự án – Từ 
lí luận đến thực tiễn”, Tạp chí khoa học Trường ĐHSP TPHCM, (28). 
 5. Nguyễn Văn Cường (1997), “Dạy học Project hay dạy học theo dự án”, Trường Đại 
học Sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội, Thông báo khoa học, (3). 
 6. Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004), “Dạy học theo dự án, một phương 
pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, (3). 
 7. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2007), Lí luận dạy học Địa lí, Nxb Đại học Sư 
phạm TPHCM. 
 8. Trần Thị Hương (chủ biên), Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua 
(2009), Giáo dục học đại cương, Tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học Sư phạm 
TPHCM. 
 9. Nguyễn Thị Kim Liên (2009), “Khả năng giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu của phương 
pháp dạy học theo dự án thông qua môn Địa lí THPT”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Những vấn 
đề về giáo dục biến đổi khí hậu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
 10. Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh và tgk (2010), Sách GV Địa lí 12 ban cơ bản, Nxb Giáo 
dục. 
 11. Trần Đức Tuấn (2002), “Phương pháp Project và vấn đề đổi mới quá trình đào tạo 
giáo viên ở Khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm”, Kỉ yếu Hội thảo đổi mới phương pháp dạy 
học, Công đoàn Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Trang 55 
Trang 56 

File đính kèm:

  • pdfskkn_huong_dan_hoc_sinh_xay_dung_thuc_hien_mot_so_du_an_thie.pdf
Sáng Kiến Liên Quan