SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật hóa học để giải bài tập trong một số bài luyện tập phần hóa học vô cơ Lớp 11 Trung học Phổ thông
Điều kiện để áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào đề tài sáng kiến kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao
1.4.1. Đối với giáo viên
Để áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần phải trải qua quá trình tìm tòi, tự bồi dưỡng hoặc tham gia các khóa tập huấn, đào tạo mới để có thể thích nghi với những thay đổi về chức năng cũng như nhiệm vụ giảng dạy của mình. Bên cạnh đó, giáo viên còn phải nhiệt tình, sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi mới tích cực của nền giáo dục Việt Nam.
Giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy phải là những người nắm vững về kiến thức chuyên môn, có kỹ năng sư phạm, khéo léo trong cách ứng xử, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để ứng dụng vào việc giảng dạy, biết cách định hướng học sinh theo đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra. Tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo được sự tự do nhận thức của học sinh.
1.4.2. Đối với học sinh
Học sinh phải dần xây dựng các phẩm chất và khả năng thích nghi với phương pháp dạy học mới như xác định được mục tiêu của việc học, tạo tính tự giác học tập, có trách nhiệm với việc học của mình và việc học chung của cả lớp, tự giác học tập ở bất kì hoàn cảnh hay điều kiện nào.
1.4.3. Kế hoạch giáo dục bộ môn
Kế hoạch giáo dục bộ môn nên có sự giảm tải về khối lượng kiến thức, giảm bớt những nội dung buộc học sinh phải ghi nhớ, các câu hỏi tái tạo hay kết luận mang tính áp đặt, thay vào đó nên bổ sung thêm các bài toán về nhận thức, các câu hỏi, bài tập vận dụng các phương pháp, định luật hóa học để phát triển trí thông minh, các gợi ý để học sinh dựa vào đó phát triển nội dung của bài học.
1.4.4. Trang thiết bị dạy học
Đảm bảo trang thiết bị dạy học ở mức độ tốt nhất phục vụ công tác dạy và học. Các trang thiết bị phòng máy chiếu, phòng bộ môn sẽ được bố trí để dùng chung cho toàn trường. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo về nguyên tắc sử dụng, bảo quản theo từng hoàn cảnh cụ thể nhằm giúp học sinh và giáo viên có thể sử dụng ở mức tối đa.
1.4.5. Đổi mới cách đánh giá kết quả của học sinh
Với các phương pháp dạy học tích cực, cần phải đánh giá kết quả học tập học sinh một cách công khai và công bằng. Ngoài ra, nên thực hiện đánh giá toàn bộ quá trình học tập của học sinh về tính tự giác, chủ động trong mỗi tiết học.
Hệ thống câu hỏi được sử dụng làm kiểm tra, đánh giá phải chứa đựng 70% nội dung ở mức độ chuẩn về mặt bằng học thức cho các em học sinh và 30% là nội dung nâng cao.
1.4.6. Đối với nhà trường
Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn chịu trách nhiệm chính về việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực cho toàn trường. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của phương pháp dạy học trong các hoạt động còn lại của nhà trường.
Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn nên giữ thái độ tôn trọng, đồng tình với các đề xuất, sáng kiến mang tính tiến bộ của giáo viên, dù là nhỏ. Bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ, chỉ dẫn cho giáo viên khi áp dụng phương pháp dạy học mới vào trong giảng dạy để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện giảng dạy, đặc điểm của từng đối tượng học sinh, giúp việc giảng dạy mang lại hiệu quả cao hơn.
rình bày, cách giải bài tập của học sinh, tuy nhiên sản phẩm cuối cùng đạt được cơ bản theo hướng dẫn sau đây: Câu 1: Hướng dẫn: Fe2O3 + CO X + CO2 m gam mO trong oxit phản ứng chuyển vào CO2 là : 0,025 x 16 = 0,4 gam (1) Ta có X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3, áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố oxi ta quy đổi hỗn hợp 3 oxit thành Fe6O8. Khi cho X tác dụng với H2SO4 có các phản ứng sau: Fe6O8 + 8H2SO4 Fe6(SO4)8 + 8H2O 0,25.0,5=0,125 0,125 Kết hợp với (1) ta có: nO = 0,025 + 0,125= 0,15 mol Mà trong oxit Fe2O3 ban đầu thì nFe = mol m = 0,1.56 + 0,15.16 = 8,00 gamchọn C Câu 2: Hướng dẫn: Thổi 1 luồng khí CO dư đi qua 2 oxit thì cả 2 oxit đều bị khử thành kim loại, khí thoát ra là CO2 và CO dư. Khi cho khí thoát ra vào nước vôi trong dư thì CO2 phản ứng tạo kết tủa CaCO3 (Fe3O4, CuO) + COdư (Fe, Cu) + CO2 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (1) 0,05 mol 0,05 mol Theo định luật bảo toàn nguyên tố thì toàn bộ oxi trong oxit chuyển vào CO2, nên số mol oxi trong oxit bằng số mol oxi nguyên tử trong CO2 và bằng số mol của khí CO2 (tức là theo phương trình phản ứng (1) thì nO = 0,05 mol) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mhh = mkim loại + mO = 2,32 + 0,05.16 = 3,12 gam chọn A Câu 3: Hướng dẫn: Al2O3 không tác dụng với CO. Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng O trong CuO chuyển vào CO2 Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có: mO trong CuO = moxit - mrắn = 9,1 - 8,3 = 0,8g nO trong CuO = nCuO = = 0,05 mol mCuO = 0,05.80 = 4g Chọn D. Câu 4: Hướng dẫn: Sơ đồ chuyển oxi trong oxit vào CO và H2 để tạo ra CO2 và H2O CO + [O] CO2 (1) H2 + [O] H2O (2) Theo định luật bảo toàn khối lượng và định luật bảo toàn nguyên tố thì khối lượng rắn giảm chính là khối lượng O trong oxit chuyển vào CO và H2. Theo (1,2) ⇒ = 0,02.22,4 = 0,448 lit Chọn D. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá, tổng kết tiết học Mục đích: Giáo viên tổng kết tiết học, nhận xét ưu khuyết điểm mà các nhóm thực hiện trong tiết học, những vấn đề cần rút kinh nghiệm, khắc phục trong quá trình sử dụng các định luật giải bài tập những tiết học tiếp theo. Thời gian: Khoảng 5 phút 2.4.7. TIẾT TỰ CHỌN 15: LUYỆN TẬP CACBON ĐIOXIT(CO2) VÀ MUỐI CACBONAT. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỷ năng, thái độ a) Kiến thức Tính chất hóa học của CO2, muối cacbonat. Học sinh vận dụng được các định luật bảo toàn khối lượng, phương pháp tăng giảm khối lượng để giải bài tập về khí cacbonic (CO2) và muối cacbonat. Có ý thức bảo vệ môi trường, biết cách làm giảm lượng khí CO2 giải phóng ra môi trường. b) Kĩ năng Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng, kỹ năng vận dụng các định luật, phương pháp vào giải các bài tập hóa học. c) Thái độ Nhận thức rõ vai trò của khí CO2 đối với động vật và thực vật, vai trò và tác hại của khí CO2 đối với môi trường. Có ý thức bảo vệ môi trường để hành tinh của chúng ta mãi mãi xanh tươi. 2. Những năng lực chủ yếu cần hướng tới Năng lực hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tự học. Năng lực vận dụng kiến thức, định luật, phương pháp hóa học vào giải bài tập hóa học. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC CHỦ YÊU Phương pháp dạy học thảo luận nhóm. Phương pháp giải quyết vấn đề. Sử dụng các kỹ thuật dạy học: kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ thuật bễ cá. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Học liệu gồm sách giáo khoa, tài liệu học tập, giấy A0, bút lông, nam châm, các dụng cụ khác liên quan. Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập để học sinh thực hành, có thể chuẩn bị cả máy tính xách tay, máy chiếu để thực hiện tiết dạy tại phòng máy. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài Mục đích: Ôn lại tính chất hóa học của muối cacbonat, khí cacbonic. Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng vào giải bài tập có mặt của khí CO2 và muối cacbonat. Thời gian: khoảng 8 phút Tổ chức hoạt động Giáo viên ra bài tập Đá đôlomit (là hỗn hợp của CaCO3 và MgCO3), khi nung nóng đá này tạo ra 2 oxit là canxi oxit và magie oxit và thu được khí cacbon đioxit. a. Viết phản ứng hóa học xảy ra và phương trình khối lượng nung đá đolomit. b. Nếu nung đá đôlomit với hiệu suất 100%, quá trình nung không bị hao hụt, sau phản ứng thu được 88 kg khí cacbon đioxit và 104 kg hai oxit các loại thì phải dùng khối lượng đá đôlomit là: A. 150 kg B. 16 kg C. 192 kg D. 190 kg. Hướng dẫn: Dùng định luật bảo toàn khối lượng để giải và tìm kết quả bài tập. Sản phẩm cần đạt: a. Các phương trình phản ứng xảy ra khi nung đá đolomit CaCO3 CaO + CO2 MgCO3 MgO + CO2 mđá đolomit = mcác oxit + mkhí cacbonic b. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có: mđá đolomit = mcác oxit + mkhí cacbonic mđá đolomit = 104 + 88 = 192 kg chọn C Hình thức đánh giá Giáo viên phát phiếu (hoặc trình chiếu) bài tập cho học sinh trả lời trên giấy, bảng phụ, sau đó trình bày trên bảng, giáo viên nhận xét, cho điểm. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật, phương pháp tăng giảm khối lượng để giải bài tập về cacbon đioxit và muối cacbonat Mục đích: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, phương pháp tăng giảm khối lượng vào việc giải các bài tập về cacbon đioxit và muối cacbonat. Thời gian: khoảng 32 phút Tổ chức hoạt động dạy học Bước 1: Giáo viên chia học sinh lớp học theo nhóm: khoảng 6 đến 7 em vào một nhóm, chia theo sơ đồ chỗ ngồi. Bước 2: Giáo viên phát phiếu học tập hoặc ghi bài tập lên bảng (nếu thực hiện tại phòng máy chiếu thì chiếu bài tập lên màn hình) hệ thống bài tập cho học sinh với nội dung sau: Câu 1: Cho 3,06 gam hỗn hợp hai muối K2CO3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 3,39 gam muối khan. Giá trị của V là? A. 0,224 lit. B. 0,336 lit. C. 0,448 lit. D. 0,672 lit. Câu 2: Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi thu được 69 gam chất rắn. Phần trăm về khối lượng của NaHCO3 và Na2CO3 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là? A. 84% và 16%. B. 16% và 84%. C. 42% và 58%. D. 58% và 42%. Câu 3: Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1 mol/l và (NH4)2CO3 0,25 mol/l. Sau khi các phản ứng kết thúc ta thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. Phần trăm khối lượng BaCO3 và CaCO3 trong A lần lượt là: A. 50%; 50%. B. 50,38%; 49,62%. C. 49,62%; 50,38%. D. 54%; 46%. Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị (I) và một muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu? A. 26,0 gam. B. 52,0 gam. C. 13,0 gam. D. 11,8 gam Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít (đktc) CO2 vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2 M và KOH x mol/lít. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là: A, 1,0. B. 1,4. C. 1,2. D. 1,6. Bước 3: Giáo viên nêu nội dung định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, phương pháp tăng giảm khối lượng (theo cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu), hướng dẫn học sinh cách sử dụng định luật, phương pháp vào giải bài tập theo đề đã cho. Bước 4: Học sinh thảo luận, làm bài tập theo nhóm. Đối với lớp học ban khoa học tự nhiên, giáo viên cử một đến hai em học giỏi môn hóa học thay giáo viên theo dõi các nhóm để nhận xét, góp ý cho các bạn trong các nhóm làm việc nhằm đạt kết quả tốt hơn, nhanh hơn. Bước 5: Các nhóm trình bày kết quả bằng bảng phụ hoặc trên giấy A0 lên bảng, Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. Sản phẩm học sinh cần đạt: Tùy thuộc vào cách trình bày, cách giải bài tập của học sinh, tuy nhiên sản phẩm cuối cùng đạt được cơ bản theo hướng dẫn sau đây: Câu 1: Hướng dẫn: Gọi x, y lần lượt là số mol của K2CO3, MgCO3 trong hỗn hợp ban đầu, khi đó ta có số mol các chất theo phương trình phản ứng như sau: K2CO3 + 2HCl 2KCl + CO2 + H2O (1) x 2x 2x x x MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O (2) y 2y y y y Theo phương trình (1,2) ta có: Cứ 1 mol CO32- trong muối ban đầu thay bằng 2 mol Cl- trong muối sản phẩm, do đó ∆m rắn tăng = 35,5.2 – 60 = 11g. Theo đề bài ta có: (x+y) mol muối có gốc CO32- tạo 2(x+y) mol muối có gốc Cl- và có ∆m rắn tăng = 3,39 – 3,06 = 0,33g(x+y) = Vậy thể tích của khí CO2 thu được là: V = 0,03.22,4 = 0,672 lít chọn D Câu 2: Hướng dẫn: Chỉ có muối NaHCO3 bị nhiệt phân: 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O 2 mol NaHCO3 1 mol Na2CO3 : ∆m giảm = 2.84 – 106 = 62g 2x mol NaHCO3 x mol Na2CO3 : ∆m giảm = 100 – 69 = 31g x = = 0,5 mol chọn A. Câu 3: Hướng dẫn: Sự thay thế gốc muối Clorua ban đầu sang gốc muối cacbonat sau phản ứng theo sơ đồ: 2Cl- CO32- 2a mol a mol Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có: mmuối giảm = 71a – 60a = 11a = 43-39,7= 3,3 a = Gọi x, y lần lượt là số mol của BaCO3, CaCO3 trong hỗn hợp A, khi đó ta có hệ phương trình sau: chọn C Câu 4: Hướng dẫn: Đặt công thức chung, số mol của muối cacbonat hóa trị I, II lần lượt là X2CO3 (x mol), YCO3(y mol) . Các phương trình phản ứng xảy ra như sau: X2CO3 + 2HCl 2XCl + CO2 + H2O (1) x 2x 2x x x YCO3 + 2HCl YCl2 + CO2 + H2O (2) y 2y y y y Số mol của CO2 thoát ra là: . Theo phương trình (1,2) thì: . Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mhỗn hợp muối cacbonat+ mHCl phản ứng = mhỗn hợp muối clorua + mkhí cacbonic + mnước mhỗn hợp muối clorua = 23,8 + 0,4.36,5– 0,2.44 – 0,2.18 = 26 gam chọn A Câu 5: Hướng dẫn: Theo bài ra ta có số mol của: và nKOH = 0,1x mol. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 11,82 gam kết tủa 0,06 mol; dung dịch Y chứa y mol KHCO3. Bảo toàn nguyên tố cacbon (C) ta có: 0,1+ 0,02= 0,06 + y y = 0,06 mol. Bảo toàn nguyên tố kali (K) ta có: 2.0,02+ 0,1x = 2.0,06 + yx = 1,4 chọn B. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá, tổng kết tiết học Mục đích: Giáo viên tổng kết tiết học, nhận xét ưu khuyết điểm mà các nhóm thực hiện trong tiết học, những vấn đề cần rút kinh nghiệm, khắc phục trong quá trình sử dụng các định luật, phướng pháp hóa học giải bài tập những tiết học tiếp theo. Thời gian: Khoảng 5 phút. 2.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để có được sự đánh giá khách quan và kiểm nghiệm của đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật hóa học để giải bài tập trong một số bài luyện tập phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông”, vào trong công tác giảng dạy tôi đã tiến hành thực hành trên khối lớp 11 qua học kì 1 năm học 2020 - 2021 tại Trường Trung học phổ thông quỳnh lưu 4. Nhìn chung các lớp được thực hiện giáo án này các em đều rất hứng thú học tập và mang lại hiệu quả nhất định trong việc truyền thụ kiến thức của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh. Dùng giáo án của đề tài này so với giáo án cũ trước đây, tác giả thấy các em học sinh có sự hoạt động tích cực và hiệu quả hơn rất nhiều. Trong các tiết học giáo viên đều chia nhóm cho các em làm việc nên có sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau một cách tối đa. Tính tổng cho tất cả các câu hỏi, bài tập khi giảng dạy giáo viên phát phiếu hoặc trình chiếu lên màn hình cho các nhóm học sinh suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi và giải bài tập thu được kết quả sau đây: Thứ tự tiết dạy Lớp Năm giáo viên dạy Số nhóm (tổng số học sinh) được hỏi Số nhóm (tổng số học sinh) trả lời Số nhóm (tổng số học sinh) trả lời sai Số nhóm (tổng số học sinh) trả lời đúng Tiết tự chọn 5 11A3 2020-2021 7(45) 0(0) 0,0% 7(45) 100% Tiết tự chọn 5 11A7 2020-2021 6(39) 0(0) 0,0% 6(39) 100% Tiết tự chọn 6 11A3 2020-2021 7(45) 0(0) 0,0% 7(45) 100% Tiết tự chọn 6 11A7 2020-2021 6(39) 0(0) 0,0% 6(39) 100% Tiết tự chọn 7 11A3 2020-2021 7(45) 0(0) 0,0% 7(45) 100% Tiết tự chọn 7 11A7 2020-2021 6(39) 0(0) 0,0% 6(39) 100% Tiết tự chọn 10 11A3 2020-2021 7(45) 0(0) 0,0% 7(45) 100% Tiết tự chọn 10 11A7 2020-2021 6(39) 0(0) 0,0% 6(39) 100% Tiết tự chọn 11 11A3 2020-2021 7(45) 0(0) 0,0% 7(45) 100% Tiết tự chọn 11 11A7 2020-2021 6(39) 0(0) 0,0% 6(39) 100% Tiết tự chọn 14 11A3 2020-2021 7(45) 0(0) 0,0% 7(45) 100% Tiết tự chọn 14 11A7 2020-2021 6(39) 0(0) 0,0% 6(39) 100% Tiết tự chọn 15 11A3 2020-2021 7(45) 0(0) 0,0% 7(45) 100% Tiết tự chọn 15 11A7 2020-2021 6(39) 0(0) 0,0% 6(39) 100% Qua kết quả thống kê thu được từ việc sử dụng đề tài, tác giả nhận thấy có sự khác biệt, hiệu quả hơn rất nhiều so với khi giáo viên không dùng giáo án của đề tài để giảng dạy. Hơn thế nữa thông qua những lần kiểm tra, đánh giá và trong quá trình học tập có nhiều học sinh ngoài vận dụng tốt kiến thức lí thuyết còn biết phát huy được rất nhiều trong việc vận dụng các định luật hoá học vào giải bài tập và trả lời các câu hỏi. Kết quả thực nghiệm trên bước đầu đã khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của đề tài. Với bản thân tác giả qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để viết sáng kiến đã tích lũy thêm vốn kiến thức và thêm một số kinh nghiệm trong giảng dạy. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện kỹ năng, phương pháp dạy học của bản thân mình. PHẦN III: KẾT LUẬN Vận dụng đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật hóa học để giải bài tập trong một số bài luyện tập phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông”, là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh giúp giáo viên và học sinh hợp tác tích cực trong quá trình dạy và học. Đồng thời thông qua bài học giáo viên nắm bắt được đặc điểm tính cách, tư duy sắc sảo, linh hoạt sáng tạo, khả năng tự học, xử lí thông tin của các em học sinh. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả tối đa việc sử dụng các phương pháp có áp dụng các định luật hóa học trong đề tài này tác giả có một số đề xuất và kiến nghị sau đây: Đối với nhà trường và nhà quản lí giáo dục: Quan tâm nhiều hơn nữa đến bộ môn hóa học, phân luồng những học sinh có đam mê, yêu thích khoa học tự nhiên, đặc biệt là bộ môn hóa học, đầu tư mua sắm, bổ sung thêm sách tham khảo, máy chiếu, đồ dùng, thiết bị, hóa chất phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Đối với giáo viên: Trong sách giáo khoa, sách tham khảo không trình bày giáo án về cách truyền thụ này. Vì vậy trong quá trình giảng dạy ở các tiết luyện tập, ôn tập, tự chọn, giáo viên nên đưa các câu hỏi và giải bài tập vào bài giảng, phối hợp hỏi đáp, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề có hiệu quả giúp học sinh sau này vận dụng rất nhanh để trả lời và giải các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đối với học sinh: Phải nắm vững nội dung, kiến thức của các bài học, chương học, nội dung các định luật, phương pháp, công thức phân tử, công thức cấu tạo, công thức tính toán hoá học, phương trình hoá học, các nội dung khác ở trong sách giáo khoa hóa học, nhằm trả lời nhanh các câu hỏi, làm đúng các bài tập theo yêu cầu đề ra. Đề tài có được là sự nổ lực nghiên cứu của bản thân trong một thời gian dài, áp dụng thử nghiệm cho các đối tượng học sinh học ban khoa học tự nhiên và các lớp có tự chọn hóa học tại Trường Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 4. Tuy nhiên do thời gian và trình độ năng lực có hạn nên vẫn chưa hướng dẫn chi tiết, cụ thể hết được các định luật vào các câu hỏi và bài tập theo kỳ vọng ban đầu của bản thân tác giả đề tài. Bên cạnh đó, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân còn chưa nhiều nên trong quá trình làm sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô bộ môn, các đồng nghiệp, hội đồng khoa học đóng góp thêm nhiều ý kiến quý báu để xây dựng và mở rộng phạm vi đề tài nhằm giúp sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện hơn về nội dung và phong phú hơn về hình thức trình bày. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc Gia của Bộ GD&ĐT các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020. 2. Đề thi học sinh giỏi Tỉnh môn Hóa học cấp Trung học phổ thông của các Tỉnh trong toàn quốc qua các năm. 3. Đề thi giáo viên giỏi Tỉnh môn Hóa học cấp Trung học phổ thông Tỉnh Nghệ An năm 2015; 2019. 4. Google/ Phương pháp dạy học, tác giả truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020; định luật bảo toàn điện tích, tác giả truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020; định luật bảo toàn khối lượng, tác giả truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020; định luật bảo toàn nguyên tố, tác giả truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020; định luật bảo toàn electron, tác giả truy cập ngày 21 tháng 01 năm 2021; phương pháp tăng giảm khối lượng, tác giả truy cập ngày 28 tháng 02 năm 2021; thư viện đề thi và kiểm tra, tác giả truy cập thường xuyên trong quá trình viết đề tài. 5. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang Thái (2006), Hóa học 10 nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 6. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), Hóa học 11 nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 7. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên), Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Hằng (2008), Hóa học 12 nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 8. Lê XuânTrọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga (2006), sách giáo viên Hóa học 10 nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 9. Lê XuânTrọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga, Lê Trọng Tín (2007), sách giáo viên Hóa học 11 nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 10. Lê XuânTrọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Trần Quốc Đắc, Đoàn Việt Nga, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Đoàn Thanh Tường (2008), sách giáo viên Hóa học 12 nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 11. Nguyễn Thị Sữu, Vũ Anh Tuấn, Phạm Hồng Bắc, Ngô Uyên Minh (2010), dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hoá học lớp 12, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 12. Nguyễn Thị Sữu, Đào Thị Việt Anh, Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Thiên Nga (2010), dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hoá học lớp 10, nhà xuất bản Đại học sư phạm. 13. Nguyễn Văn Mậu, mười vạn câu hỏi vì sao – Hóa học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 14. Nguyễn Hữu Thạc (2007), tổng hợp kiến thức cơ bản và nâng cao hoá học 11, nhà xuất bản đại học sư phạm. 15. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng (2012), Hóa học 10, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 16. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền (Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2012), Hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 17. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn (2012), Hóa học 12, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 18. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), bài tập hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục Viêt Nam. 19. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Lê Trọng Tín, Lê Xuân Trọng, Nguyễn Phú Tuấn (2006), sách giáo viên Hóa học 10, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 20. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng, Trần Nguyên Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn (2007), sách giáo viên Hóa học 11, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 21. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Phạm Văn Hoan, Nguyễn Phú Tuấn, Đoàn Thanh Tường (2008), sách giáo viên Hóa học 12, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 22. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Đào Đình Thức, Lê Xuân Trọng (2007), bài tập hóa học 10, Nhà xuất bản Giáo dục Viêt Nam. 23. PGS.TS.Nguyễn Thị Sữu (chủ biên), TS.Đào Thị Việt Anh, ThS.Phạm Hồng Bắc, ThS.Nguyễn Thị Minh Châu, ThS.Vũ Thị Thu Hoài (2010), dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hoá học lớp 11, nhà xuất bản Đại học sư phạm. 24. Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hoá học lớ 11, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 25. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Khắc Công, Đỗ Mai Luận (2008), kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn hoá học lớp 11, nhà xuất bản Giáo dục.
File đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_cac_dinh_luat_hoa_hoc_de_gia.doc