SKKN Hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong ôn thi THPT Quốc Gia

Nội dung sáng kiến.

 3.1 Quá trình phát triển sáng kiến.

 Trước đây, khi chưa áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc dạy và ôn tập cho học sinh khối 12 chủ yếu là cung cấp đầy đủ nội dung quan trọng hay kiến thức trọng tâm của bài sau đó giáo viên đưa ra một số dạng câu hỏi cho học sinh tiếp cận để quen với cách làm bài theo hướng tự luận, nhưng từ khi thi theo hình thức trắc nghiệm thì ngoài việc xác định kiến thức trọng tâm thì giáo viên cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, tôi luôn yêu cầu các em đọc sách và tự khai thác, xử lý sách giáo khoa để chinh phục và tìm tòi tri thức.Từ đây, các em biết vận dụng kiến thức để làm bài thi.

 Để khắc phục những hạn chế từ việc thi theo hình thức trắc nghiệm và tìm phương pháp ôn thi đạt kết quả tốt tôi xin nêu một vài biện pháp theo quan điểm của cá nhân nhằm giúp một phần nào đó cho quá trình ôn tập bộ môn hiệu quả hơn.

 3.2 Các biện pháp thực hiện.

 3.2.1 Xây dựng các chuyên đề

 Khi dạy giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ 1930 - 1945, theo sách giáo khoa thì đây là giai đoạn sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 đến ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu của mình tôi lấy mốc thời gian từ hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2 năm 1930 để giúp học sinh thấy được vai trò của Đảng từ khi thành lập đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945. Đồng thời, hiểu rõ hơn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng được Đảng đề ra trong Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và sau đó là trong Luận cương chính trị tháng 10/1930 do Trần Phú soạn thảo. Đây là những nội dung thường xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia ba năm gần đây.

 

docx56 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong ôn thi THPT Quốc Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”.
Cao trào
kháng Nhật
Khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”
Làn sóng khởi nghĩa từng phần dâng cao.
Đội du kích Ba Tơ thành lập - đây là nhân tố thúc đẩy phong trào khởi nghĩa và tổng khởi nghĩa.
NHẬT BẢN SẮP ĐẦU HÀNG ĐỒNG MINH
 Quân Nhật ở Đông Dương hoang mang, chính phủ Trần Trọng Kim lo sợ; điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. 
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.
Đại hội Quốc dân (Tân Trào) tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, qui định Quốc kỳ, Quốc ca.
Thời cơ “ngàn năm có một” chỉ tồn tại trong thời gian chỉ từ sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật (đầu tháng 9/1945).
Ví dụ:
Đề 301 - THPT QG 2018
Câu 6: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945) là
A. phát xít Nhật. 	B. đế quốc Pháp.
C. đế quốc Pháp và tay sai. 	 D. đế quốc Pháp - Nhật.
10. Ý NGHĨA LỊCH SỬ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931; 1936 - 1939; CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.
1930 - 1931
1936 - 1939
Cách mạng tháng Tám 1945
Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.
Phong trào quần chúng rộng lớn.
Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
Khối liên minh công nông hình thành.
Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỷ nguyên mới của dân tộc kỉ nguyên độc lập, tự do.
Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập trực thuộc.
Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành.
Nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
Là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Là cuộc tập dượt lần 2 của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Miên và Lào.
Ví dụ: 
Đề 304 - THPT QG 2018
Câu 40: Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
A. chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
B. tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
C. hình thành khối liên minh công nông binh cho cách mạng Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là một phân bộ độc lập.
 11. BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931; 1936 - 1939; CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.
1930 - 1931
1936 - 1939
Cách mạng tháng Tám 1945
Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Đảng phải có đường lối đúng đắn, vận dụng sáng tạo CN Mác - Lênin.
Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất.
Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
Tập hợp rộng rãi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất - Mặt trận Việt Minh, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
Bí mật, bất hợp pháp
Bạo động vũ trang như bãi công, chuyển sang biểu tình vũ trang.
Tổ chức; lãnh đạo quần chúng đấu tranh: công khai, hợp pháp.
Đảng chỉ đạo linh hoạt, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Đảng đã thu được những kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng.
Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.
Khởi nghĩa từng phần, chớp đúng thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa. 
Ví dụ:
Đề 303 - THPT QG 2018
Câu 34: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
B. Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hợp pháp.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng.
Đề 302 - THPT QG 2019
Câu 38: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Kết hợp ba thứ quân trong lực lượng vũ trang
B. Kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng
C. Kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
D. Kết hợp khởi nghĩa và tiến công quân sự ở khắp nơi.
Đề 303 - THPT QG 2019
Câu 38: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ờ Việt Nam?
A. Kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng
B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
C. Kết hợp tổng công kích với tổng khởi nghĩa
D. Kết hợp khởi nghĩa và tiến công quân sự ở khắp nơi
12. CÁC KHẨU HIỆU CÁCH MẠNG QUA CÁC PHONG TRÀO 1930 - 1931; 1936 - 1939; 1939 - 1945 VÀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.
Phong trào cách mạng
KHẨU HIỆU
1930 - 1931
 Chính trị: “ Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến ”; “ Thả tù chính trị ”, “ Đả đảo Nam triều”, . . 
Kinh tế: “ Nhà máy về tay thợ thuyền”, “ Ruộng đất về tay dân cày”.
Khẩu hiệu chung: “ Độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày”.
1936 - 1939
Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
1939 - 1945
Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và địa chủ chia cho dân cày.
Giảm tô, giảm thuế chia lại ruộng đất công, tiến tới người cày có ruộng.
Đánh đuổi Pháp - Nhật, sau đổi thành “ Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Cao trào kháng Nhật (khởi nghĩa từng phần)
“ Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
Cách mạng tháng Tám năm 1945
“ Ủng hộ Việt Minh! ”, “ Đả đảo bù nhìn!”, “ Việt Nam độc lập!”
 Ví dụ:
Đề 301 - THPT QG 2017
Câu 8. Khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc ! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về
 A. xã hội. B. văn hóa. 	C. chính trị.	 D. kinh tế.
 Đề 304 - THPT QG 2017
Câu 34. Những khẩu hiệu đấu tranh nào dưới đây đã xuất hiện trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam ?
 A. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!” và “Ruộng đất về tay dân cày!”.
 B. “Việt Nam độc lập!” và “Chủ nghĩa xã hội!”.
 C. “Đả đảo chủ nghĩa phát xít!” và “Nhà máy về tay thợ thuyền!”.
 D. “Đả đảo bù nhìn!” và “Việt Nam độc lập!”.
13. CÁC MẶT TRẬN ĐƯỢC THÀNH LẬP QUA CÁC HỘI NGHỊ CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG.
Hội nghị
Các mặt trận được thành lập qua các hội nghị.
Tháng 7/1936
Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Tháng 3/1938
Mặt trận thống nhất Dân chủ Đông Dương ( Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
Tháng 11/1939
Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Tháng 5/1941
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh ( Mặt trận Việt Minh).
 Ví dụ: 
Đề 303 - THPT QG 2019
Câu 19: Ở Việt Nam, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương tập hợp quần chúng đấu tranh trong phong trào nào sau đây?
A. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1930
B. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945
C. Phong trào cách mạng 1930 - 1931
D. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
14. SO SÁNH HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VIII ( 5/1941) VÀ HỘI NGHỊ BAN THƯỜNG VỤ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG ( 3/1945).
HN BCH TƯ VIII 5/1941
HN HN BTV TƯ 3/1945
Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt
Nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc.
Nhiệm vụ trung tâm: Chuẩn bị khởi nghĩa
Chống phát xít Nhật.
Tạm gác khẩu hiệu
Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay vào đó là khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
“Đánh đuổi Pháp - Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “ Đánh đuổi phát xít Nhật ”.
Phương pháp đấu tranh
Khởi nghĩa từng phần tiến tới Tổng khởi nghĩa. Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm.
từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kịch và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện .
Hội nghị quyết định.
- Thành lập chính phủ Nhân dân Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh 
(Mặt trận Việt Minh).
- Ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
- “Phát động cao trào kháng Nhật làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa”- với khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói ”.
- Khởi nghĩa từng phần.
 	 Ví dụ: 
Đề 301 - THPT QG 2019
Câu 10: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra 
khẩu hiệu nào sau đây?
A. “Đánh đổ phong kiến”.	B. “Đánh đuổi phản động thuộc địa”.
C. “Đánh đuổi thực dân Pháp”. D. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
 Đề 302 - THPT QG 2019
Câu 1: Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8 - 1945), nhân dân Việt Nam ở Bắc Kì và Bắc Trung kì thực hiện khẩu hiệu
A. “Phá khó thóc giải quyết nạn đói”.
B. “Người cày có ruộng”.
C. “Tăng gia sản xuất”.
D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.
 3.2.9 Các dạng câu hỏi thường gặp.
 - Bên cạnh các phương pháp ôn tập thì thi trắc nghiệm đòi hỏi giáo viên phải xác định một số dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi nhằm giúp các em tiếp cận gần hơn với cấu trúc đề thi của Bộ, các đề thi minh họa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.
 - Một số dạng câu hỏi thường gặp: 
+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án trả lời đúng.
+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu bằng hình thức điền vào ô trông những kiến thức đúng.
+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải kết nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự (thứ tự) logic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo cách: sự kiện nào có trước, có sau? sự kiện nào quyết định sự kiện nào? Sự kiện nào là nguyên nhân, sự kiện nào là hệ quả?...
+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản.
+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải lựa chọn ý phủ định khi câu hỏi cố tình sai buộc thí sinh nêu quan điểm khoa học trước các câu hỏi như vậy.
+ Dạng câu hỏi so sánh.
+ Dạng câu hỏi nhận định nhận xét rút ra đặc điểm.
+ Dạng câu hỏi rút ra bài học kinh nghiệm.
 - Ví dụ:
	 a. Dạng so sánh:
Câu 1. Điểm tương đồng và cũng là quyết định quan trọng nhất của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 và tháng 5/1941 là
A. thay đổi hình thức mặt trận dân tộc thống nhất để giải quyết nhiệm vụ dân tộc.
B. thành lập Chính phủ Dân chủ Cộng hoà thay cho chính quyền Xô viết.
C. tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, tập trung vào giải phóng dân tộc.
D. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, các nhiệm vụ khác tạm thời gác lại.
Câu 2. Điểm giống nhau trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 2/1930) với Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng là
A. lực lượng tham gia cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
B. nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc, phong kiến.
C. nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc.
D. cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 3. Điểm khác nhau căn bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân liên minh với nhau.
B. phân hóa cao độ kẻ thù trong việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc của cách mạng Việt Nam.
C. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ: giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
D. đánh giá đúng khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
Câu 4. Điểm khác trong xác định nhiệm vụ trước mắt thời kì 1936 - 1939 so với thời kì 1930 - 1931 của cách mạng Việt Nam là
A. chống đế quốc, phản động và tay sai.
B. chống chế độ phản động và tay sai. 
C. chống đế quốc, chống phong kiến.
D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
 b. Dạng phủ định: yêu cầu thí sinh lựa chọn ý phủ định.
 Câu 1. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 	 1931 ở Việt Nam ?
 A. Đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước. 
 B. Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
 C. Hình thành khối liên minh công nông, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh.
 D. Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
 Câu 2. Chính sách nào về kinh tế không phải do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930 - 1931?
A. Bãi bỏ thuế thân.	 B. Chia ruộng đất công cho dân cày.
C. Xóa nợ cho người nghèo.	 D. Cải cách ruộng đất.
Câu 3. Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939?
A. Chuẩn bị tiền đề cho tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám 1945.
B. Tổ chức được một đội quân chính trị quần chúng đông hàng triệu người.
C. Đường lối của Đảng và CN Mác - Lênin được truyền bá trong các tầng lớp nhân dân.
D. Được xem là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng tám thành công.
 c. Dạng nhận định nhận xét rút ra đặc điểm.
Câu 1. Ý nào nhận xét đúng về cách xác định nhiệm vụ cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu.
B. Bao hàm cả nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
C. Bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.
D. Thể hiện sự sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 2. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, những giai cấp, tầng lớp nào được xác định là lực lượng cách mạng và vẫn tiếp tục khẳng định vai trò trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
A. Công nhân, nông dân.
B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. 
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản.
Câu 3. Bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là
A. chính quyền của dân.
B. chính quyền của dân, do dân, vì dân. 
C. chính quyền của đảng cách mạng.
D. chính quyền của nhà nước vì nhân dân.
 d. Dạng rút ra bài học kinh nghiệm
Câu 1. Qua phong trào dân chủ 1936 - 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được những bài học kinh nghiệm nào?
A. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.
B. Bài học về xây dựng lực lượng chính trị và vận động quần chúng đấu tranh vũ trang. 
C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang và vận động quần chúng đấu tranh chính trị. 
D. Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất và tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
Câu 2. Bài học kinh nghiệm nào trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 được áp dụng trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Đấu tranh công khai, hợp pháp. 
B. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. 
C. Đấu tranh bằng biện pháp bạo lực. 
D. Đấu tranh nghị trường.
Câu 3. Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?
A. Nhanh chóng chớp thời cơ thuận lợi.
B. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn và bạn bè quốc tế.
C. Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.
D. Tập hợp các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 4. Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào để đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng hiện nay?
A. Đảng phải có đường lối đúng đắn.
B. Đảng phải nắm bắt tình hình thế giới kịp thời.
C. Đảng phải linh hoạt kết hợp các biện pháp đấu tranh.
D. Đảng phải tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trong các mặt trận.
 IV. Hiệu quả đạt được:
 - Các biện pháp trên giúp các em ôn tập tích cực hơn, từ chỗ chán ngán, không hứng thú giờ đây các em học tập tích cực hơn khi tham gia vào tiết ôn tập. Đây là biện pháp ôn tập tương đối hiệu quả bước đầu.
 - Trong việc ôn tập kì thi THPT năm 2019, khi áp dụng đề tài này đa phần học sinh có hứng thú, vì nội dung được phân chia theo từng giai đoạn, từng phần cụ thể, so sánh các nội dung, nhiệm vụ cách mạng từng thời kì lịch sử giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức bài học dễ dàng hơn trong việc làm bài tập trắc nghiệm.
 - Kết quả đạt được trong kì thi THPT năm 2019 là 50% học sinh trên điểm trung bình, mặc dù chưa cao nhưng bước đạt hiệu quả tích cực.
 - Đề tài này đã áp dụng tại lớp giảng dạy ôn thi THPT Quốc gia 2019 năm học 2018 - 2019, đạt được kết quả tương đối tốt, mặc dù chưa cao nhưng so với mặt bằng chung của tỉnh và toàn quốc thì kết quả đạt được như sau:
Lớp dạy
Tỉnh
Toàn quốc
5,22 điểm
4,84 điểm
4,3 điểm
 - Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp trên, nếu không định hướng nội dung ôn tập ngay từ đầu giáo viên sẽ gặp khó khăn trong khâu tổ chức ôn tập luyện tập.
 V. Mức độ ảnh hưởng: 
 Đề tài được áp dụng tại các lớp 12, Trường THPT Tân Châu và các học sinh tham gia thi bài thi khoa học xã hội trong kì thi THPT Quốc gia 2019.
	Điều kiện cần thiết để áp dụng: sự giúp đỡ, hỗ trợ BGH, tổ bộ môn và cuối cùng không thể thiếu đó là sự nhiệt tình hăng hái, đam mê của người giáo viên giảng dạy, sự tham gia tích cực của học sinh.
 VI. Kết luận:
 Kết quả học tập của học sinh suốt 12 năm được đánh giá bằng vài giờ ở phòng thi. Vì vậy, tổ chức cho các em ôn tập đạt hiệu quả là vấn đề rất quan trọng cho nên tôi luôn tìm các giải pháp tổ chức ôn thi sau cho các em tham gia tích cực và đạt hiệu quả tốt nhất.
	Vấn đề cốt lõi trong việc ôn thi giúp các em đạt hiệu quả là giáo viên phải định hướng nội dung ôn tập ngay từ khi học trên lớp, định lượng kiến thức ôn tập bằng đề cương. Hướng tới đối tượng ôn tập là học sinh, từ đó đặt ra yêu cầu sao cho tất cả học sinh đều tham gia theo khả năng của mình, tổ chức các tiết ôn tập linh hoạt, tạo không khí thoải mái, gần gũi, tin cậy giữa thầy và trò, giữa trò và trò để giúp các em tự tin trong kì thi.
	Những biện pháp nêu trên không phải là vấn đề hoàn toàn mới, thông qua quá trình dạy, tham gia hội đồng bộ môn, tìm kiếm, tham khảo tài liệu của nhiều nhà giáo, chuyên gia những người có tâm huyết cống hiến các giải pháp, biện pháp hay tôi đã góp nhặt và hệ thống lại thành những giải pháp để đưa vào ứng dụng thực tiễn đạt hiểu quả bước đâu đáng khích lệ. Tuy nhiên, nếu thiếu đầu tư, thiếu nhiệt tâm ngại khó sẽ không thể thực hiện đạt hiệu quả.
	Do khả năng còn hạn chế và chưa có nhiều thời gian nghiên cứu sâu rộng nên ở đây tôi chỉ nêu một vài biện pháp cụ thể để cùng nhau suy nghĩ, cùng nhau bàn bạc, từ đó khắc phục hạn chế thiếu sót, phát huy mặt tích cực nhằm ôn thi đạt hiệu tốt hơn để nâng cao chất lượng bộ môn. Nếu có sơ sót mong nhận được sự đóng góp quý báu của đồng nghiệp.
	 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến 	 Người viết sáng kiến
 Bạch Thái Học 
MỤC LỤC
I. Sơ lược lý lịch tác giả......1
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị.......1 
 - Tên sáng kiến/đề tài giải pháp...1
 - Lĩnh vực...1
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến....1
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến..1
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến2
3. Nội dung sáng kiến ...2
 3.1 Quá trình phát triển sáng kiến...2
 3.2 Các biện pháp thực hiện.3
 3.2.1 Xây dựng các chuyên đề.3
 3.2.2 Lập sơ đồ tư duy, sơ đồ hóa kiến thức theo chủ đề kết hợp từ khóa5
 3.2.3 Xác định kiến thức trọng tâm bám sát sách giáo khoa và cấu trúc đề thi8
 3.2.4 Ghi nhớ có hệ thống, chia theo từng giai đoạn..25
 3.2.5 Phân biệt cụm từ khóa và tên thuật ngữ cốt lõi.29
 3.2.6 Các dạng công thức thường gặp.30
 3.2.7 Sử dụng câu hỏi ngắn để học sinh điền khuyết.30
 3.2.8 Sử dụng bảng biểu theo chủ đề, nhóm vấn đề...35
 3.2.9 Các dạng câu hỏi thường gặp.50
IV. Hiệu quả đạt được.....54
V. Mức độ ảnh hưởng..54 
VI. Kết luận..54

File đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_lam_bai_tap_trac_nghiem_lich_su_viet.docx
Sáng Kiến Liên Quan