SKKN Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ Văn qua giờ Đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Thực trạng tổ chức dạy học Ngữ văn gắn với việc tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy kỷ năng, năng lực học sinh THPT

 Dạy học Ngữ Văn hiện nay ở các trường THPT đang có những sự chuyển mình đáng kể. Trong những năm qua chất lượng giáo dục của môn học đựoc nâng lên ở một tầm cao mới đó là những thành tựu mà qua những con số thống kê là không thể phủ nhận. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi nằm ở năng lực của của người dạy và người học đã không đồng đều ở vùng miền và ở các cá nhân. Dẫn đến một số tồn tại mà chúng tôi rất trăn trở, suy ngẫm:

 Vấn đề đầu tiên nằm ở phương pháp dạy học, đây là con đường, là chìa khoá của mọi sự thành công của quá trình dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học xuất phát từ mục tiêu dạy học từ chú trọng nội dung sang phát triển năng lực người học nhưng thực tế cho thấy rất nhiều người dạy Ngữ Văn hiên nay vẫn chưa thể bắt kịp yêu cầu đổi mới. Một trong những số đó là ngại làm, ngại thể hiện, vẫn duy trì lối tư duy giảng văn cho xong. Cho nên giáo viên vẫn sử dụng phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt máy móc. Người thầy vẫn đóng vai trò trung tâm cách nghĩ, cách cảm và chính họ là người làm hộ, cảm nhận hộ cho người học. Một phần nữa trong nguyên nhân tồn tại của việc chậm đổi mới phương pháp là giáo viên thiếu niềm tin ở học sinh cho rằng học sinh không thể tự học, tự làm, tự cảm nhận đựoc. Họ không thấu hiểu về nguyên tắc dạy học theo đối tượng, phù hợp đối tượng người học. Dù ở bất kì đối tượng nào khi chúng ta biết khơi dậy ở họ niềm tin, hướng họ đến tự làm, tự cảm nhận thì sẽ hấp dẫn, thú vị và thôi thúc người học tự trải nghiệm cuộc sống qua những tình huống đó. Không những vậy một số giáo viên lại thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hình thức qua loa, nhạt nhẽo không có hiệu quả. Khi đi dự giờ đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy hình thức tổ chức dạy học rất hình thức, không có chiều sâu. Chẳng hạn khi thực hiện hoạt động thảo luận nhóm giáo viên ít đầu tư về vấn đề gợi dẫn thảo luận, nhiều lúc vấn đề đó chỉ là một khía cạnh nhỏ không cần huy động trí tuệ của tập thể cũng đựoc đưa vào thảo luận. Khi thảo luận vì áp lực thời gian nên giáo viên cho học sinh làm nhanh chóng, ít có chiều sâu dẫn đến vấn đề thảo luận nhóm nhưng người học không hề có sự trải nghiệm trước vấn đề.

 

doc39 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ Văn qua giờ Đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã kể những gì về người chồng vũ phu của mình ? Qua đó, có thể nhận thấy thái độ của chị đối với người chồng thế nào ?
Nhóm 2 và 4
+ Nghệ sĩ Phùng đã lặng im sau câu chuyện của người đàn bà. Theo anh (chị), câu chuyện mà người đàn bà hàng chài kể ở tòa án đã giúp Phùng hiểu ra điều gì về người phụ nữ này, về người bạn của mình (chánh án Đẩu) và chính mình ?
+ Cách nhìn nhận gã chồng vũ phu của người đàn bà hàng chài có gì khác so với cách nhìn nhận của Đẩu, Phùng và thằng bé Phác?
+ Sự khác biệt trong những điểm nhìn nêu trên, đặc biệt cách nhìn nhận của người phụ nữ vùng biển đã giúp anh (chị) hiểu ra điều gì về người đàn ông này nói riêng và cách nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống nói chung 
Dự kiến sản phẩm
Nhóm 1 +3
+ Vì sao người đàn bà hàng chài lại xuất hiện ở tòa án huyện?
+Theo lời mời của Đẩu, chánh án toà án huyện, người đàn bà hàng chài đã có mặt ở toà án huyện. Trước lời đề nghị và giúp đỡ của Đẩu và Phùng, người đàn bà dứt khoát từ chối. 
+ Vì sao người đàn bà hàng chài không bỏ lão chồng vũ phu theo lời khuyên của chánh án Đẩu ?
+ Vì thương con, nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình trong việc nuôi con
+ Nhận thấy người đàn ông, hiền lành nhưng cục tính
+ Trong câu chuyện ở tòa án, người đàn bà ấy đã kể những gì về người chồng vũ phu của mình ? Qua đó, có thể nhận thấy thái độ của chị đối với người chồng thế nào ?
+ Người đàn bà đã kể về chồng mình bằng sự cảm thông chia sẻ
+ Trân quý, chắt chiu cơ hội để có đựoc gia đình 
+ Thái độ biết ơn của chị đối với người chồng cho ta thấy phẩm chất bao dung, độ lượng của người đàn bà hàng chài
Nhóm 2 và 4
+ Nghệ sĩ Phùng đã lặng im sau câu chuyện của người đàn bà. Theo anh (chị), câu chuyện mà người đàn bà hàng chài kể ở tòa án đã giúp Phùng hiểu ra điều gì về người phụ nữ này, về người bạn của mình (chánh án Đẩu) và chính mình ?
+Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà, thái độ của anh rất cương quyết. 
    +Nhưng khi nghe xong câu chuyện “một cái gì đó vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”. 
    +Cũng như Đẩu, nghệ sĩ Phùng im lặng sau câu chuyện của người đàn bà. Phùng nhận thấy mình đã đơn giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người; anh chỉ nhìn người một cách phiến diện, nông nổi ngây thơ
+ Cách nhìn nhận gã chồng vũ phu của người đàn bà hàng chài có gì khác so với cách nhìn nhận của Đẩu, Phùng và thằng bé Phác?
+ Cách nhìn đối lâp Người đàn bài hang chài là cái nhìn thấu cảm cuộc sống, thấu cảm người chồng
+ Sự khác biệt trong những điểm nhìn nêu trên, đặc biệt cách nhìn nhận của người phụ nữ vùng biển đã giúp anh (chị) hiểu ra điều gì về người đàn ông này nói riêng và cách nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống nói chung 
Đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
Hoạt động 2: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh
	Nếu đựợc góp ý với người đàn bà với tư cách là chánh án Đẩu em sẽ góp ý như thế nào ? Hãy viết một đoạn văn ngắn để góp ý cho họ
Hoạt động 3: (Tạo diễn đàn) Giáo viên đặt vấn đề để học sinh tranh luận
	Vấn đề bạo hành gia đình đến nay vẫn là vấn đề nhức nhối, qua câu chuyện của người đàn bà em hãy nêu một số giải pháp để khắc phục, hạn chế tình trạng này
3. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”
Thao tác 3: Tìm hiểu về tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”
- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: 
HS đọc lại đoạn văn cuối cùng của truyện.
(?) Tại sao trong bức ảnh được chọn, dù là tấm ảnh đen trắng nhưng khi nhìn vào, Phùng lại thấy “màu hồng hồng của ánh sương mai” và hình ảnh “người đàn bà” hòa lẫn vào đám đông? Phải chăng đây là một kết thúc có dụng ý của nhà văn? Em hãy chỉ ra dụng ý đó?
(?) Từ đó, Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời?
-Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp, phát hiện, đánh giá.
Báo cáo sản phẩm: HS trả lời
- Đánh giá, nhận xét: Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức. 
- Mỗi lần nhìn kĩ bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái mùa hồng hồng của ánh sương mai”
à Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời.
- Nhưng nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”
à Hiện thân của những lam lũ, khốn khó của đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh.
=> Quan niệm: nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời và phải là cuộc đời, luôn luôn vì cuộc đời.
2.3. Hoạt động khám phá kiến thức 3: III. TỔNG KẾT
a. Mục tiêu: Đ3, Đ4: Giúp HS khái quát lại những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi để khái quát: 
- Giá trị nội dung: Hiện thực và nhân đạo
- Giá trị nghệ thuật
c. Sản phẩm và tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm
-- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: 
+ Nêu đánh giá thành công về nội dung của truyện.
+ Cách xây dựng cốt truyện, ngôn ngữ truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có gì độc đáo?
-Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh phát hiện, đánh giá. Phản biện cho nhóm bạn.
Báo cáo sản phẩm: HS trả lời
Đánh giá, nhận xét: Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức
III. Tổng kết.
1. Nội dung:
 Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
2. Đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
a. Xây dựng tình huống truyện: 
 - Độc đáo, hấp dẫn, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống
 à Tình huống được đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu để thể hiện tính cách con người và cuộc đời.
b. Nghệ thuật kể chuyện: sinh động
 - Người kể chuyện: là nhân vật Phùng
à tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, có khả năng khám phá đời sống; lời kể khách quan, chân thực, thuyết phục
c. Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người
 + Giọng điệu lão đàn ông: thô bỉ, tàn nhẫn, tục tằn, hung bạo
 + Những lời của người đàn bà: dịu dàng, xót xa khi nói với con, đơn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về mình
 + Lời của Đẩu: giọng điệu của người tốt bụng, nhiệt thành.
à Góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng của truyện.
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu. Mục tiêu: Đ4, Đ5, N1, NG1, GT-HT
b. Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa qua giải quyết tình huống có vấn đề.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập.
d. Tổ chức hoạt động học
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV nêu tình huống giả định: Giả sử, có ai đó muốn can thiệp vào tác phẩm của nhà văn bằng cách đảo vị trí sự xuất hiện của 2 phát hiện của nhiếp ảnh Phùng (để cho người nghệ sĩ chứng kiến bi kịch của gia đình hàng chài hôm trước rồi sáng hôm sau mới phát hiện vẻ đẹp của cảnh biển mờ sương. Theo anh/chị, điều đó có được không? Vì sao?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân khoảng 5 phút
- Báo cáo kết quả: Giáo viên gọi 1 số học sinh phát biểu
- Đánh giá, nhận xét: Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
Hướng trả lời : (Không thể đảo như thế vì nhà văn đã có dụng ý khi để cảnh tượng trời cho hiện ra tước như vỏ bọc bên ngoài hòng che giấu bên trong bản chất thật của đời sống. Qua đó nhà văn khẳng định: đừng nhầm lẫn hiện tượng và bản chất. Đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài).
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
 a. Mục tiêu: : N1, V1, NG1, NA
 Học sinh biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao.
b. Nội dung: HS liên hệ tác phâm với cuộc sống ngày nay.
c. Sản phẩm: 
+ Nhiệm vụ 1: HS phát biểu bằng lời nói, trình bày trong 1 phút
+ Nhiệm vụ 2: Câu trả lời của HS bằng đoạn văn theo phương thức nghị luận.
d.Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: 
(1) Nếu là chánh án Đẩu, anh/chị có chấp nhận những lí do mà người đàn bà vùng biển ấy đưa ra không? Nếu chứng kiến nạn bạo hành trong gia đình (xung quanh ta hoặc ngay chính người thân chúng ta), anh/chị sẽ làm thế nào?
(2) Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh/chị về 01 trong hai chủ đề sau:
- Bạo lực gia đình hiện nay.
- Tình mẫu tử thiêng liêng
- HS làm việc cá nhân.
- HS báo cáo sản phẩm vào tiết tự chọn.
- GV nhận xét và kết luận 
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
a.Mục tiêu: Đ5, Đ6, TC – TH
HS có ý thức tìm tòi kiến thức, mở rộng hiểu biết về kiến thức bài học.
b.Nội dung:
c.Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy bài học.
 d. Tổ chức thực hiện
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao dự án học tập theo nhóm: 03 nhóm:
+ Nhóm phóng viên: thiết kế clip giới thiệu Nguyễn Minh Châu cùng những tác phẩm của ông, trong đó có Chiếc thuyền ngoài xa.
+ Nhóm vẽ tranh: Hình dung và vẽ các cảnh tượng đặc sắc trong truyện.
+ Nhóm đóng kịch: đóng hoạt cảnh đặc sắc trong truyện
 Ngoài ra, HS có thể thực hiện thêm một số hoạt động tự học sau:
 + Tự vẽ bản đồ tư duy bài học
 + Đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
+ Tìm đọc những tác phẩm khác của Nguyễn Minh Châu về xu hướng thế sự.
HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân.
HS báo cáo sản phẩm học tập và GV nhận xét trong tiết học tự chọn.
C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Sau khi tiến hành thực nghiệm giáo án chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh các lớp 12C1 (36 học sinh); 12C4 (41 học sinh); 12C6 (39 học sinh) qua phiếu khảo sát sau:
PHIẾU THĂM DÒ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU TRUYÊN NGĂN
Nội dung
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
Thuyết trình của giáo viên
0/116
0%
16/116
13.7%
30/116
25.8%
60/116
51.5%
Nghe giảng và ghi chép
5/116
4.3%
15/116
12.9%
40/116
34.5%
56/116
48.3%
Đọc chép
0/116
0%
5/116
4.3%
8/116
6.9%
103/116
88.8%
Đàm thoại
20/116
17.2%
96/116
82.8
0/116
0%
0/116
0%
Đọc trong SGK và trả lời câu hỏi
0/116
0%
15/116
12.9%
100/116
86.2%
1/116
0.9%
Thảo luận nhóm
70/116
60.3%
41/116
35.4%
5/116
4.3%
0/116
0%
Đóng vai
70/116
60.3%
30/116
25.8%
16/116
13.9
0/116
0%
Diễn đàn (Tranh luận)
60/116
51.7%
40/116
34.4%
16/116
13.9%
0/116
0%
Đặt mình vào nhân vật
80/116
68.9%
20/116
17.2%
16/116
13.9%
0/116
0%
Từ tình huống truyên ngăn đặt mình vào để giải quyết 
75/116
64.6%
25/116
21.5%
16/116
13.9%
0/116
0%
Sau khi khảo sát, thăm dò nhìn vào kết quả chúng ta có thể nhận thấy nhu cầu của học sinh đối với phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống không còn nhiều nữa. Những hoạt động như thuyết trình, đọc chép thì người học không còn yêu thich, người học đã hướng tới những hoạt động mang tính hùng biện, trải nghiệm nhiều hơn. Nhu cầu tìm hiểu thực tiễn đã có rất nhiều em thể hiện thái độ yêu thích của mình. Đặc biệt là mong muốn dấn thân để khám phá, phát hiện những chân giá trị của cuộc sống được các em mong muốn đó là muốn đặt mình vào vị trí của nhân vật để trải nghiệm. Thiết nghĩ rằng đây là những căn cứ mà người dạy học Ngữ Văn trong bối cảnh hiện nay cần nghiên cứu để tự điều chỉnh và đổi mới phương thức hoạt động dạy học nói chung và dạy đọc hiểu truyện ngắn nói riêng. Tuy nhiên qua thăm dò chúng ta cũng không tránh khỏi những thắc mắc, trăn trở đó là vẫn còn những học sinh thích tiếp cận văn bản bằng những hình thức thụ động, chờ đợi kiến thức từ người thầy. Do đó vai trò người thầy trong vấn đề khơi dậy niềm đam mê, khiách lệ khả năng tự khám phá phát hiện là vô cùng quan trọng.
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.Tính mới:
Đây là đề tài đề xuất hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giờ đọc – hiểu truyện ngắn. Xét về phương diện khoa học là không mới nhưng xét góc độ thực tiễn thực hiện thì đây là vấn đề mới. Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) để phát huy năng lực của người học thì việc tạo mọi cơ hội, điều kiện để học sinh đựoc thể hiện mình là hết sức quan trọng. Hoạt động trải nghiệm trong giờ học đọc hiểu truyện ngắn cho đến nay vẫn chưa nhận thấy có một công trình chuyên sâu nào. Việc vận dụng vào một tác phậm cụ thể đựoc sáng tác sau năm 1975 sẽ giúp cho người học trải nghiệm, thể hiện cảm xúc suy nghĩ của mình được nhiều hơn, gần gũi và thiết thực hơn. 
2. Tính khoa học:
- Đề tài SKKN của tôi được trình bày, lí giải vấn đề một cách sáng sõ, mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Các khái niệm được trích dẫn chính xác, phù hợp với nội dung của đề tài. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng quy chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo có tính thuyết phục cao.
- Đề tài nghiên cứu của tôi phù hợp với tình hình đổi mới phương pháp dạy - học Ngữ văn bậc THPT hiện nay. Nó phù hợp với thành tựu khoa học giáo dục được Đảng và nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai.
- Giải pháp sáng kiến tôi đưa ra có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho các nhà trường THPT hiện nay. Đề tài đã được triển khai, kiểm nghiệm trong ba năm học vừa qua.
3. Tính hiệu quả.
Qua khảo sát thực tế việc thực hiện đề tài vào thực tiễn. Chúng tôi nhận thấy đề tài đã thu được những tín hiệu khả quan. Người học đã nắm được cơ bản hoạt động trải nghiệm. Giáo viên đã có đựoc cái nhìn định hình và triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tao một cách linh hoạt, đa dạng và phong phú.
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
1. Đối với giáo viên:
a. Phương pháp dạy học để phát huy năng lực, phẩm chất người học luôn đòi hỏi người gáio viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng kĩ thuật dạy học. để người học bộc lộ đựoc suy nghĩ, cảm xúc của mình thong qua tình huống, chi tiết trong truyện ngắn thiết nghĩ giáo viên cần có đựoc sự trải nghiệm, ứng xử linh hoạt trong các tình huống mà học sinh có thể bộc lộ. Việc trải nghiệm đặt mình vào trong những số phận éo le của cuộc đời sẽ tạo ra những sự ứng xử, suy nghĩ khác nhau. Do đó người giáo viên cần dự kiến “sự phản ứng” trong cách xử lí của người học hơn nữa rất có thể những vấn đề như bạo lực gia đình cũng có thể học sinh đang phải đối mặt thì giáo viên phải tế nhị, đồng cảm và có hướng giải quyết nhân văn cho người học.
b. Truyên ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, tiếp cận truyện ngắn là một “lát cắt” cuộc sống. Tức là tiếp cận một phương diện, khía cạnh cuộc sống mà nhà văn khám phá phát hiện. Đây chính là một góc nhìn cuộc sống gần gũi hơn so với các thể loại văn chương khác đây chính là lợi thế cho việc thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tuy nhiên vì là lát cắt gần gủi của cuộc sống cho nên có rất nhiều vấn đề nhạy cảm trong việc triển khai. 
c. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm thú vị, viết về cuôc sống thế sự đời tư của con người . Trong bối cảnh thời ấy việc khám phá phát hiện đa chiều về cuộc sống là một điều mới mẻ. Tác giả là người tiên phong trong đổi mới vắn học, chính nhằ văn là người đã từng sống trong hoàn cảnh bất bình thường của đất nước đến thời kì bình thường của một dân tộc hoà bình thống nhất. Chiến tranh lùi xa con người sẽ trở về với cuộc sống thực tại, chuyện cơm áo không đùa giỡn với bất kì ai trong cuộc sống mưu sinh.Hiện thực trần trụi ấy rất có thể học sinh sẽ gặp trong cuộc sống thường ngày. Vì vậy giáo viên cần làm chủ trong sự bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người học. Tránh tình trạng học sinh bùng nổ cảm xúc một cách thái quá, sa đà.
Đối với học sinh.
Khi học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu này học sinh cần đặc biệt lưu ý đến sự đa chiều, đa diện của cuộc sống. Ranh giới giữa cái đẹp và cái xấu rất mong manh, do đó cần biết nhìn nhận cuộc sống từ nhiều phía. Từ những kiến thức cụ thể trong bài học để nhìn nhận cuộc sống bằng sự trải nghiệm của chính mình. Điều quan trọng nhất khi hoạt động trải nghiệm sáng tao đó là khả năng tự biết mình trong những tình huống, chi tiết của tác phẩm. Trong cuộc sống việc đặt mình vào trong hoàn cảnh, số phận của người khác sẽ giúp ta thấu cảm tình người trong thực tiễn.
Phải có thái độ khách quan, khoa học cũng như tâm thế tiếp nhận rõ ràng, không đề cao quá mức mà cũng không xem nhẹ hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong việc tiếp cận truyện ngắn. 
Trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động khá mới mẻ trong quá trình dạy học hiện đại. Rõ ràng những vấn đề mới thường hấp dẫn thú vị với những ai đam mê khám phá và mong muốn thực hiện để đạt đựoc mục đích của mình. Trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện ngắn thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ làm cho tiết học trở nên sinh động, người học sẽ đựoc thể hiện cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống nhiều hơn. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng khi thực hiện hoạt động này chúng ta đang gặp không ít khí khăn, trở ngại và thách thức.
Môn Ngữ Văn là một môn học vừa có tính công cụ vừa mang tính thẩm mỹ luôn hướng người đọc đến những giá trị nhân văn của cuộc sống. Trước hết đó là môn học mang trong mình vai trò là chìa khoá ngôn ngữ để mở cửa tri thức của những môn học khác. Nhiệm vụ trọng tâm của môn học là giáo dục thẩm mỹ, tấm lòng nhân văn biết vui trước niềm vui và biết trăn trở trước nỗi đau của đồng loại. Đó là những cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người 
Thực hiện trải nghiệm sáng tạo trong dạy học truyện ngắn, cũng như truyền ngọn lửa đam mê văn học nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách, tâm hồn cho những công dân mới, đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thầy cô giáo dạy Văn. Ý thức rõ điều này, bản thân tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và thực sự đã mang lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Tôi đã trực tiếp trao đổi nội dung của đề tài này với nhiều đồng nghiệp và nhận được nhiều phản hồi đồng quan điểm. Đề tài được Hội đồng khoa học Trường THPT Anh Sơn 3, đánh giá cao, có khả năng vận dụng hiệu quả trong giảng dạy truyện ngắn nói chung và văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu nói riêng . Tuy vậy, đề tài không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong bạn bè, đồng nghiệp và Hội đồng khoa học cấp tỉnh góp ý, bổ sung, phản biện để bản thân tôi tiếp tục hoàn thành đề tài này.
PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN
Họ và Tên :..
Giáo viên trường :
Xin thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc thực hiện các hoạt động (Đánh dấu X vào trong các ô trống)
Hoạt động
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Thuyết trình của giáo viên
Nghe giảng và ghi chép
Đọc chép
Đàm thoại
Đọc trong SGK và trả lời câu hỏi
Thảo luận nhóm
Đóng vai
Diễn đàn (Tranh luận)
Đặt mình vào nhân vật
Từ tình huống truyên ngăn đặt mình vào để giải quyết 
PHIẾU THĂM DÒ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU TRUYÊN NGĂN
Họ và Tên :..
Học sinh lớp.Trường THPT Anh Sơn 3
Em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về các hoạt động trong giờ đọc hiểu truyên ngắn ( Đánh dấu x vào ô tương ứng)
Nội dung
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
Thuyết trình của giáo viên
Nghe giảng và ghi chép
Đọc chép
Đàm thoại
Đọc trong SGK và trả lời câu hỏi
Thảo luận nhóm
Đóng vai
Diễn đàn (Tranh luận)
Đặt mình vào nhân vật
Từ tình huống truyên ngăn đặt mình vào để giải quyết 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 Tập 2, NXB Hà Nội – 2008
Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Trọng Hoàn, Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – Tập 2, NXB Hà Nội – 2007
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, H.2000
Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 11 Tập 1, NXB GD, H.2007
Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Sách giáo viên nâng cao Ngữ văn Tập 2, NXB GD, H.2007
Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1, NXB GD, H.2013
Nguyễn Đăng Mạnh, Những bài giảng về tác gia văn học tập 2, NXB ĐHQG, H.1999.
Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học lớp 12 nâng cao, NXBGD, H.2007.
Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2, NXBGD, H. 2007.
10 .Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn – Bộ Giáo dục - Đào tạo – năm 2014.

File đính kèm:

  • docskkn_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_trong_mon_ngu_van_qua_gi.doc
Sáng Kiến Liên Quan