SKKN Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tìm về cội nguồn lịch sử, văn hóa truyền thống để tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925 và hướng nghiệp cho học sinh THPT
Thực trạng của dạy học môn Lịch sử nói chung chưa thật phát huy và khơi
dậy tối đa các năng lực của học sinh Mặc dù giáo viên đã có những cải tiến đổi
mới phương pháp dạy học như sử dụng phương pháp vấn đáp, trực quan tìm tòi,
thảo luận nhóm Nhưng để tổ chức một hoạt động trải nghiệm cho học sinh đa số
giáo viên còn rất mơ hồ. Bởi hoạt động trải nghiệm sáng tạo trước đây đã được biết
đến chủ yếu ở các trường đại học, đó là những chuyến đi thực tế của sinh viên để
làm sáng tỏ những kiến thuyết lí thuyết mà sinh viên đã được học. Các trường Tiểu
học, THCS vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý tới học qua trải nghiệm. Tuy nhiên
các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường vẫn còn mang tính hình thức do chưa
nắm vững quy trình của việc học thông qua trải nghiệm, hiểu đơn giản về hoạt
động trải nghiệm nên phần lớn chỉ dừng lại ở việc đi thực tế để rõ hơn các vấn đề
mới chỉ được tiếp cận từ sách vở. Còn đối với các trường THPT thì hoạt động trải
nghiệm sáng tạo còn rất ít chưa mang tính đồng bộ. Vì vậy việc hướng nghiệp cho
học sinh cuối cấp cũng gặp không ít khó khăn,
công tác hướng nghiệp ở các trường THPT hiện nay hiệu quả chưa cao dù đã được
quan tâm. Theo thực tế, một bộ phận lớn học sinh gần tốt nghiệp THPT nhưng vẫn
rất mơ hồ và chưa có hướng xác định để chọn nghề sau này. Vì phần lớn các em8
vẫn chưa nhận thức được mình phù hợp với nghề gì, năng lực mình có thể làm
được nghề gì, điều này một phần cũng do các em chưa có cơ hội được trải
nghiệm, được làm thử một công việc nào đó. Do vậy, việc tổ chức các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong các môn học ở trường THPT là rất quan trọng.
đi có vẽ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau : Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc. Đội 2. Câu chuyện: Cá không xương. Trong cuộc hội đàm giữa đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ ta và đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức ngày 26-7-1957, phía bạn đã thông báo với Bác Hồ thành quả mọi mặt trong mấy năm qua. Khi bạn báo cáo năng suất cao của việc nuôi một loại cá chép lai giống, Bác hỏi: Các đồng chí có loại cá không xương không? Thủ tướng Ốttô Grôtơvon rất ngạc nhiên: Thưa không! Ở Việt Nam có loại cá không xương hay sao? Bác Hồ nghiêm nghị: Vâng, có đấy! Thủ tướng đề nghị: Thưa Chủ tịch có thể xuất khẩu loại cá ấy cho chúng tôi được không? Bác nghiêm trang trả lời: Chúng tôi sẵn sàng. Loại cá này ở Nghệ An rất nhiều. Thủ tướng nói tiếp: Xin đồng chí chuyển cho chúng tôi nhé! Các thành viên đoàn Việt Nam đều hiểu Bác nói loại cá gì. Bác kể câu chuyện "Con cá gỗ". Mọi người được một trận cười thoải mái. 29 (Theo cuốn "Những giây phút được gần Bác Hồ") Đội 3. Câu chuyện: Tôi sẽ vẽ râu cho chú Sau ngày 2/9/1945, nhà thơ Cù Huy Cận được giao chức trách Bộ trưởng Bộ Canh nông. Năm đó ông vừa tròn 26 tuổi, Bác Hồ gọi cho ông lên và nói: - Tôi muốn giao cho chú thêm 1 việc nữa. Đó là làm trong Ban Thanh tra đặc biệt, gồm có 2 người: Chú và cụ Bùi Bằng Đoàn. Huy Cận thưa với Bác : - Cụ Bùi Bằng Đoàn là một vị quan có tiếng thanh liêm trong triều đình cũ, còn cháu trẻ quá, nên cháu xin được từ chối. Bác ôn tồn giải thích: - Chú sợ trẻ quá không đủ sức để làm thanh tra chứ gì? Vậy thì chiều nay chú mang bút lông và mực Tầu đến đây. Chú mài mực và tôi sẽ vẽ râu cho chú. Thế là chú sẽ thành thanh tra thôi. Trước những lời chân tình và vui đùa thân mật của Bác như vây, Cù Huy Cận đã nhận lời Người. ( Tâm Trang st) Sau khi 3 đội trình bày câu chuyện của mình, người dẫn chương trình đặt câu hỏi cho 3 đội: Câu hỏi: Bài học rút ra từ câu chuyện của Bác là gì? Đáp án: - Câu chuyện “ Hai bàn tay” ngắn gọn nhưng nhắc nhở chúng ta rằng, một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, dám nghĩ dám làm sẽ mang đến cho ta những điều bất ngờ, có khi là cả sự thành công. - Câu chuyện: Cá không xương, Và “Tôi vẽ râu cho chú” cho thấy Bác Hồ là sâu sắc, nghiêm khắc nhưng cũng rất gần gũi, chân tình, vui vẻ, hài hước. Giám khảo chấm điểm cho 3 đội – thư kí tổng hợp Phần 6: Phần thi dành cho khán giả trả lời câu hỏi (20 phút) Câu 1: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào ? Tại đâu? Người đặt chân đến nước nào đầu tiên ? Đáp án: - Ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911, tại Sài Gòn, đầu tiên Người đến nước Pháp Câu 2: Bác gắn bó với quê ngoại mấy năm? Đã bao nhiêu lần Bác về thăm quê ngoại? vào năm nào? 30 Đáp án: Quê ngoại: 5 năm đầu đời Về thăm: 1 lần duy nhất vào năm 1961. Câu 3: Mẹ của Bác mất khi bà bao nhiêu tuổi? và Bác mồ côi mẹ khi lên mấy tuổi? Đáp án: mẹ 33 tuổi – Bác lúc đó mới 11 tuổi. Câu 4: Bác Hồ sống ở quê nội mấy năm? Bác về thăm quê nội mấy lần? vào năm nào? Đáp án: 5 năm từ lúc 11 tuổi đến 16 tuổi Về thăm 2 lần: 1957, 1961 Câu 5: Trước phần mộ của Bà Hoàng Thị Loan xuống sân được xây bao nhiêu bậc lên xuống? lối bên trái lên phần mộ và lối xuống bên phải phần mộ được xây bao nhiêu bậc? Ý nghĩa của nó? Đáp án: - 33 bậc xuống sân - > ý nghĩa ứng với con số 33 tuổi đời của bà. - Lối lên bên trái 269 -> ý nghĩa chỉ năm 1969 Bác mất - Lối xuống bên phải 242 bậc - ý nghĩa chỉ năm 1942 mộ bà được yên nghỉ ở đây. Giám khảo chấm điểm cho 3 đội, tổ thư kí tổng hợp. Giám khảo chấm điểm cho 3 đội – thư kí tổng hợp Câu 6: Thân mẫu Hồ Chí Minh được an nghỉ tại đây từ năm nào? Mộ thân mẫu Hồ Chí Minh được đặt trên lưng núi gì? Khu di tích mới được khởi công tôn tạo và khánh thành vào năm nào? Đáp án: An nghỉ năm 1942 - Núi Động Tranh tọa lạc trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ Nam Đàn Nghệ An. - Khu di tich năm1984 khởi công tôn tạo, năm 1985 hoàn thành. Câu 7: Đi trên quốc lộ 46 hướng từ thành phố Vinh đến Nam Đàn nhìn lên đỉnh núi Voi – Nam Đàn có dòng chữ gì? Đáp án: “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” Theo các cụ cao niên ở xã Nam Tân kể lại, trong thời kỳ cao điểm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để thể hiện tình cảm đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng như quyết tâm đánh Pháp, một đơn vị bộ đội đóng tại huyện Nam Đàn phối hợp với đoàn viên, thanh niên địa phương và thầy - trò trường THCS Tân Lộc đã khắc lên núi Voi dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”. 35 năm sau, năm 1972, khi Bác Hồ đã mất, cũng là lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, Đảng ủy xã Nam Tân quyết định sửa lại dòng chữ trên núi Voi và giao cho trường cấp 2 xã Nam Tân thực hiện. Dòng chữ “Chủ tịch 31 Hồ Chí Minh muôn năm” được sửa thành “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” và tồn tại cho đến ngày nay. Câu 8: Khi nhớ về các vị vua Hùng, Bác đã nhắc nhở chúng ta như thế nào? Đáp án: ”Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu 9: Nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”. Câu thơ đó nói lên điều gì? Đáp án: Bác Hồ đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Câu 10: Ngày nay, thế hệ trẻ cần phải làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? Đáp án: - Phải có phẩm chất, đạo đức cách mạng. - Phải luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt. - Phải suốt đời phấn đấu, hi sinh cho lí tưởng của Đảng, của dân tộc. - Phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc là trên hết. Giám khảo chấm điểm cho khán giả, trao phần thưởng cho khán giả. Phần 7: Đội nào nhanh hơn (30 phút) Tìm hiêu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc qua bài học “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925” - Bài 12 Lịch sử 12- cơ bản. Từ hoạt động trải nghiệm cũng như tiếp nhận vận dụng kiến thức trong sách giáo khoa, báo chí và những tư liệu trên intonet tìm hiểu những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925. 1. Hãy giới thiệu về tiểu sử và hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc? - Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, các phong trào đấu tranh anh dũng của nhân dân ta đều bị thất bại, từ rất sớm Người có chí đuổi thực dân Pháp, cứu đồng bào. Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nhưng lại thấy phong trào đấu tranh do họ lãnh đạo đều thất bại, bế tắc. Vì vậy, Nguyễn ái Quốc không tán thành con đường cứu nước của họ. Theo Người, Phan Bội Châu định đưa vào Nhật để đánh Pháp thì chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, vì Nhật là một đế quốc đang tranh giành thuộc địa. Còn Phan Chu Trinh muốn dựa vào Pháp để chấn hưng đất nước thì chẳng khác nào: “Xin giặc rủ lòng thương”, 32 còn phong trào đấu tranh của các sĩ phu như Phan Đình Phùng, khởi nghĩa nông dân của Hoàng Hoa Thám còn mang nặng cốt cách phong kiến truyền thống. Vì vậy, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới với tư tưởng đúng đắn đó là: muốn đánh thắng kẻ thù thì phải hiểu rõ về kẻ thù của mình. Người còn muốn xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình. - Ngày 05/6/1911 Nguyễn ái Quốc rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước 2. Trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919- 1925? - Sau nhiều năm bôn ba, cuối năm 1917 Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp tiếp tục hoạt động. - 18/6/1919: gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho nhân dân Việt Nam. - 7/1920: đọc Luận cương sơ thảo lần một về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin → Tìm thấy con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc. - 12/1920: dự ĐH Tua, tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp → Đảng viên Cộng sản. - 1921: thành lập hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, ra báo Người cùng khổ; viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân; viết cuốn: Bản án chế độ thực dân Pháp → Sách báo này đều bí mật chuyển về nước - 6/1923: sang Liên Xô, dự ĐH Quốc tế Nông dân (10/1923), dự Quốc tế Cộng sản lần V (1924). - 11.11.1924 Người về đến Quảng Châu Trung Quốc tiếp tục truyền bá tư tưởng,xây dựng tổ chức cho cách mạng Việt Nam - Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, 3. Em hãy cho biết công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này ? - Bác tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, con dường cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-lê-nin - Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập một chính Đảng ở Việt Nam. Phần 7: Thi hát về Hồ Chí Minh. (15 phút) Ba đội tự chọn bài hát cho đội mình, đơn ca hoặc đồng ca trình diễn. Giám khảo chấm điểm – thư kí tổng hợp 33 KẾT THÚC: Giám khảo tổng hợp điểm, trao thưởng cho các đội. Cùng hát vang bài ca ca ngợi HCM Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm và tuyên bố kết thúc buổi trải nghiệm. Qua các phần chơi HS rất sôi nổi hào hứng. Các em đã biết cách trình bày vấn đề một cách tự nhiên, truyền cảm, bộc lộ khả năng, sở trường, tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Sau đây là một số hình ảnh về buổi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, 34 35 36 37 38 III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Để đánh giá hiệu quả việc tổ chức HĐTNST trong dạy học Lịch sử tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa truyền thống và hướng nghiệp cho HS lớp 12 cùng với việc kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài, hiệu quả của đề tài đề xuất. chúng tôi tiến hành đánh giá HS về các vấn đề sau: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Họ và tên học sinh: Lớp: Trường THPT TT Hoạt động dạy học theo hình thức trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông Ý kiến của HS (%) Rất cần thiết cần thiết Bình thường Không Cần thiết 1 Theo em việc tổ chức hoạt động dạy học TNST trong học tập môn Lịch sử là như thế nào? 2 Mức độ hứng thú của em khi tham gia các hoạt động học tập TNST trong môn Lịch sử? 3 Hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học Lịch sử đã giúp gì cho em trong học tập bộ môn cũng như hướng nghiệp? - Cung cấp, bồi dưỡng kiến thức cho HS một cách chân thực, sâu sắc nhất. Gắn những kiến thức trong sách vở với thực tiễn. - Phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, thuyết trình, nghiên cứu tài liệu lịch sử - Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS - Định hướng nghề nghiệp cho HS . 39 Kết quả khảo sát việc áp dụng thí điểm nội dung chương trình này tại một số lớp ở trong nhà trường. Câu hỏi Số HS điều tra Câu trả lời Kết quả Số HS trả lời Tỉ lệ % 1. Theo em việc tổ chức hoạt động dạy học TNST trong học tập môn Lịch sử là như thế nào? 73 Rất cần thiết 61 83.5 Cần thiết 12 16.5 Bình thường 0 0 Không cần thiết 0 0 2. Mức độ hứng thú của em khi tham gia các hoạt động học tập TNST trong môn Lịch sử? 73 Rất hứng thú 69 94.5 Hứng thú 4 5.5 Bình thường 0 0 Không hứng thú 0 0 3. Hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học sử Lich đã giúp gì cho em trong học tập bộ môn cũng như hướng nghiệp? 73 - Cung cấp, bồi dưỡng kiến thức cho HS một cách chân thực, sâu sắc nhất. Gắn những kiến thức trong sách vở với thực tiễn. 34 46.5 - Phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, thuyết trình, nghiên cứu tài liệu lịch sử. 61 83.5 - Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS 55 75.3 Định hướng nghề nghiệp cho HS 45 61.6 Các số liệu trong bảng trên đã cho thấy, tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử là cần thiết, hầu hết các em đều hứng thú khi tham gia hoạt động trải nghiệm. Thông qua hoạt đng đã cung cấp tri thức cho HS một cách chân thực sâu sắc, phát triển năng lực cho HS đặc biệt là khả năng giao tiếp, thuyết trình. Để có thêm thông tin xác thực tôi khảo sát thăm dò việc áp dụng thí điểm nội dung chương trình này đối với một số giáo viên trong nhà trường. Chúng tôi khảo sát theo mẫu phiếu sau: 40 PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Họ và tên Giáo viên: Bộ môn giảng dạy: Trường THPT TT Hoạt động dạy học theo hình thức trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông Ý kiến của GV (%) Đồng Ý Lưỡng lự Không đồng ý 1 Kích thích hứng thú học tập, sáng tạo của HS 2 Hình thành, phát triển các năng lực của HS 3 Giờ học sôi nổi, hào hứng hơn, không bị bó hẹp bởi không gian và thời gian. 4 Rèn luyện cho HS kĩ năng giao tiếp, trình bày, thuyết trình trước đám đông. 5 HS chủ động tìm tòi, tích lũy kiến thức. 6 Thiết thực trong giáo dục hướng nghiệp cho HS 41 Sau quá trình khảo sát 30 giáo viên trong nhà trường, kết quả thu được như sau: TT Hoạt động dạy học theo hình thức trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông Ý kiến của GV (%) Đồng Ý Lưỡng lự Không đồng ý 1 Kích thích hứng thú học tập, sáng tạo của HS 100% 0% 0% 2 Hình thành, phát triển các năng lực của HS HHS HS 100% 0% 0% 3 Giờ học sôi nổi, hào hứng hơn, không bị bó hẹp bởi không gian và thời gian. 100% 0% 0% 4 Rèn luyện cho HS kĩ năng giao tiếp, trình bày, thuyết trình trước đám đông. 83% 17% 0% 5 HS chủ động tìm tòi, tích lũy kiến thức. 86.6% 13.4% 0% 6 Thiết thực trong giáo dục hướng nghiệp cho HS 66.6% 33.4% 0% - Bằng phương pháp xin ý kiến sau khi tổ chức các GV đều đánh giá hình thức hoạt động dạy học theo hình thức TNST rất cần thiết và hiệu quả. Như vậy cho thấy: Sau những chuyến hành trình trải nghiệm và hoạt động sáng tạo học sinh rất phấn khởi, hào hứng với việc học môn Lịch sử và đặc biệt là học sinh lớp 12 các em có cơ hội để thể hiện năng lực của mình, phát hiện ra những năng khiếu, sở thích để định hướng nghề nghiệp phù hợp. 42 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy rằng việc tổ chức các hoạt động TNST trong nhà trường là hết sức cần thiết vì nó làm cho học sinh chủ động sáng tạo hơn trong việc giải quyết các vần đề thực tế. Đặc biệt việc dạy học gắn với thực tế góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giúp cho giáo viên chủ động kết nối các đối tác trong khi triển khai nhiệm vụ dạy học, học sinh được trải nghiệm hoạt động học tập trong cuộc sống thực tế để phát huy tính tích cực, tò mò sáng tạo. từ đó thiết lập nên các ý tưởng học tập mới có ích với bản thân và cộng đồng. - Đặc biệt thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh được tiếp xúc, làm quen và có cơ hội để rèn luyện nhiều năng lực, trong đó có năng lực nghiên cứu khoa học phục vụ cho học tập và cuộc sống của các em - Việc hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường THPT là việc làm rất quan trọng, hoạt động này sẽ phát huy ưu điểm nếu biết lựa chọn phương pháp hướng nghiệp đúng đắn. Do vậy, tổ chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo liên quan đến một nghành nghề nào đó mà các em yêu thích là rất cần thiết và góp phần lớn vào việc định hướng nghề nghiệp cho các em. Tuy vậy do thời gian nghiên cứu không nhiều, HĐTNST là một khái niệm mới còn bỡ ngỡ, tài liệu liên quan đến HĐTNST chưa phong phú, đa dạng, cách thức tổ chức hoạt động còn mới lạ. Chính vì vậy quá trình nghiên cứu gặp một số khó khăn nhất định. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp, học sinh để được hoàn hảo hơn. 2. Những kiến nghị, đề xuất: – Với Sở Giáo dục và Đào tạo, cần tổ chức các lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học về chủ đề hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho toàn thể giáo viên. – Với lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện để các giáo viên, các tổ chuyên môn tổ chức nhiều hơn các hoạt động TNST với nội dung đa dạng hơn mang ý nghĩa giáo dục và rèn luyện kĩ năng cao cho học sinh. - Đối với giáo viên, cần chủ động trong môn học của mình, tích hợp các nội dung với các môn học khác và với kiến thức thực tế để tổ chức các hoạt động TNST đa dạng hơn. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Nội dung chính chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Dự thảo ngày 5 tháng 8 năm 2015. 2. Nguyễn Thị Liên ( chủ biên), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXBGD Việt Nam, 2016 3. Tổ chức VVOB Việt Nam, Giáo dục hướng nghiệp qua giáo dục nghề phổ thông, NXB đại học QG Hà Nội, 2013 4. GS. TS Nguyễn Thị Côi(Chủ biên),(2008)Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông.NXB ĐHSP. 5. Vũ Quang Hiển – Hoàng Thanh Tú (đồng chủ biên),(2014) Chương trình phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên), (2010).Phương pháp dạy học Lịch sử. Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 7. Đinh Thị Kim Thoa (2005), Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Hà Nội. 8. Bài: “Khái niệm HĐTNST” của TS. Ngô Thị Tuyên. Trang web: sang-to.html 9. Bùi Ngọc Diệp (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 113/ 02. 10. Mạng xã hội và các tài liệu có trên mạng về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 44 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1 II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................... 2 1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2 2. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................. 2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI ................. 2 1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 3 V. BỐ CỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ................................................. 3 VI. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG .................................................................................. 3 I. CƠ SỞ KHOA HỌC ................................................................................ 3 1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 3 2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 7 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN. ............................................. 8 1. Hoạt động trải nghiệm .............................................................................. 8 2. Hoạt động sáng tạo: .................................................................................. 16 III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .................................................................. 38 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 42 1. Kết luận: ................................................................................................... 42 2. Những kiến nghị, đề xuất: ........................................................................ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
File đính kèm:
- skkn_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_tim_ve_coi_nguon_lich_su.pdf