SKKN Hình thành và phát triển kĩ năng viết truyện dã sử qua việc dạy học văn bản “truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”

Thực tiễn dạy học truyện dã sử ở trường THPT hiện nay

Qua cuộc khảo sát thực tế hiểu biết về truyện dã sử của học sinh cho thấy các

em ít biết về thể loại này. Hơn nữa trên các trang mạng xã hội như Google những

kết quả về lĩnh vực này cũng không đa dạng như những thông tin khác.( Ví dụ khi

gõ Facebook có 22.220.000.000 kết quả; truyện dân gian có 74.500.000 kết quả;

truyện ngôn tình 56.700.000 kết quả; truyện dã sử 8.070.000 kết quả). Đời sống

công nghệ, nhiều loại hình giải trí, trò chơi ảo hấp dẫn hơn rất nhiều so với những

câu chuyện tích xưa kì ảo. Những kiến thức lịch sử về quê hương đất nước, những

anh hùng hào kiệt, những sự kiện của đời sống ông cha xưa dần mai một. Học sinh

ít quan tâm đến các vấn đề lịch sử của cha ông ( kết quả môn Lịch sử trong các kì

thi như Tốt nghiệp THPT Quốc gia những năm gần đây rất thấp), ngay cả gia phả

dòng họ của mình nhiều em cũng không biết và việc giáo dục truyền thống đó

trong các gia đình chưa được chú trọng.

Ngày nay các tổ chức văn hóa thế giới từ UNESCO đến các Bộ, sở, phòng văn

hóa đều quan tâm đến các di tích lịch sử để tôn vinh, phục hồi. Ngay trên địa bàn

Diễn Châu đã có rất nhiều đình đền, nhà thờ các anh hùng dân tộc, nhà thờ các

dòng họ được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh như Đền Cuông ở

Diễn An, nhà thờ họ Ngô ở Diễn Kỷ, nhà thờ Nguyễn Xuân Ôn ở Diễn Thái, Nhà

thờ Nguyễn Trung Minh ở Diễn Xuân, Đền Thiện ở Diễn Ngọc, Chùa Cổ Am ở

Diễn Minh, v.v. là những di tích lịch sử, những địa chỉ tâm linh gắn liền với

những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước và quê hương.

Nhưng để học sinh Diễn Châu thật sự thấu đáo, tự hào về những giá trị lịch sử đó

không phải là các hoạt động giáo dục nào cũng đã hướng đến.7

Giáo viên Ngữ văn hiện nay quan tâm nhiều hơn đến các vần đề rèn kĩ năng

nghị luận, kĩ năng phản biện, kĩ năng sống. hướng cho học sinh đến một tương lai

được xem là hứa hẹn mà đôi lúc xem nhẹ những giá trị tinh thần vẫn âm thầm chảy

sâu trong mạch nguồn cuộc sống, đang nuôi dưỡng trong tâm hồn trẻ. Những giá

trị tinh thần ấy vẫn hiện hữu ngay bên cạnh, trong mỗi người, mỗi dòng họ, mỗi cái

tên. để rồi khi hỏi về những giá trị đó học sinh lại ù tịt như người ở đâu không

biết. Học sinh có thể lập luận, có thể truyết trình phản biện giỏi nhưng tự kể một

câu chuyện hài hước, dí dỏm hay một câu chuyện cuốn hút người đọc về truyền

thống văn hóa, lịch sử của quê hương mình thì lúng túng.

Với mục tiêu giáo dục người học sinh toàn diện, nhà giáo dục cần hướng đến

những cách dạy, cách học để tạo ra những sản phẩm là con người được trang bị

những kĩ năng thiết yếu, những phẩm chất tốt đẹp. Vừa đáp ứng yêu cầu thời đại

về tri thức, kỹ năng, vừa là những con người có trái tim biết rung động, yêu

thương, biết trân quý, tự hào, phát huy những giá trị tinh thần quý báu của gia đình,

dòng họ, quê hương, đất nước.

pdf64 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành và phát triển kĩ năng viết truyện dã sử qua việc dạy học văn bản “truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắp đê. Trời tháng sáu nắng như đổ lửa, 
nhưng tiếng cười nói vẫn râm ran, đêm trăng vành vạnh chiếu sáng như thắp đèn 
trai gái thay vì hò hẹn ra sông đắp đê. Cuối cùng đoạn đê dài cũng hoàn thành từ 
Nam sông Bằng giang đến cả vùng Diễn Viên ( xã diễn Hoa, Diễn Hạnh bây giờ). 
Cái ngày Bạch Hạc nói cũng đến, Ngô Trí Hòa vẫn còn nhớ, khoảng canh hai 
hôm đó ngày 14 tháng 6 năm Bính Tý 1576, mưa gió nổi dậy, nước sông dâng cao 
đột ngột, sấm chớp đùng đoàng, gió rít lên từng hồi, cảnh tượng vô cùng kinh hãi 
rồi trời đổ mưa như trút. Ba ngày ba đêm không ngớt. Dân tình lo lắng lòng dạ cha 
con Ngô Trí Hòa cũng như lửa đốt lo sợ cho sự an nguy của dân. Ba bốn gia đình 
thuyền chài mải buông lưới mà quên lên bờ bị sóng cuốn đi, Trí Hòa nhớ đến viên 
ngọc quý bèn đem ra chà vào tay cầu xin Bạch Hạc cứu họ. Một dải lụa buông ra 
các gia đình hàng chài lên bờ thoát nạn. Đến sáng hôm thứ tư thì mưa tạnh, nước 
sông Bằng giang cũng rút, con đê vẫn trụ vững dân làng đổ xô ra vui mừng. Viên 
ngọc trong tay Ngô Trí Hòa vô tình rơi xuống nước, Trí Hòa tiếc vẩn vơ. 
Sau vụ việc ấy, triều đình đã trọng thưởng gia đình họ Ngô. Năm 1592 đời 
vua Lê Thế Tông, hai cha con Ngô Trí Hòa đi thi và đỗ Tiến sĩ cùng ra làm quan 
39 
“Phụ tử đồng khoa”. Sau này khi mất vua Lê Thần Tông hạ chiếu cho lập đền thờ 
ông tại quê nhà ở thôn Lý Trai, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An để 
tưởng nhớ công lao. 
Câu chuyện số 6 
SỰ TÍCH THIỆN ĐÀN DIỄN NGỌC 
( Nguyễn Thị Ngọc Hồi – 10D1) 
 “Lạch tạch, cách cách,...lạch tạch, cách 
cách”- Tiếng vang lớn nhỏ, âm thanh ma mị 
hồi trầm hồi bổng vang lên trong động. Quan 
Thánh Đế Quân tâm không lo lắng mà đi 
thẳng vào. Vốn là một quan võ nghe nhân 
dân đồn rằng ở trong núi Lèn Hai Vai có một 
con quỷ chuyên ăn hiếp dân lành, lúc thì phá 
hoại mùa màng của nông dân trong thôn, lúc 
thì trù ẻo họ gặp xui và ắt sẽ thành hiện thực 
nên ngài đã theo chỉ dẫn của họ mà đi tận vào 
hang. 
Trời nhá nhem tối, trong hang động lại 
càng tối thêm. Nếu như có người ở bên cạnh 
chưa chắc đã nhận ra. “Bộp.. bộp..bộp! 
Bùm”. tiếng giao tranh giữa người và quỷ 
một khắc đã qua mấy chục chiêu. Chỉ vừa so 
chiêu, quỷ ta đã biết mình kém hơn kẻ này 
tận hai ba bậc liền rút lui. Trên đường rút lui 
nó còn đi qua thôn gần núi mà phá nhà cản 
đường đi của Quan Thánh Đế Quân. Vì thế, 
ngài vừa đánh, vừa đuổi, lại vừa giúp nhân 
dân bảo toàn tính mạng. Biết không thể 
mượn ngoại giúp nội, con quỷ chạy thẳng một mạch qua làng Lý Nhân rồi ra biển. 
Đến đây, quỷ ta hết đường chạy đành phải tiếp tục đối đầu với Quan Thánh Đế 
Quân. “Xoẹt”- tiếng kiếm nhè nhẹ ánh kiếm lướt qua như chuồn chuồn đậu mặt 
nước - đầu quỷ trực tiếp bị lưỡi kiếm của ngài chém xuống. Bỗng nhiên, gió nổi 
lớn, mây đen ùn ùn kéo đến, “đùng” một tiếng. Một tia sáng đánh thẳng xuống 
người Quan Thánh Đế Quân - ngài đã phi thăng. Lúc trên đường lên trời, ngài lỡ 
tay làm rơi pho tượng của mình do nhân dân làng ông đã tặng và không thể quay 
lại lấy. 
Từ đó pho trượng ấy vẫn luôn nằm dưới đáy biển... 
Năm Tân Mùi niên hiệu Tự Đức (1871), ông Nguyễn Ngọc Mỹ người xóm 
Cổng, làng Lý Nhân là một chủ thuyền giàu có, hiền lành phúc hậu, trong một 
40 
chuyến ra khơi, khi thuyền vừa chuẩn bị bỏ neo buông lưới thì ông phát hiện thấy 
có vật lạ đang dập dềnh trên sóng nước. Ông liền gọi các bạn thuyền và liền đem 
trục vớt lên thì đó là pho tượng Quan Thánh Đế Quân, dáng người quắc thước, mặc 
võ phục, râu dài, mặt đỏ, nét mặt oai nghiêm. Ông thành kính để bức tượng lên trên 
đầu mũi thuyền rối đốt đèn, thắp hương, khấn rằng “ Nếu ngài có linh thiêng cho 
tôi kéo được mẻ cá lớn”. Các bạn thuyền liền buông lưới xuống biển và quả nhiên 
được như ý. Lần thứ hai ông cũng khấn như vậy và quả nhiên cũng linh như lần 
trước... Sau khi dương buồm trở về bến, ông chọn một khu đất cao ráo có phong 
cảnh đẹp rồi làm một ngôi nhà nhỏ bằng tre lợp mái rạ, ba mặt thưng phên nứa, 
phía trước che mành để thờ phụng pho tượng. 
Từ ngày có pho tượng quý giá, gia đình ông làm ăn càng ngày càng khấm 
khá, chính vì thế mà càng ngày có càng nhiều người đến cầu nguyện. Vào đêm 
Trung Nguyên, đã có rất nhiều người thắp đèn lồng thả lên trời khẩn cầu. Và chính 
ngày hôm đó, Quan Thánh Đế Quân từ thiên đình trở về hạ giới để thu lại pho 
tượng của mình. Nhưng khi thấy mọi người dốc lòng thờ bái, cầu nguyện bình an, 
vốn biết phải lấy thánh vật trở về nhưng ngài quyết định để lại nơi đó. Thánh vật 
ấy sẽ bảo vệ bình an cho nhân dân nơi đây... 
Mùa thu năm Giáp Tuất (1884), thuyền của Quyền Đinh (người làng Lý 
Nhân) trong lúc đang đánh cá ngoài khơi thì gặp nạn. Cụ giao cho người nhà là 
ông Bạ Yên và ông Bách Tùng ở lại canh giữ thuyền còn mình về biện lễ vật đến 
miếu Quan Thánh Đế Quân cầu đảo. Sau đó quả nhiên ứng linh, thuyền được lai 
dắt về bến an toàn. Mọi người càng phấn khởi và sùng bái ngài Quan Thánh Đế 
Quân hơn. Năm đó lại được mùa cá, các chủ thuyền trong vùng bàn bạc cùng 
chung tay góp sức để xây dựng lại nơi thờ Quan Thánh Đế Quân. Chỉ trong một 
thời gian ngắn, điện thờ đã được xây xong với bộ khung nhà bằng gỗ lim, xung 
quanh xây tường, mái lợp ngói âm dương (nay chính là nhà thờ Thượng Điện). 
Điện thờ Đức Quan Thánh được đặt là “Tuấn Thiện đàn”. Sự linh thiêng của đàn 
ngày càng được biết đến, quy mô của đàn cũng được củng cố và mở rộng thêm. 
Năm Canh Ngọ, niên hiệu Bảo Đại thứ 5 (1930), đền thờ được trùng tu và xây 
thêm nhà Trung điện. Đến năm Quý Mùi niên hiệu Bảo Đại (1943), đàn được xây 
dựng thêm nhà Hạ điện và Nghị môn. 
Hiện nay, các hoạt động tế lễ được tổ chức rất trang trọng vừa mang bản sắc 
cổ truyền lại vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện đại thu hút hàng chục nghìn 
lượt khách về điện dâng hương và hành lễ. Cũng thông qua đó để thể hiện tấm lòng 
tri ân, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn’ của dân tộc, góp phần giáo dục nhân 
cách đạo đức cho thế hệ trẻ. 
Đến với di tích còn là dịp để nhân dân được hoà mình vào không gian làng 
biển và bến cảng, bãi biển rì rào sóng vỗ. Phong cảnh nên thơ ấy sẽ giúp mọi người 
giải toả những u sầu, buồn bực trong đời thường. 
41 
2.3. Hiệu quả của đề tài 
2.3.1. Phạm vi ứng dụng 
 - Cách dạy học này đã áp dụng cho các trường THPT Diễn Châu 1, THPT 
Diễn Châu 3, THPT Diễn Châu 4. Có thể áp dụng cho các trường dân lập, trường 
dân tộc nội trú, trường bổ túc văn hóa. 
- Cách dạy học này có thể áp dụng cho cả học sinh ở đồng bằng lẫn miền núi. 
2.3.2. Đối tượng áp dụng 
- Tất cả các giáo viên đang giảng dạy tại các trường THPT, trường dân lập, 
trường dân tộc nội trú, trường bổ túc văn hóa. 
 - Cách dạy học này có thể áp dụng cho tất cả đối tượng học sinh từ giỏi, khá, 
trung bình, yếu. Áp dụng cho các trường THPT và THPT chuyên. 
 - Đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về đổi mới 
phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn THPT. 
2.3.3. Hiệu quả 
Triển khai áp dụng đề tài vào dạy học đã đạt được một số kết quả sau: 
- Giáo viên đã đưa ra một hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học 
sinh, tạo cơ hội để các em phát huy năng lực, sở trường, tính tích cực, chủ động 
trong học tập. Hình thành và phát triển các năng lực tự học, tự chiếm lĩnh tri thức 
mới, năng lực tìm hiểu và đánh giá các giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần của dân 
tộc. 
- Học sinh quan tâm, say mê, hứng thú với việc tìm hiểu, sưu tầm những câu 
chuyện lịch sử, những giá trị văn hóa tinh thần của địa phương; thích viết, thích 
sáng tác và thích kể về những câu chuyện của quê hương, đất nước và dòng tộc 
mình. 
- Trong mỗi câu chuyện của học sinh những điều tốt đẹp, những giá trị nhân 
văn trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc được các em tiếp nhận rồi 
chuyển tải qua những cách thể hiện mới mẻ, độc đáo. Thái độ yêu mến, tự hào và 
quý trọng các giá trị tinh thần đó được thể hiện rõ nét. 
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt bài thi giữa kì I, 
tham gia các cuộc thi sáng tác truyện do Câu lạc bộ Văn học của nhà trường phát 
động, bước đầu gửi bài tham dự trên tuần báo văn học nghệ thuật huyện Diễn 
Châu. Học sinh tự ý thức được trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa ở 
địa phương. 
- Học sinh yêu thích và chờ đợi môn Văn nhiều hơn. 
 Để kiểm nghiệm kết quả của việc áp dụng để tài, tôi đã tiến hành kiểm tra 
nhanh với những nội dung sau: 
Nội dung 1: 
 Câu 1: Nêu khái niệm về văn tự sự. 
42 
Câu 2: Chỉ ra các đặc trưng của thể loại truyền thuyết. 
 Câu 3: Sắp xếp các bước tiến hành khi viết văn tự sự. 
Câu 4: Hãy kể ít nhất 05 di tích lịch sử văn hóa, dòng họ văn hóa ở địa 
phương được công nhận cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia. 
 Đạt được kết quả cụ thể như sau: 
Bảng 1. Không sử dụng đề tài, khảo sát với 120 em học sinh tại các đơn vị 
lớp 10A1, 10A5, 10D3 trường THPT Diễn Châu 3, Nghệ An. 
(Lớp 10A1: chọn khối A; 10A5: lớp thường khối A; 10D3: lớp thường khối D). 
Nội 
dung 
khảo 
sát 
Nêu khái 
niệm văn 
tự sự. 
Chỉ ra đặc 
trưng của 
thể loại 
truyền 
thuyết. 
Sắp xếp các 
bước tiến 
hành khi viết 
văn tự sự 
Kể ít nhất 05 di tích lịch 
sử văn hóa, dòng họ văn 
hóa ở địa phương được 
công nhận cấp huyện, 
cấp tỉnh, cấp quốc gia. 
Kết 
quả trả 
lời 
đúng 
100 em, 
đạt 83,3 
% 
90 em, đạt 
75% 
70 em, đạt 
58,3% 
15 em, đạt 12,5% 
Bảng 2. Có sử dụng đề tài, khảo sát với 120 em học sinh tại các đơn vị lớp 
10A4, 10D1, 10D2 trường THPT Diễn Châu 3, Nghệ An. 
(Lớp 10A4: chọn khối A; 10D1: chọn khối D; 10D2: lớp thường khối D) 
Nội 
dung 
khảo 
sát 
Nêu khái 
niệm văn 
tự sự. 
Chỉ ra đặc 
trưng của 
thể loại 
truyền 
thuyết. 
Sắp xếp các 
bước tiến 
hành khi viết 
bài văn tự sự 
Kể ít nhất 05 di tích lịch 
sử văn hóa, dòng họ văn 
hóa ở địa phương được 
công nhận cấp huyện, 
cấp tỉnh, cấp quốc gia. 
Kết 
quả trả 
lời 
đúng 
112 em, 
đạt 93,3 
% 
90 em, đạt 
75% 
96 em, đạt 
80% 
85 em, đạt 70,8% 
Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta nhận thấy các lớp có sử dụng đề tài, 
học sinh nắm vững kỹ năng viết văn tự sự hơn. Học sinh quan tâm, hiểu biết về 
các di tích lịch sử ở địa phương nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ đề tài này có hiệu 
quả cao trong việc dạy và học. 
Nội dung 2: Khảo sát với 120 em học sinh tại các đơn vị lớp 10A4, 10D1, 
10D2 trường THPT Diễn Châu 3, Nghệ An. 
Câu hỏi kiểm tra: Hãy viết một câu chuyện dã sử liên quan đến một trong 
những nội dung sau: 
- Nhân vật lịch sử 
43 
- Sự kiện lịch sử 
- Một nét đẹp truyền thống văn hóa của địa phương hoặc dòng họ. 
Kết quả khảo sát: 
- Số học sinh không tham gia viết truyện: 25 em, chiếm 20,8% 
- Số học sinh tham gia viết truyện: 95 em, chiếm 79,2%, trong đó: 
Nội 
dung 
khảo 
sát 
Viết về 
nhân vật 
lịch sử 
Viết về sự 
kiện lịch sử 
Viết về 
truyền thống 
văn hóa của 
địa phương 
Viết về những câu 
chuyện ứng xử đời 
thường 
Số 
lượng 
tham 
gia 
35 em, đạt 
29,1 % 
30 em, đạt 
25% 
15 em, đạt 
12.5% 
15 em, đạt 12,5% 
Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta nhận thấy đa số học sinh đã có hứng 
thú viết truyện dã sử. Những mảng đề tài mà các em quan tâm là viết về các nhân 
vật và sự kiện lịch sử của quê hương. Ngoài ra, trong quá đánh giá kết quả sản 
phẩm truyện của các em, tôi đã phát hiện ra nhiều học sinh có kỹ năng viết truyện. 
Nhiều em thể hiện năng khiếu sáng tác văn học, không chỉ đáp ứng yêu cầu của 
một tác phẩm dã sử mà con tạo ra những dấu ấn cá nhân độc đáo. Nhiều em đạt 
giải trong các cuộc thi sáng tác của Câu lạc bộ Văn học nhà trường tổ chức.(Kết 
quả được đưa ra trong phần phụ lục) 
44 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
3.1. Kết luận 
Đề tài đã tổng hợp và phân tích các nội dung lý luận liên quan đến việc dạy 
học gắn liền với hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Từ đó thấy được sự cần thiết của 
đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Ngữ văn. Tạo niềm say mê, 
hứng thú cho học sinh với hoạt động sáng tạo nghệ thuật – một hoạt động đặc thù 
của bộ môn. Đồng thời góp phần giáo dục truyền thống tự hào dân tộc, tình yêu và 
trách nhiệm đối với các di sản lịch sử, văn hóa tinh thần của quê hương, đất nước. 
Qua đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện việc dạy học hình thành và 
phát triển kỹ năng viết truyện dã sử qua truyền thuyết Truyện An Dương Vương và 
Mị Châu – Trọng Thủy có thể thấy được sự chuyển biến tích cực của học sinh 
trong quá trình học tập. Tạo ra một cách tiếp cận mới đặt nội dung bài học trong 
mối quan hệ với môi trường văn hóa, sinh thành, biến đổi; trong mối quan hệ với 
những thể loại khác. Sáng tác truyện dã sử vừa củng cố kiến thức về truyền thuyết 
vừa giúp học sinh khám phá, phát hiện các giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của quê 
hương, dòng tộc, khám phá năng lực sáng tạo nghệ thuật của bản thân.Việc làm 
này khơi gợi được niềm đam mê, tạo động lực để các em học tập, giúp các em phát 
triển những kỹ năng cần thiết của môn học. Bên cạnh đó còn giúp các em phát 
triển một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kĩ 
năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông 
tin, 
Đề tài đã nghiên cứu, khảo sát thực trạng, những thuận lợi và khó khăn của 
dạy học truyện dã sử ở trường THPT Diễn Châu 3, từ đó đề xuất những yêu cầu 
cần đảm bảo quy trình thiết kế và tổ chức dạy học trong nhà trường. Đề tài đã được 
tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Diễn Châu 3 với 6 lớp 10 năm học 2020 – 
2021. Quá trình thực nghiệm đã chứng tỏ tính khả thi của việc dạy học hướng đến 
hình thành và phát triển kỹ năng viết truyện dã sử cho học sinh và kết quả đạt được 
rất khả quan. 
Tuy nhiên, hoạt động sáng tác truyện nói chung và truyện dã sử nói riêng là 
một hoạt động đòi hỏi năng khiếu thật sự của người viết. Hơn nữa truyện dã sử là 
một thể loại rất mới đối với học sinh, các tài liệu viết về thể loại này còn ít, còn 
mang tính hàn lâm, lí luận. Kiến thức lịch sử với thế hệ trẻ hiện nay không còn là 
niềm gây hứng thú. Vì vậy, quá trình sáng tác truyện dã sử ít nhiều sẽ gặp những 
khó khăn. Từ những khó khăn trên, chúng tôi sẽ tiếp tục đa dạng hình thức, tổ chức 
dạy học như gắn liền với tham quan, trải nghiệm; đưa các hoạt động sáng tác 
truyện vào kế hoạch dạy học hàng tháng, hàng kì của bộ môn và thi tuyển thành 
viên của Câu lạc bộ Văn học. 
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện một cách khách quan, khoa học, sử dụng 
số liệu chính xác, đã được khảo sát, có cơ sở lí luận và thực tiễn đầy đủ, rõ ràng, 
phù hợp với thực trạng dạy học. Đề tài được trình bày có tính hệ thống, theo quy 
định về viết sáng kiến kinh nghiệm, lập luận rõ ràng, chặt chẽ, lôgic. 
45 
3.2. Một số kiến nghị đề xuất 
Đối với giáo viên dạy: Cần đa dạng hóa các hoạt động dạy học để giúp học 
sinh hình thành các năng lực: nghe, nói, đọc, viết trong môn học Ngữ văn. Trong 
việc thiết kế bài dạy cần hướng đến phát huy năng lực, sở trường của học sinh. 
Cần tích hợp kiến thức liên môn giúp mở rộng sự hiểu biết của học sinh về đời 
sống văn hóa, xã hội cũng như khắc sâu kiến thức môn học. 
Đối với học sinh: Phải thấy được vai trò của môn Văn trong việc giáo dục 
nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn con người. Thấy được các giá trị tinh thần của 
lịch sử cha ông đối với đời sống tâm hồn và tình cảm. Thường xuyên trau dồi kỹ 
năng viết truyện giúp cho khả năng tư duy ngôn ngữ, quan sát và đánh giá những 
vấn đề của đời sống được tốt hơn. Học sinh cần có thái độ học tập đúng đắn với 
môn học, tự nâng cao tinh thần chủ động, tự học, tự sáng tạo, tìm tòi, trải nghiệm. 
Đối với tổ chuyên môn và các cấp quản lý: Tổ chuyên môn nên đầu tư thời 
gian cho việc thảo luận và rút kinh nghiệm các cách dạy học gắn liền với hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo, nhất là các hoạt động đặc thù của bộ môn Ngữ văn như 
sáng tác các thể loại văn học: thơ, truyện. Đưa hoạt động dạy học theo hình thức 
nghiên cứu bài dạy minh họa nhiều hơn, chất lượng được đầu tư hơn. Nhà trường 
chỉ đạo sát sao kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ Văn học. Tạo điều kiện về thời 
gian và kinh phí để Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả. 
Sáng kiến này chỉ là một số kinh nghiệm về giảng dạy gắn liền với hoạt động 
vận dụng trải nghiệm sáng tạo thể loại dã sử của cá nhân tôi nên không tránh khỏi 
khiếm khuyết và hạn chế. Mong các thầy cô giáo và Ban giám khảo góp ý để đề 
tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Diễn Châu, ngày 20 tháng 3 năm 2021 
Tên tác giả 
Cao Thị Huyền Lam 
46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách SGK Ngữ Văn lớp 10, Tập 1(2006), Nhà xuất bản Giáo Dục 
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 10 (2012) 
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3 – 2007 
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 
môn Ngữ văn. 
5. Tài liệu tập huấn chuyên đề “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của Sở Giáo dục Nghệ An, tháng 9-
2015 
6. Tài liệu tập huấn chuyên đề “Chủ đề dạy học” của Sở Giáo dục Nghệ An, 
tháng 9 – 2016 
7. Vũ Tiến Quỳnh(1997), “Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Văn nghệ, Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
8. Nguyễn Thái Hòa (2000), “Những vấn đề thi pháp của truyện”, NXB Giáo dục. 
47 
PHỤ LỤC 1 
BÀI TEST NỘI DUNG 1 
Câu 1: Nêu khái niệm về văn tự sự. 
............................................................................................................................
....................................................................................................................................
............................................................................................................................. .......
....................................................................................................................................
........................................................................................................................... 
Câu 2: Đặc trưng của thể loại truyền thuyết được chỉ ra là một trong các đáp 
án sau. Đó là đáp án nào? (Khoanh vào đáp án đúng) 
a. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử 
thời quá khứ, thường có các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, thể hiện thái độ và cách 
đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. 
b. Là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể 
hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức 
cũng như công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao 
động. 
c. Là tác phẩm tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn 
chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại 
diện cho một thế hệ. 
 Câu 3 : Viết bài văn tự sự gồm các bước sau: 
1.Tìm hiểu đề bài 
2.Lập dàn ý/ lập dàn ý chi tiết. 
3.Tìm ý 
4.Viết bài theo dàn ý 
Thứ tự sắp xếp đúng của các bước trên là: (Khoanh vào đáp án đúng) 
A. 1-3-2-4 C. 1-3-4-2 
B. 2-3-1-4 D. 4-2-1-3 
Câu 4: Hãy kể ít nhất 05 di tích lịch sử văn hóa, dòng họ văn hóa ở địa 
phương được công nhận cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia. 
48 
PHỤ LỤC 2 
Hình ảnh về một số các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Diễn Châu 
Đền Cuông – Diễn An 
Chùa Cổ Am- Diễn Minh 
49 
Đài tưởng niệm liệt sỹ 1930-1931 tại Diễn Ngọc 
Nhà thờ họ Ngô – Diễn Kỷ 
50 
Lèn Hai Vai – nằm giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng 
Đình Phượng Lịch- Diễn Hoa 
51 
Đình Phượng Lịch – Diễn Hoa 
Đền Đệ Nhất – Diễn Nguyên 
Giác Thiện Đàn – Diễn Nguyên 
52 
PHỤ LỤC 3 
Một số hoạt động của học sinh trong việc tìm kiếm tư liệu và viết truyện dã sử 
53 
54 
55 
56 
57 
58 
59 
60 
61 
62 
63 
64 

File đính kèm:

  • pdfskkn_hinh_thanh_va_phat_trien_ki_nang_viet_truyen_da_su_qua.pdf
Sáng Kiến Liên Quan