SKKN Hiệu trưởng phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở trường Tiểu học

Thực trạng về công tác Đội TNTP HCM ở các trường tiểu học hiện nay.

Hiện nay, công tác Đội và phong trào thiếu nhi của nhà trường vẫn được duy trì và phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, thu hút được đa số các em tham gia hoạt động nên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Đội vẫn còn nhiều khó khăn. Do đặc thù của một số Nhà trường(Trường vùng khó.). Mặt khác, giáo viên tổng phụ trách chưa được ổn định ở một vị trí, chỉ làm tổng phụ trách Đội từ một đến hai năm sẽ đổi giáo viên tổng phụ trách mới (do thuyên chuyển.) do đó giáo viên tổng phụ trách thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động. Hơn thế nữa giáo viên tổng phụ trách còn phải kiêm nhiệm nên thời gian dành cho công tác Đội - Sao còn ít. Có nhiều giáo viên chủ nhiệm lớn tuổi nên khó khăn trong hướng dẫn cho các em hoạt động. Tài liệu công tác Đội còn thiếu, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Đội còn đơn giản chưa đáp ứng với nhu cầu cần thiết của Đội.

Mặc dù có nhiều khó khăn như vậy nhưng giáo viên tổng phụ trách Đội phải chủ động trong hoạt động mới đạt được kết quả nhất định. Thực hiện đầy đủ 3 chương trình công tác Đội (nhi đồng chăm ngoan, thiếu niên sẵn sàng, phụ trách tài năng) quan tâm xây dựng Ban chỉ huy liên đội, đội cờ đỏ, đội cờ, đội trống Tập huấn cho anh chị phụ trách và phụ trách sao, ban chỉ huy liên đội, chi đội. Tổ chức tốt đại hội liên đội đầu năm, xây dựng quy chế thi đua khen thưởng và công khai cho toàn liên đội nắm rõ để thực hiện. Hàng tháng tổng phụ trách Đội nắm kế hoạch chung của Hội đồng Đội huyện để xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình của nhà trường và được Hiệu trưởng duyệt trước khi triển khai thực hiện, làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tổ chức nhiều cuộc thi có ý nghĩa và tổ chức nhiều phong trào được đông đảo thiếu niên, nhi đồng tham gia như: phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ bạn nghèo, đôi bạn cùng tiến, vì vậy nhiều liên đội luôn đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu trưởng phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 động của nhà trường bởi vì mục tiêu giáo dục của nhà trường tiểu học và mục tiêu của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là giáo dục thiếu nhi trở thành những con người mới, những công dân có ích cho xã hội. Trong nhà trường, hoạt động giáo dục đào tạo theo mục tiêu, kế hoạch, chương trình của Nhà nước là hoạt động chủ đạo. Hoạt động giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ hoạt động giáo dục đạt kết quả cao hơn.
Hoạt động Đội có tác dụng lớn đối với giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị - xã hội cho học sinh.
Về nội dung: Đội tập hợp và sử dụng tất cả các nội dung có trong sách giáo khoa, báo chí, thông tin đại chúng với các hình thức vui chơi, cắm trại, múa hát tập thể và các cuộc thi các hoạt động tập thể làm cho hoạt động giáo dục trở nên sinh động, hấp dẫn tạo hứng thú thu hút các em đến trường.
Hoạt động Đội có vai trò nâng cao chất lượng học tập văn hoá Đội hỗ trợ bằng cách:
+ Giáo dục học sinh xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn.
+ Xây dựng nề nếp học tập, phương pháp học tập.
+ Giúp đỡ nhau học tập tốt như:" Đội bạn cùng tiến", nhóm học tập, các câu lạc bộ học tập như câu lạc bộ Toán, Tiếng Việt hay các nhóm sở thích
Các danh hiệu quả Đội như "Cháu ngoan Bác Hồ" , "Chi đội mạnh", "Liên đội mạnh" là hình thức động viên cá nhân và tập thể phấn đấu học tập tốt.
Hoạt động Đội cũng góp phần nâng cao giáo dục thể chất và lao động như tổ chức các trò chơi vận động, ca múa hát tập thể, lao động công ích như giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, "Đoạn đường em chăm", "vườn hoa em chăm" tổ chức hướng dẫn thiếu nhi lao động tự phục vụ bản thân, lao động giúp gia đình. Thông qua đó giáo dục cho các em tình yêu lao động, yêu quý người lao động.
Hiệu trưởng không những nhận thức rõ vai trò của tổ chức Đội trong nhà trường mà còn phải nhận thức được vai trò của giáo viên tổng phụ trách Đội trong nhà trường. Giáo viên tổng phụ trách Đội là một chức danh được công nhận. Điều 27 - Điều lệ trường tiểu học ghi rõ: "Mỗi trường tiểu học có một tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh. Tổng phụ trách có thể là giáo viên chuyên trách hoặc giáo viên kiêm nhiệm".
Không những thế, trong trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng, vị trí của viên tổng phụ trách Đội hết sức quan trọng, bởi hoạt động Đội góp phần rất lớn vào hoạt động giáo dục của nhà trường. Hoạt động đội tốt, có chất lượng, có hiệu quả không chỉ nhờ vào sự quan tâm của Hiệu trưởng mà còn phụ thuộc vào khả năng của người giáo viên tổng phụ trách Đội: Yêu, say mê và tâm huyết với công tác Đội, có năng lực tổ chức các hoạt động của thiếu nhi, có năng lực sư phạm vững vàng, có kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội, có khả năng vận động quần chúng, có mối quan hệ mật thiết với trẻ, là người gắn bó và luôn ở bên các em trong mọi hoạt động, là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của các em. Vì vậy khi chọn giáo viên tổng phụ trách Đội, Hiệu trưởng cần phải chọn giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực để đáp ứng yêu cầu và tính chất của hoạt động Đội.
Để hoạt động Đội có hiệu quả không những Hiệu trưởng nhận thức rõ vai trò của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh mà cần phải quán triệt, tuyên truyền để đội ngũ giáo viên của nhà trường cũng thấy được vai trò của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Cần tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí và nhân lực cho hoạt động Đội. Có như vậy khi tham gia các hoạt động của Đội giáo viên mới nhiệt tình và có ý thức, trách nhiệm cao.
2.2.2. Hiệu trưởng phối hợp với giáo viên tổng phụ trách Đội để xây dựng kế hoạch hoạt động Đội.
Trong một chu trình quản lý, kế hoạch là khâu đầu tiên. Mọi hoạt động đều bắt đầu từ khâu lập kế hoạch. Chức năng kế hoạch là xác định mục tiêu, là quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện đạt được mục tiêu đó.
QUY TRÌNH QUẢN LÝ
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA
TỔ CHỨC
THÔNG TIN QUẢN LÝ
CHỈ ĐẠO
Hiệu trưởng cần phối hợp với giáo viên tổng phụ trách Đội để xây dựng kế hoạch hoạt động Đội. Khi bản kế hoạch được xây dựng phù hợp là điều kiện quyết định đầu tiên hoạt động có hiệu quả cao. Một bản kế hoạch hoạt động Đội đảm bảo được tính khoa học và thực tiễn có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động Đội. Do đó Hiệu trưởng và giáo viên tổng phụ trách cần thống nhất về quy trình soạn thảo kế hoạch hoạt động của Đội như sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu hoạt động, có tác dụng giáo dục học sinh vấn đề gì? học sinh sẽ được hình thành thái độ và kỹ năng gì?
Bước 2. Thu thập và xử lý thông tin.
Trước khi xây dựng kế hoạch hoạt động Đội, Hiệu trưởng và giáo viên tổng phụ trách Đội cần phối hợp nghiên cứu, phân tích và xử lý thông tin bao gồm: nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ thị của ngành giáo dục, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của Hội đồng Đội các cấp và kế hoạch hướng dẫn thực hiện năm học của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và kế hoạch năm học của nhà trường. Sau đó dựa vào tình hình thực tế của địa phương và thực trạng của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động Đội cho phù hợp.
Bước 3: Dự thảo kế hoạch - xây dựng các phương án tổ chức hoạt động Đội.
Sau khi thu thập và xử lý thông tin, Hiệu trưởng và giáo viên tổng phụ trách Đội tiến hành dự thảo kế hoạch và xây dựng các phương án hoạt động. Bản kế hoạch dự thảo phải chi tiết, chính xác. Nội dung công việc, hình thức hoạt động, thời gian, điều kiện, địa điểm, người phụ trách phải rõ ràng. Cần xây dựng 2 - 3 phương án và tuỳ điều kiện thực tiễn cụ thể để lựa chọn, quyết định phương án phù hợp.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch chính thức.
Sau khi xây dựng xong dự thảo kế hoạch và các phương án hoạt động Hiệu trưởng và giáo viên tổng phụ trách Đội rà soát lại một lần nữa bản thảo.
Ví dụ: Xây dựng kế hoạch hoạt động Đội tháng 12.
Chủ điểm: "Uống nước nhớ nguồn".
Bước 1: Xác định mục đích của hoạt động Đội.
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12.
- Học sinh có thái độ kính trọng, biết ơn các cô chú bộ đội, thương binh, liệt sĩ.
- Học sinh có kỹ năng thực hiện một số hoạt động để thực hiện ý thức "Uống nước nhớ nguồn".
Bước 2. Thu thập và xử lý thông tin.
Nghiên cứu văn bản hướng dẫn thực hiện năm học của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục về việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Công văn hướng dẫn của Hội đồng Đội huyện, xem xét đánh giá thực trạng của nhà trường và của liên đội.
Bước 3. Xây dựng phương án hoạt động (Dự thảo kế hoạch).
Phương án 1: Thăm và giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, viếng nghĩa trang liệt sĩ.
Phương án 2: Thăm và giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, mời cựu chiến binh nói chuyện truyền thống quân đội Việt Nam...
Bước 4. Xây dựng kế hoạch chính thức.
Dự thảo kế hoạch, đối chiếu với thực tiễn của nhà trường, liên đội để chỉnh sửa lại những điểm chưa phù hợp, sau đó quyết định kế hoạch chính thức.
Bước 5. Phổ biến bước tập thể sư phạm và tổ chức thực hiện.
Tại hội nghị viên chức đầu năm, Hiệu trưởng phổ biến phương hướng kế hoạch hoạt động năm học của nhà trường trong đó có kế hoạch hoạt động Đội. Giáo viên tổng phụ trách Đội đưa ra chương trình hoạt động phù hợp với nội dung kế hoạch.
Như vậy trong việc lập kế hoạch, Hiệu trưởng và giáo viên tổng phụ trách Đội cùng nhau bàn bạc, thống nhất tạo được mối quan hệ phối hợp làm việc có hiệu quả ngay từ khâu đầu tiên, tránh được sự chồng chéo, bỏ sót hay mất cân đối giữa các hoạt động của nhà trường, phát huy được tính sáng tạo của giáo viên tổng phụ trách Đội. Mặt khác, kế hoạch đề ra sẽ mang tính pháp chế cao và huy động được các lực lượng trong nhà trường tham gia.
2.2.3. Hiệu trưởng phối hợp với giáo viên tổng phụ trách Đội tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội.
Chức năng tổ chức là quá trình bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo tốt mục tiêu đề ra.
Tổ chức là chức năng thứ hai trong quá trình quản lý, chức năng tổ góp phần thực hiện hoá mục tiêu quản lý. Nếu tổ chức một cách khoa học, hợp lý thì sẽ tạo ra sức mạnh mới. Sức mạnh mới của tổ chức có thế mạnh lên nhiều so với khả năng vốn có của tổ chức đó. Việc tổ chức phù hợp, khoa học hay không sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của công việc.
Nhằm thực hiện tốt kế hoạch Đội đã đề ra đòi hỏi Hiệu trưởng và giáo viên tổng phụ trách Đội phải tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý thì sẽ tạo ra sức mạnh mới. Sức mạnh mới của tổ chức có thế mạnh lên nhiều so với khả năng vốn của tổ chức đó. Việc tổ chức phù hợp, khoa học hay không sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của công việc.
Nhằm thực hiện tốt kế hoạch Đội đã đề ra đòi hỏi Hiệu trưởng và giáo viên tổng phụ trách Đội phải tổ chức thực hiện một cách khoa học và hợp lý. Hiệu trưởng và giáo viên tổng phụ trách Đội không nên ôm đồm công việc mà phải biết tận dụng sức mạnh tập thể, nhà trường, vận dụng sức mạnh của các lực lượng xã hội. Nhưng để thực hiện nhịp nhàng cần có người chỉ huy, để tổ chức tốt hoạt động Đội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo viên Hiệu trưởng, phối hợp với giáo viên tổng phụ trách thành lập Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động gồm:
Trưởng ban chỉ đạo: Hiệu trưởng.
Phó ban chỉ đạo: Giáo viên Tổng phụ trách Đội.
Ban viên: Đại diện Công đoàn, Chi đoàn, giáo viên nhạc hoạ, giáo viên thể dục, đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng Đội xã
Sau khi thành lập xong, Ban chỉ đạo tiến hành phân công trách nhiệm và quyền hạn cho mỗi thành viên trong Ban chỉ đạo. Tuỳ tính chất từng công việc để chọn người phụ trách cho đúng sở trường, năng lực của họ nhằm phát huy hết khả năng của từng thành viên trong ban chỉ đạo.
2.2.4. Hiệu trưởng phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội chỉ đạo hoạt động Đội.
Chức năng chỉ đạo là chức năng thứ ba trong quá trình quản lý, nó cùng với chức năng tổ chức thực hiện hoá mục tiêu.
Chỉ đạo là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu với chất lượng cao.
Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường Tiểu học rất phong phú và đa dạng. Vì vậy Hiệu trưởng và giáo viên Tổng phụ trách cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc chỉ đạo hoạt động Đội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo viên. Cụ thể là sự chỉ đạo, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ mọi người làm việc đạt hiệu quả cao.
Hiệu trưởng phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách chỉ đạo tốt thì mọi thành viên trong tổ chức sẽ làm việc với tinh thần thoải mái, có ý thức cao, mỗi người sẽ đưa hết khả năng của mình để làm việc, vì vậy hiệu quả của hoạt động sẽ ở mức cao nhất. Ở Trường tiểu học có nhiều hoạt động Đội, nhưng với khuôn khổ đề tài không cho phép, tôi chỉ đưa ra một ví dụ thể hiện sự phối hợp giữa Hiệu trưởng và giáo viên Tổng phụ trách Đội trong việc chỉ đạo hoạt động Đội.
Ví dụ: Chỉ đạo tổ chức hội thi: "Phụ trách Sao giỏi".
- Mục đích: Tổ chức cho thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
- Quá trình chỉ đạo: Hiệu trưởng cùng giáo viên Tổng phụ trách Đội duyệt kế hoạch, chương trình tổ chức hội thi, thành lập Ban chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các thành viên.
Ban chỉ đạo gồm:
Trưởng ban	: Hiệu trưởng.
Phó ban	: Giáo viên Tổng phụ trách Đội.
Uỷ viên	: - Chủ tịch Công đoàn nhà trường
	 - Bí thư chi đoàn.
	 - Các đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn
Hiệu trưởng phát động hội thi.
Phân công phụ trách:
+ Hiệu trưởng (Trưởng ban): Chỉ đạo chung, phát động thi đua.
+ Giáo viên tổng phụ trách (Phó ban): Chịu trách nhiệm về chương trình, phổ biến hội thi và biểu điểm chấm.
+ Bí thư chi đoàn: Phân công các đồng chí đoàn viên tập luyện cho các phụ trách sao, trang trí và các điều kiện khác.
+ Chủ tịch Công đoàn: Phân công đoàn viên chấm điểm thi đua và chuẩn bị phần thưởng.
+ Các tổ trưởng là các tiểu ban.
Hiệu trưởng và giáo viên Tổng phụ trách Đội hướng dẫn và đôn đốc các tiểu ban hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời gian qui định. Trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng và giáo viên Tổng phụ trách Đội thường xuyên hướng dẫn, theo dõi đôn đốc và giúp đỡ, kiểm tra mọi người thực hiện, không nên phó mặc cho họ.
2.2.5. Hiệu trưởng phối hợp với giáo viên tổng phụ trách Độ trong kiểm tra, đánh giá hoạt động Đội.
Kiểm tra là khâu cuối cùng của quá trình quản lý, kiểm tra là kênh thông tin phân hồi quan trọng nhất, kiểm tra để đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm để điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu đề ra. Kiểm tra để làm các căn cứ, bằng chứng cụ thể, rõ ràng phục vụ cho việc đánh giá chính xác. Mặt khác kiểm tra để thẩm định tính đúng sai của kế hoạch.
Với mục đích quan trọng như trên đòi hỏi Hiệu trưởng và giáo viên Tổng phụ trách Đội phải phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện tốt chức năng kiểm tra hoạt động Đội. Khi kiểm tra hoạt động Đội Hiệu trưởng và giáo viên Tổng phụ trách Đội cần dựa trên mục tiêu, chương trình và kế hoạch đã đề ra, phải có tiêu chí và chuẩn mực đánh giá rõ ràng, phải thống nhất cách đánh giá. Đánh giá tốt nhất là đánh giá theo định tính. Nếu những trường hợp không thể đánh giá theo định tính được thì mới đánh giá theo định lượng. Nhưng đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng mới kích thích được phong trào phát triển. Kiểm tra đánh giá hoạt động Đội không thiên về phê bình mà chủ yếu tìm ra sai lệch để uốn nắn kịp thời và tìm ra cái tốt để tuyên dương, động viên và nhân rộng điển hình, có thể tuyên dương về một mặt nào đó.
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động Đội phải được tiến hành thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Vì thế Hiệu trưởng và giáo viên Tổng phụ trách Đội phải xây dựng được một đội ngũ làm công tác kiểm tra hoạt động có đủ khả năng và nhiệt tình để đem lại sự công bằng, khách quan trong đánh giá.
Ban kiểm tra hoạt động Đội bao gồm:
Trưởng ban: Phó Hiệu trưởng.
Phó ban: Giáo viên Tổng phụ trách Đội.
Ban viên: 	Bí thư chi đoàn.
	Giáo viên chủ nhiệm lớp
	Đội cờ đỏ của liên đội
Để làm tốt công tác kiểm tra được tốt, Hiệu trưởng và giáo viên Tổng phụ trách Đội cần có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ những người làm công tác kiểm tra đánh giá, đặc biệt là đội cờ đỏ của liên đội vì khả năng của các em còn hạn chế. Các thành viên khác trong Ban kiểm tra đánh giá cũng phải được bồi dưỡng công tác kiểm tra hoạt động Đội, vì hoạt động Đội phong phú, đa dạng và không thuộc lĩnh vực chuyên môn của họ.
Đội cờ đổ của liên đội theo dõi hàng ngày về nề nếp của các chi đội, các lớp nhi đồng. Mỗi giáo viên chủ nhiệm trực ban một tuần có nhiệm vụ theo dõi nề nếp từng lớp. Vì vậy phải có biển điểm chung để đánh giá một cách thống nhất, tránh sự đánh giá vênh nhau như lớp trực tuần đề nghị tuyên dương lớp A còn liên đội đề nghị tuyên dương lớp B. Do đó, giáo viên tổng phụ trách Đội giúp đỡ và hướng dẫn các Ban viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Điểm xếp loại thi đua của tuần là điểm chung giữa Đội cờ đỏ và giáo viên trực tuần tổng hợp.
Đối với kiểm tra, đánh giá một hoạt động theo một chủ điểm hoặc một đợt phát động thì phải thành lập Ban kiểm tra, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, thống nhất biểu điểm.
Cần đưa kết quả hoạt động Đội vào đánh giá thi đua của giáo viên chủ nhiệm. Có như thế giáo viên chủ nhiệm mới có trách nhiệm với các hoạt động của lớp mình phụ trách.
Sau khi đánh giá cần có khen thưởng động viên một cách kịp thời nhằm tạo được sự hăng hái thi đua cho các đợt sau, kích thích được thi đua thực sự, tránh ganh đua.
2.2.6. Hiệu trưởng tạo điều kiện cho giáo viên Tổng phụ trách Đội.
Để giáo viên Tổng phụ trách Đội thực hiện tốt công tác Đội, Hiệu trưởng cần tạo những điều kiện cho giáo viên Tổng phụ trách Đội như sau:
Thứ nhất, là tạo điều kiện về kinh phí cho hoạt động Đội. Đây không phải là điều kiện quyết định nhưng rất quan trọng. Để tổ chức hoạt động nào cũng cần có kinh phí. Hoạt động Đội trong một năm học có nhiều chủ điểm, mỗi chủ điểm sẽ tổ chức các hội thi và tổng kết hoạt động theo chủ điểm đó. Để phục vụ các cuộc thi và tổng kết cần có kinh phí tổ chức và kinh phí để khen thưởng. Quỹ Đội rất hạn chế, không thể trang trải cho các hoạt động của Đội. Vì vậy cần sự hỗ trợ về kinh phí của nhà trường cho hoạt động Đội.
Thứ hai, là tạo điều kiện về thời gian sau: Thời gian cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Hiện nay, chỉ có trường hạng 1 và trường chuẩn Quốc gia (có nhiều lớp) mới có giáo viên Tổng phụ trách Đội chuyên trách. Còn các trường khác giáo viên Tổng phụ trách Đội còn kiêm nhiệm. Vì vậy thời gian của giáo viên Tổng phụ trách Đội còn hạn hẹp, đặc biệt là những trường có nhiều điểm trường lại phải mất thời gian nhiều hơn cho công tác tập huấn, triển khai công tác Đội. Thời gian cho triển khai các hoạt động Đội cũng còn hạn hẹp. Vì vậy Hiệu trưởng cần sắp xếp bố trí lịch học một cách phù hợp, khoa học để dành thời gian cho Đội tổ chức các ngày kỷ niệm theo chủ điểm như: 19/5, 20/11, 22/12, 3/2, 26/3, 1/5, 19/5.
Thứ ba, tạo điều kiện về phương tiện. Mọi hoạt động đều phải có phương tiện. Hoạt động Đội cũng vậy cũng cần phải có các phương tiện tối thiểu như cờ, hoa, loa máy, trống đội, phòng truyền thống của Đội có đầy đủ phương tiện cho hoạt động Đội sẽ làm cho các em thấy long trọng, tạo cho các em niềm đam mê khi tham gia các hoạt động.
Thứ tư, tạo điều kiện về nhân lực tham gia hoạt động Đội, trong nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng thời gian dành cho hoạt động chuyên môn chiếm đa số. Vì vậy mọi người đều tập trung vào công tác chuyên môn của mình. Hơn nữa hoạt động Đội đòi hỏi người tham gia phải nhiệt tình và có năng lực, đặc biệt là năng lực tổ chức. Do đó Hiệu trưởng cần tạo điều kiện để mọi người được tập huấn công tác Đội và tham gia hoạt động Đội.
III. PHẦN KẾT LUẬN 
3.1. Ý nghĩa.
Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang tập trung mọi nguồn lực để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong mỗi nhà trường, muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục cần tạo cho các em hứng thú học tập và xác định được động cơ học tập đúng đắn. Để làm được điều đó cần có sự hỗ trợ của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường tiểu học. Vì vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động Đội là rất cần thiết.
Để quản lý, chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động Đội, chỉ giáo viên Tổng phụ trách Đội không thôi thì chưa thể làm tốt được mà cần phải có sự phối hợp với nhà trường mà đứng đầu là Hiệu trưởng.
Trên thực tế, việc phối hợp giữa Hiệu trưởng và giáo viên Tổng phụ trách Đội ở trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng còn có nhiều bất cập. Vì vậy việc tìm ra những biện pháp phối hợp giữa Hiệu trưởng và giáo viên Tổng phụ trách Đội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là một hướng đi đúng.
Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng sự phối hợp giữa Hiệu trưởng và giáo viên Tổng phụ trách Đội ở trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng việc Hiệu trưởng phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục còn nhiều hạn chế. Cïng víi viÖc ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ thùc tr¹ng, b¶n th©n t«i ®· ®Ò xuÊt ®­îc mét sè biÖn ph¸p qu¶n lý cña HiÖu tr­ëng trong viÖc phèi hîp víi gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch §éi nh»m n©ng cao chÊt l­îng hiÖu qu¶ gi¸o dôc nh­ sau:
1. HiÖu tr­ëng nhËn thøc râ tÇm quan träng cña tæ chøc §éi TNTP Hå ChÝ Minh trong nhµ tr­êng.
2. HiÖu tr­ëng phèi hîp víi gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch §éi ®Ó x©y dùng kÕ ho¹ch ho¹t ®éng §éi.
3. HiÖu tr­ëng phèi hîp víi gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch §éi tæ chøc thùc hiÖn kÕ ho¹ch ho¹t ®éng §éi.
4. HiÖu tr­ëng phèi hîp víi gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch §éi chØ ®¹o ho¹t ®éng §éi.
5. HiÖu tr­ëng phèi hîp víi gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch §éi trong kiÓm tra ®¸nh gi¸ ho¹t ®éng §éi.
6. HiÖu tr­ëng t¹o ®iÒu kiÖn cho gi¸o viªn Tæng phô tr¸ch §éi.
Với những biện pháp nêu trên bản thân tôi hy vọng rằng thông qua việc tổ chức các hoạt động của Đội chất lượng và hiệu quả giáo dục ở trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng chắc chắn sẽ được nâng cao rõ rệt.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với Trường.
- Cần tạo điều kiện và thời gian cho giáo viên Tổng phụ trách Đội.
- Giáo viên Tổng phụ trách Đội công tác tại một trường 5 - 7 năm mới thuyên chuyển. 
- Đề xuất với các cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giáo viên Tổng phụ trách Đội chuyên trách, hạn chế giáo viên Tổng phụ trách Đội kiêm nhiệm.

File đính kèm:

  • docskkn_hieu_truong_phoi_hop_voi_giao_vien_tong_phu_trach_doi_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan