SKKN Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn trong quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn” ở Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai

Vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn trường học

 Trong nhà trường ngoài những hoạt động thuộc về công tác chuyên môn

dạy học được thực hiện dưới góc độ quản lý nhà nước còn có những hoạt động

thể hiện quyền làm chủ tập thể của các đoàn thể, quần chúng như các hoạt động

của tổ chức Công đoàn;

 “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và

của người lao động Việt Nam là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là trường học CNXH của người lao động” (điều 1, khoản 1,

chương 1, Luật Công đoàn);

 Đối với nhà trường hoạt động dạy – học là hoạt động chủ yếu, trọng tâm

đó là những công việc lớn, phức tạp, đa dạng cần phải thực hiện trong cùng một

thời gian, tác động cùng một lúc đến học sinh và giáo viên. Do đó hoạt động dạy

và học phải được tiến hành bằng sự tổ chức phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả của

nhiều người, nhiều tổ chức trong nhà trường “Hiệu trưởng là người có trách

nhiệm tổ chức, quản lý mọi hoạt động của nhà trường, trách nhiệm chủ yếu của

Hiệu trưởng là đảm bảo chất lượng dạy và học, giáo dục thế hệ trẻ đúng theo

mục tiêu đào tạo”. Song quyết định trực tiếp đến chất lượng ấy không ai khác

chính là đội ngũ CB-GV-NV nhà trường;

pdf19 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn trong quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn” ở Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 100% là 
đoàn viên Công đoàn, có ý thức trách nhiệm cao trong việc xây dựng Công đoàn 
vững mạnh về mọi mặt. 
4.2. Tổ chức Công đoàn nhà trường 
Nhìn chung, trình độ chuyên môn của các thành viên trong BCH vững 
vàng và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn ngắn hạn, có năng lực và lòng 
nhiệt tình, đảm bảo được công tác kiêm nhiệm, gương mẫu trên mọi lĩnh vực 
công tác. 
 III. THỰC TRẠNG HIỆU TRƯỞNG PHỐI HỢP VỚI CÔNG ĐOÀN 
TRONG CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN 
 Qua thực tế công tác tôi thấy việc Công đoàn tham gia phối kết hợp công 
tác thúc đẩy hoạt động chuyên môn là rất cần thiết và quan trọng góp phần nâng 
cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêng và việc thưc hiện thành công 
nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường nói chung. Bản thân tôi là Bí thư chi 
bộ, Hiệu trưởng nhà trường; đồng chí Chủ tịch CĐCS vừa là Phó Bí thư chi bộ 
vừa là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, đây cũng là điều kiện hết sức 
thuận lợi cho công tác phối hợp tốt trong công tác chuyên môn của đơn vị. 
Trình độ 
Số 
TT 
Họ và tên 
Năm 
sinh 
Nữ 
VH CM 
Năm 
vào 
CĐ 
Nhiệm vụ phân 
công trong 
BCH Công đoàn 
Ghi chú 
1 Đặng Thị Hồng Liễu 1971 * 
12/1
2 
ĐHSP 1991 Chủ tịch CĐCS 
Kiêm Phó bí 
thư CB, PHT 
2 Hồ Thị Chiến 1968 * 
12/1
2 
ĐHSP 1995 Phó CT. CĐCS 
3 Nguyễn Thị Việt Thu 1974 * 
12/1
2 
ĐHSP 1998 UV BCH 
Thủ 
quỹ CĐCS 
4 Trần Thị Thu Hằng 1980 * 
12/1
2 
ĐHSP 2000 UV BCH 
Trưởng ban 
CT Nữ công -
KT 
5 Nguyễn Kim Thơ 1980 * 
12/1
2 
ĐHSP 2000 UV BCH 
Trưởng ban 
CT Kiểm 
tra CĐ 
 8 
 BCH Công đoàn Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu đã nhận thức đúng 
đắn về vai trò trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với Hiệu trưởng trong 
công tác chuyên môn nhà trường. Trong BCH mỗi thành viên đều được phân 
công trách nhiệm công việc cụ thể, mọi công việc đều xoay quanh nhiệm vụ thúc 
đẩy, hỗ trợ chuyên môn nhà trường, mọi việc làm đều được nêu rất cụ thể trong 
chương trình, kế hoạch hành động của Công đoàn theo từng tháng, học kì và 
năm học. 
 Để làm được điều này Chủ tịch Công đoàn cùng với BCH bàn bạc để 
thống nhất kế hoạch. Mặt dù tổ Công đoàn cũng là tổ chuyên môn, tổ trưởng 
chuyên môn là tổ trưởng Công đoàn nhưng mọi công việc của chuyên môn và 
của Công đoàn đều được đem ra bàn bạc, thống nhất cách giải quyết (tổ trưởng 
không tự quyết định). 
 Tóm lại BCH Công đoàn nhà trường đã ý thức được tầm quan trọng việc 
phối hợp công tác với chính quyền nhà trường chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tham 
gia phối hợp với công tác chuyên môn. 
 Điều thuận lợi cơ bản là 100% CB-GV-NV nhà trường là đoàn viên Công 
đoàn. 
 Tất cả giáo viên đều phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, nhất là việc 
nâng cao chất lượng dạy học, vì vậy tự họ đã đề nghị Hiệu trưởng phải tăng 
cường điều kiện phục vụ cho việc dạy học. Những kế hoạch đưa ra được thống 
nhất thì tất cả thực hiện cho bằng được kế hoạch 80% CB-GV đăng kí danh hiệu 
LĐTT; trong số 18 giáo viên dạy lớp 12 giáo viên đăng kí đạt giáo viên giỏi cấp 
trường, cấp huyện. Điều này đã thể hiện rõ sự quyết tâm thi đua lập thành tích và 
lòng tin tưởng của mình đối với sự lãnh đạo của nhà trường và Công đoàn. 
 Nhìn chung tất cả CB-GV-NV trong trường điều có nhận thức đúng đắn 
về vai trò của Công đoàn trường học trong việc phối hợp với Hiệu trưởng trong 
công tác chuyên môn. Họ ý thức đựơc việc phối hợp giữa 2 tổ chức này là việc 
làm cần thiết không thể thiếu trong nhà trường. Bởi vì, Công đoàn trường học 
 9 
vừa là “Nhà trường” vừa là “Tổ ấm” đã tập hợp đựơc đông đảo CB-GV-NV tự 
giác, tích cực tham gia các phong trào nhà trường góp phần đem lại thành tích 
nổi bậc năm học. 
*Nhận xét về thực trạng việc phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công 
đoàn trong công tác chuyên môn 
+Ưu điểm: 
Nhìn chung các biện pháp phối hợp giữa Hiệu trưởng với Công đoàn trong 
công tác chuyên môn là thích hợp với thực tiễn nhà trường. Cán bộ quản lý và 
Ban chấp hành Công đoàn với nhiệm kì 3 năm đã có sự phối hợp nhịp nhàng, 
chặt chẽ trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn. Trong quá trình thực hiện 
nhiệm vụ cũng đã thu nhận sự tham gia đóng góp trí tuệ của tập thể CB-GV-NV 
nhà trường thông qua Hội nghị CB-CC-VC. Hiệu trưởng triển khai kế hoạch 
tháng và Công đoàn có sự phối hợp chuẩn bị khá chu đáo (từ tổ đến trường), thời 
điểm mở Hội nghị thích hợp giúp tổ chức cá nhân trong trường có đủ thời gian 
tiến hành công việc của mình theo kế hoạch đề ra; 
Phong trào thi đua “Hai tốt” thực sự là phong trào cách mạng quần chúng 
tạo được bầu không khí thi đua sôi nổi: 100% CB- GV- CNV đăng ký thi đua, 
hoàn thành tốt công tác chuyên môn, chất lượng học sinh ngày một nâng cao. 
Điều đó, thể hiện sự quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao; 
Xây dựng được nề nếp lối sống làm việc, chăm lo đời sống CB-GV-NV. 
Phổ biến và vận động CB-GV-NV thực hiện các chế độ, chính sách của nhà 
nước được nhà trường chấp hành tốt công tác. Chú ý bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ cho giáo viên, mạnh dạn tạo mối liên kết, hỗ trợ của phòng giáo dục 
và với các trường bạn trong huyện. Xây dựng được qui chế phối hợp cụ thể nên 
mọi công việc không bị chồng chéo; 
Thuận lợi khi thực hiện phối hợp các biện pháp này là tập thể CB-GV-NV 
ý thức tốt vai trò trách nhiệm của mình. Hiệu trưởng và chủ tịch Công đoàn thực 
 10 
sự là con chim đầu đàn và là trung tâm đoàn kết nội bộ. Bên cạnh đó là sự tạo 
điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo ngành và chính quyền địa phương. 
+ Tồn tại: 
Việc phối hợp xây dựng quĩ thi đua khen thưởng còn nhiều hạn chế, chế 
độ khen thưởng còn thấp chưa tương xứng với công suất, thành tích công tác của 
người lao động đầu tư. Do vậy, chưa khích lệ triệt để được tinh thần giáo viên, 
chất lượng chuyên môn vẫn còn bị hạn chế; 
Nguyên nhân dẫn đến những mặt tồn tại trên chủ yếu là do đội ngũ quản 
lý, BCH Công đoàn, chưa đào tạo quản lý bài bản mà có kinh nghiệm tự học, tự 
rút kinh nghiệm là chính. 
 IV. NHỮNG BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CỤ THỂ 
 1. Biện pháp thứ nhất: Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn tham gia 
xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà trường. 
 -Phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ – công chức – viên chức (CB-CC-VC) 
kí kết hợp đồng cụ thể. 
 Đầu năm vào tháng 9 nhà trường cùng với Công đoàn có tổ chức Hội nghị 
cán bộ-công chức-viên chức nhằm mục đích phát động CB-GV-NV làm chủ tập 
thể để bàn bạc, xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà trường. 
 Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học vào tháng 9 để Công đoàn tổ 
chức toàn thể giáo viên tham gia ý kiến đóng góp cho bản kế hoạch dự thảo đựơc 
hoàn chỉnh, thống nhất các chỉ tiêu phấn đấu về các mặt công tác. Vận động họ 
tham gia xây dựng kế hoạch, đăng kí các chỉ tiêu để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà 
ngành và địa phương giao. Sau đó tiến hành tổ chức Hội nghị CB-CC-VC năm 
học. 
 Nội dung Hội nghị CB-CC-VC dựa trên chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao, 
căn cứ vào kế hoạch và tình hình thực tế của trường, bàn những biện pháp làm 
cơ sở việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đó (13 ý kiến phát biểu) và kí kết tập 
 11 
thể. Qua đó Hội nghị, cá nhân và tập thể nhà trường thống nhất đăng kí thi đua, 
đề ra các chỉ tiêu chung ở năm học 2016 – 2017 như sau: 
 +Duy trì sĩ số học sinh hằng ngày: 100% 
 *Về học sinh: 
 100% học sinh đạt hạnh kiểm từ thực hiện đầy đủ. 
 Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng từ lớp 1,2,3,4 đạt: 98 đến 99% (riêng học sinh 
khối lớp 5 đạt: 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học). 
 *Về cán bộ giáo viên: 
Có 18/22 người đăng kí danh hiệu thi đua trong năm học. Trong đó CSTĐ 
cấp cơ sở: 02 đ/c, Lao động tiên tiến: 16 đ/c). 
*Tập thể: 
Đăng kí danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” 
Công đoàn tiếp tục phấn đấu đạt CĐCS vững mạnh đề nghị Liên đoàn Lao 
động tỉnh Gia Lai tặng bằng khen. 
Đơn vị tiếp tục giư vững danh hiệu Công sở văn hoá cấp. 
Cuối cùng Hội nghị đã bầu ra thanh tra nhân dân gồm 3 người trong đó có 
01 trưởng ban, 01 phó ban và 01 thành viên. 
Hội nghị này được tiến hành theo hai bước: Ở tổ và toàn trường, Hiệu 
trưởng đã phối hợp cùng Công đoàn tổ chức Hội nghị CB-CC-VC chu đáo, dân 
chủ, mọi hoạt động đạt được kết quả là động viên, tổ chức hướng dẫn đoàn viên, 
giáo viên tự nguyện, tự giác thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho bản thân cho nhà 
trường góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm học. 
2. Biện pháp thứ hai: Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn để phân 
công giáo viên 
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường, xét năng lực, hoàn cảnh gia đình 
của mỗi giáo viên. Đầu tháng 8, Ban giám hiệu dự kiến phân công giáo viên dạy 
và biên chế lớp. Trước khi ra quyết định tiến hành họp liên tịch gồm Hiệu trưởng 
– Phó Hiệu trưởng – Chủ tịch CĐCS – TPT Đội để lấy ý kiến tham khảo. Các 
 12 
thành viên trong cuộc họp thống nhất quan điểm: Lấy chất lượng hiệu quả làm 
mục tiêu hàng đầu, sau khi tham khảo ý kiến thì Hiệu trưởng ra quyết định. Qua 
phân công đầu năm thì 100% giáo viên vui vẻ nhận nhiệm vụ được giao, nhiệt 
tình trong công tác. 
Như vậy rõ ràng việc phối hợp để phân công giáo viên là có tác dụng tốt, 
góp phần khai thác, phát huy năng lực của từng giáo viên trong công tác chuyên 
môn. 
3. Biện pháp thứ ba: Tổ chức phong trào thi đua “Hai tốt”, các phong 
trào quần chúng và các hoạt động chuyên môn khác 
Nội dung chủ yếu của phong trào thi đua “Hai tốt” ở trường là nâng cao 
trình độ tay nghề cải tiến phương pháp giảng dạy và xây dựng cơ sở vật chất tạo 
điều kiện cho việc dạy tốt – học tốt; 
Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn tổ chức thao giảng mỗi tháng 01 
lần, mở chuyên đề để cùng học hỏi, giúp đỡ nhau, nâng cao trình độ tay nghề, cải 
tiến phương pháp giảng dạy; 
Trong năm qua trường đã phối hợp phát động 4 đợt thi đua (từ đầu tháng 9 
đến 20/11, 21/11 đến hết học kì I, đầu học kì II đến ngày 26/3 từ 27/3 đến hết 
năm học). Đều bình xét một cách khách quan dân chủ chính xác khoa học từ các 
tổ lên Ban thi đua và được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường; 
Việc tổ chức các phong trào quần chúng: do đặc điểm đội ngũ CB-GV-NV 
nhà trường có lực lượng nữ chiếm 90,9%, Công đoàn nhà trường luôn duy trì 
phong trào “giỏi việc trường, đảm việc nhà”, sơ kết vào ngày 8/3 hàng năm 
phong trào văn nghệ, TDTT luôn đựơc duy trì; 
Tuyên truyền vận động giáo viên nữ tham gia các phong trào do hội 
LHPN và ban nữ công tác động, Công đoàn đề bạt với chính quyền xem xét bố 
trí nhiệm vụ công tác chính và nhiệm vụ kiêm nhiệm đối với chị em có năng lực 
và trình độ chuyên môn (như tổ khối trưởng ); 
 13 
4. Biện pháp thứ tư: Tham gia đánh giá, bồi dưỡng trình độ đội ngũ 
Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng song giáo viên chính là người trực 
tiếp quyết định chất lượng giáo dục. Thực tế của trường đội ngũ giáo viên có 
trình độ chuyên môn được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau (trung cấp, tại 
chức, từ xa) nên trình độ nhận thức, năng lực sư phạm chưa thực sự đồng đều; 
Nhiệm vụ của người quản lý là phải rút ngắn khoảng cách chênh lệch ấy. 
Trước hết nắm trình độ văn hoá, chuyên môn của từng giáo viên, sau đó tiến 
hành dự giờ thăm lớp để kết hợp phân loại giáo viên, lên kế hoạch phối hợp bồi 
dưỡng để nâng tay nghề cho giáo viên; 
+Đối với giáo viên yếu: Góp ý bài soạn trước khi dạy và dự giờ: 
GV giỏi dạy: CBQL và Khối trưởng -> rút kinh nghiệm và bồi dưỡng; 
GV dạy: CBQL và GVG dự – giáo viên tự nhận xét -> CBQL và GVG 
góp ý, xây dựng; 
+Đối với GV trung bình: Trước khi dạy, góp ý bài soạn; 
 GV dạy: GVG + CBQL dự – giáo viên tự rút kinh nghiệm GVG và CBQL 
góp ý; 
+Đối với GV khá, giỏi: 
GV dạy: CBQL dự – góp ý kiến, đồng thời xem giáo án; 
Dự giờ báo trước và dự giờ không báo trước; 
Ngoài dự giờ còn có kế hoạch kiểm tra: Kiểm tra định kì và kiểm tra đột 
xuất (100% giáo viên). Trong quá trình dự giờ chú ý quan sát công tác chủ 
nhiệm lớp, phương pháp, hình thức tổ chức lớp học, sau mỗi tiết dự cần ra đề 
kiểm tra để đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh, kết hợp góp ý xây dựng 
cho giáo viên có tiết dạy hoàn chỉnh hơn. Chất lượng học sinh đều ghép vào 
thang điểm thi đua mỗi đợt của bộ phận chuyên môn tạo sự công bằng giữa mọi 
người: người tốt phát huy thêm – chưa tốt thì cần cố gắng; 
 14 
Xây dựng tiết dạy mẫu trong phạm vi trường đối với những môn giáo viên 
chưa nắm vững phương pháp giảng dạy và chưa phù hợp với đối tượng học sinh. 
Tổ chức mỗi tổ từ 01 đến 02 chuyên đề; 
Kết quả: 100% giáo viên được xếp loại chuyên môn nghiệp từ trung bình 
trở lên (khá – giỏi chiếm: 80,6%). Việc phối hợp của Công đoàn trong công tác 
chuyên môn có tác dụng thực sự. 
5. Biện pháp thứ năm: Thực hiện chế độ họp liên tịch và công tác phối 
hợp 
Mỗi tháng đều có họp giao ban gồm HT–PHT–CTCĐ–TPT Đội. Hàng 
tháng cứ cuối tháng họp hội đồng sư phạm để nhận xét đánh giá các hoạt động 
trong tháng, triển khai kế hoạch hoạt động tháng tới từ nhà trường đến Công 
đoàn, chuyên môn (trước khi họp đều thống nhất việc đánh giá và đưa ra kế 
hoạch một cách chặt chẽ giữa BGH và CTCĐ). Ngoài ra còn có những buổi họp 
liên tịch đột xuất khác có liên quan đến quyền và trách nhiệm của đoàn viên – 
giáo viên: Xét kỉ luật, khen thưởng  các văn bản liên tịch giữa Công đoàn và 
Hiệu trưởng về thi đua, kí kết hợp đồng trách nhiệm Công đoàn chấm công giáo 
viên, tổ chức và chỉ đạo phong trào, phân phối phúc lợi thăm hỏi giáo viên, với 
công tác đòi hỏi Chủ tịch Công đoàn phải có trình độ chuyên môn, tập hợp ý 
kiến quần chúng BCH Công đoàn Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu đã 
được tập huấn qua lớp bồi dưỡng ngắn hạn nên cũng bớt phần khó khăn trong 
việc phối hợp. 
6. Biện pháp thứ sáu: Xây dựng qui chế phối hợp giữa chính quyền- 
Công đoàn và các bộ phận tư tưởng 
Qui chế làm việc giữa chính quyền và Công đoàn có biên bản: Qui định về 
trách nhiệm, quyền hạn và nguyên tắc về chế độ làm việc của BCH Công đoàn, 
trách nhiệm quyền hạn của UBKT Công đoàn; 
 15 
Trong các kỳ họp hội đồng cuối tháng, Công đoàn có nội dung kế hoạch, 
chương trình phổ biến trước hội đồng và đều được thống nhất nội dung kế của 
BGH; 
Các báo cáo của Công đoàn gửi về cấp trên đều có sự đồng ý của Hiệu 
trưởng. Qui định là rất cần thiết, nhằm tăng cường sự phối hợp chặc chẽ giữa 
Công đoàn và Hiệu trưởng, kịp thời thông báo cho nhau những thông tin cần 
thiết để có sự giúp đỡ lẫn nhau bên cạnh đó các bộ phận khác như chuyên môn, 
đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội  cùng được qui định nề nếp, lề lối làm 
việc khá chặt chẽ thông qua buổi họp hội đồng đầu năm. Mỗi bộ phận căn cứ vào 
kế hoạch hàng tuần mà tiến hành công việc của mình, có sơ kết hoạt động cụ thể, 
nhờ vậy mà các công việc nhà trường (kể cả công tác phải kiêm nhiệm) vẫn luôn 
trôi chảy  .Từ trước đến nay không để xảy ra trường hợp nào thắc mắc, khiếu 
kiện hay tố cáo xảy ra trong nhà trường; 
7. Biện pháp thứ bảy: Chăm lo đời sống, phổ biến các chế độ chính 
sách của Nhà nước, của Ngành và vận động CB-GV-NV thực hiện các chế 
độ chính sách đó 
Bảo vệ lợi ích chính đáng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CB- 
GV-NV là nhiệm vụ quan trọng của Công đoàn trường học. 
7.1. Việc phổ biến các chế độ chính sách của Nhà nước và của Ngành 
Triển khai đầy đủ, chính xác, kịp thời các văn bản có liên quan đến chế độ 
chính sách của CB- GV. Năm học 2016- 2017 có phối hợp xét, nâng lương cho 5 
CB-GV-NV đúng định kỳ. 
7.2. Chăm lo đời sống, tinh thần 
Đời sống tinh thần: tổ chức kỉ niệm, sinh hoạt ôn lại truyền thống ngày 
Nhà giáo Việt Nam, ngày Quốc tế phụ nữ , bằng nhiều hình thức như: hái hoa 
dân chủ, tọa đàm, tổ chức trò chơi dân gian, thi nấu ăn,  
+Đời sống vật chất: Trích quỹ đoàn phí Công đoàn thăm hỏi giáo viên ốm 
đau hay gia đình có hoạn nạn. Tạo điều kiện cho CB-GV-NV được vay vốn ngân 
 16 
hàng với lãi suất thấp, trả dần vào lương hàng tháng để có vốn chăn nuôi, tăng 
gia thêm hoặc xây nhà hay mua phương tiện đi lại góp vốn xoay vòng không tính 
lãi; 
Nhìn chung việc phổ biến các chế độ chính sách và chăm lo đời sống cho 
CB-GV-NV Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu làm tương đối tốt. Nhờ vậy 
mà tất cả CB-GV-NV trong trường đều an tâm công tác, đảm bảo chất lượng 
chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học được giao, tin tưởng vào sự lãnh 
đạo của trường. 
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
1. Kết quả đạt được 
Thực trạng việc phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn trong công tác 
chuyên môn ở trường tiểu học cho thấy phong trào giáo dục khá mạnh, kết quả 
hoạt động chuyên môn đạt cao. Nguyên nhân chủ yếu là tập thể sư phạm của 
trường có tinh thần đoàn kết nhất trí cao, nhiệt tình và an tâm công tác, có tinh 
thần tự giác học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công đoàn 
trường đã góp phần quan trọng trong việc vận động, tập hợp đội ngũ tham gia 
thực hiện các nội dung quản lý chuyên môn; 
Chăm lo đời sống, phổ biến, vận động CB-GV-NV chấp hành tốt nội qui, 
quy chế của ngành, của trường và chính sách của Nhà nước; 
Công đoàn đã phối hợp với BGH nhà trường trong việc xây dựng kế 
hoạch, phát động phong trào thi đua trong đội ngũ CB-GV-NV và HS thực hiện 
tốt các phong trào nổi bật như: Tổ chức đợt thao giảng giáo viên chào mừng 
ngày NGVN 20/11; Tổ chức hội thi Viết chữ đẹp cấp trường; Giao lưu Tiếng 
Việt; Giao lưu tiếng Anh ; Giao lưu Earobic, khiêu vũ thể thao cấp trường; cụm 
trường; Tổ chức buổi Giao lưu Kể chuyện theo sách và giải bóng đá mini cho 
học sinh cấp trường năm học 2016-2017. Tất cả các hoạt động trên đều được 
triển khai và tổ chức nghiêm túc, sôi nổi và đạt chất lượng cao; 
 17 
 Trường TH Nguyễn Đình Chiểu có nhiều thành tích nổi bật đáng ghi nhận 
như: chất lượng dạy-học, duy trì sĩ số học sinh, phong trào rèn chữ đẹp  CB-
GV-NV tin tưởng và đánh giá cao, vai trò của Công đoàn trong việc phối hợp 
cùng Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác chuyên môn. Điều đó thể hiện qua việc sôi 
nổi đăng kí thi đua phấn đấu trở thành GV giỏi các cấp. Ưu điểm nổi bật nhất là 
tập hợp đông đảo CB-GV-NV tham gia phong trào thi đua “Hai tốt” một cách tự 
nguyện, tự giác đạt chất lượng và hiệu quả công tác cao; 
 Bên cạnh đó những mặt mạnh, công tác phối hợp cần chú ý khắc phục 
những mặt còn hạn chế như đã nêu ở phần trên, tích cực nghiên cứu, học hỏi 
kinh nghiệm, tìm ra cách phối hợp cải tiến phương pháp quản lý đưa chất lượng 
chuyên môn nhà trường mỗi năm có tiến bộ hơn, đào tạo ra lớp trẻ “vừa hồng, 
vừa chuyên”. 
 2. Bài học kinh nghiệm 
 Để thực hiện tốt sự phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn trong quản 
lý, trong công tác chuyên môn: 
 2.1. Đối với Hiệu trưởng: Phải nắm vững đường lối, chủ trương của 
Đảng, Chính sách và pháp luật Nhà nước, của ngành giáo dục về công tác phối 
hợp với các đoàn thể trong nhà trường; cần am hiểu về tâm tư, nguyện vọng của 
người lao động và công tác tổ chức Công đoàn cũng như các công tác khác. Xây 
dựng tập thể đoàn kết, vận động đông đảo CB-GV-NV tham gia các hoạt động 
nhà trường một cách tự giác, tự nguyện. Bởi vì, Công đoàn ở đơn vị vừa là “ Nhà 
trường” vừa là “ Tổ ấm”; 
 Phải hiểu được vị trí – vai trò của công tác Công đoàn trong nhà trường; 
 Đưa kế hoạch của công tác Công đoàn vào kế hoạch của nhà trường; 
 2.2. Đối với Công đoàn cơ sở: 
 Cán bộ Công đoàn phải luôn gần gũi quần chúng, đứng về phía CB-GV-
NV và hoàn thành tốt nhiệm vụ đựơc giao; 
Tham gia xây dựng kế hoạch nhà trường; 
 18 
Phân công giáo viên; 
Xây dựng quy chế phối hợp; 
Đánh giá, bồi dưỡng tay nghề giáo viên; 
Phối hợp tổ chức phong trào thi đua “Hai tốt”; 
 Trên đây là một số giải pháp “Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn trong 
quản lý, chỉ đạo chuyên môn”. Với kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên 
chắc chắn rằng đây chưa phải là những giải pháp tối ưu nhất. Rất mong sự đóng 
góp xây dựng của quý cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp để bản thân tôi thực hiện 
tốt hơn nhiệm vụ của mình vào những năm học tiếp theo. Tôi xin chân thành 
cảm ơn./. 
Ý KIẾN NHẬN XÉT 
CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG 
Kbang, ngày 26 tháng 02 năm 2017 
Người viết 
Nguyễn Ngọc Đường 
 19 
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
NGÀNH GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KBANG 

File đính kèm:

  • pdfskkn_hieu_truong_phoi_hop_voi_cong_doan_trong_quan_ly_chi_da.pdf
Sáng Kiến Liên Quan