Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả văn hóa đọc cho học sinh ở trường Tiểu học

Thực trạng của vấn đề trước khi đưa ra giải pháp

Với những hình thức giải trí mới đầy tính công nghệ như Internet, truyền hình, truyền thanh, băng đĩa văn hóa đọc sách đã ít nhiều bị ảnh hưởng và từng bước bị thay đổi. Nhiều người tỏ ra lo ngại, với sự ra đời của các phương tiện nghe nhìn, trong tương lai gần văn hóa đọc sẽ bị lấn át. Nếu như trước đây, đọc sách là thú vui, thói quen của rất nhiều người, ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi.

 Đối với trường TH số 2 Hoài Tân từ năm 2015 đến nay, tuy có gặp khó khăn trong về thời gian, kinh phí và phương pháp, nhưng bản thân tôi đã có nhiều cố gắng trong việc đề ra những biện pháp chỉ đạo việc nâng cao văn hóa đọc trong toàn trường. Nhìn chung đã thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Chính qua các phong trào đã được tổ chức, nhà trường đã đạt được kết quả khá khả quan, đó là số lượng học sinh có hứng thú tham gia đọc sách ngày càng nhiều góp phần nâng cao nhận thức cũng như kết quả học tập của các em ngày càng tiến bộ và vươn xa hơn, tạo nền tảng vững chắc cho các em vững bước sau này.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả văn hóa đọc cho học sinh ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
	Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục huyện Hoài Nhơn.
Tác giả sáng kiến: Đặng Văn Mười
Đơn vị: Trường TH số 2 Hoài Tân
1.Tên Sáng kiến: Biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả văn hóa đọc cho học sinh ở trường tiểu học.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2015
3 Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Thực trạng của vấn đề trước khi đưa ra giải pháp
Với những hình thức giải trí mới đầy tính công nghệ như Internet, truyền hình, truyền thanh, băng đĩa văn hóa đọc sách đã ít nhiều bị ảnh hưởng và từng bước bị thay đổi. Nhiều người tỏ ra lo ngại, với sự ra đời của các phương tiện nghe nhìn, trong tương lai gần văn hóa đọc sẽ bị lấn át. Nếu như trước đây, đọc sách là thú vui, thói quen của rất nhiều người, ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi.
 Đối với trường TH số 2 Hoài Tân từ năm 2015 đến nay, tuy có gặp khó khăn trong về thời gian, kinh phí và phương pháp, nhưng bản thân tôi đã có nhiều cố gắng trong việc đề ra những biện pháp chỉ đạo việc nâng cao văn hóa đọc trong toàn trường. Nhìn chung đã thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Chính qua các phong trào đã được tổ chức, nhà trường đã đạt được kết quả khá khả quan, đó là số lượng học sinh có hứng thú tham gia đọc sách ngày càng nhiều góp phần nâng cao nhận thức cũng như kết quả học tập của các em ngày càng tiến bộ và vươn xa hơn, tạo nền tảng vững chắc cho các em vững bước sau này. 
3.2 Những kết quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp
 Từ năm 2015 – 2016 và trong học kỳ I năm học 2016 – 2017, nhờ áp dụng sáng kiến mà nhà trường đã thu hút đông đảo học sinh tham gia, qua đó, chúng tôi nhận thấy các em rất hứng thú đến thư viện tìm đọc sách báo cũng như đọc tốt các bài học trên lớp. Chính hoạt động trên đem đến sự tiến bộ rõ rệt của các em trong việc dùng từ đặt câu,sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn của các em viết hay hơn. Những biện pháp mà bản thân đề xuất mang tính khả thi, có thể áp dụng trong tất cả các nhà trường, nhưng quan trọng hơn hết là là sự chịu khó của người phụ trách.
 Trên đây là kết quả bước đầu của bản thân tôi trong việc áp dụng một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả văn hóa đọc cho học sinh ở trường tiểu học.
 Những kết quả đó sẽ là hành trang để tôi tiếp tục phát huy trong những năm tới và khắc phục những nhược điểm mà từ trước đến nay bản thân chưa thể khắc phục được trong công tác quản lý của mình.
 Tôi cam đoan những thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
Xác nhận của cơ quan đơn vị  
Hoài Tân, ngày 15 tháng 02 năm 2017 
Người nộp đơn
Đặng Văn Mười
TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA SÁNG KIẾN
Tác giả: Đặng Văn Mười
Đơn vị: Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
1.Tóm tắt sáng kiến:
Đề tài : “Biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả văn hóa đọc cho học sinh ở trường tiểu học” là nhắm nhằm nâng cao nhận thức trong giáo viên và học sinh về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người,  phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của đội ngũ CBGV và học sinh, tạo động lực góp phần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về văn hóa đọc.
 Cũng qua đó rèn cho học sinh kỹ năng chia sẻ, hợp tác và sáng tạo.... hình thành nhân cách và hành vi đạo đức tốt đẹp cho các em. Các em ngoan hơn, đoàn kết yêu thương bạn bè hơn gắn bó với trường với lớp hơn. Học sinh rất tích cực trong các hoạt động tập thể. Học sinh rèn thói quen tự học, tự tìm tòi và có hứng thú hơn trong học tập. Các em đã biết vận dụng những hiểu biết của mình qua việc đọc sách báo vào các môn học và các hoạt động giao tiếp. Trong giao tiếp các em mạnh dạn tự tin hơn, diễn đạt mạch lạc rõ ràng.
2. Lợi ích kinh tế- xã hội:
 Việc áp dụng đề tài “Biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả văn hóa đọc cho học sinh ở trường tiểu học” từ đầu năm học 2015-2016 đến hết kỳ 1năm 2016-2017 cho thấy bước đầu đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Số học sinh mượn sách ngày càng tăng lên cũng đồng nghĩa với việc kết quả học tập của các em ngày càng tiến bộ và vươn xa hơn, tạo nền tảng vững chắc cho các em vững bước sau này. 
 Hoài Tân ngày, 15 tháng 02 năm 2017
 Người viết
	 Đặng Văn Mười

File đính kèm:

  • doctom_tat_sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_chi_dao_nang_cao_hie.doc
Sáng Kiến Liên Quan