SKKN Hiệu quả trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường Trung học Phổ thông Vĩnh Trạch

Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

Học tập nói chung và học môn Lịch sử nói riêng cũng là một quá trình nhận thức

tuân theo những quy luật chung của sự nhận thức và cũng có quy luật riêng do đặc trưng của

bộ môn, xuất phát từ sự kiện, trình tự thời gian của diễn biến Lịch sử, xác định không

gian chi phối. Vì vậy khi xác định cho mình nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận- 4 -

thức của học sinh về Lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay, giáo viên không thể làm

việc mày mò, tuỳ tiện bằng bất cứ hình thức nào mà phải có phương pháp cụ thể được xây

dựng trên cơ sở khoa học.

“Chiến lược phát triển con người” của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ: “Nâng cao dân

trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của

Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay việc “Bồi dưỡng nhân

tài” lại càng được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn bởi lẽ “Hiền tài là nguyên khí

quốc gia”. Đất nước muốn phồn thịnh và phát triển đòi hỏi phải có những người tài để giúp

nước. Hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì

nhân tài là một trong những yếu tố quan trong để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của

khoa học công nghệ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Thực hiện mục tiêu đó, ngành giáo dục của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát

triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường Trung học phổ thông

(THPT) hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng, việc chăm

lo bồi dưỡng lực lượng học sinh giỏi đang được nhiều chính quyền, nhà trường và nhân dân

địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo

dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Thực tế hiện nay ở trường THPT Vĩnh Trạch công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn

Lịch sử đã được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn,

phương pháp giảng dạy, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ

làm theo kinh nghiệm. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được

như ý muốn.

Mặt khác, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong đời sống

xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn Lịch sử, coi đó là môn

học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần đầu tư phí công vô ích. Dẫn

đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện Lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn

kiến thức Lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường.

Giáo viên dạy Lịch sử chủ yếu vận dụng theo phương pháp thuyết trình: Thầy giảng

trò nghe, thầy đọc trò chép. Học sinh thường bị động tiếp thu lĩnh hội kiến thức.

Trong dạy học Lịch sử giáo viên chỉ mới chủ trọng khai thác kiến thức sẵn có trong

sách giáo khoa, luôn coi đây là nguồn kiến thức chính cung cấp cho học sinh. Phương tiện

đồ dùng dạy học không đầy đủ.

Học sinh khó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ý thức tìm tòi học hỏi

trong tiết học, vì vậy khả năng tiếp thu kiến thức chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ và học thuộc

lòng. Không phát triển kỹ năng tư duy và chưa tạo cho học sinh các kỹ năng Lịch sử quan

trọng như: đọc, chỉ bản đồ, phân tích các sự kiện,

Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử băng khoăn trước thực trạng đó, tôi mạnh dạn

đề ra giải pháp để nâng cao kiến thức và cải tiến phương cách giảng dạy của bộ môn để gây

hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh nhắm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử

nói chung và nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn.

Vấn đề thực tế còn tồn đọng nhiều năm ở trường THPT Vĩnh Trạch trước khi thực

hiện đề tài là một số giáo viên dạy Lịch sử chỉ chú trọng và dành nhiều thời gian cho việc

đầu tư giảng dạy mà ít tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong công tác

bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên phần lớn lại chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn

là tập cho học sinh tự học tự rèn tự lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống để có khả năng

nghiên cứu chuyên sâu để hiểu và vận dụng một vấn đề lịch sử vào bài làm có hiệu quả tốt

nhất, kích thích sự say mê nghiên cứu tìm tòi của các em.

pdf22 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu quả trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường Trung học Phổ thông Vĩnh Trạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấm. Bài thi lịch sử 
trong những năm gần đây nhiều câu nên học sinh không được chủ quan, viết quá dài - rườm 
rà. 
 Chữ nào sai thì gạch đè lên, không nên xoá lem nhem, không đưa vào ngoặc đơn. 
Nếu trót thiếu cả một đoạn dài, có thể ghi bổ sung xuống cuối bài. Phải chia thời gian để trả 
lời đủ các câu hỏi, tránh đầu voi đuôi chuột. 
 - Đọc lại: Phải tính toán thời gian, để khi viết bài xong, vẫn còn độ 10, 15 phút. Nhất 
thiết phải đọc lại bài để sửa chữa những chỗ sai sót nhầm lẫn rồi mới nộp bài. Đọc lại là 
khâu rất quan trọng để bài thi được điểm cao hơn. 
Học sinh làm bài thi thử trong quá trình ôn tập (Như Xuân, Hoàng Nam) 
3.3.5.3. Kiểm tra kết quả học tập của học sinh (Chấm và sửa bài thi thử) 
 Một học sinh giỏi không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử, vững kỹ năng mà còn phải 
biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng cho học sinh 
tôi thường xuyên quan tâm đến việc chấm và sửa bài cho học sinh. Bài viết cần phải được 
sửa chữa, chỉ bảo cụ thể, để phát huy những cái hay, sửa sai kịp thời những cái dở, để có sự 
nhìn nhận đánh giá một cách công bằng, khách quan mỗi khi tuyển lựa đội tuyển chính thức 
đi dự thi. 
 Sau khi dạy một chuyên đề, hay một giai đoạn lịch sử tôi thường tổ chức kiểm tra để 
chấm và sửa bài cho học sinh. Kiểm tra có thể cho bài tập các em về nhà làm, quy định thời 
gian nộp bài, nhưng theo tôi tốt nhất là cho học sinh làm bài kiểm tra ngay trên lớp bồi 
dưỡng. 
 Ngoài ra tôi còn khuyến khích học sinh có thể tự tìm đề để viết rồi đưa cho thầy cô 
sửa giúp, sau đó viết lại nhuần nhuyễn. Cách này giúp học sinh tăng khả năng trình bày, 
diễn đạt của bạn và tạo thêm kỹ năng ứng phó tốt với mọi loại đề. 
- 14 - 
IV. Hiệu quả đạt được: 
Đề tài đã giúp cho công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả, góp 
phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, góp phần quan trọng trong việc trang bị 
kiến thức cần thiết và kĩ năng làm bài lịch sử, hình thành phong cách tự học tự nghiên cứu 
chuyên sâu một vấn đề lịch sử, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh giỏi môn 
Lịch sử. 
1. Đối với bản thân tác giả 
Chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng vì nó phản ánh trình độ dân trí, hiểu biết 
của người dân một nước, là nền tảng cho chiến lược phát triển con người. Bác Hồ đã căn 
dặn chúng ta: “Dù cho có khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”. Vì vậy, 
nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi đã góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến 
thức chắc chắn cho các em – thế hệ tương lai – tạo cho các em sự tự tin vững chắc bước tiếp 
con đường học vấn và tích lũy kĩ năng sống, có bản lĩnh, có trình độ, có đạo đức, có kiến 
thức để tham gia lao động sáng tạo đạt hiệu quả cao nhất về sau. 
 Bản thân tôi đã học được từ bài học làm việc nghiêm túc, luôn luôn đổi mới phương 
pháp dạy học, nổ lực hết mình để góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. 
Hướng dẫn học sinh các kênh tham khảo để có nhiều kiến thức Lịch sử cũng như 
kiến thức nền xã hội, thu được những phản hồi từ học sinh. 
2. Đối với học sinh 
Học sinh đã vận dụng kiến thức và kỹ năng vào bài làm trong các kì thi đạt hiệu quả 
cao. 
Vận dụng tốt kiến thức vào cuộc sống và tạo cho các em kỹ năng sống cần thiết 
trong thời đại hội nhập. 
- Về mặt giáo dưỡng: 
+ Phát huy được tính tự chủ trong cách tiệp nhận và khai thác bài học. Tạo sự lôi 
cuốn trong học sinh, các em rất hào hứng, tập trung, tinh thần xây dựng bài cao. 
+ Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của bài học, ghi nhớ sự kiện một cách 
nhanh chóng và logic. Qua kiến thức được trình bày, giúp học sinh hình thành và phát triển 
tư duy, so sánh, tổng hợp, đánh giá. 
- Về mặt giáo dục: Học sinh đã tránh được thói ỷ lại và phần nào đã khẳng định được 
cái tôi trong quá trình học tập. 
Học sinh đọc kỹ sách giáo khoa hơn trước, rèn được kỹ năng sử dụng tài liệu. Do 
phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa nên học sinh cần chủ động hơn 
trong khai thác và xử lý sách giáo khoa. Không chỉ phải đọc và học theo tài liệu, học sinh 
cần hiểu bản chất của vấn đề, biết tại sao sự kiện này xảy ra, sự kiện này có liên hệ gì với 
các sự kiện khác, bài học kinh nghiệm rút ra. 
Cần có kiến thức nền xã hội bên ngoài sách vở. Với mỗi đề thi thường có những câu 
mang tính thực tiễn, đòi hỏi thí sinh phải động não và biết về tình hình xã hội. 
Bên cạnh đó, học sinh biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án. 
Học sinh luyện được khả năng tư duy bằng việc tự biến hóa đáp án thành nhiều câu hỏi để 
lựa chọn. Trên hết, học phải đi kèm với thực hành, học sinh phải tự mình làm nhiều đề thi 
thử, các bài tập mẫu để tích lũy kinh nghiệm làm bài, nâng cao kiến thức bản thân. 
3. Minh chứng hiệu quả của đề tài (có so sánh đối chiếu tính hiệu quả của đề tài) 
Trước khi thực hiện đề tài, tôi được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, với kết quả 
như sau: 
+ Năm học: 2009 – 2010: 0 HS đạt giải 
+ Năm học: 2010 – 2011: 0 HS đạt giải 
Nguyên nhân chưa đạt giải học sinh giỏi môn Lịch sử trước khi thực hiện đề tài là do: 
- 15 - 
- Phía giáo viên: Còn nặng về cung cấp kiến thức cơ bản, chưa dạy chuyên sâu. Có rèn 
luyện kĩ năng nhưng còn hạn chế vì không có quỹ thời gian. 
- Phía học sinh: Chưa làm việc một cách độc lập, chưa chú trọng sưu tầm và sử dụng 
các loại tư liệu lịch sử, làm bài, thực hành, do áp lực các môn học khác để đáp ứng cho yêu 
cầu của các kì thi,...Khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp còn hạn chế. Học sinh 
ít đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. 
Từ năm học 2011 – 2012 đến nay tôi áp dụng đề tài “Hiệu quả trong công tác phát 
hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THPT Vĩnh Trạch”, kết quả đạt 
được như sau: 
- Năm học: 2011 – 2012: 1 HS đạt giải C (Nguyễn Dương Diễm Kiều) 
- Năm học: 2012 – 2013: 1 HS đạt giải C (Huỳnh Thanh Nhàn) 
- Năm học: 2013 – 2014: 2 HS đạt giải B (Châu Thị Anh Thư, Lê Cẩm Linh), 1 HS đạt 
giải C (Lê Văn Thắng), 2 HS đậu vào đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh thi Quốc gia (Châu 
Thị Anh Thư, Lê Cẩm Linh). 
- Năm học: 2014 – 2015: 1 HS đạt giải B (Trương Hoàng Nam), 2 HS đạt giải C (Đặng 
Thị Gấm, Nguyễn Thị KimTrang). 
- Năm học: 2015 – 2016: 1 HS đạt giải A (Trương Hoàng Nam), 1 HS đạt giải B (Lê 
Ngọc Như Xuân), 1 HS đạt giải C (Nguyễn Thị Gia Thư) 
- Năm học: 2016 – 2017: 2 HS đạt giải B (Dương Tuyết Ngọc, Lê Ngọc Như Xuân), 1 
HS đậu vào đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh thi Quốc gia (Dương Tuyết Ngọc). 
- Năm học: 2017 – 2018: 1 HS đạt giải B (Dương Tuyết Ngọc), 1 HS đạt giải C 
(Dương Thị Hồng Sương) 
Học sinh Dương Tuyết Ngọc (nữ) tham dự kỳ thi HSG Quốc gia năm 2018 
Nhận xét chung: Qua so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài, tôi nhận thấy 
tính hiệu quả của đề tài ngày càng được nâng cao, giáo viên có những tiêu chí cơ bản để lụa 
chọn học sinh giỏi, phương pháp ôn tập từ đó giúp cho các em học sinh nắm vững được các 
cấp độ nhận thức trong câu hỏi để phân bố hợp lí thời gian làm bài, lựa chọn chính xác đáp 
án, tự tin khi làm bài, kết quả đạt được mang tính ổn định. 
- 16 - 
V. Mức độ ảnh hưởng: 
Bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát 
hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng 
người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định 
hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai. 
Qua 7 năm áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả trong công tác phát 
hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Vĩnh Trạch”, tôi nhận 
thấy đề tài này là đã đưa ra một số kinh nghiệm về việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi 
môn lịch sử (chọn đối tượng học sinh, phương pháp ôn luyện, kết quả đạt được). 
Góp phần tạo nguồn quan trọng cho đội tuyển học sinh giỏi môn lịch sử của trường 
để tham gia dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh. 
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng 
tâm, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục và vị thế, uy tín của giáo viên và nhà trường. 
Đồng thời còn có ý nghĩa thiết thực trong việc bồi dưỡng tài năng tương lai cho quê hương, 
đất nước. 
Việc áp dụng đề tài vào thực tiễn rất dễ dàng. Đề tài có tính khả thi cao, có thể áp 
dụng lâu dài và rộng rãi cho giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử ở trường 
THPT. 
Giải pháp này thực hiện không tốn kém về mặt kinh tế mà còn thực hiện tốt cho quá 
trình dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cho các trường THPT. Đề tài cung cấp cho giáo 
viên có tâm huyết với bộ môn Lịch sử hướng đi và cách thức thực hiện việc bồi dưỡng học 
sinh giỏi đạt hiệu quả. 
Đề tài còn giúp cho những học sinh yêu thích và có năng khiếu lịch sử, học sinh thi 
đại học có môn Lịch sử sẽ thực hiện được ước mơ. 
VI. Kết luận: 
Để bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử đạt hiệu quả trước hết giáo viên phải nắm vững 
về kiến thức cơ bản kết hợp với dạy chuyên sâu, rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho 
học sinh, kĩ năng thực hành lịch sử. 
 Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Niềm đam mê là 
yếu tố rất cần thiết để dạy tốt và có học sinh học tốt môn Lịch sử. 
 Thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, đọc sách báo để ngày càng làm phong phú 
thêm vốn kiến thức của mình. 
 Nghiên cứu chương trình chuyên sâu và đề ra phương pháp thích hợp để kích thích 
và tạo sự hứng thú nghiên cứu, học tập của học sinh. 
 Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, ghi chép giáo án một cách khoa học. 
 Tham khảo nhiều sách báo tài liệu có liên quan, giao lưu học hỏi các bạn đồng 
nghiệp có nhiều kinh nghiệm, các trường có bề dày thành tích. 
 Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói, việc làm, 
thái độ, cử chỉ có tâm hồn trong sáng lành mạnh để học sinh noi theo. 
 Giáo viên phải khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn học Lịch 
sử, luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập. Giúp 
các em tập làm việc một cách độc lập, chú trọng sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, 
làm bài thực hành, rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, học sinh tự 
đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. 
Trong quá trình nghiên cứu, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác bồi 
dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Vĩnh Trạch. Tôi đã đề xuất một số biện 
pháp có tính thực tiễn phù hợp với tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử hiện nay. 
 Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử: Phát hiện những học sinh có tố chất trở 
thành học sinh giỏi lịch sử. Bồi dưỡng kiến thức lịch sử. Bồi dưỡng kỹ năng tìm hiểu tài liệu 
- 17 - 
lịch sử. Bồi dưỡng kỹ năng phân tích đề. Bồi dưỡng kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải 
quyết các câu hỏi của đề thi để làm tốt bài thi lịch sử. 
 Đề tài này đã góp phần trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng 
học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Vĩnh Trạch. Các biện pháp mà tôi trình bày có 
thể áp dụng tốt ở các trường THPT khác. 
Kiến nghị: 
 - Đối với Ban giám hiệu nhà trường nên tổ chức thi chọn đội tuyển và bồi dưỡng học 
sinh giỏi ngay từ đầu lớp 10. 
 - Nhà trường nên tổ chức các buổi báo cáo chia sẽ kinh nghiệm công tác bồi dưỡng 
học sinh giỏi đạt hiệu quả. 
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 Phạm Hữu Thoại 
- 18 - 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. PGS.TS Ngô Minh Oanh (Chủ biên), Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả 
dạy học Lịch sử ở ở trường THPT, NXB ĐHSP TP HCM, 2006. 
 2. GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học Lịch sử , NXB Giáo 
dục, 2004. 
 3. Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHQG Hà Nội, 
1997. 
4. Sách giáo khoa lịch sử lớp 10 (chương trình nâng cao). 
5. Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 (chương trình nâng cao). 
6. Sách giáo viên lịch sử lớp 10 (chương trình nâng cao). 
7. Sách giáo viên lịch sử lớp 10 (chương trình nâng cao). 
8. Kế hoạch năm học 2018 - 2019 của trường THPT Vĩnh Trạch. 
9. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2018 - 2019 của trường THPT Vĩnh 
Trạch. 
10. Tài liệu tập huấn bồi dưỡng học sinh giỏi của Sở giáo dục An Giang năm 2010. 
- 19 - 
PHỤ LỤC 
TRƯỜNG THPT VĨNH TRẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TỔ: LỊCH SỬ - GDCD Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 
Thoại Sơn, ngày 24 tháng 01 năm 2019 
KEÁ HOAÏCH 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH- KHÓA NGÀY 13/04/2019 
 MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI: 10 + 11 
************************************* 
I. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH: 
 - Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản 
trong chương trình, sách giáo khoa lớp 10 và 11 đó là nền tảng vững vàng để có thể phát 
triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. 
 - Về kỹ năng: Biết vận dụng các kến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm 
thực hành, để làm bài thi tự luận. 
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH: 
 - Thuận lợi: 
 + Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Hội đồng bộ môn. 
 + Ban giám hiệu có những chỉ đạo cụ thể, quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh 
giỏi. 
 + GVBM nhiệt tình trong công tác, gần gũi với học sinh, tâm huyết trong ôn tập. 
 - Khó khăn: Kiến thức các em học theo chương trình chuẩn từ lớp 10 và 11 nhưng 
nội dung thi cho theo chương trình nâng cao nên các em thường mất điểm trong phần bài 
làm của mình. 
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH: 
- Dựa vào công văn số 187/KH-SGDĐT ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Sở Giáo 
dục và Đào tạo về việc tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi trung học phổ thông năm học 
2018-2019 và Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp Quốc gia 2020. Đề ra kế hoạch 
bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 
- Các tiết hướng dẫn ôn tập cho nhiều dạng đề đối với nội dung ôn tập để học sinh tự 
ôn luyện ở nhà. Các tiết kiểm tra GVBM có sửa bài, chấm trả cho học sinh để rút kinh 
nghiệm. Cuối tuần thông báo tình hình ôn tập của học để Ban giám hiệu nắm tình hình và có 
biện pháp phối hợp thực hiện kế hoạch. 
- Thời gian thực hiện: Từ ngaøy 11/02/2019 ñeán ngaøy 07/04/2019 
IV. KẾ HOẠCH ÔN TẬP CỤ THỂ: 
Tuaàn Ngaøy daïy Nội dung Tieát Ghi 
chuù 
01 
(11/02 
– 
 17/02) 
16/2/2019 
PHẦN I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN 
ĐẠI (1917 – 1945) 
Chương: Cách mạng tháng Mười Nga 
năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ 
nghĩa xã hội ở Liên Xô (1917 – 1941) 
- Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 
năm 1917, hai giai đoạn phát triển của 
1,2,3 
Buổi 
chiều 
- 20 - 
cách mạng tháng Mười năm 1917 và Ý 
nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười. 
17/2/2019 - Khái quát những thành tựu xây dựng 
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1921 – 
1941 
- Những sai lầm mắc phải trong quá trình 
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 
1921 – 1941. 
4,5,6 Buổi 
sáng 
02 
(18/02 
– 
 24/02) 
23/2/2019 
Chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa 
giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 
– 1939) 
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 
và hậu quả của nó. 
- Vì sao Phát xít được lên cầm quyền ở 
Đức? Chính sách đối nội và đối ngoại của 
chế độ Phát xít 
- Những đặc điểm của quá trình Phát xít 
ở Nhật. 
- Những tiền đề của việc thành lập Quốc 
tế cộng sản 
- Phong trào mặt trận nhân dân chống 
phát xít và nguy cơ chiến tranh. 
7,8,9 
Buổi 
chiều 
24/2/2019 Chương III: Chiến tranh thế giới thứ 
hai (1939 – 1945) 
- Nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế 
giới thứ hai 
- Những chiến thắng của Liên Xô, Mỹ, 
Anh, Pháp ở từng giai đoạn của cuộc 
chiến tranh. 
- Kết quả và hậu quả nghiêm trọng của 
cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. 
10,11,12 Buổi 
sáng 
03 
(25/02 
– 
 03/03) 
2/3/2019 
PHẦN II. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 
THẾ KỈ X ĐẾN NĂM 1918 
Chương I: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế 
kỉ XV 
- Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, văn 
hóa của Đại Việt qua các triều đại: Đinh, 
Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ. 
- Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược 
(1075 – 1077) thời Lý: Bối cảnh lịch sử, 
diễn biến và kết quả. Những nét độc đáo 
trong cách đánh của nhà Lý trong cuộc 
kháng chiến chống xâm lược Tống. 
- Ba Lần kháng chiến chống xâm lược 
Mông – Nguyên trời Trần: Bối cảnh lịch 
13,14,15 
Buổi 
chiều 
- 21 - 
sử, diễn biến và kết quả. Nguyên nhân 
thắng lợi của cuộc kháng chiến. 
3/3/2019 Chương II: Việt Nam từ thế kỉ XV – 
Nhà Lê 
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 
1425): Bối cảnh lịch sử, diễn biến và kết 
quả. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc 
kháng chiến. 
16,17,18 Buổi 
sáng 
04 
(04/10 
– 
 10/03) 
9/3/2019 
Chương III: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến 
giữa thế kỉ XIX 
- Khởi nghĩa Tây Sơn. 
- Đánh tan quân Xiêm: Bối cảnh lịch sử, 
diễn biến và kết quả. Nguyên nhân thắng 
lợi của cuộc kháng chiến. 
19,20,21 
Buổi 
chiều 
10/5/2015 - Đánh tan quân Thanh: Bối cảnh lịch sử, 
diễn biến và kết quả. Nguyên nhân thắng 
lợi của cuộc kháng chiến. Ý nghĩa lịch sử. 
- Triều Nguyễn ở nữa đầu thế kỉ XIX: Nét 
chính về chính trị, văn hóa. 
22,23,24 Buổi 
sáng 
05 
(11/03 
– 
 17/03) 
16/3/2019 
Chương IV: Việt Nam từ 1858 đến cuối 
thế kỉ XIX 
- Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX 
trước khi thực dân Pháp xâm lược, Pháp 
xâm lược Việt Nam, quá trình đấu tranh 
chống xâm lược của nhân dân Việt Nam 
(1858 – 1884). 
25,26,27 
Buổi 
chiều 
17/3/2019 - Phong trào Cần Vương: Các cuộc khởi 
nghĩa Ba Đình, Bãi sậy, Hương Khê. 
- Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế. 
28,29,30 Buổi 
sáng 
06 
(18/03 
– 
 24/03) 
23/3/2019 
Chương V: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX 
đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất 
1918 
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất 
của thực dân Pháp: Những chuyển biến 
về kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam. 
31,32,33 
Buổi 
chiều 
24/3/2019 - Những phong trào yêu nước và cách 
mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đến năm 
1918: Phan Bội Châu và xu hướng bạo 
động, Phan Châu Trinh và xu hướng cải 
cách. 
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong 
34,35,36 Buổi 
sáng 
- 22 - 
thời gian từ năm 1911 – 1920. 
07 
(25/03 
– 
31/03) 
30/3/2019 
Tổng ôn tập lịc sử thế giới hiện đại 
(1917 – 1945). 
37,38,39 
Buổi 
chiều 
31/3/2019 Tổng ôn tập lịch sử Việt Nam từ thế kỉ 
X đến năm 1918 
40,41,42 
Buổi 
sáng 
08 
(01/04 
– 
07/04) 
6/4/2019 - Hướng dẫn học sinh làm bài thi thử 43,44,45 Buổi 
chiều 
7/4/2019 
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài thi 
hiệu quả. 
46,47,48 Buổi 
sáng 
 DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN 
 Phạm Hữu Thoại 
* BỔ SUNG KẾ HOẠCH: 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 

File đính kèm:

  • pdfskkn_hieu_qua_trong_cong_tac_phat_hien_va_boi_duong_hoc_sinh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan