SKKN Hệ thống bài tập thực nghiệm hóa học Trung học Phổ thông để phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh

Thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở một số trường

trung học phổ thông tại Đô lương

Đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học.

Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới

đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Một số giáo viên đã vận dụng

được các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá tích cực trong dạy học; kĩ năng

sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong tổ

chức hoạt động dạy học được nâng cao; vận dụng được qui trình kiểm tra, đánh giá

mới. Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới phương pháp

dạy học, kiểm tra đánh giá ở trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế

cần phải khắc phục. Cụ thể là:

Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông chưa mang

lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ

đạo của nhiều giáo viên, đặc biệt chưa chú trọng tới phát triển năng lực chuyên biệt

cho học sinh.

Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương

pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực,

tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều.

Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống,

kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận

dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy

học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường trung học phổ

thông.

Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công

bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua

điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối "đọcchép" thuần túy, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức.

Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài

kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay

trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện

một cách khoa học và hiệu quả. Các hoạt động đánh giá định kỳ, đánh giá diện

rộng quốc gia, đánh giá quốc tế được tổ chức chưa thật sự đồng bộ hiệu quả.

Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực trong

thi, kiểm tra; nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập; khả năng

sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực

tiễn cuộc sống còn hạn chế.

Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể chỉ ra một số

nguyên nhân cơ bản sau:

Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và

ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa cao.

Năng lực của đội ngũ giáo viên về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử

dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong dạy học

còn hạn chế.

pdf56 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hệ thống bài tập thực nghiệm hóa học Trung học Phổ thông để phát triển năng lực chuyên biệt cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
l(OH)4] thì thu 
đƣợc kết tủa trắng keo do tạo Al(OH)3 
PTHH: CO2 + Al(OH)4
-
 → Al(OH)3↓ + HCO3
- 
Kết tủa Al(OH)3 không bị tan khi dùng dƣ khí CO2. Vì CO2 + H2O ↔ H2CO3 (là 
một điaxit rất yếu) nên không hòa tan đƣợc kết tủa Al(OH)3. 
*Học sinh đánh giá và kết luận: 
Nhôm hiđroxit là chất lƣỡng tính: tác dụng dung dịch axit mạnh và bazơ mạnh, 
*Câu hỏi? 
Nếu thay Al3+ bằng Zn2+ hoặc Cr3+ thì nhƣ thế nào? 
Phiếu học tập 2: Hoàn thành bài tập 
a- Cho V lit dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,6mol AlCl3 và 0,2mol HCl 
thu đƣợc 39 gam kết tủa. Xác định giá trị lớn nhất của V. 
b- Cho V lit dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5M 
và NaAlO2 ( hay Na[Al(OH)4] ) 1,5M thu đƣợc 15,6 gam kết tủa.Tìm giá trị cực 
đại của V. 
*Học sinh phát hiện vấn đề: 
a - HCl phản ứng trƣớc, hết trƣớc. 
- Kết tủa Al(OH)3 tồn tại thì NaOH phải hết. 
- Thể tích lớn nhất của NaOH là khi: HCl, AlCl3 đều hết và đồng thời phải tạo 39 
gam kết tủa Al(OH)3, lƣợng AlCl3 còn lại tạo muối natri aluminat: Na[Al(OH)4]. 
b - NaOH phản ứng trƣớc, hết trƣớc. 
38 
- Kết tủa Al(OH)3 tồn tại thì HCl phải hết. 
- Thể tích lớn nhất của HCl là khi: NaOH, Na[Al(OH)4] đều hết và đồng thời phải 
tạo 15,6 gam kết tủa Al(OH)3, lƣợng Na[Al(OH)4] còn lại tạo muối AlCl3. 
*Học sinh giải quyết vấn đề: 
a- ; 
Bảo toàn Al3+: 
 Bảo toàn OH-: 
 + 
→ 
b. 
Bảo toàn H+: 
→ 
*Câu hỏi? 
Em hãy xây dựng đề bài một bài toán tƣơng tự? 
Phiếu học tập 3: Hoàn thành bài tập 
Tiến hành thí nghiệm nhƣ hình vẽ sau: 
Kết thúc thí nghiệm, nhận thấy quỳ tím hoá xanh và trong bình chứa dung dịch Z 
thấy xuất hiện kết tủa keo trắng. Các chất Y và Z lần lƣợt là 
A. NH3 và NaAlO2. B. CO2 và NaAlO2. 
C. NH3 và AlCl3. D. CO2 và Ca(AlO2)2. 
*Học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề: 
Quỳ tím hóa xanh nên khí Y có tính bazơ → Y là NH3 
39 
 → Dung dịch Z tạo kết tủa keo trắng với NH3 → Z là AlCl3 
→ đáp án C 
*Câu hỏi? 
Xác định rắn X? 
Phạm vi sử dụng: Sử dụng khi dạy 
- Chủ đề về nhôm và hợp chất nhôm (Lớp 12) 
- Luyện tập, ôn tập về hợp chất lƣỡng tính Al(OH)3, Zn(OH)2 
2.4.3.7.Ví dụ 8: Tiến hành thí nghiệm 
Thí nghiệm 1: Điều chế Cu(OH)2 từ CuSO4 và NaOH 
Thí nghiệm 2: Hãy nhận biết các dung dịch bị mất nhãn: Glucozơ, glixerol, lòng 
trắng trứng (abumin), ancol etylic bằng thuốc thử Cu(OH)2/ NaOH. 
*Học sinh thu thập và làm rõ thông tin: 
- Glucozơ: Có tính chất của poliol (poliancol), có tính chất của nhóm chức anđehit 
- glixerol: Có tính chất poliol 
- lòng trắng trứng: Có phản ứng màu biure (tính chất của peptit, trừ đi peptit) 
- Ancol etylic: là ancol đơn chức, no. 
- Cu(OH)2: Có thể dùng để nhận biết đƣợc tính chất của poliol, của anđehit, của 
peptit. 
*Học sinh thực hiện giải quyết vấn đề: 
Thí nghiệm 1: Tiến hành điều chế Cu(OH)2 vào 4 ống nghiệm khác nhau ( Cho 2-3 
giọt dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm và cho vào 1ml dung dịch NaOH 10% 
lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch, giữ lại kết tủa Cu(OH)2). 
PTHH: Cu
2+
 + 2OH
-
 → Cu(OH)2↓ 
 (Xanh lơ) 
Thí nghiệm 2: Để 4 ống nghiệm (chứa Cu(OH)2 nhỏ thêm vài giọt NaOH tạo môi 
trƣờng kiềm) vào giá. Cho thêm khoảng 2ml dung dịch cần nhận biết (glucozơ, 
glixerol, lòng trắng trứng, ancol etylic) lần lƣợt vào 4 ống nghiệm đó, lắc nhẹ. 
- Ống nghiệm xuất hiện màu tím là ống chứa lòng trắng trứng: Cu(OH)2 đã phản 
ứng với 2 nhóm peptit (CO – NH) tạo sản phẩm có màu tím. 
- Ống nghiệm không có hiện tƣợng đó là ancol etylic: Không có phản ứng xảy ra. 
- Hai ống nghiệm còn lại đều có màu xanh lam do: 
Ở nhiệt độ thƣờng dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng – 
glucozơ có màu xanh lam (tính chất của poliol có 2 nhóm OH kề nhau) 
PTHH: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O5)2Cu + 2 H2O 
40 
 Phức đồng – glucozơ 
Glixerol cũng có tính chat của poliancol có 2 nhóm OH kề nhau nên cũng hòa tan 
Cu(OH)2 ở điều kiện thƣờng tao dung dịch xanh lam của muối đồng(II) glixerat 
PTHH: 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O 
 đồng(II) glixerat 
Tiếp tục đƣa 2 ống nghiệm xanh lam hơ nóng trên ngọn đèn cồn thì 1 ống nghiệm 
màu xanh lam nhạt dần rồi mất màu hẳn đồng thời xuất hiện kết tủa đỏ gạch của 
Cu2O đó là ống nghiệm chứa glucozơ. Do glucozơ khử đƣợc (tính chất của nhóm 
chức anđehit) Cu(II) thành Cu(I) dƣới dạng Cu2O. 
PTHH: OHCH2(CHOH)4-CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → 
 OHCH2(CHOH)4-COONa +Cu2O +3H2O 
Còn lai ống nghiệm không thay đổi hiện tƣợng đó là glixerol. 
*Học sinh đánh giá và kết luận 
Ở điều kiện thƣờng có thể dùng Cu(OH)2 để nhận biết tính chất của poliancol có 
nhóm OH kề nhau. 
Trong môi trƣờng kiềm và đun nóng có thể dùng Cu(OH)2 để nhận biết nhóm chức 
anđehit. 
*Câu hỏi? 
- Nếu thay glucozơ bằng những cacbohiđrat khác nhƣ: fructozơ, sacarozơ, xenlu 
lozơ thì sẽ nhƣ thế nào? 
- Nếu thay lòng trắng trứng bằng hemoglobin thì nhận biết đƣợc không? 
- Nhận biết đƣợc dung dịch các chất: Glucozơ, glixerol, lòng trắng trứng (abumin), 
ancol etylic, anđehit axetic bằng thuốc thử Cu(OH)2/OH
-
 đƣợc không? 
Phạm vi sử dụng: Khi dạy 
- Chủ đề: ancol, anđehit, cacbohiđrat, peptit (có sự linh hoạt về các chất để phù 
hợp chủ đề) 
- Chủ đề nhận biết các hợp chất hữu cơ. 
2.4.3.8. Ví dụ 9: Tiến hành thí nghiệm 
Khí etilen làm mất màu dung dịch brom 
Cho vào ống nghiệm: một ít cát + 6ml H2SO4 đặc + 3ml C2H5OH. Kẹp ống nghiệm 
vào giá đỡ nút miệng ống nghiệm bằng nút cao su có nối ống dẫn khí, đầu ống 
nghiệm còn lại dẫn vào dung dịch chứa brom.Thực hiện đốt nóng bằng đèn cồn. 
Phiếu học tập 1 
Quan sát và giải thích hiện tƣợng thí nghiệm. 
41 
Viết các PTHH. 
Hiện tƣợng xảy ra: 
Khi ống nghiệm sôi khí etilen đƣợc sinh ra và dung dịch vàng nâu của brom bị 
nhạt màu dần rồi mất hắn màu chỉ sau thời gian rất ngắn. Thu đƣợc dung dịch 
không màu. 
*Học sinh thu thập và làm rõ thông tin: 
Etilen thuộc hiđrocacbon không no, mạch hở (dãy đồng đẳng của anken): có tính 
chất đặc trƣng là phản ứng cộng trong đó có cộng brom. 
*Học sinh thực hiện giải quyết vấn đề: 
Khí etilen đƣợc sinh ra bằng phản ứng hóa học: 
C2H5OH CH2 = CH2 + H2O 
Ở điều kiện thƣờng brom dễ cộng vào nối đôi của anken tạo thành dẫn xuất 
đihalogen không màu. 
PTHH: CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br 
 (Vàng) (1,2-đibrometan, không màu) 
*Học sinh đánh giá và kết luận: 
Hiđrocacbon không no mạch hở đều làm mất màu dung dịch brom 
*Câu hỏi? 
- Cho cát (đá bọt) vào ống nghiệm của thí nghiệm để làm gì? 
- Nếu thay dung dich brom bằng dung dịch KMnO4 thì có bị mất màu không? 
- Nếu thay hỗn hợp trên bằng: 
Na2SO3 + H2SO4 
CaC2 + H2O 
Thì dung dịch brom có bị mất màu không? Giải thích? Viết các phƣơng trình hóa 
học. 
Phiếu học tập 2: Hoàn thành bài tập 
Cho sơ đồ thí nghiệm 
42 
Hiện tƣợng thu đƣợc là dung dịch nƣớc brom bị nhạt màu. X không thể là chất nào 
dƣới đây. 
A. C2H2 B. HCHO C. Glucozơ D. SO2 
*Học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề vấn đề: 
- Khí X làm mất màu dung dịch brom. 
- X là chất khí. 
- Các nhóm chức có thể làm mất màu brom: anken, ankin, ankađien chất có chứa 
nhóm chức anđehit, khí SO2 
- C2H2, HCHO, Glucozơ, SO2: đều làm mất màu dung dịch brom nhƣng glucozơ 
là chất rắn. nên X không thể là glucozơ→ đáp án C 
*Câu hỏi? 
- Có thể thay dung dịch brom bằng dung dịch nào mà không thay đổi đáp án? 
- Thay Glucozơ bằng CO2 thì nhƣ thế nào? 
Phiếu học tập 3: Hoàn thành bài tập 
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X 
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào dƣới đây: 
A. C2H5OH → C2H4 + H2O. 
B. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O. 
C. CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl. 
43 
D. C2H5NH3Cl + NaOH → C2H5NH2 + NaCl + H2O 
*Học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề: 
- Khí Y thu bằng phƣơng pháp đẩy nƣớc nên Y không tan (hoặc độ tan nhỏ) và 
không phản ứng với nƣớc. 
- Các chất NH3, CH3COOH, HCl đều tan tốt 
- Phản ứng thỏa mãn: C2H5OH C2H4 + H2O. → đáp án A 
*Câu hỏi? 
Bằng hiểu biết của mình em hãy thiết kế hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí 
metan trong phòng thí nghiệm? 
Phạm vi sử dụng: khi dạy 
- Chủ đề về hiđrocacbon không no (Lớp 11). 
- Ôn tập về nhóm chức làm mât màu dung dịch brom. 
2.4.3.9. Vi dụ 9: Tiến hành thí nghiệm 
Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm 
Cho vào ống nghiệm hỗn hợp KClO3 và MnO2, kẹp ống nghiệm vào giá đỡ, nút 
ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí. Đun nóng ống nghiệm bằng đèn cồn 
và thu khí oxi bằng phƣơng pháp đẩy nƣớc. 
Phiếu học tập 1 
a- Vai trò của MnO2? Có thể điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm bằng những 
hóa chất nào? 
b- Nhiệt phân hoàn toàn 2,45 gam KClO3 thì thu đƣợc bao nhiêu thể tích khí oxi 
(đktc)? 
*Học sinh phát hiện vấn đề: 
- MnO2 đóng vai trò chất xúc tác. 
- Có thể điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ phản ứng phân hủy những hợp 
chất chứa oxi kém bền nhƣ: KClO3, KMnO4 
- Xác định phản ứng hóa học xảy ra. 
*Học sinh giải quyết vấn đề: 
a- Có thể thay hỗn hợp (KClO3 và MnO2) bằng KMnO4 hoặc (hỗn hợp H2O2 và 
MnO2) 
b- PTHH: 2KClO3 2KCl + 3O2↑ 
 → 0,03 mol (0,672 lít) 
44 
*Câu hỏi? 
- Rút ra đƣợc những lƣu ý gì khi tiến hành thí nghiệm trên? 
- Những hóa chất nào thƣờng dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 
- Nêu tính chất vật lý của oxi? Tính chất hóa học của oxi, viết PTHH minh họa? 
- Oxi trong không khí đƣợc sinh ra từ đâu? Chúng ta phải làm gì? 
Phiếu học tập 2: Hoàn thành bài tập 
 Câu 1:Thả kim loại X vào dung dịch H2SO4 loãng không thấy có hiện tƣợng. Sau 
đó lắp mô hình phản ứng nhƣ hình vẽ 
Sau một thời gian thấy kim loại X tan dần tạo thành dung dịch màu xanh lam. Kim 
loại X là 
A. Fe B. Pb C. Ag D. Cu 
*Học sinh phát hiện và quyết vấn vấn đề: 
- Kim loai X không phản ứng đƣợc với H2SO4 loãng vậy X đứng sau hiđro trong 
dãy điện hóa. 
- Nhiệt phân KMnO4 tạo khí O2. 
- X tác dụng với H2SO4 khi có mặt O2, tạo dung dịch xanh lam là màu của ion 
Cu
2+
. 
 Cu + H2SO4 (loãng) → không xảy ra phản ứng 
Nhƣng Cu lại phản ứng với H2SO4 (loãng) khi có mặt khí O2 
 2Cu + 2H2SO4 + O2 → 2CuSO4 + 2H2O 
 (xanh lam) 
→Vậy X là kim loại Cu (đáp án D) 
*Câu hỏi? 
Thay KMnO4 trong mô hình trên bằng hỗn hợp (H2O2 và MnO2) đƣợc không? Tại 
sao? 
Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X 
45 
Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây? 
A. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O 
B. CH3COONa (r) + NaOH (r)→ Na2CO3 + CH4 
C. NaCl (r) + H2SO4 (đ) → NaHSO4 + HCl 
D. 2H2O2 → O2 + 2H2O 
*Học sinh phát hiện và quyết vấn vấn đề: 
X là dung dịch, là chất lỏng. khí Y đƣợc thu bằng đẩy nƣớc chứng tỏ khí đó không 
tác dụng với nƣớc. → đáp án D 
*Câu hỏi? 
Nếu thay dung dịch X ở hình vẽ mô tả thí nghiệm trên bằng chất rắn X thì chúng ta 
điều chỉnh hình vẽ mô tả thí nghiệm nhƣ thế nào? Và khi đó đáp án nào của bài tập 
là đáp án đúng? 
Câu 3: Các hình vẽ sau mô tả một số phƣơng pháp thu khí thƣờng tiến hành ở 
phòng thí nghiệm. Cho biết từng phƣơng pháp (1), (2), (3) có thể áp dụng để thu 
đƣợc khí nào trong các khí sau: O2, N2, Cl2, HCl, NH3, SO2? 
A. (1) thu O2, N2; (2) thu SO2 Cl2; (3) thu NH3, HCl. 
B. (1) thu O2, HCl; (2) thu SO2 , NH3; (3) thu N2Cl2. 
C. (1) thu NH3; (2) thu HCl, SO2 , Cl2; (3) thu O2, N2. 
D. (1) thu NH3, N2, Cl2; (2) thu SO2 ; (3) thu O2, HCl. 
*Học sinh phát hiện và quyết vấn vấn đề: 
 Phƣơng pháp (1) là phƣơng pháp đẩy không khí với yêu cầu Mkhí < 29 →
 có NH3 
Phƣơng pháp (2) cũng là đẩy không khí nhƣng với yêu cầu Mkhí > 29 →
có SO2; HCl; Cl2 (chú ý đẩy không khí có N2; O2 nên đừng nghĩ dùng để thu O2 
46 
hay N2 nhé) 
Phƣơng pháp (3) là đẩy nƣớc, yêu cầu là không tan trong nƣớc hoặc ít tan trong 
nƣớc → đáp án C 
*Câu hỏi? 
Cách thu khí trong phòng thí nghiệm một số loại khí khác nhƣ: H2,CO2 
Phạm vi sử dụng: khi dạy 
- Bài oxi (Lớp 10). 
- Ôn tập chuyên đề về phi kim. 
- Ôn tập thu khí trong phong thí nghiệm. 
2.4.3.10. Ví dụ 10: Tiến hành thí nghiệm 
Dùng Cacbon khử đồng (II) oxit CuO 
Trộn đều 1 thìa bột CuO với 2 thìa bột than cho vào đáy 1 ống nghiệm khô rồi treo 
lên giá đỡ. Nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí cong, đầu kia của ống 
dẫn khí đƣợc sục vào cốc nƣớc vôi trong. 
- Hơ đều ống nghiệm rồi đun tập trung tại vị trí chứa hỗn hợp CuO và C trên ngọn 
đèn cồn. 
Phiếu học tập 1 
Quan sát và giải thích hiện tƣợng thí nghiệm. 
Viết các PTHH. 
*Hiện tƣợng xảy ra: 
- Có khí thoát ra trong ống dẫn khí. 
- Dung dịch nƣớc vôi trong bị vẩn đục. 
- Hỗn hợp rắn CuO và C từ màu đen chuyển dần sang màu đỏ. 
*Học sinh thu thập và làm rõ thông tin: 
- Khí đƣợc sinh ra từ cacbon và làm vẩn đục nƣớc vôi trong đó là: CO2. 
- Có thể dùng cacbon để khử ion kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa ở nhiệt 
độ cao. 
*Học sinh thực hiện giải quyết vấn đề: 
- Nung hỗn hợp CuO và C một lúc thì xuất hiện khí CO2 thoát ra làm vẩn đục dung 
dịch nƣớc vôi trong Ca(OH)2 do tạo kết tủa CaCO3, hỗn hợp rắn trong ống nghiệm 
dần chuyền sang màu đỏ của Cu. 
PTHH: 2CuO + C 2Cu + CO2↑ 
 (màu đỏ) 
47 
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O 
 (vẩn đục) 
*Học sinh đánh giá và kết luận: 
- Thí nghiệm đã chứng minh tính khử của cacbon khi tác dụng với CuO. 
- Đây là phƣơng pháp nhiệt luyện dùng để điều chế kim loại. 
*Câu hỏi? 
Nêu nguyên tắc điều chế và các phƣơng pháp điều chế kim loại? 
Phiếu học tập 2: Hoàn thành bài tập 
Câu 1: Tiến hành phản ứng khử oxit thành kim loại bằng khí H2 dƣ theo sơ đồ hình 
vẽ: 
Oxit X không thể là: A. CuO. B. Al2O3. C. PbO. C. FeO. 
*Học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề: 
H2 chỉ khử đƣợc các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa không thể 
khử đƣợc Al trong Al2O3. 
→ Chọn đáp án B 
*Câu hỏi? 
Có thể thay H2 bằng cacbon hay CO đƣợc không? phân tích? 
Câu 2: Khi cho khí CO dƣ vào hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO. Nung 
nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu đƣợc hỗn hợp là: 
A. Cu, Fe, Al2O3, MgO. B. Al, MgO, Cu. 
C. Cu, Fe, Al, MgO. D. Cu, Al, Mg. 
*Học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề: 
Chỉ có các oxit kim loại đứng sau Al mới bị khử bởi các tác nhân trung bình( CO, 
H2, C) Vậy đáp án A 
*Câu hỏi? 
Khối lƣợng chất rắn thu đƣợc sau phản ứng tăng hay giảm? Cách tính? 
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
48 
Chúng tôi chọn mẫu thực nghiệm tại trƣờng THPT Đô lƣơng 1 gồm K10: 2 lớp; 
K11: 2 lớp; K12: 2 lớp. Học sinh đƣợc khảo sát trong quá trình thực nghiệm sƣ 
phạm gồm 6 lớp, trong đó 3 lớp thuộc nhóm thực nghiệm và 3 lớp thuộc nhóm đối 
chứng. Các lớp đƣợc chọn có sĩ số, điều kiện tổ chức dạy học, có trình độ và chất 
lƣợng học tập tƣơng đƣơng nhau.Nhƣ vậy kích thƣớc và chất lƣợng của mẫu đã 
thỏa mãn yêu cầu của thực nghiện sƣ pham. 
Bảng 3.1. Bảng số liệu học sinh đƣợc chọn làm mẫu thực nghiệm 
 Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 
1 10A2 41 10A4 42 
2 11D2 45 11D3 43 
3 12T2 44 12T5 44 
Tổng 130 129 
Bảng 3.2. Bảng kết quả đánh giá năng lực chuyên biệt của học sinh 
Các năng lực Tiêu chí 
đánh giá 
K10 
K11 
K12 
TN ĐC TN ĐC TN ĐC 
1. Năng lực hệ 
thống kiến thức của 
ngƣời học 
Giỏi 13 6 13 5 15 8 
Khá 22 14 24 13 20 19 
T.B 6 18 8 20 9 14 
Yếu 0 4 0 5 0 3 
2. Năng lực thực 
hành hóa học (quan 
sát, phân tích, hợp 
tác) 
Giỏi 12 4 14 6 17 9 
Khá 21 15 22 15 17 11 
T.B 8 17 9 17 10 20 
Yếu 0 6 0 5 0 4 
3. Năng lực tính 
toán 
Giỏi 15 8 16 8 18 10 
Khá 20 15 20 11 20 13 
T.B 6 15 9 20 6 19 
Yếu 0 4 0 4 0 2 
49 
4. Năng lực vận 
dụng kiến thức hóa 
học vào thực tiễn 
Giỏi 13 5 12 5 16 6 
Khá 20 9 23 13 20 15 
T.B 7 19 9 20 7 15 
Yếu 1 9 1 10 1 8 
5. Năng lực phát 
hiện và giải quyết 
vấn đề 
Giỏi 11 4 10 5 13 4 
Khá 19 9 19 9 20 9 
T.B 19 10 13 11 9 16 
Yếu 2 19 3 18 2 15 
Nhận xét: 
* Đối với các lớp học đối chứng 
Giáo viên dạy theo phƣơng pháp dạy học truyền thống theo lỗi một chiều nên HS 
học thụ động chỉ lắng nghe và ngồi ghi chép. Lớp học buồn tẻ và nội dung bài học 
nhƣ SGK không mở rộng thêm, HS không tiến hành làm thí nghiệm, không sử 
dụng bài tập thực nghiệm, cũng không tổ chức hoạt động nhóm để củng cố kiến 
thức cũ và tìm ra kiến thức mới nên không phát huy tính tích cực, tự lực và sáng 
tạo. Tuy nhiên, có lúc GV cũng có sử dụng phƣơng pháp vấn đáp nêu vấn đề, HS 
cũng tham gia vào trả lời các câu hỏi nhƣng HS chƣa thật sự hứng thú, tự giác và 
chủ động trong học tập. 
* Đối với các lớp học thực nghiệm 
 Không khí lớp học sôi nổi và HS hứng thú học tập, tích cực tham gia các hoạt 
động nhóm và góp ý kiến xây dựng bài, khả năng hợp tác tiếp nhận và sẵn sàng 
thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả các HS trong lớp chủ động hơn. 
HS phát huy đƣợc các năng lực: giao tiếp, hợp tác, quan sát, phân tích, giải thích, 
đề xuất, tính toán, vận dụng kiến thức, phát hiện và giải quyết vấn đềQua đó, 
giúp HS phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập. 
Mức độ học tập, hiểu bài và tổng hợp kiến thức của HS ở lớp TN nhanh hơn, năng 
lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn hay trả lời các câu hỏi, bài 
tập thực nghiệm nhanh hơn, chặt chẽ hơn và chính xác hơn. 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Một số kiến nghị, đề xuất 
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có những đề xuất, kiến nghị nhƣ sau: 
Trong xu hƣớng đổi mới PPDH theo hƣớng phát triển năng lực, vận dung và sáng 
tạo cuả HS hiện nay, GV cần phát huy vai trò và ƣu điểm của bài tập thực nghiệm 
hóa học trong hỗ trợ tổ chức DH. Để làm tốt điều đó, ngoài việc GV cần thƣờng 
50 
xuyên vận dụng nhìn hình thức DH với sự hỗ trợ của các tập, phân bố hợp lý giữa 
DH lý thuyết và thực hành thí nghiệm, khai thác vai trò của các thí nghiệm hóa học 
trong việc xây dựng các câu hỏi, bài tập hóa học phát triển năng lực, hƣớng dẫn HS 
gắn liền kiến thức với thực tiễn cuộc sống nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ 
năng. 
Để xây dựng và sử dụng các bài tập thực nghiệm trong hóa học có hiệu quả không 
những đòi hỏi GV cần có năng lực thực hành thí nghiệm và nghiệp vụ sƣ phạm tốt 
mà cần phải có sự đầu tƣ công sức, thời gian và tâm huyết đối với nghề nói chung 
và vấn đề nghiên cứu nói riêng . Vì vậy ngoài việc thƣờng xuyên khuyến khích 
GV tự bồi dƣỡng cơ sở lý luận về PPDH, khai thác triệt để tác dụng của phƣơng 
tiện DH, nhà trƣờng cũng nhƣ các nhà quản lý giáo dục cần có những hỗ trợ về 
tinh thần và vật chất đối với những GV tham gia tích cực trong việc khai thác, 
tuwh tạo đồ dùng DH nói chung và thiết bị thí nghiệm ở trƣờng phổ thông. 
2. Hƣớng phát triển của đề tài 
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi áp dụng việc tổ chức DH theo hƣớng phát 
triển các năng lực chuyên biệt hóa học vào phần phi kim (Lớp 10); chủ đề cacbon 
và hợp chất của cacbon (Lớp 11); chủ đề nhôm và hợp chất của nhôm (Lớp12). 
Qua kết quả TNSP cho phép đề tài có thể mở rộng nghiên cứu áp dụng với qua mô 
rộng hơn nữa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1- Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án PTGV THPT và TCCN (2013). Tài liệu tập 
huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường (lưu hành nội bộ). 
2- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá 
trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT 
(lưu hành nội bộ). 
3- Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, (6/2014), Tài liệu tập huấn 
giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. 
4- Bộ giáo dục và Đào tạo, (5/2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông 
tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới . 
5- Bộ SGK Hóa Học (cơ bản và nâng cao) của 3 khối (10, 11, 12). Nhà xuất bản 
Giáo dục. 
6- Bộ sách GV Hóa Học (cơ bản và nâng cao) của 3 khối (10, 11, 12). Nhà xuất 
bản Giáo dục. 
7- Bộ sách hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kỹ năng môn Hóa Học của 3 
khối (10, 11, 12). Nhà xuất bản Giáo dục. 
8- Bộ sách bài tâp Hóa Học (cơ bản và nâng cao) của 3 khối (10, 11, 12). Nhà xuất 
bản Giáo dục. 
9- Tạp chí GD số đặc biệt tháng 6/2018. Phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho 
học sinh THCS trong dạy học môn kHTN thông qua sử dụng bài tập tiếp cận 
theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA. 
10- Bộ sách hỗ trợ kiến thức: Chìa khóa vàng Hóa Học. XB Đại học Quốc Gia Hà 
Nội. 
HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM 

File đính kèm:

  • pdfskkn_he_thong_bai_tap_thuc_nghiem_hoa_hoc_trung_hoc_pho_thon.pdf
Sáng Kiến Liên Quan