Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và giải bài tập hóa học dạng nhận biết chất vô cơ, áp dụng ở trường THCS

Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu, giải thích bản chất hoặc quá trình hoá học, các hiện tượng hoá học xẩy ra trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày. Hoá học đã trở thành một lĩnh vực khoa học rộng lớn và phong phú, có mối quan hệ chặt chẽ trong nghiên cứu khoa học và ứng dựng trong mọi lĩnh vực của xã hội.

Hoá học được đưa vào chương trình Trung học cơ sở (THCS) muộn nhất so với các môn khoa học khác, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học; hình thành thói quen làm việc khoa học, cung cấp kiến thức để giải thích các hiện tượng hoá học trong tự nhiên. Hình thành, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động và một số kỹ năng cơ bản trong việc tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng hoá học vào cuộc sống. Với chương trình THCS sẽ trang bị cho học sinh khối lượng kiến thức nhất định để chuẩn bị học lên và đi vào cuộc sống lao động sản xuất.

Có thể khẳng định hoá học là môn học mới lạ; hàm chứa nhiều khái niệm, định nghĩa, các loại phản ứng hoá học, các tính chất hoá học, tính chất vật lý . kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh. Trong quá trình học tập các em có thể vận dụng để giải thích các hiện tượng, giải bài tập, hình thành kỹ năng làm thí nghiệm, khả năng vận dụng thực tiễn đồng thời phát triển tư duy trong học tập và nghiên cứu sau này.

Song thực tế quá trình giảng dạy cho thấy: Học sinh bậc THCS khi vận dụng kiến thức, lý thuyết vào giải bài tập hoá học cũng như ứng dụng vào thực tế còn nhiều lúng túng và hạn chế.

 

doc24 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4729 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và giải bài tập hóa học dạng nhận biết chất vô cơ, áp dụng ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p hoá học
Phương pháp vật lý
Phương pháp 
định tính
Phương pháp
 định lượng
Phương pháp 
định tính
hương pháp định lượng
hương pháp định tíPhương pháp vật lý
nhNhận biết
Phương pháp 
định lượng
Phương pháp định lượng
hương pháp định tính
Nhận biết các chất trong hỗn hợp
Nhận biết các chất riêng biệt
Dùng thuốc thử hạn chế
Không dùng thuốc thử
Dùng thuốc thử không hạn chế
 Trong quá trình giảng dạy, tôi đã chia thành một số dạng bài sau:
A. Phương pháp vật lý
1. Phương pháp định tính: 
* Cách làm: Căn cứ vào sự khác nhau về tính chất vật lý giữa các chất như trạng thái, màu sắc, mùi, vị, độ tan trong dung môi, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy để nhận biết
Ví dụ: Trình bày cách nhận biết các khí sau đựng trong các lọ riêng biệt: NH3, H2, Cl2, NO2.
	Giáo viên (GV): Dựa vào đâu để nhận biết được các khí này ?
	Học sinh (HS): Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý (màu sắc)
	GV: Dựa vào màu sắc nhận biết được mấy khí ?
	HS: Dựa vào sự khác nhau về màu sắc nhận biết được 2 khí là Cl2 và NO2 
	GV: Để nhận biết khí NH3 và H2 dựa vào yếu tố nào của tính chất vật lý ?
	HS: Dựa vào sự khác nhau về mùi của chúng.
 Giáo viên hướng dẫn cách trình bày
Bài làm - Ta quan sát : 
	 + Khí nào có màu nâu đỏ, khí đó là NO2.
 + Khí nào có màu vàng lục, khí đó là Cl2.
 + Lọ nào chứa khí không màu, khí đó là NH3 và H2.
 - Dùng tay phẩy nhẹ ở miệng 2 lọ chứa 2 khí còn lại:
 + Lọ nào có mùi khai, lọ đó chứa khí NH3 .
 + Lọ còn lại là khí H2.
2. Phương pháp định lượng: 
* Cách làm: Dùng một số phương pháp như cân, đo, đếmđể nhận biết các chất. 
Ví dụ: Dựa vào tính chất vật lý hãy phân biệt 3 bình chứa 3 chất bột kim loại có màu trắng bạc bị mất nhãn: Fe, Al, Ag.
	GV: Dựa vào yếu tố nào của tính chất vật lý để nhận biết 3 kim loại trên ?
	HS: Dựa vào khả năng bị nam châm hút.
	GV: Các kim loại còn lại ta nhận biết như thế nào ?
	HS: So sánh khối lượng của 2 kim loại
	Trên cơ sở vấn đáp giữa giáo viên và học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra giải đáp cụ thể
Bài làm: 
	- Dùng nam châm thử, kim loại bị nam châm hút là Fe
	- Cân cùng một thể tích chất bột 2 kim loại còn lại, chất bột nào nhẹ hơn là Al, nặng hơn là Ag.
	Sau khi đưa các ví dụ mẫu tôi yêu cầu học sinh làm một số bài tập áp dụng tương tư. 
B. Phương pháp hoá học:
	Phương pháp này gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng, tuy nhiên sử dụng phổ biến là phương pháp định tính, phương pháp định lượng rất phức tạp nên hầu như ít sử dụng. Vì vậy trong khi giảng dạy chuyên đề này tôi chỉ giới thiệu một số ít kiến thức về phương pháp trên để học sinh biết mà không đi vào cụ thể.
	Đối với các bài nhận biết chất bằng phương pháp hoá học trước khi cho học sinh làm các loại bài cụ thể tôi hướng dẫn học sinh quy trình làm một bài nhân biết như sau:
	Bước 1: Chích mẫu thử, đánh số thứ tự (nếu cần)
	Bước 2: Chọn và cho thuốc thử vào mẫu
	Bước 3: Trình bày hiện tượng quan sát được từ đó nhận biết và viết các phương trình hoá học (PTHH) xảy ra ( bước 2 và 3 có thể lồng ghép với nhau).
 1. Nhận biết các chất riêng biệt
	Trong loại bài này tôi chia thành 3 dạng theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp. 
Dạng 1: Dùng thuốc thử không hạn chế.
* Cách làm: Trong dạng này có thể tuỳ ý chọn thuốc thử cho phù hợp. Tuy nhiên phải tìm thuốc thử cho các phản ứng đặc trưng
Ví dụ 1: Có 3 ống nghiệm, mối ống đựng 1 dung dịch các chất sau: Na2SO4, HCl, NaNO3. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các dung dịch (dd) đó. Viết phương trình phản ứng ( ptpư) ?
	GV: 3 dd đó thuộc loại hợp chất nào?
	HS: - axit: HC và muối: NaNO3, Na2SO4
	GV: Để nhận biết HCl ta làm như thế nào ?
	HS: Dùng quỳ tím.
	GV: Để nhận biết muối nitrat và muối sunfat ta làm như thế nào?
	HS: Dùng BaCl2.
	Sau khi thống nhất phương pháp nhận biết giáo viên trình bày mẫu lên bảng
Bài làm: - Lấy mỗi ống nghiệm 1 ít dd để làm mẫu thử
 - Nhúng quỳ tím vào 3 mẫu thử :
 + Nếu quỳ tím chuyển đỏ, mẫu thử đó là dd HCl
 + Hai mẫu thử còn lại không làm quỳ tím chuyển màu.
 	 - Cho vài giọt dd BaCl2 vào 2 mẫu thử còn lại:
 + Mẫu thử nào xuất hiện chất rắn trắng, mẫu thử đó là dd Na2SO4.
 PTHH: Na2SO4 + BaCl2 	 BaSO4(r) + 2 NaCl
 màu trắng
 + Mẫu thử còn lại là dd NaNO3 
 ( Học sinh có thể nêu cách làm khác vẫn được chấp nhận)
Ví dụ 2: Có 2 ống nghiệm đựng 2 chất riêng biệt là canxioxit (CaO) và diphotphopentaoxit (P2O5). Làm thế nào để nhận biết 2 chất đó. Viết ptpư xảy ra ?
	GV: CaO và P2O5 thuộc loại oxit nào ?
	HS: 	- CaO là oxit bazơ. 
	- P2O5 là oxit axit
	GV: Nếu cho chúng cùng tác dụng với nước thì sản phẩm có gì khác nhau ?
 HS: PTHH CaO + H2O Ca(OH)2 
 dd bazơ
 P2O5 + 3 H2O 2 H3PO4 
 dd axit
	GV: Từ 2 sản phẩm đó em nhận biết bằng cách nào ? 
	HS: Cho quỳ tím vào sản phẩm tạo thành:
 + Sản phẩm nào làm quỳ tím chuyển đỏ, chất ban đầu là P2O5. 
 + Sản phẩm nào làm quỳ tím chuyển xanh, chất ban đầu là CaO.
	Như vậy qua ví dụ 1 và ví dụ 2 để thực hiện được yêu cầu của bài, học sinh có thể tự chon thuốc thử với số lượng không giới hạn. Nhưng có trường hợp không phải dùng thuốc thử là nhận biết được ngay chất ban đầu mà có thể phải dùng thuốc thử khác để nhận biết sản phẩm của phản ứng trước đó. Sau đó từ việc nhận biết sản phẩm học sinh mới trở lại nhận biết được chất ban đầu (ví dụ 2).
	Ngoài 2 ví dụ trên, tôi cho học sinh làm các bài tập áp dụng tại lớp. Sau đó yêu cầu học sinh nêu hướng và trình bày. Để củng cố và khắc sâu kiến thức tôi giao một số bài tập để học sinh tự làm. 
Bài tập 
Bài 1: Có 3 bình đựng riêng biệt các chất khí sau: CH4, C2H4, H2 . Bằng thí nghiệm nào có thể nhận biết được chất khí trong mỗi bình ?
Bài 2: Có 1 dd muối Fe(II) và muối Fe(III) đựng trong 2 ống nghiệm khác nhau, làm thế nào để nhận biết 2 dd đó ? Lấy các muối FeSO4 và Fe2(SO4)3 làm ví dụ. 
Bài 3: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết 3 kim loại: Al, Fe, Cu?
Dạng 2: Dùng thuốc thử hạn chế.
* Cách làm: Ngoài thuốc thử cho phép, phải tìm thêm thuốc thử khác bằng cách: 
	- Dùng chất vừa tìm được
	- Dùng sản phẩm của các phản ứng vừa xảy ra
	- Điều chế thuốc thử mới từ các chất có trong bài  
Ví dụ 1: Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy nhận biết 4 ống nghiệm không nhãn chứa 4 dd: Na2SO4, Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2 ?
	GV: Hướng dẫn: Căn cứ vào thành phần của mỗi chất suy nghĩ chọn thuốc thử thích hợp.
	GV: Em chọn thuốc thử nào ? Nhận biết được dung dịch nào ?
HS: Chọn Fe nhận biết được dung dịch HCl
	GV: Sau đó em nhận biết như thế nào ?
HS: - Dùng dd HCl nhận biết được dd Na2CO3
 - Dùng dd Na2CO3 nhận biết được dd Ba(NO3)2 và dd Na2SO4
	Sau đó GV trình bày mẫu: 
 - Lấy ở mỗi ống một ít làm mẫu thử.
	- Cho Fe vào 4 mẫu thử đó: 
 Mẫu thử nào sủi bọt, mẫu thử đó là dd HCl
 PTHH: Fe + 2 HCl FeCl2 + H2(k)
	 - Lấy một ít dd HCl vừa nhận biết được ở trên cho vào 3 mẫu thử còn lại. Mẫu thử nào sủi bọt, mẫu thử đó là dd Na2CO3
 PTHH: 2 HCl + Na2CO3 2 NaCl + CO2(k) + H2O
	- Lấy một ít dd Na2CO3 vừa nhận biết được cho vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào tạo chất rắn màu trắng, mẫu thử đó là dd Ba(NO3)2 
 PTHH: Na2CO3 + Ba(NO3)2 	 2NaNO3 + BaCO3(r) 
 màu trắng
	 - Mẫu thử còn lại là dd Na2SO4 
Ví dụ 2: Chỉ dùng một hoá chất và nước hãy nhận biết 4 chất rắn: CaCO3, Na2CO3, Ca(NO3)2, Na2SO4 ?
	Đối với bài tập được dùng 2 hoá chất để nhận biết trong đó có 1 hoá chất là H2O để học sinh dễ thực hiện, tôi hướng dẫn các em:
	- Trước hết dùng nước hoà vào các mẫu thử để phân thành
	+ Nhóm tan
	+ Nhóm không tan
	- Sau đó dùng hoá chất còn lại để nhận biết từng nhóm 
 Cụ thể ở ví dụ 2: 
	GV: Trước hết em sử dụng hoá chất nào, kết quả ra sao ?
	HS: Dùng nước hoà vào 4 mẫu thử:
	+ Mẫu thử không tan là CaCO3
	+ 3 mẫu thử tan là Na2CO3, Ca(NO3)2, Na2SO4 .
	GV: Sau đó làm thế nào nhận biết 3 chất rắn còn lại
	HS: Dùng dd HCl
	+ Mẫu thử nào có chất khí, mẫu thử đó là Na2CO3
 PTHH: 2 HCl + Na2CO3 2 NaCl + CO2(k) + H2O
	+ 2 mẫu thử không có hiện tượng gì là Ca(NO3)2, Na2SO4
	GV: Để nhận biết 2 chất còn lại em làm thế nào ? 
	HS: Dùng Na2CO3 vừa nhận biết được ở trên, cho vào 2 mẫu thử còn lại:
	+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, mẫu thử đó là Ca(NO3)2 
PTHH: Na2CO3 + Ca(NO3)2 	 2NaNO3 + CaCO3(r) 
 màu trắng
	Sau đó yêu cầu học sinh tự trình bày vào vở.
Ví dụ 3: Chỉ dùng 1 kim loại hãy nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn: AgNO3 , NaOH, HCl, NaNO3 ?
	G:Dựa vào loại chất và thành phần cấu tạo, hãy tìm kim loại thích hợp ?
HS: Dùng Cu nhận biết được AgNO3 (sản phẩm là dd Cu(NO3)2 màu xanh)
	GV: Sau đó dùng hoá chất nào để nhận biết
HS: Dùng dd AgNO3 ở trên nhận biết được dd HCl (sản phẩm là AgCl (r): màu trắng)
	GV: Làm thế nào để nhận biết 2 dd NaOH, NaNO3 ? (GV gợi ý)
HS: Dùng sản phẩm tạo ra ở trên: 
dd Cu(NO3)2 Nhận biết được dd NaOH(sản phẩm có Cu(OH)2(r) mầu xanh 
 Nhận biết được dd NaNO3 (không có hiện tượng)
	Giáo viên yêu cầu học sinh tự trình bày
	Như vậy ở ví dụ này nếu chỉ dùng hoá chất cho phép và các hoá chất có trong đề bài thì học sịnh không thể nhận biết được mà phải sử dụng cả sản phẩm được sinh ra ở phản ứng trước đó để nhận biết. Vì vậy sau khi cho học sinh làm các ví dụ tôi đưa ra nhiều bài tập áp dụng để học sinh làm quen củng cố và khắc sâu kiến thức. Cụ thể: 
Bài tập 1: Chỉ dùng HCl, hãy nhận biết các dung dịch sau: MgSO4, NaOH, BaCl2 ?
Bài tập 2: Có 4 lọ dd NaCl, CuSO4, MgCl2, NaOH. Chỉ dùng phenolphtalein làm thế nào để nhận biết chúng ?
Bài tập 3: Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy nhận biết 4 gói bột màu đen: CuO, MnO2, Ag2O và FeO ?
 Dạng 3: Không dùng thuốc thử
 * Cách làm: Dùng ngay hoá chất cần nhận biết làm thuốc thử. Cụ thể thường trộn lần lượt từng cặp các chất với nhau từ đó rút ra kết luận.
Ví dụ 1: Không dùng thuốc thử hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch sau: Na2CO3, HCl, BaCl2. 
	Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm và trình bày mẫu:
	- Lấy mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
	- Cho lần lượt từng cặp 2 chất phản ứng với nhau ta được kết quả như bảng sau
Chất
Na2CO3
HCl
BaCl2
Na2CO3
Không phản ứng
Chất khí
Chất rắn
HCl
Chất khí
Không phản ứng
Không phản ứng
BaCl2
Chất rắn
Không phản ứng
Không phản ứng
	Từ bảng trên ta thấy: 
	+ Mẫu thử nào khi phản ứng với 2 mẫu thử còn lại tạo 1chất khí và 1 chất rắn, mẫu thử đó là dd Na2CO3 
	+ Mẫu thử nào khi phản ứng với 2 mẫu thử còn lại tạo 1 chất khí, mẫu thử đó là dd HCl 
	+ Mẫu thử nào khi phản ứng với 2 mẫu thử còn lại tạo 1chất rắn, mẫu thử đó là dd BaCl2 
PTHH: Na2CO3 + BaCl2 	 2 NaCl + BaCO3(r) 
 màu trắng
 2 HCl + Na2CO3 2 NaCl + CO2(k) + H2O 
Ví dụ 2: Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch sau KCl, H2O, HCl, K2SO3 . Hãy nhận biết mà không dùng hoá chất khác.
	GV: Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm bài
	HS: Lập bảng và phân thành 2 nhóm
	+ Nhóm 1: HCl và K2SO3 ( có 1 chất khí sinh ra) 
	+ Nhóm 2: KCl và H2O ( không có phản ứng xảy ra)
	GV: Hướng dẫn học sinh nhận biết tiếp: Cô cạn các mẫu ở 2 nhóm:
	+ Nhóm 1: Nếu có cặn là K2SO3 
 Nếu không có cặn là HCl
	+ Nhóm 2: Nếu có cặn là KCl 
 Nếu không có cặn là H2O 
	Giáo viên yêu cầu học sinh tự trình bày
	Như vậy ở dạng bài này chủ yếu dùng phương pháp lập bảng để nhận biết. Ngoài ra trong một số bài tập ngoài việc lập bảng còn phải phối hợp các phương pháp khác nhau như ví dụ 2. Vì vậy để học sinh thành thao dạng này, tôi cho các em làm nhiều bài tập áp dụng ngay tại lớp và về nhà, đặc biệt là các bài tập cần sự phối kết hợp của nhiều phương pháp. Ví dụ:
Bài tập 1: Không dùng thêm hoá chất nào khác hãy nhận biết 4 ống nghiệm mất nhăn chứa 4 dung dịch MgCl2 , BaCl2 , H2SO4 , K2SO3 ?
Bài tập 2: Hãy nhận biết 4 chất lỏng đựng trong 4 lọ mất nhãn: NH4OH, NaOH, FeCl2 FeCl3 mà không dùng thêm bất kỳ hoá chất nào khác ?
2. Nhận biết các chất trong cùng 1 hỗn hợp
* Cách làm: Dựa vào các chất trong hỗn hợp, tìm hoá chất phù hợp để có các phản ứng đặc trưng, từ đó nhận biết được các chất trong hỗn hợp.
	Đối với bài tập loại này, học sinh không cần thử tính chất trên từng chất riêng biệt mà thử tính chất của các chất ngay trong một hỗn hợp để nhận biết.
Ví dụ: Làm thế nào để nhận biết từng chất khí trong hỗn hợp khí gồm CO2, SO2, C2H4, CH4 .
	GV: Theo em trước hết chọn thuốc thử nào ? Tại sao ?
 Để nhận biết các khí còn lại em làm như thế nào? Trình bày cách làm đó?
	Trên cơ sở học sinh trình bày, giáo viên sửa và đưa ra lời giải mẫu:
	- Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch Ca(OH)2 thấy xuất hiện chất rắn không tan và khí thoát ra khỏi dung dịch.
	+ Dẫn khí thoát ra khỏi dung dịch Ca(OH)2 đi qua dung dịch Brom, thấy dung dịch Brom mất màu chứng tỏ trong hỗn hợp khí lúc đầu có C2H4 
	Còn một khí thoát ra cho tác dụng với khí Cl2 (có ánh sáng), thấy màu vàng khí Clo mất đi chứng tỏ rằng trong hỗn hợp lúc đầu có khí CH4 
	+ Lọc phần chất rắn không tan cho tác dụng với dd HCl thấy có khí thoát ra, cho khí này đi qua dd Brom, thấy dd Brom bị mất màu, chứng tỏ rằng trong hỗn hợp khí ban đầu có khí SO2
	Khí còn lại tiếp tục cho qua dd Ca(OH)2 thấy dung dịch bị vẩn đục, điều đó chứng tỏ rằng trong hỗn hợp khí ban đầu có khí CO2 . 
PTHH: Ca(OH)2 + CO2 	 CaCO3(r) + H2O
 màu trắng
 Ca(OH)2 + SO2 CaSO3(r) + H2O
 màu trắng
 CaCO3 + 2 HCl CaCl 2 + CO2(k) + H2O
 CaSO3 + 2 HCl CaCl 2 + SO2(k) + H2O
 C2H4 + Br2 	 C2H4Br2 
 ánh sáng
 CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
 SO2 + Br2 + 2 H2O H2SO4 + 2 HBr
	Từ ví dụ mẫu tôi cho học sinh làm các bài tập áp dụng
	Ví dụ: Nhận biết các chất có mặt trong 1 dung dịch: Na2SO4, NaCl, Na2CO3.
 Như vậy, với 2 loại bài nhận biết các chất riêng biệt và nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp, thì dạng bài thứ nhất phổ biến hơn cả. Mặt khác nó phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh THCS. Vì vậy khi dạy tôi đi sâu hơn vào dạng bài thứ nhất.
	Ngoài các loại bài mà tôi đã phân loại trong chuyên đề nhận biết này còn một số dạng đặc biệt khác ít phổ biến hơn. Có thể đề bài không yêu cầu nhận biết nhưng để thực hiện được yêu cầu đó, học sinh cũng phải dựa vào những dấu hiệu, những hiện tượng của phản ứng hoá học, hoặc từ những nhận biết để tinh chế và tách các chất.
Ví dụ: Có 5 lọ A, B, C, D, E chứa các dung dịch Na2CO3, HCl, BaCl2, NaCl, H2SO4.
	+ Khi đổ lọ A vào lọ B thu được chất rắn.
	+ Khi đổ lọ A vào lọ C thu được chất khí.
	+ Khi đổ lọ B vào lọ D thu được chất rắn.
	Hãy xác định các chất trong mỗi lọ và giải thích ?
 	ở ví dụ này học sinh không cần tìm phương pháp nhận biết mà chỉ cần căn cứ vào hiện tượng phản ứng mà đầu bài cho để phán đoán các khả năng xảy ra. Từ đó loại bỏ các trường hợp và đưa ra kết quả chính xác với kết quả cuối cùng là:
 Lọ A: Na2CO3, lọ B: BaCl2, lọ C: HCl, lọ D: H2SO4, lọ E: NaCl .
	Với phương pháp giảng dạy có sự phận loại này, học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt cách giải của từng dạng. Từ đó có thể vận dụng linh hoạt vào bất kỳ 1 bài tập nhận biết nào và tạo hứng thú học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Phần III: Kết quả thực hiện:
 Qua quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi các năm. Khi dạy hết chuyên đề này tôi có đưa ra 2 bài tập để kiểm tra sự nắm bắt kiến thức của 7 học sinh với thời gian 15 phút: 
Bài 1: Trình bày phương pháp để nhận biết 3 chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không có nhãn: NaCl, Na2CO3, hỗn hợp (NaCl và Na2CO3) ?
Bài 2: Cho các chất: Na, MgCl2, FeCl2 , FeCl3, AlCl3. Chỉ dùng thêm ít nước hãy nhận biết chúng.
 Sau khi kiểm tra kết quả thu được như sau:
 Điểm
Năm học
Điểm dưới TB
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9 - 10
HS
%
HS
%
HS
%
HS
%
2003 - 2004
0
0
2
28.6
5
71.4
0
0
2004 - 2005
0
0
0
0
5
71.4
2
28.6
	Từ kết quả trên cho thấy nếu giáo viên có sự đầu tư nghiên cứu và giảng dạy khoa học theo từng loại, từng dạng bài thì học sinh nắm bắt kiến thức tốt hơn rất nhiều so với phương pháp dạy thông thường. Mặt khác trong quá trình làm bài học sinh không bị nhầm lẫm mà còn tỏ ra rất linh hoạt. Vì vậy, việc học chuyên đề này trở nên rất đơn giản đối với các em.
	Với học sinh nói chung, do không thể dạy toàn bộ chuyên đề như học sinh giỏi, tôi chỉ đưa ra một số bài nhận biết thông thường. Kết quả: Đa số học sinh làm được những bài nhận biết cơ bản, đạt được yêu cầu đặt ra.
Phần IV: Kết luận và đề xuất
1. Bài học kinh nghiệm
	Để dạy tốt chuyên đề “ Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ ”, giáo viên cần:
	- Nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của chuyên đề trong công tác giảng dạy nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng;
	- Giáo viên phải tích cực đầu tư, nghiên cứu chương trình, tham khảo nhiều tài liệu để có những bài tập hay và cơ bản;
	- Giáo viên cần phân thành các dạng bài cụ thể, ở mỗi dạng cần đưa ra phương pháp nhận biết chung để học sinh nắm được sau đó đưa ví dụ cụ thể và các ví dụ áp dụng khác;
	- Trong quá trình dạy, giáo viên phải chú trọng rèn luyện và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh;
	- Giáo viên cũng cần chú trọng rèn kỹ năng trình bày nội dung của một bài nhận biết của học sinh;
	- Khi giảng dạy, giáo viên phải luôn tạo ra những tình huống có vấn đề, kich thích tính tìm tòi và say mê nghiên cứu của học sinh;
	- Song song với việc giảng dạy, giáo viên cần thương xuyên kiểm tra học sinh dưới các hình thức khác nhau. Trên cơ sở đó giáo viên điều chỉnh các dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
2. Điều kiện vận dụng:
	- Chuyên đề “nhận biết chất” là một trong rất nhiều chuyên đề cần được sử dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng và học sinh nói chung. Để giảng dạy chuyên đề này có kết quả, học sinh cần có kiến thức tốt về tính chất vật lý, các dấu hiệu của phản ứng hoá học, các phản ứng hoá học đặc trưng  Mặt khác giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về phương pháp giải và hệ thống bài tập trong từng dạng bài. Hơn nữa phải đảm bảo đủ thời gian cho quá trình giảng dạy chuyên đề. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần có những câu hỏi gợi mở đúng lúc giúp học sinh tự lực đích tới mục tiêu.
	- áp dụng với học sinh THCS.
3. Hạn chế:
	- Giáo viên thực hiện không mạch lạc các dạng bài có thể làm học sinh dễ nhầm lẫn, không đạt được mục tiêu đề ra.
	- Nếu giáo viên không định hướng tốt phương pháp nhận biết thì học sinh sẽ lúng túng khi làm bài.
	- Giáo viên không chú ý cách trình bày mà chỉ chú ý đến hướng làm sẽ dẫn tới sự lủng củng trong trình bày.
4. Biện pháp khắc phục
	- Giáo viên cần phân loại rõ ràng, trình bày mạch lạc các dạng bài, phương pháp giải chung và phương pháp riêng với từng dạng bài để học sinh nhận thức chuẩn kiến thức, tránh nhầm lẫn, không đạt mục tiêu đề ra.
	- Định hướng tốt các phương pháp nhận biết để học sinh không bị lúng túng khi làm bài và khi gặp dạng bài mới.
	- Kết hợp hợp lý giữa hướng làm bài và cách làm bài mạch lạc, khoa học.
5. Đề xuất
	Để thu được hiệu quả giáo dục cao tôi có một số đề xuất sau:
	- Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện trang bị đồ dùng, dụng cụ, hoá chất, tài liệu phục vụ bài giảng;
	- Quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học được tham dự các buổi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
	- Xây dựng phòng học bộ môn đáp ứng được nhu cầu của môn học, đặc biệt là phòng học đảm bảo việc thí nghiệm nhận biết các chất.
	 Trên đây là kinh nghiệm nhỏ trong giảng dạy chuyên đề “ Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ” trong hoá học THCS. Với tuổi đời còn trẻ, thời gian không nhiều nên chắc chắn kinh nghiệm của tôi còn hạn chế. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý kiến để phương pháp giảng dạy chuyên đề này của tôi được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Hồng Châu, ngày 15 tháng 3 năm 2008
 	Người viết 
	Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Nhận xét của hội đồng chấm
Mục lục
Nội dung
Trang
Lời nói đầu
1
Phần I: Mở đầu
2
 I. Đặt vấn đề
2
 II. Mục đích và nhiệm vụ
2
 III. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
3
Phần II: Nội dung
4
 I. Những vấn đè cần giải quyết
4
 II. Phương pháp tiến hành
4
 III. Phương pháp giảng dạy
5
 IV. Hệ thống phân loại
6
 A. Phương pháp vật lý
7
 B. Phương pháp hoá học
8
Phần III: Kết quả thực hiện
18
Phần IV: Kết luận và đề xuất
19
 1. Bài học kinh nghiệm
19
 2. Điều kiện vận dụng
19
 3. Hạn chế
20
 4. Biện pháp khắc phục
20
 5. Đề xuất
20

File đính kèm:

  • docSKKN_gop_y_cho_minh_voi.doc
Sáng Kiến Liên Quan