SKKN Giáo dục ý thức phòng chống cháy nổ cho học sinh vùng khó khăn khi dạy học Hóa học ở trường Trung học Phổ thông

Cơ sở lý luận

Dựa trên nghị quyết 99/2019/QH14 của Quốc hội về PCCC: nâng cao hiệu lực,

hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy chữa cháy, về huy động

sức mạnh tổng hợp toàn dân vào việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy.

Dựa vào nội dung chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 môn Hóa học THPT

có đưa vào một số chuyên đề học tập cho học sinh trong mỗi khối nhằm mở rộng,

nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp THPT; Tăng cường rèn

luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp các em hiểu

rõ các ngành nghề liên quan đến hóa học. Trong các chuyên đề đó một chuyên đề

về vấn đề phòng chống cháy nổ là chuyên đề 10.2: Hóa học trong việc phòng

chống cháy nổ.

Dựa trên các khái niệm về cháy nổ, yếu tố cần thiết cho sự cháy, nguyên nhân gây

cháy nổ, phương pháp phòng cháy, chữa cháy.

a.Khái niệm về cháy, nổ

- Khái niệm về cháy

Lômônôxôp – nhà bác học người Nga nổi tiếng là người đầu tiên chứng minh: “

Cháy là sự hóa hợp giữa chất cháy với không khí”.

Đến năm 1973, nhà bác học Pháp Lavouriee khẳng định rõ hơn: “ Cháy là sự hóa

hợp giữa chất cháy với oxi không khí”.

Đến nay, bản chất của sự cháy được định nghĩa như sau: Cháy là một phản ứng

hóa học, có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.

-Khái niệm về nổ: Nổ là một quá trình chuyển hóa cực nhanh về mặt lý và hóa

học của các chất hoặc hỗn hợp của chúng, có tỏa ra năng lượng rất lớn.

b. Yếu tố cần thiết cho sự cháy

Để hình thành sự cháy phải có 3 yếu tố gọi là tam giác cháy:

Chất cháy như: gỗ, bông, vải, nhựa, xăng, dầu, axeton, axetilen, metan,

oxitcacbon, kim loại,.

Nguồn nhiệt thích ứng: Trong thực tế sản xuất và đời sống có nhiều loại nguồn

nhiệt khác nhau có thể gây cháy như:

+ Nguồn nhiệt trực tiếp: ngọn lử trần ( bếp lửa, đèn thắp sáng, bật lửa, diêm, tàn

đóm, tàn thuốc.)

+ Nguồn nhiệt do ma sát sinh ra: ổ bị thiếu dầu mỡ, ma sát giữa sắt với sắt.

+ Nguồn nhiệt do phản ứng hóa học giữa các các chất khi tác dụng với nhau.

+ Nguồn nhiệt do sét đánh.

+ Nguồn nhiệt do điện sinh ra như: chập mạch điện, quá tải hoặc sử dụng các

dụng cụ tiêu thụ điện đốt nóng.

Nguồn oxi: Oxi là thành phần tham gia phản ứng cháy và duy trì sự cháy. Để

duy trì sự cháy cần có từ 14%- 21% hàm lượng oxi trong không khí. Nếu hàm

lượng oxi thấp hơn thì đám cháy khó có thể phát triển được. Trong môi trường

chúng ta đang sống, hàm lượng oxi chiếm 21% thể tích không khí. Như vậy, lúc

nào thành phần oxi cũng đủ oxi cho đám cháy phát triển.

Trong thực tế, có một số chất cháy cá biệt khi cháy cần rất ít thậm chí không cần

cung cấp oxi từ môi trường bên ngoài vì bản thân chất cháy đã chứa đựng thành

phần oxi , dưới tác dụng của nhiệt chất đó sinh ra oxi để duy trì sự cháy như:

Kaliclorat (KClO3), kali permanaganat (KMnO4), amonintrat (NH4NO3), .

Việc xác định yếu tố cần thiết cho sự cháy có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong

công tác phòng cháy, chữa cháy, giúp cho việc chọn phương án phòng cháy hoặc

chữa cháy thích hợp nhất. Bởi vì muốn ngăn ngừa cháy nổ hoặc dập tắt đám cháy

chỉ cần loại trừ một trong ba yếu tố trên.

pdf43 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 2479 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức phòng chống cháy nổ cho học sinh vùng khó khăn khi dạy học Hóa học ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Dùng bình chữa cháy 
bằng khí chữa cháy như thế 
nào để dập tắt đám cháy có 
hiệu quả? 
Câu 4: Nêu biện pháp hiệu 
quả nhất để dập tắt đám 
cháy bằng xăng dầu? 
Câu 5: Trách nhiệm phòng 
cháy và chữa cháy là của ai? 
Các đội chơi sẽ giơ bảng để 
được trả lời, mỗi câu trả lời 
đúng sẽ được 10 điểm. 
Phần thi thứ hai: Các đội 
sẽ cùng nhau quan sát, theo 
dõi các tình huống giả định 
về vấn đề cháy nổ thường 
xảy ra trong cuộc sống và 
đưa ra phương án trả lời. 
Tình huống 1: Khi đang nấu 
ăn do sơ suất em để lửa bén 
cháy lên chảo dầu đang sôi 
trên bếp. Lúc này các em sẽ 
xử lí như thế nào? 
Tình huống 2: Khi đang 
ngồi trong phòng nếu thấy 
có khói, mở cửa phòng ra thì 
thấy cửa ra vào nhà có đám 
cháy lớn. Theo các em lúc 
này nên làm gì? 
Tình huống 3: Khi làm thực 
hành thí nghiệm hóa, do sơ 
suất em làm đổ một ít cồn 
gần chỗ ngọn lửa. Các em sẽ 
xử lý như thế nào? 
Cả ba đội cùng nhau quan 
sát các tình huống giả định 
và đưa ra phương án xử lí. 
Đội nào có phương án xử lí 
trước thì giơ bảng để được 
Câu 3: Nên dùng ở những khu vực kín gió 
Câu 4: Chữa cháy bằng cát, chăn ướt, bọt Foam. 
Câu 5: PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ 
chức, hộ gia đình và cá nhân lãnh thổ Cộng hòa xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam 
Các đội chơi sẽ lắng nghe kĩ các tình huống giả 
định, thảo luận và đưa ra các câu trả lời 
30 
trả lời. 
BGK dựa vào câu trả lời của 
các đội để cho điểm. 
Phần thi thứ ba: Cả ba đội 
mỗi đội sẽ cùng nhau tham 
gia vẽ một bức tranh tuyên 
truyền về phòng chống cháy 
nổ trong khoảng thời gian là 
bài hát:” Bài ca lính cứu 
hỏa” ( 2 lần). Sau khi hoàn 
thành mỗi đội sẽ có thời 
gian 5-7 phút để hùng biện 
cho bức tranh của mình. 
BGK sẽ quan sát tranh và 
lắng nghe thuyết trình của 
mỗi đội để cho điểm. 
Sau cuộc thi sẽ tổng hợp 
điểm của ba đội và trao giải. 
Các nhóm chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: giấy vẽ, bút 
màu, thức, bút vẽ...., lên ý tưởng, phác thảo trước để 
tiến hành vẽ. 
Đây là sản phẩm sau khi hoàn thành phần dự thi của 
ba đội. 
31 
Ví dụ 3: Phối hợp cùng các giáo viên trong nhóm hóa học để xây dựng hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo: “ Hóa học với vấn đề phòng chống cháy nổ” . 
1. Mục đích: Giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế liên quan đến những vấn 
đề về cháy nổ như: Thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhận diện, đánh giá và tìm cách 
làm giảm thiểu các nguy cơ gây cháy nổ, chuẩn bị tốt để ứng phó nếu xảy ra cháy. 
Qua hoạt động này giúp học sinh có hứng thú hơn với bộ môn hóa học nhất là phần 
hóa học gắn với các vấn đề thực tiễn, giúp xây dựng niềm tin với khoa học và phát 
huy khả năng sáng tạo trong học sinh. Qua đây sẽ cung cấp được một số kiến thức 
nền tảng về PCCC để các em có thể áp dụng vào cuộc sống. 
2. Kế hoạch tổ chức: 
- Đối tượng: Dành cho học sinh khối 12 
- Thời gian: 1 buổi chiều 
- Hình thức tổ chức: Phối hợp cùng đoàn trường tổ chức tập trung cho học sinh 
khối 12 của trường với một số hoạt động như sau: 
+ Báo cáo chuyên đề về nguyên nhân cháy nổ, thiệt hại do cháy nổ, kỹ năng phòng 
cháy, chữa cháy và thoát hiểm. 
+ Giới thiệu về các loại bình chữa cháy và cách sử dụng các loại bình thông dụng. 
+ Trải nghiệm một số thí nghiệm hóa học vui có liên quan đến lửa. 
+ Tham gia trò chơi trả lời các câu hỏi liên quan đến phòng cháy, chữa cháy và 
thoát hiểm. 
+ Tổ chức cuộc thi về kỹ năng thoát hiểm cho học sinh. 
+ Cho học sinh toàn trường tham gia trò chơi nói về một số khẩu hiệu và thông 
điệp về PCCC mà em biết trước khi kết thúc buổi trải nghiệm. 
Kịch bản buổi trải nghiệm sáng tạo: 
32 
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
HĐ 1: Ổn định tổ chức, tuyên bố lí 
do sau đó giới thiệu các tiết mục văn 
nghệ chào mừng. 
HĐ 2: GV chia sẻ kiến thức về các 
nguyên nhân gây cháy nổ và những 
thiệt hại khi xảy ra cháy nổ. 
HĐ 3: Một GV khác sẽ chia sẻ một 
số kiến thức về phòng cháy, chữa 
cháy và kỹ năng thoát hiểm. ( Có các 
ví dụ gắn với thực tế) 
HĐ 4: Học sinh sẽ được trải nghiệm 
thực tế qua một số thí nghiệm hóa 
học vui có liên quan đến lửa như: 
+ Đốt khăn không cháy. 
+ Nước đá có thể tự bốc cháy. 
+ Châm đèn cồn không cần lửa. 
+ Bơm bóng từ phản ứng của baking 
soda và giấm ăn. 
HS quan sát các thí nghiệm vui sau 
đó nhận xét và giải thích hiện tượng 
thông qua các kiến thức hóa học đã 
học. Qua đây GV cũng lưu ý học 
sinh một số vấn đề liên quan đến 
cháy, nổ trong khi làm thực hành thí 
nghiệm. 
HS tập trung nghiêm túc dưới sân trường. 
Ngồi lắng nghe những kiến thức mà giáo 
viên chia sẻ . 
HS lắng nghe . 
HS sẽ cùng tham gia làm thí nghiệm với 
giáo viên. 
Những HS khác qua sát và giải thích hiện 
tượng 
33 
HĐ 5: Tổ chức cho học sinh tham gia 
trả lời các câu hỏi nhanh về vấn đề 
phòng cháy, chữa cháy. 
HĐ 6: Tổ chức tập huấn một số kĩ 
năng thoát hiểm và cho học sinh 
tham gia một trò chơi về kỹ năng 
thoát hiểm khi có cháy. 
Chọn ra 3 đội chơi mỗi đội chơi gồm 
5 người ( 3 nam- 2 nữ) tham gia trò 
chơi: Thoát nạn khi có cháy như 
sau: 
Mỗi đội chuẩn bị mỗi người 1 chiếc 
khăn ướt. Các đội chơi tập trung về 1 
vị trí do ban tổ chức quy định. Một 
thành viên của đội di chuyển về vạch 
xuất phát. Khi có hiệu lệnh của ban 
tổ chức một thành viên hô to báo 
động có cháy rồi chạy về vị trí đội 
mình đập tay để thành viên của đội 
bắt đầu thi. 
Mỗi thành viên còn lại sẽ lần lượt 
 Một vài hình ảnh thí nghiệm: 
HS tham gia trả lời các câu hỏi. 
HS lắng nghe các kỹ năng để thực hành 
Các đội tham gia trò chơi. 
 Hình ảnh minh họa 
34 
thi: Di chuyển người cúi thấp, một 
tay cầm khăn ướt che kín mũi, 
miệng, đi cúi người 10 bước sau đó 
nằm lăn qua lăn lại 3 lần ( ví dụ cho 
trường hợp quần áo bị bắt lửa) rồi 
đứng dậy chạy về điểm tập kết. Khi 
thành viên về đến điểm tập kết thành 
viên tiếp theo sẽ xuất phát. 
Đội nào có toàn bộ thành viên về đến 
điểm tập kết trong thời gian ít hơn sẽ 
chiến thắng. Nếu đội nào có thành 
viên trong lúc thi vi phạm một lỗi 
nào thì cứ một lỗi sẽ bị cộng thêm 30 
giây trong tổng thời gian. 
HĐ7: GV cho học sinh toàn trường 
tham gia trò chơi nói về một số khẩu 
hiệu và thông điệp về PCCC mà em 
biết. 
Một số khẩu hiệu và thông điệp mà học 
sinh đã đưa ra: 
1. Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm và 
nghĩa vụ của mỗi công dân. 
2. Phòng cháy tốt, chữa cháy giỏi là bảo vệ 
chính mình và an toàn xã hội. 
3. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt 
trận phòng chống giặc lửa. 
4. Không để xảy ra cháy nổ là hạnh phúc 
của mọi người. 
5. Cháy là một thảm họa- Vì mình, vì xã hội 
hãy cẩn trọng với nạn cháy. 
Phương pháp 4: Dạy học theo dự án 
 Những giờ học kỹ năng sống theo phương pháp giáo dục trải nghiệm giúp học 
sinh không chỉ nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống cháy nổ, tăng 
cường ý thức bảo vệ sự an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, đồng thời 
trang bị kĩ năng mềm cho học sinh trong cuộc sống hiện đại. 
Yêu cầu: Chọn những dự án gần gũi với đời sống học sinh, có nhiều áp dụng vào 
cuộc sống của các em. Nên chia lớp làm nhiều nhóm nhỏ để các em dễ làm việc 
vói nhau, nhiều em tham gia vào hoạt động hơn. Giáo viên nên tìm thời gian thích 
hợp để học sinh nộp sản phẩm, trình bày, báo cáo kết quả và có thể lấy làm một 
con điểm thường xuyên. 
Khi dạy phần hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường ở lớp 12 
giáo viên có thể giao cho học sinh một số dự án về vấn đề phòng chống cháy nổ để 
học sinh tìm hiểu, nghiên cứu và tiến hành báo cáo. 
35 
Dự án thứ nhất: Tên dự án: “ Vì bình yên cuộc sống’’ 
 Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm và tiến hành giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
Thành viên nhóm gồm: Nhóm trưởng, thư kí và các thành viên khác 
 Nhóm trưởng: Quản lí nhóm và báo cáo kết quả trước lớp 
 Thư kí: Ghi chép ý kiến của các thành viên trong nhóm và tổng hợp 
Các thành viên: Tìm kiếm hình ảnh, thông tin liên quan, tình hình cháy nổ hiện nay 
và một số phương pháp phòng cháy, chữa cháy khi có tình huống cháy xảy ra. 
Kế hoạch thực hiện: thời gian cho mỗi nhóm là 1 tuần sau đó các nhóm sẽ tiến 
hành báo cáo sản phẩm. 
Nhóm 1: Vấn đề cháy nổ ở các phòng thực hành thí nghiệm 
Câu hỏi đề xuất cho các nhóm nghiên cứu để thực hiện dự án: 
Câu 1: Trong thực tế, nguyên nhân nào thường gây cháy ở phòng thực hành thí 
nghiệm? Lấy một số ví dụ? 
Câu 2: Tình hình sử dụng các hóa chất, nhất là những hóa chất dễ gây cháy nổ ở 
các phòng thí nghiệm hiện nay như thế nào? 
Câu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu việc cháy nổ xảy ra ở các phòng thí 
nghiệm? 
Câu 4: Trong trường hợp xảy ra cháy nổ ở phòng thí nghiệm thì cần lưu ý những gì 
khi chữa cháy? 
Nhóm 2: Vấn đề cháy nổ trong các hộ gia đình. 
Câu hỏi đề xuất cho các nhóm nghiên cứu: 
Câu 1: Trong thực tế, nguyên nhân nào thường gây cháy nổ ở trong các hộ gia 
đình. 
Câu 2: Tình hình sử dụng các vật dụng dễ cháy trong các hộ gia đình hiện nay như 
thê nào? 
Câu 3: Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu cháy nổ xảy ra ở các hộ gia đình. 
Câu 4: Trong trường hợp xảy ra cháy ở các gia đình thì cần phải xử lí như thế nào? 
Nhóm 3: Vấn đề cháy nổ ở các khu chung cư. 
Câu hỏi đề xuất cho các nhóm nghiên cứu: 
Câu 1: Trong thực tế, nguyên nhân nào thường gây cháy nổ ở trong các khu chung 
cư? 
Câu 2: Tình hình sử dụng các vật dụng dễ cháy ở các khu chung cư hiện nay như 
thế nào? 
Câu 3: Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu cháy nổ xảy ra ở các khu chung cư. 
36 
Câu 4: Trong trường hợp xảy ra cháy ở các khu chung cư thì cần phải xử lí như thế 
nào? 
Nhóm 4: Vấn đề cháy nổ ở các cửa hàng kinh doanh. 
Câu 1: Trong thực tế, nguyên nhân gây cháy nổ nào thường xảy ra ở các cửa hàng 
kinh doanh? 
Câu 2: Tình hình cháy nổ ở các cửa hàng hiện nay như thế nào? 
Câu 3: Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu các vụ cháy nổ xảy ra ở các cửa hàng 
kinh doanh? 
Câu 4: Trong trường hợp xảy ra cháy ở các của hàng kinh doanh thì cần phải xử lí 
như thế nào? 
Dự án thứ hai: Tên dự án “ Cháy- hiểm họa từ những bất cẩn nhỏ” 
Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm và tiến hành giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
Thành viên nhóm gồm: Nhóm trưởng, thư kí và các thành viên khác 
 Nhóm trưởng: Quản lí nhóm và báo cáo kết quả trước lớp 
 Thư kí: Ghi chép ý kiến của các thành viên trong nhóm và tổng hợp 
Các thành viên: Tìm kiếm hình ảnh, thông tin liên quan, tình hình cháy nổ hiện nay 
và một số phương pháp phòng cháy, chữa cháy khi có tình huống cháy xảy ra. 
Kế hoạch thực hiện: thời gian cho mỗi nhóm là 1 tuần sau đó các nhóm sẽ tiến 
hành báo cáo sản phẩm. 
Nhóm 1: Tìm hiểu “Cháy nổ- nguyên nhân và hậu quả”. 
Câu hỏi đề xuất để các nhóm nghiên cứu: 
Câu 1: Nguyên nhân cháy nổ từ các bếp ăn gia đình là gì? 
Câu 2: Nguyên nhân cháy nổ từ việc làm thiếu kiến thức của người dân? 
Câu 3: Nguyên nhân cháy nổ từ các việc làm thiếu ý thức của người dân? 
Câu 4: Hậu quả về người và những thiệt hại về kinh tế do những vụ cháy nổ gây 
ra? 
Nhóm 2: Tìm hiểu “ Cháy nổ- biện pháp phòng và chữa” 
Câu hỏi đề xuất để các nhóm nghiên cứu: 
Câu 1: Để giảm thiểu các vụ cháy nổ chúng ta nên làm gì? 
Câu 2: Những chất chữa cháy nào thường được sử dụng khi có cháy xảy ra? 
Câu 3: Những biện pháp chữa cháy nào nên sử dụng khi có cháy ? 
Câu 4: Nêu một số kỹ năng thoát nạn khi có cháy xảy ra? 
37 
Ngoài một số dự án này, giáo viên có thể tìm hiểu và triển khai một số dự án khác 
cho học sinh nhằm giáo dục cho các em tố nhất vấn đề phòng cháy và chữa cháy. 
Dưới đây là một số hình ảnh báo cáo dự án của các nhóm: 
V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 
 Nhìn thấy được thực trạng của học sinh nơi chúng tôi công tác thiếu kiến thức, kĩ 
năng về phòng chống cháy, chữa cháy nhiều nên chúng tôi đã viết sáng kiến này. 
Chúng tôi triển khai nội dung như sau: 
 + Đầu tiên tôi đưa tên đề tài, nội dung , kế hoạch thực hiện đề tài trước nhóm, tổ 
để nhận xét, góp ý. 
 + Tiêp theo, chúng tôi đưa đề tài đên học sinh thông qua các bài giảng, các câu 
hỏi kiểm tra, các nhiệm vụ giao cho học sinh, các hoạt động ngoại khóa. 
 + Chúng tôi lồng ghép các nội dung của đề tài vào các chương trình hoạt động 
của đoàn trường, của trường để kích thích được nhiều học sinh tham gia hơn. 
 + Cuối cùng, chúng tôi thu thập tất cả các ý kiến phản hồi rồi tổng hợp, rút kinh 
nghiệm. 
VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
- Chỉ ra được cho học sinh các chất thường gây cháy nổ trong cuộc sống và giúp 
các em biết cách sử dụng các chất này để góp phần vào việc phòng cháy chữa 
cháy. 
- Đề xuất được một số phương pháp để giáo dục ý thức phòng chống cháy nổ cho 
học sinh giúp lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia và có chất lượng. 
- Giáo dục được cho học sinh ý thức sử dung hóa chất, các vật dụng dễ gây cháy 
nổ đúng và hợp lí. 
- Kích thích được hứng thú học tập môn hóa cho học sinh. 
38 
 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 1. Kết luận 
 Sau khi áp dụng các phương pháp giáo dục ý thức phòng chống cháy nổ cho học 
sinh chúng tôi thấy học sinh yêu thích các tiết học hơn, các em thích tìm tòi, tìm 
hiểu những vấn đề xung quanh về vấn đề cháy nổ và trao đổi lại cho giáo viên về 
những phát hiện đó. Các em đã có ý thức hơn trong vấn đề phòng cháy chữa cháy, 
nhận thức rõ về việc phòng chống cháy nổ là không của riêng một tổ chức nào mà 
cần sự chung tay của toàn xã hội. Các em đã có những việc làm, những hành động 
cụ thể như không vứt rác, đốt rác bừa bãi, không để các chất dễ cháy nổ ở những 
khu vực dễ xảy ra cháy, biết tuyên truyền tới những người thân trong gia đình và 
những người xung quanh về việc nâng cao ý thức PCCC như không vứt tàn thuốc 
vào nơi dễ cháy, sử dụng hợp lí các đồ dùng trong gia đình. Và điều quan trọng 
nhất sau khi áp dụng đề tài này là các em đã có đủ những kiến thức và kỹ năng cơ 
bản mà khi nếu có cháy xảy ra thì có thể bảo vệ bản thân và giúp những người 
khác để hạn chế thấp nhất các thiệt hại về người và của. 
 Đề tài này có thể dùng để cho các giáo viên giảng dạy môn hóa học và các tổ chức 
trong nhà trường tham khảo, áp dụng. 
 2. Kiến nghị 
 Qua quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi có một số kiến nghị như sau: 
 * Đối với giáo viên và nhà trường: 
 Nhà trường nên tạo nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian để cho giáo viên 
và học sinh tham gia được nhiều các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động giáo dục 
trải nghiệm, các sân chơi bổ ích, lành mạnh, các cuộc thi về giáo dục ý thức phòng 
cháy, chữa cháy. 
 Giáo viên nên khai thác tối đa các vấn đề cháy nổ trong cuộc sống có liên quan 
đến kiến thức môn học và tăng cường lồng ghép vào dạy học để giáo dục ý thức 
phòng chống cháy nổ trong học sinh. 
 Giáo viên nên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường nhất là tổ chức 
đoàn trong việc tạo ra các sân chơi bổ ích cho học sinh có thể tham gia nhằm giúp 
các em rèn luyện các kĩ năng cơ bản để có thể xử lí các tình huống cháy nổ gặp 
phải trong đời sống hàng ngày. 
 Giáo viên nên đầu tư những giờ học hay, truyền cảm hứng cho học sinh để các em 
giảm bớt áp lực, căng thẳng khi học tập. 
Giáo viên nên cố gắng lồng ghép các kiến thức về phòng chống cháy nổ có liên 
quan đến môn học vào các bài kiểm tra thường xuyên và các bài kiểm ta định kì để 
giảm bớt áp lực các bài kiểm tra cho các em. 
 *Đối với học sinh: 
39 
 Thường xuyên rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm các thông tin 
trong đời sống thực tiễn, trên mạng internet các vấn đề về cháy nổ để áp dụng vào 
trong quá trình học tập và trong cuộc sống. 
 Các em cần phải học lí thuyết đi đôi với thực hành chứ không chỉ nắm các lí 
thuyết suông nhất là đối với vấn đề cháy nổ thì phần thực hành phòng cháy chữa 
cháy là vô cùng quan trọng. 
 Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này đã giúp chúng tôi rất nhiều 
trong quá trình giảng dạy, giúp các em học sinh lôi cuốn hơn vào các giờ dạy, các 
hoạt động trải nghiệm. Đã có nhiều học sinh thay đổi được nhận thức về vấn đề 
phòng cháy chữa cháy so với trước khi thực hiện đề tài. Học sinh lại thêm yêu 
thích môn hóa hơn, hào hứng trong việc tìm kiếm các thông tin và chờ đợi đến các 
giờ học hóa. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy đây chỉ là kết quả bước đầu trong việc 
giáo dục ý thức phòng chống cháy nổ khi dạy học hóa học. Mặc dù bản thân chúng 
tôi đã rất cố gắng nhưng vì điều kiện và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề 
tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô 
và đồng nghiệp. Hi vọng sáng kiến này sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc giáo 
dục ý thức, kỹ năng phòng chống cháy nổ trong học sinh. 
40 
 PHỤ LỤC 
Sau khi áp dụng đề tài: “ Giáo dục ý thức phòng chống cháy nổ cho học sinh 
vùng khó khăn khi dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.” Tôi đã đưa 
một số câu hỏi để tiến hành khảo sát sự thay đổi về việc nhận thức của các em 
trong vấn đề phòng chống cháy nổ như sau: 
 Câu 1: Khi đun nấu nếu xảy ra cháy dầu do chế dầu , phạm vi cháy chỉ xảy ra nhỏ 
quanh bếp mà tại chỗ không có bình chữa cháy em sẽ xử lí như thế nào? 
A. Dùng nước xối vào chảo dầu 
B. Dùng cát tạt vào chảo dầu 
C. Lấy chăn ( mền) nhúng nước trùm lên 
D. Để thế và đi gọi người giúp 
 Câu 2: Trong các biện pháp dưới đây những biện pháp nào sử dụng đạt hiệu quả 
để dập tắt đám cháy trong phòng thí nghiệm? 
a, Ngắt toàn bộ hệ thống điện 
b, Đưa toàn bộ hóa chất chưa bị cháy ra ngoài chú ý sự nguy hiểm và độc hại của 
chúng 
c, Căn cứ vào các hóa chất có mặt chủ yếu trong phòng thí nghiệm mà sử dụng các 
phương tiện, chất chữa cháy phù hợp 
d, Để thế và chạy đi tìm người đến giúp đỡ 
A.. a, b, c B. a, b, c, d C. b, c, d D. a, b, d 
Câu 3: Ban đêm khi đang ngủ thì phát hiện có mùi khí gas bên trong nhà mình. 
Theo em cần xử lí thế nào là đúng nhất? 
A. Dùng quạt điện để thối khí gas ra ngoài. 
B. Mở của thông thoáng gió, khóa bình gas, không bật các thiết bị tiêu thụ điện 
C. Dùng bật lửa kiểm tra khu vực bình gas sau đó khóa bình gas lại. 
D. Để thế rồi ngủ tiếp, sáng hôm sau gọi người đến kiểm tra. 
 Câu 4: Đối với các đám cháy bằng xăng, dầu chúng ta nên dùng gì để dạp tắt? 
A. Dùng nước 
B. Dùng cát 
C. Dùng bình cứu hỏa 
D. Cả B và C 
 Câu 5: Cách sử dụng bình chữa cháy bằng bột như thế nào? 
A. Lắc bình, rút chốt, hướng vòi phun vào ngọn lửa sau đó bóp còi 
41 
B. Ném cả bình vào đám cháy 
C. Đứng tại chỗ phun chất chữa cháy 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 6: Cách tránh ngộ độc khí trong đám cháy? 
A. Phải ngay lập tức mở tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp suất. 
B. Không được mở cửa ở hướng có cháy và khói vào phòng. 
C. Sử dụng khăn ướt che mũi và giữ mình ở vị trí thấp sát sàn nhà. 
D. Tất cả các phương án trên 
Câu 7: Khi xảy ra cháy, điện thoại cho lực lượng cảnh sát PCCC theo số điện thoại 
nào? 
A. 113 B. 114 C. 115 D. 116 
Câu 8: Bình chữa cháy bằng khí chữa cháy hiệu quả ở khu vực nào? 
A. Ngoài trời 
B. Nơi có gió 
C. Nơi kín gió 
D. Tất cả các phương án trên 
Câu 9: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng khí gas trong gia đình em sẽ phải làm gì? 
A. Khóa van an toàn sau mỗi lần sử dụng 
B. Thường xuyên vệ sinh bếp và khu khu vực nấu ăn 
C. Trang bị thiết bị cảnh báo rò rỉ khí gas. 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 10: Những việc làm nào trong đời sống có thể dẫn đến xảy ra cháy nổ? 
A. Hàn cắt kim loại phát sinh ra lửa, đốt vàng mã, thắp hương, đốt nến, nấu ăn ở 
gần các vật liệu dễ cháy 
B. Cất chứa xăng, dầu, các hóa chất dễ cháy nổ trái phép, không đảm bảo an toàn 
C. Lắp đặt hệ thống điện không đảm bảo 
D. Tất cả các phương án trên. 
42 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Sách giáo khoa hóa học 10, 11, 12 cơ bản 
 2. Sách giáo viên 10, 11, 12 
 3. Nội dung chương trình giáo dục tổng thể 2018 
 4. Luật phòng cháy, chữa cháy 
 5. Sách “ Kĩ năng phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm, thoát nạn và hỗ trợ cứu 
người khi xảy ra hỏa hoạn”. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam do TS Nguyễn Quốc 
Việt chủ biên. 
6. Tài liệu kiến thức phòng cháy, chữa cháy trong trường học và kĩ năng phòng 
cháy, chữa cháy, thoát nạn khi gặp các sự cố xảy ra. Nhà xuất bản Hồng Đức. 
 6. Một số tờ báo và tạp chí......... 
 7. Mạng internet. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_y_thuc_phong_chong_chay_no_cho_hoc_sinh_vung_k.pdf
Sáng Kiến Liên Quan