SKKN Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và phát huy tính sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án bài “Vật liệu Polime” – Hóa học 12

Việc hoạt động TNST xuất hiện như một nội dung mới trong chương trình

giáo dục phổ thông tổng thể đã dành được sự quan tâm cũng như ý kiến từ dư

luận. Hoạt động TNST không gọi là môn học mà là hoạt động giáo dục. Hoạt động

TNST được xem là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong quá trình giáo dục

nói chung, quá trình dạy học nói riêng ở nhà trường phổ thông, góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường phổ thông. Một môi trường lớp học

tốt luôn đòi hỏi phải có sự sáng tạo – điều khiến cho các bài học và công việc học

tập trở nên thú vị. Yếu tố sáng tạo được tích hợp trong chương trình giảng dạy sẽ

giúp học sinh học hỏi những điều mới, cải thiện năng lực giao tiếp và các kĩ năng

cảm xúc và xã hội. Các lớp học sáng tạo sẽ làm thay đổi cách học sinh học tập và

cách chúng áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực. Vai trò quan trọng

của sự sáng tạo có thể thấy rõ thông qua những lợi ích thiết thực mà hoạt động giáo

dục này mang lại như sau:

• Giúp học sinh học với niềm vui: Hoạt động sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh học

tập trong niềm vui, giúp học sinh học tập mà không cảm thấy bị áp lực.

• Tự do thể hiện quan điểm: Không giống như các phương pháp giảng dạy truyền

thống, các lớp học sáng tạo cho học sinh cơ hội thể hiện bản thân.

• Phát triển cảm xúc: Sự sáng tạo rất quan trọng đối với sự phát triển cảm xúc của

học sinh. Học sinh phải học cách tương tác và thể hiện bản thân trước các bạn xung

quanh. Khi học sinh có thể thể hiện cảm xúc thật của mình một cách sáng tạo trong

lớp học, chúng sẽ cảm thấy tự tin hơn.

• Tăng cường khả năng tư duy: Sáng tạo có thể kích thích khả năng tư duy tưởng

tượng ở học sinh. Đó là lý do tại sao giáo viên thúc đẩy các hoạt động như câu hỏi

mở, hoạt động nhóm, các buổi thảo luận, tranh biện.

• Giảm căng thẳng và lo lắng: Việc học tập theo cách truyền thống sẽ khiến học

sinh cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Sự sáng tạo, cảm giác vui vẻ này giúp học sinh

thư giãn và giảm bớt sự lo lắng, từ đó chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

• Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề: Các hoạt động động não sẽ kích thích

các kỹ năng giải quyết vấn đề ở học sinh. Sáng tạo thực sự có thể thay đổi cách học

sinh tiếp cận một vấn đề, suy nghĩ sâu và giàu trí tưởng tượng hơn.

• Cải thiện sự tập trung và sự chú ý: Các phương pháp giảng dạy truyền thống

thường gây nhàm chán khiến học sinh cảm thấy buồn ngủ, mất tập trung. Các

chiến lược giảng dạy sáng tạo sẽ cải thiện sự tập trung và sự chú ý của học sinh, từ

đó khiến thời gian dành cho việc học trở nên hiệu quả hơn.

• Giúp học sinh giao tiếp tốt hơn: Một môi trường lớp học sáng tạo mở ra cho

học sinh một thế giới giao tiếp. Học sinh có thể thực hiện việc thảo luận cởi mở và

chủ động. Điều này cũng kích thích kĩ năng giải quyết vấn đề trong nhóm và cảm

giác gần gũi với nhau.

• Theo đuổi theo đam mê: Việc tìm được điều là niềm đam mê và theo đuổi nó

chính là yếu tố tạo nên thành công trong cuộc sống. Trong các lớp học sáng tạo,

học sinh được học tập với các hoạt động học tập đa dạng dựa trên thế mạnh của

người học. Học sinh có cơ hội theo đuổi niềm đam mê của bản thân, điều này

mang lại học sinh cảm giác hạnh phúc, tự do và thoải mái để sáng tạo.

• Cơ hội trong tương lai: Những người sáng tạo thường có lợi thế hơn hẳn trong

tương lai so với những người có kỹ năng học tập đơn thuần. Nhất là trong bối cảnh

thế giới có những chuyển biến mạnh mẽ như ngày nay, kĩ năng sáng tạo sẽ giúp

học sinh có khả năng thích ứng và khẳng định mình, tạo ra sự khác biệt của bản

thân trong cuộc sống. Chính các lớp học sáng tạo là nơi nuôi dưỡng và chuẩn bị

điều đó cho học sinh.

• Tư duy đổi mới: Câu hỏi mở và thảo luận trong lớp là hai chiến lược giảng dạy

sáng tạo phổ biến giúp học sinh phát triển tư duy đổi mới. Học sinh có cơ hội suy

nghĩ nghiêm túc hơn các chủ đề và đưa ra những ý tưởng sáng tạo.

• Thúc đẩy việc học tập suốt đời: Một người có tư duy sáng tạo luôn có mong

muốn học những điều mới. Đó chính là kĩ năng học tập suốt đời. Nó giúp học sinh

luôn tích cực tham gia vào các hoạt động học tập không chỉ trên lớp mà cả ngoài

cuộc sống. Nói cách khác, chính các lớp học sáng tạo sẽ dạy học sinh các kĩ năng

cần thiết của việc học tập suốt đời.

pdf59 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và phát huy tính sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án bài “Vật liệu Polime” – Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 2:Hãy cho biết tác hại của 
việc dùng xăm ô tô để vận chuyển 
rượu uống, dùng can nhựa được làm 
từ nhựa PVC hoặc nhựa 
phenolfomandehit để ngâm rượu 
thuốc? Giải thích? 
Câu hỏi 3: Vì sao cao su thiên nhiên 
có thể tham gia phản ứng cộng Cl2, 
HCl? Theo các bạn, các vật liệu 
làm từ cao su thiên nhiên hay cao su 
tổng hợp thì thân thiện với môi 
trường hơn? Cho các ví dụ minh họa? 
GV: Ngoài những giá trị sử dụng rất 
lớn ở trên, thực trạng sử dụng các vật 
liệu polime hiện nay vẫn còn nhiều 
vấn đề phải lưu tâm và suy ngẫm. 
Mặc dù chúng có những ứng dụng, 
vai trò quan trọng là thế, thế nhưng 
polime cũng để lại nhiều tác động xấu 
đến với môi trường, con người. Và 
HS quan 
sát, thảo 
luận, trả 
lời và 
nhận xét, 
bổ sung 
cho 
nhau. 
*. Polime với môi trường 
- Thời gian phân hủy lâu, khi 
đốt thường tạo khí độc gây ô 
nhiễm môi trường. 
 - Không tan trong nước. 
 - Ảnh hưởng đền môi trường 
NỆM NGỒI GĂNG TAY 
GỐI NGỦ LỐP XE 
38 
dường như loài người chưa thực sự ý 
thức hết tác hại ghê gớm của việc lạm 
dụng quá nhiều các vật liệu này trong 
đời sống sinh hoạt và sản xuất. Hàng 
ngày, hàng giờ con người vẫn đang 
tiêu thụ hàng triệu tấn polime. Và 
nguy hiểm hơn nữa là phần nhiều rác 
thải của chúng vẫn được con người 
vô tư gửi vào môi trường theo các 
đường khác nhau: đất, nước, không 
khí...Và hậu quả của nó đã được minh 
chứng rất rõ ràng khi mà sự biến đổi 
khí hậu hiện nay không còn là một 
cụm từ xa lạ đối với tất cả chúng ta. 
Con người và tất cả các sinh vật trên 
trái đất hàng năm đang phải hứng 
chịu những cơn thịnh nộ của thiên 
nhiên, các hiện tượng thời tiết cực 
đoan như lũ lụt, hạn hán, bão tuyết, 
lốc xoáy, động đất...xẩy ra ngày càng 
tăng cả về số lượng và cường độ. Và 
sau đây là một số hình ảnh về tình 
trạng sử dụng vật liệu polime và tác 
hại của nó. 
* Giáo viên chiếu hình ảnh. 
Tác động của quá trình sản xuất 
đến môi trường 
• Qua quá trình sản xuất Polime tạo ra 
khí CO2 sẽ làm tăng hiệu ứng nhà 
kính và thúc đẩy sự biến đổi khí hậu 
kèm theo các hệ lụy như nước biển 
dâng cao, hạn hán, lũ lụt,  
• Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe 
HS quan 
sát, theo 
dõi. 
đất, nước 
- Gây ứ đọng nước thải và ngập 
úng 
 - Mất mỹ quan. 
39 
con người do các chất phụ gia được 
thêm vào sản phẩm để tạo nên các 
polime nhân tạo như TOCP có thể 
gây tổn thương và làm thoái hóa thần 
kinh ngoại biên, DOP gây tổn thương 
đến các cơ quan sinh dục nam,  
Tình trạng sử dụng túi ni lon
Rác thải polime làm ô nhiễm môi 
trường 
- Các polime dưới dạng bao bì plactic 
sẽ gây tắc nghẽn cống, kênh rạch và 
ao hồ, gây ứ đọng nước và gây ra ô 
nhiễm môi trường. 
- Sự tồn tại của chất dẻo trong đất và 
nước sẻ ngăn cản oxi đi qua đất. Gây 
xói mòn đất, làm đất không giữ được 
nước, dinh dưỡng từ đó làm cây trồng 
chậm tăng trưởng, các sinh vật biển 
40 
có thể bị chết do ăn hoặc nuốt phải 
rác thải từ chất dẻo bị vứt xuống đại 
dương. 
- Một số túi nilon có lẫn lưu huỳnh, 
đốt cháy, khí thải gặp hơi nước sẽ tạo 
thành axit sunfuric dưới dạng các cơn 
mưa axit, rất có hại cho phổi. 
Khí đốt rác thải polime làm ô 
nhiễm môi trường 
Gây mất cảnh quan môi trường 
Tác hại của cao su 
+ Cao su thiên nhiên 
*)Trong cao su có chất 2-
mercaptobenzothiazole, gọi tắt là 
MBT là tác nhân có thể gây ung thư. 
41 
*Mủ cao su là một chất độc có thể 
gây ô nhiễm nguồn nước khu vực 
rừng đang khai thác 
* Khi tồn tại trong đất sẽ ngăn cản oxi 
đi qua đất, gây xói mòn, làm đất bạc 
màu, không tơi xốp, kém chất dinh 
dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển 
của cây trồng. 
+Cao su tổng hợp 
- Được tổng hợp từ nhiều chất độc hại 
nên dễ gây ung thư cho người sử 
dụng 
- Khi đốt, tạo ra nhiều khí thải đioxin 
độc hại dễ gây ngộ độc, ảnh hưởng 
đến tuyến nội tiết, giảm khả năng 
miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu 
hóa và các dị tật ở trẻ nhỏ. 
*Ví dụ : đốt lốp, vỏ bánh xe. Khi hít 
phải khí dioxin bay lên sẽ ảnh hưởng 
xấu đến sức khỏe. 
- Mất nhiều thời gian để phân hủy 
(500-1000 năm) 
Hành động của chúng ta 
Hãy thu gom, phân loại, xử lý, tái 
42 
chế rác thải và sử dụng chúng vào 
những việc có ích. 
Hình ảnh phân loại rác thải 
Xử lí chất thải sau thí nghiệm trên 
lớp, bài thực hành 
43 
Tuyên truyền sử dụng tiết kiệm túi 
nilon, thay thế túi nilon bằng các loại 
túi thân thiện môi trường. 
44 
Hoạt động 4. Củng cố : 
Nội dung 1: Chất dẻo 
Mức 1. Nhận biết. 
Câu 1. Polime nào sau đây không sử dụng làm chất dẻo ? 
 A. Poli(metyl metacrilat) B. Cao su buna 
C. Poli(viny clorua ) D. Poli(phenol fomandehit) 
Mức 2. Thông hiểu. 
Câu 2. Poli(vinylclorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp: 
A. CH3-CH2Cl B. CH2=CHCl. C. CH≡CCl. D. CH2Cl-CH2Cl 
Mức 3. Vận dụng thấp. 
Câu 3. Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC 
là: A. 12.000 B. 15.000 C. 24.000 D. 25.000 
Mức 4. Vận dụng cao. 
Câu 4. Khi clo hóa PVC thu được tơ clorin chứa 66,18% clo. Số mắt xích trung 
bình tác dụng với 1 phân tử clo là 
A. 1,5. B. 3. C. 2. D. 2,5. 
Nội dung 2: Tơ 
Mức 1. Nhận biết. 
Câu 1. Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo ? 
A. Tơ capron B. Tơ nilon-6,6 C. Tơ tằm D. Tơ axetat 
Mức 2. Thông hiểu. 
Câu 2. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng 
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH; B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH 
C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2 D. H2N-(CH2)5-COOH. 
Mức 3.Vận dụng thấp. 
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng ? 
A. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N 
B. Tơ visco là tơ tổng hợp 
45 
C. Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các 
monome tương ứng 
D. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit). 
Mức 4.Vận dụng cao 
Câu 4. Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một 
đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon- 
6,6 và capron nêu trên lần lượt là 
A. 121 và 114. B. 121 và 152. C. 113 và 152. D. 113 và 114. 
Nội dung 3: Cao su 
Mức 1. Nhận biết. 
Câu 1: Cao su buna – S được tạo thành bằng phản ứng ? 
A. trùng hợp B. trùng ngưng C. cộng hợp D. đồng trùng hợp 
Mức 2.Thông hiểu. 
Câu 2. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: 
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. 
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. 
Mức 3. Vận dụng thấp. 
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng: CHCH HCN X; X _trung hop polime Y; X + 
CH2=CH-CH=CH2 
_ _dong trung hop polime Z. Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật 
liệu polime nào sau đây ? 
A. Tơ olon và cao su buna-N B. Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren 
C. Tơ nitron và cao su buna-S D. Tơ capron và cao su buna 
Mức 4. Vận dụng cao. 
Câu 4. Một loại cao su lưu hoá chứa 1,714% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao 
nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S–S–, giả thiết rằng S đã thay 
thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su. 
A. 52. B. 25. C. 46. D. 54. 
BÀI 14: VẬT LIỆU POLIME (T2) 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- HS nhận dạng và phân biệt được các loại vật liệu polime. 
- Hiểu được tính chất và ứng dụng của mỗi loại vật liệu polime nhằm tái chế một 
cách phù hợp và hiệu quả. 
2. Kĩ năng: 
Rèn cho HS một số kĩ năng : 
46 
- Làm việc nhóm, tự nghiên cứu và kĩ năng quan sát, phán đoán. 
3. Thái độ: 
- HS thấy được những ưu điểm và tầm quan trọng của các vật liệu polime trong 
đời sống và sản xuất. 
- Có ý thức bảo vệ môi trường, thu gom các vật liệu rác thải nhằm tái chế sử 
dụng một cách hợp lí. 
- Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng sử dụng vật liệu an toàn hiệu quả, giảm ô 
nhiễm môi trường. 
4. Năng lực cần hướng tới : 
- Năng lực hợp tác nhóm nhỏ; 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; 
- Năng lực tư duy cá nhân; 
- Năng lực giải quyết vấn đề; 
- Năng lực thuyết trình; 
- Năng lực sáng tạo; 
- Năng lực tư duy logic, phát triển toán học;. 
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
5. Môn học tích hợp được sử dụng 
- Môn vật lí 
- Môn toán học 
II. TRỌNG TÂM: 
Thiết kế dụng cụ từ các vật liệu polime. 
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: 
GV thực hiện chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. Sau 
đó, giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình và đánh 
giá chung. 
2. Học sinh: 
 Mỗi nhóm học sinh tiếp nhận nội dung đã được giao và tự phân công 
nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm, tổ chức nghiên cứu, trình bày và báo cáo 
kết quả của nhóm. Sản phẩm của các nhóm là các sản phẩm, được chính các em 
trình diễn trong tiết học. 
 Các tranh ảnh, hình vẽ, tư liệu, video về việc tái chế vật liệu polime. 
IV. PHƯƠNG PHÁP: 
47 
- Dạy học theo dự án, STEAM. 
- Trực quan sinh động , thảo luận, hợp tác nhóm. 
- Thuyết trình, đàm thoại, phương pháp đóng vai. 
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Ổn định lớp: Chào hỏi, điểm diện. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1: Nêu mục tiêu bài học 
GV chiếu slide nêu mục 
tiêu của giờ học 
HS theo dõi MỤC TIÊU 
+ Hình thành và phát 
triển một số năng lực: 
- Năng lực hợp tác nhóm 
nhỏ. 
- Năng lực vận dụng 
kiến thức vào thực tiễn. 
- Năng lực sử dụng ngôn 
ngữ hóa học 
- Năng lực tư duy cá 
nhân 
- Năng lực giải quyết 
vấn đề. 
- Năng lực tư duy logic, 
phát triển toán học. 
- Năng lực thuyết trình. 
- Năng lực sáng tạo. 
Hoạt động 2: Các nhóm báo cáo, nghiệm thu sản phẩm 
- Giáo viên yêu cầu các 
nhóm lần lượt tổ chức báo 
cáo, trình bày các sản 
phẩm của nhóm mình theo 
ý tưởng riêng của mỗi 
nhóm. Qua đó nêu bật lên 
thông điệp, mong muốn 
- Các nhóm lần lượt báo 
cáo, nghiệm thu sản 
phẩm của mình. Học 
sinh các nhóm khác 
theo dõi, quan sát, nhận 
xét và chất vấn nếu thấy 
còn thắc mắc hay có thể 
48 
mà toàn nhóm muốn gửi 
đến là gì. Sau đó sẽ báo 
cáo chia sẻ giải pháp : 
+ Ý tưởng thiết kế 
+ Quy trình thực hiện 
+ Nguyên liệu chính được 
sử dụng. 
+ Vì sao mang đến sự 
thành công khi thiết kế sản 
phẩm ? 
- Vì sao lại chưa thành 
công ? 
Thời gian cho mỗi nhóm 
là 10 phút. 
- Sau khi mỗi nhóm báo 
cáo, nghiệm thu sản phẩm, 
giáo viên cho các học sinh 
nhóm khác nhận xét, đánh 
giá hay chất vấn. Đại diện 
mỗi nhóm có trách nhiệm 
giải thích, giải trích các 
thắc mắc của nhóm khác. 
- Giáo viên chất vấn, đặt 
câu hỏi, nhận xét, đánh giá 
ưu, nhược điểm của mỗi 
nhóm, có hình thức khích 
lệ động viên tinh thần của 
các em. 
- Cuối cùng giáo viên nhấn 
mạnh trách nhiệm, vai trò 
của mỗi cá nhân học sinh 
trong việc cùng chung tay 
bảo vệ môi trường sống 
xung quanh chúng ta từ 
những hành động nhỏ 
nhất, thiết thực nhất. 
nêu lên những ý tưởng 
bổ sung để sản phẩm 
đạt hiệu quả tốt hơn. 
- Sản phẩm của các 
nhóm là các đồ dùng, 
vật dụng hữu ích được 
tái chế từ các vật liệu 
tái chế của các polime 
thông dụng như chất 
dẻo, tơ hay cao su. 
- Mỗi nhóm cử 2 thành 
viên của nhóm gồm 
nhóm trưởng và 1 thành 
viên khác lên thuyết 
trình về: tên sản phẩm, 
nguyên liệu được sử 
dụng, ý nghĩa của sản 
phẩm và thông điệp mà 
nhóm mang lại cũng 
như các nội dung khác. 
- Các nhóm có thể sử 
dụng hình ảnh hoặc 
video kèm theo trong 
quá trình thuyết trình. 
Thời gian tối đa mỗi 
nhóm là 10 phút. 
- Các nhóm khác theo 
dõi và đặt câu hỏi nếu 
thắc mắc bất kì vấn đề 
gì hoặc chất vấn. Cuối 
cùng mỗi nhóm tự rút 
kinh nghiệm để hoạt 
động hiệu quả cao hơn. 
Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng 
Câu 1: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là : 
49 
A. stiren. B. isopren. C. etilen. D. toluen. 
Câu 2: Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là 
 A. propan. B. vinyl clorua. C. etan. D. ancol etylic 
Câu 3: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành 
phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác được 
gọi là phản ứng 
A. trao đổi. B. nhiệt phân. C. trùng hợp. D. trùng ngưng. 
Câu 4: Monome được dùng để điều chế polietilen là 
 A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH≡CH. D. CH2=CH-CH=CH2. 
Câu 5: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: 
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. 
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. 
Câu 6: Nhựa rezol (PPF) được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng 
phenol với 
A. HCHO trong môi trường bazơ. B. CH3CHO trong môi trường axit. 
C. HCHO trong môi trường axit. D. HCOOH trong môi trường axit. 
Câu 7: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng 
hợp 
A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-C2H5. 
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3. 
Câu 8: Poli(vinylclorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp: 
 A. CH3-CH2Cl B. CH2=CHCl. C. CH≡CCl. D. CH2Cl-CH2Cl 
Câu 9: Nilon–6,6 là một loại 
A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco. 
Câu 10: Monome dùng để điều chế thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là 
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3. 
C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. 
Câu 11: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là: 
A. tơ tằm. B. tơ capron. C. tơ nilon-6,6. D. tơ visco. 
Câu 12: Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, 
nilon-6,6, polibutađien. Dãy gồm các polime tổng hợp là 
 A. polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6 
50 
 B. polietilen, polibutađien, nilon-6, nilon-6,6 
 C. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6 
 D. polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6 
Câu 13: Monome được dùng để điều chế polipropilen (PP) là 
A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH≡CH. D. CH2=CH-CH=CH2. 
Câu 14: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng 
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. 
B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH. 
 C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. 
 D. H2N-(CH2)5-COOH. 
Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ   röôïumen X   CZnO
0450, Y   ptxt ,,
0
Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là : 
A. CH3CH2OH và CH3CHO. B. CH3CH2OH và CH2=CH2. 
 C. CH3CH2OH và CH3-CH=CH-CH3. D. CH3CH2OH và CH2=CH-
CH=CH2. 
6. Thực nghiệm sư phạm. 
1. Đối tượng dạy học: 
Số lượng Lớp Thái độ học tập 
41 12B Đa số HS chăm ngoan, chịu khó học hỏi, 
tích cực trong các hoạt động. 
38 12E 
2. Một số hình ảnh hoạt động của các nhóm: 
51 
3. Kết quả khảo sát thăm dò ý kiến 
 Phiếu khảo sát : PHỤ LỤC 
Sau khi tiến hành thực nghiệm trên 2 lớp 12B và 12E ( tổng số HS 2 lớp là 79 
học sinh), tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến và kết quả như sau : 
1. Việc chuẩn bị bài mới của học sinh? 
Mất nhiều thời gian Bình thường Mất ít thời gian 
20,8% 42% 37,2% 
2. Hình thức học sinh tiếp nhận được kiến thức 
52 
Chủ động Bình thường Thụ động 
 92,3% 7,7% 0% 
3. Tính hấp dẫn của giờ học 
Hấp dẫn Bình thường Không hấp dẫn 
 93,5,% 6,5% 0% 
4. Hiểu nội dung bài học: 
Hiểu rõ Bình thường Khó hiểu 
 88,1% 8,7% 3,2% 
5. Phát huy tính sáng tạo 
Tốt Bình thường Chưa tốt 
 92,9% 7,1% 0% 
6. Mong muốn được học những giờ học như vậy? 
Mong muốn Bình thường Không mong muốn 
 95,5% 4,5 % 0% 
* Tiểu kết phần hai 
Trong phần này, tôi đã đưa ra được một số giải pháp hữu ích : sử dụng 
phương pháp dạy học tích cực như dạy học dự án, phương pháp đóng vai, dạy 
học STEAM, tích hợp liên môn vào bài dạy, một cách có hiệu quả và thành 
công. Sau khi tiến hành thực nghiệm trên 2 lớp 12B và 12E trường tôi, kết quả 
điều tra cho thấy: 
- Các em học sinh 12B và 12E đều rất tập trung, tích cực huy động các 
thành viên tham gia và báo cáo. Một số học sinh trước đây còn lười học, thỉnh 
thoảng còn hay gật gù trong giờ thì tiết học đã làm các em hứng thú hơn, chủ 
động tham gia vào các hoạt động và hăng hái phát biểu, xây dựng bài hơn. 
- Đa số học sinh trong 2 lớp đều có hứng thú với tiết học này, các em thấy 
thoải mái và không bị nặng nề về việc tiếp thu kiến thức lý thuyết hóa học đặc 
biệt là những học sinh thi tổ hợp tự nhiên. Các em hầu hết đều có mong muốn 
giáo viên sẽ tiếp tục có những bài học bổ ích như vậy để các em phát huy được 
tính tự giác, chủ động và sáng tạo của bản thân. 
Tôi cũng đã chia sẻ giải pháp với các đồng nghiệp trong tổ bộ môn, trong 
cuộc họp chuyên môn của nhà trường. Các anh chị đều thấy rất hữu ích và phù 
hợp với đối tượng học sinh. Tôi hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích không chỉ 
53 
cho bản thân, anh chị đồng nghiệp trong tổ bộ môn của trường mà đó còn có tính 
tham khảo cao cho đồng nghiệp các trường khác trên địa bàn Nghệ An. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Với việc đưa các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại như: hợp tác 
nhóm nhỏ, đóng vai, Steam, đặc biệt là phương pháp dạy học theo dự án cùng 
với việc kết hợp kiến thức các môn học khác (vật lí, giáo dục công dân, địa lí) 
vào trong dạy học bài “Vật liệu polime” – hóa học 12, tôi nhận thấy rằng: 
- Đa số các em học sinh đều rất hứng khởi, thích thú với bài học; các em khi 
được phân công nhiệm vụ đều rất nhiệt tình tham gia. 
- Học sinh giảm đi sự căng thẳng so với những bài học lý thuyết thông thường. 
- Giờ học trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, sinh động hơn. 
- Điều quan trọng là thông qua bài học giúp cho học sinh phát huy được tính 
sáng tạo, hào hứng khi tham gia phần thi sáng tạo giữa các nhóm, các em nhận 
biết được rõ hơn tầm qua trọng của việc gìn giữ một môi trường xanh, sạch đẹp 
đối với sự sống của nhân loại; từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường hơn 
bằng những hành động nhỏ nhất cũng như tái sử dụng hợp lý các đồ dùng, vật 
liệu đã qua sử dụng. Tất cả những vấn đề này đã được trình bày cụ thể trong 
phần giải quyết vấn đề và phần phụ lục (Qua phiểu khảo sát ý kiến từ học sinh) 
2. Khuyến nghị 
Để thực hiện giờ học thành công, hiệu quả cao hơn thì lớp học không quá 
đông, tốt nhất khoảng 30 – 36 học sinh giúp việc chia nhóm hoạt động sẽ tốt 
hơn. Các ngành, các cấp cần có sự quan tâm hơn để giáo viên có thể chuẩn bị 
được những giờ học hay, hấp dẫn học sinh, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tốt 
hơn. Bởi để thực hiện được những giờ học như vậy cần có nhiều thời gian, công 
sức. Những giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng và các giáo viên nói 
chung cần đầu tư những giờ học hay, truyền cảm hứng bộ môn hay nói cách 
khác là “ truyền lửa, truyền niềm đam mê” cho học sinh để các em có thể phá tan 
sự lo lắng, sợ hãi khi lựa chọn môn học đó. 
54 
PHỤ LỤC 1 
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2 
 ( Sau khi áp dụng các giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm) 
STT Câu hỏi Mức độ 
1 
Chuẩn bị cho bài học mới 
có làm mất nhiều thời gian 
của em không? 
Nhiều Bình thường Ít 
2 
Em tiếp nhận kiến thức 
mới như thế nào? 
Chủ 
động 
Bình thường Thụ động 
3 
Em thấy giờ học có hấp 
dẫn với bản thân không? 
Hấp 
dẫn 
Bình thường Không 
4 
Em hiểu được nội dung 
kiến thức trong bài cần lĩnh 
hội không? 
Hiểu Bình thường Khó hiểu 
5 
Em đánh giá giờ học phát 
huy tính sáng tạo cho học 
sinh như thế nào? 
Tốt Bình thường Chưa tốt 
6 
Em có mong muốn được 
học những giờ học như thế 
này không? 
Mong 
muốn 
Bình thường 
Không mong 
muốn 
55 
PHỤ LỤC 2 
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 
Lần thứ ______ 
Thời gian: ___________________ Địa điểm_________________________ 
Tên nhóm: _______________________Số lượng thành viên: __________ 
Thành viên vắng mặt: __________________________________________ 
Nội dung nhóm tìm hiểu: 
______________________________________________________________
______________________________________________________________ 
Những việc đã làm được 
______________________________________________________________
______________________________________________________________ 
Những việc chưa làm được 
______________________________________________________________
______________________________________________________________ 
Cách giải quyết những việc chưa làm được 
______________________________________________________________
______________________________________________________________ 
Ý kiến đề xuất 
________________________________________________________________
___________________________________________________________ 
 Người điều hành Thư ký
56 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_va_phat_huy_tinh_sang.pdf
Sáng Kiến Liên Quan