SKKN Giáo dục kỹ năng sống “Ứng phó tai nạn điện” trong dạy nghề điện dân dụng ở THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa

Lý thuyết về kỹ năng sống

- Kỹ năng sống là gì?

Khái niệm kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích

nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của

cuộc sống hàng ngày. Đây là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo

dục hoặc trải nghiệm trực tiếp, dùng để xử lý các vấn đề và trả lời các câu hỏi

thường gặp trong đời sống.

- Ở Việt Nam, giáo dục kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà

trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập, việc giáo dục kỹ năng sống

như tên gọi của nó (life skills) với ý nghĩa là học làm người (learning to be) và

nhất là kỹ năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống, ứng phó tích cực với các tình

huống trong cuộc sống (learning to live together) chưa được quan tâm nhiều.

- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình

thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc

ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó

hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng

các giá trị sống.

- Theo cách tiếp cận khái niệm kỹ năng sống qua 4 trụ cột của giáo dục của

UNESCO, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh phổ thông 2 nhóm kỹ

năng sống sau đây:

Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí:

+ Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm;

+ Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung;5

+ Kỹ năng làm việc theo nhóm;

+ Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy

xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v

Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống:

+ Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng;

+ Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân;

+ Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn;

+ Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông;

+ Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng

ứng phó với tai nạn như cháy, nổ.;

+ Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước;

+ Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn

xã hội, chống xâm phạm tình dục;

+ Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình trạng bạo

lực trong học sinh thường xảy ra), .

pdf72 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng sống “Ứng phó tai nạn điện” trong dạy nghề điện dân dụng ở THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điện. 
Đáp án: A 
Câu 7. Phương án nào sai khi tách nạn nhân bị điện giật ra khỏi nguồn điện 
A- Cắt cầu dao, (hoặc rút phích cắm, ngắt công tác, rút cầu chì) gần nhất. 
B- Dùng cây tre khô, cây gỗ khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. 
C- Đứng trên bàn gỗ khô túm quần áo nạn nhân kéo ra khỏi nguồn điện 
D- Ngay lập tức dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện 
Đáp án: D 
Câu 8. Sau khi đã tách nạn nhân bị điện giật ra khỏi nguồn điện, nếu xác định nạn 
nhân bị ngưng thở, cần 
A- Lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ 
B- Để nguyên nạn nhân tại chỗ, gọi xe cấp cứu 
Đáp án: A 
Câu 9. Thời gian “vàng” sau khi đã tách nạn nhân bị điện giật ra khỏi nguồn điện 
nếu xác định nạn nhân bị ngưng thở, để sơ cứu là 
A- 5 phút 
B- 10 phút 
Đáp án: A 
Câu 10. Dòng điện xoay chiều tần số f = (50-60) Hz có trị số từ (50-80) mA qua 
người, nạn nhân có biểu hiện : 
A. Tay không thể rời vật mang điện và khó thở. 
B. Cơ quan hô hấp bị tê liệt, tim đập mạnh. 
C. Cơ quan hô hấp bị tê liệt, nếu kéo dài hơn 3 giây thì tim bị tê liệt và ngừng đập. 
D. Tay khó rời vật mang điện 
Đáp án: B 
Phần 2: Thi hùng biện về hậu quả của tai nạn điện và kĩ năng an toàn điện 
( 30 phút) 
- Mục tiêu: Phần thi này tôi xây dựng nhằm phát huy tính chủ động, tích cực 
của các em học sinh, rèn luyện cho các em các kỹ năng an toàn và ứng phó với tai 
nạn điện. 
Để phần thi có trọng tâm, trước khi thi tôi cho các đội chơi chuẩn bị nội dung 
thuyết trình về kỹ năng. Hai đội chơi sẽ chọn người hùng biện để chuyển tải kĩ 
45 
năng cũng như những thông điệp của đội chơi về kĩ năng an toàn và ứng phó với 
tai nạn điện. 
- Thực hiện: 
+ Dẫn chương trình phổ biến luật chơi: Tổng điểm phần thi này có 20 điểm. 
Các đội đã được thông báo và chuẩn bị tất cả các chủ đề ở nhà. 
Thời gian chuẩn bị 2 phút và trình bày trong 10 phút. Nếu trình bày quá thời 
gian quy định sẽ bị trừ điểm. 
Hình 5.4. Học sinh tham gia hùng biện 
Câu hỏi phụ 1: Rất nhiều người cho rằng, chiếc bình nóng lạnh đã có rơ le 
ngắt điện nên yên tâm cắm điện suốt ngày, kể cả trong lúc đang tắm. Quan điểm 
đó đúng hay sai? Vì sao? 
Câu hỏi phụ 2: Gia đình em có những thiết bị điện nào được nối đất bảo vệ? 
Tác dụng của việc nối đất bảo vệ là gì? 
Phần 3: Trò chơi vui dành cho khán giả: Nhìn hình đoán chữ (10 phút) 
 - Mục tiêu: tạo hứng thú cho khán giả, đồng thời gửi thông điệp đến khán giả 
thông qua các từ khóa vừa mới tìm được: Hành lang lưới điện – Tai nạn điện - Cầu 
dao – Sơ cứu – Nhà thương (Bệnh viện). Phần chơi này nhằm giao lưu với khán 
giả, tạo ra những giây phút thư giãn, thay đổi không khí đồng thời phát huy được 
46 
khả năng ứng phó kịp thời, rèn luyện sự nhanh nhạy trong ứng xử, làm chủ kiến 
thức của học sinh. Sau khi học sinh tìm được 5 từ khóa trên, người dẫn chương 
trình yêu cầu khán giả tìm ra thông điệp của trò chơi là gì ? 
Các sile của trò chơi : NHÌN HÌNH ĐOÁN CHỮ được trình chiếu 
47 
 Hình 5.5. Các slide được trình chiếu ở trò chơi vui vẻ cho khán giả 
Phần 4: Thi kỹ năng ứng phó tai nạn điện (20 phút) 
- Mục tiêu: Học cách phản ứng trong truờng hợp khẩn cấp có tai nạn điện xảy ra. Ở 
các phần trước, học sinh đã hiểu hậu quả của tai nạn điện, nguy hiểm đến tính 
48 
mạng con người. Thời gian cứu người cần khẩn trương, đúng cách. Chính vì lẽ đó, 
mà phần thi này rất thu hút các em học sinh. Phần thi này sẽ trang bị cho các em kỹ 
năng cứu người bị điện giật hiệu quả, an toàn. 
- Tiến trình thực hiện 
 + Người dẫn chương trình giới thiệu: Cho học sinh tuởng tuợng rằng đang có tai 
nạn điện xảy ra ở trường và hướng dẫn các em cứu người bị tai nạn điện. Giải thích 
rằng, để đối phó với tai nạn điện thì yêu cầu phải phản ứng nhanh và sớm, vì thế sự 
phối hợp giữa mọi người rất quan trọng. 
+ Phổ biến phần thi và cách cho điểm 
+ Tổ chức thi kỹ năng. 
 + Tổng kết phần thi 
49 
 Hình 5.6. Phần thi kỹ năng cứu người bị điện giật của các đội 
Câu hỏi phụ 1 :Trước đây, khi sơ cứu người bị điện giật người ta đắp đất ướt 
lên người (bùn). Quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao? 
Câu hỏi phụ 2: Tác hại của việc sử dụng điện thoại khi đang sạc? Nguyên 
nhân? 
- Bước 4: Tổng kết, trao giải buổi ngoại khóa (5 phút) 
+ Thư kí tổng kết điểm, người dẫn chương trình sẽ công bố điểm của 2 đội 
chơi lần lượt từ thấp đến cao. 
- Bước 5: Kiểm tra, đánh giá (15 phút). 
GV phát câu hỏi và yêu cầu học sinh làm bài thu hoạch. 
6. Hình ảnh trải nghiệm của học sinh 
- Hình ảnh khảo sát thực trạng an toàn điện ở địa bàn gần trường học, tìm hiểu các 
tai nạn điện ở địa bàn đó, rút kinh nghiệm cho bản thân (phụ lục 2). 
- Tổ chức hội thi trình bày sản phẩm STEM chế tạo Máy phát điện trong bộ môn 
Vật lí : Học sinh được hiểu bản chất để tạo ra dòng điện, được trải nghiệm làm mô 
hình máy phát điện mini, từ đó thấu hiểu được sự vất vả của các công nhân nhà 
máy điện, biết tiết kiệm hơn khi sử dụng điện (phụ lục 3) 
50 
7. Hiệu quả của đề tài. 
7.1. Đánh giá định tính 
 - Sáng kiến đã nghiên cứu đặc điểm và ảnh hưởng của các tai nạn điện đến đời 
sống, sản xuất của con người và tổ chức các hoạt động ngoại khóa đa dạng nhằm 
giáo dục kĩ năng an toàn và ứng phó với tai nạn điện cho học sinh THPT Tỉnh 
Nghệ An. Vì vậy, sáng kiến này cũng cho thấy sự khả thi và cần thiết của dạy học 
ứng phó với tai nạn điện, đổi mới phương pháp ở bộ môn nghề điện dân dụng. 
 - Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa để 
giáo dục kĩ năng an toàn và ứng phó với tai nạn điện tại địa phương tỉnh Nghệ An, 
gần gũi với thực tiễn cuộc sống của học sinh tại trường học, ở gia đình và cộng 
đồng nơi các em đang định cư. 
Nhận xét, đánh giá của giáo viên. 
+ Tại đơn vị công tác của tôi, ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên đã 
đánh giá rất cao các hoạt động ngoại khóa này do tôi tổ chức. 
- Sau khi kết thúc cuộc thi vẽ tranh, các tác phẩm xuất sắc đã được trưng bày 
tại phòng truyền thống của nhà trường. Thầy giáo Bùi Đức Hiệp, bí thư đoàn 
trường nhận xét: Cuộc thi đã mang lại rất nhiều ý nghĩa, góp phần hình thành ý 
thức về kỹ năng an toàn và tiết kiệm điện cho học sinh, đây là hình thức cần được 
nhân rộng và phát huy. 
- Kết thúc buổi ngoại khoá hội thi tìm hiểu và luyện tập các kĩ năng an toàn và 
ứng phó với tai nạn điện, tôi cũng đã phỏng vấn nhanh một số giáo viên đến tham 
dự: Đồng chí nhận xét như thế nào về buổi ngoại khoá hôm nay? 
Thầy giáo Trần Hồng Hà - Phó hiệu trưởng nhà trường (phụ trách mảng dạy 
nghề phổ thông) nhận xét: Với tư cách là ban giám hiệu nhà trường, tôi đã đi dự 
một số buổi ngoại khoá của các nhóm chuyên môn, nhưng tôi nhận thấy đây là một 
buổi ngoại khoá hết sức có ý nghĩa không chỉ đối với các em học sinh mà còn đối 
với cả giáo viên. Buổi ngoại khóa hôm nay đã giúp các em học sinh hiểu được các 
kiến thức về hậu quả của tai nạn điện. Qua đây cũng rèn luyện cho các em những 
kĩ năng an toàn để phòng tránh nó. Mặt khác, buổi ngoại khóa còn hình thành cho 
các em kỹ năng ứng phó, để tránh hậu quả nặng nề. Các đồng chí có thể đúc rút 
thành một sáng kiến kinh nghiệm để các trường bạn cùng tham khảo, vì chương 
trình này có khả năng ứng dụng rất lớn. 
Cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên môn Sinh học, chủ nhiệm lớp 11C1-
cho biết: Chương trình ngoại khoá này thực sự hấp dẫn và cuốn hút học sinh ở ban 
khoa học tự nhiên như lớp tôi đang chủ nhiệm. Tôi rất tâm đắc với phần thi kỹ 
năng sơ cứu người bị điện giật trong buổi ngoại khóa này, vì nó thực sự thiết thực. 
51 
+ Tại các đơn vị khác, tôi cũng nhận được những phản hồi tích cực của các 
giáo viên dạy nghề Điện dân dụng về những giải pháp tổ chức hoạt động ngoại 
khóa của sáng kiến này. 
Những ý kiến nhận xét chân thành của các giáo viên thực sự đã đem lại cho 
tôi một niềm tin, một nguồn động viên lớn để tôi tiếp tục đầu tư công sức, trí tuệ 
và thời gian nghiên cứu và ứng dụng nhiều hình thức dạy học có hiệu quả hơn nữa. 
Cảm nhận của học sinh 
Các hoạt động ngoại khóa đã đem lại hiệu quả giáo dục cao cho học sinh, 
góp phần cùng với nhà trường hình thành kĩ năng ứng phó với thiên nhiên, kĩ năng 
hợp tác...cho học sinh. Tại đơn vị công tác, sau khi kết thúc ngoại khóa, tôi đã 
phỏng vấn một số học sinh tham dự. Sau đây là một số ý kiến của học sinh. 
Khi được hỏi: Nêu nhận xét của em về cuộc thi vẽ tranh chủ đề an toàn và 
tiết kiệm điện?. Em Đậu Hoàng Diễn– học sinh lớp 11A2 nói rằng: cuộc thi đã 
khơi dậy những sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi chúng em mà trước đây chưa có dịp 
thể hiện, cuộc thi này giúp học sinh hiểu sâu hơn về những hậu quả do ảnh hưởng 
của tai nạn điện, từ đó giúp em nâng cao nhận thức trong an toàn và tiết kiệm 
điện, em mong rằng các thầy cô sẽ tổ chức nhiều sân chơi như thế này nữa cho 
chúng em. (Trích: cảm nhận của học sinh sau tham dự cuộc thi vẽ tranh) 
Sau khi tham gia lập sơ đồ hệ thống điện và khảo sát mức độ an toàn hệ 
thống điện ở trường học của mình, em Nguyễn Phương Anh – Bí thư lớp 11C1 cho 
biết : Lúc đầu em cảm giác môn học nghề Điện dân dụng quá khó với con gái như 
chúng em, nhưng càng ngày em thấy rất thú vị. Em rất thích thú với hoạt động lập 
sơ đồ hệ thống điện và khảo sát mức độ an toàn hệ thống điện ở trường học của 
mình. Hì, em chắc chắn rằng trước đây nhiều bạn nữ lớp em không biết cầu dao ở 
nhà học tầng 3 này ở đâu đâu nhé, nhưng bây giờ khác rồi ạ (Trích: cảm nhận của 
học sinh sau tham dự lập sơ đồ và khảo sát hệ thống điện ở trường học). 
 Em Cao Tiến Thắng – Lớp trưởng lớp 11C1 nói rằng: Em đã thật sự rất hứng 
thú với các hoạt động của hội thi. Em thấy tự tin bởi vì mình có khả năng trả lời 
câu hỏi và thuyết trình các kỹ năng về ứng phó với tai nạn điện cho các bạn cùng 
tham khảo. Những trải nghiệm này giúp em nắm bắt kiến thức, kỹ năng nhanh và 
ghi nhớ lâu. Em không chỉ khám phá được năng lực của bản thân mà còn thấy bản 
thân cần phải có trách nhiệm tuyên truyền để gia đình và cộng đồng cùng chung 
tay đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện. (Trích: cảm nhận của học sinh sau khi tham dự 
hội thi). 
7.2. Đánh giá định lượng 
52 
Đề tài được tiến hành thực nghiệm ở: Trường THPT và một số trường 
THPT khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sau đây là kết quả phần thực nghiệm sư 
phạm tại trường THPT trong hai năm học 2019 - 2020 và 2020-2021. 
 Để khẳng định hiệu quả của hoạt động ngoại khóa giáo dục kĩ năng an toàn và 
ứng phó với tai nạn điện cho HS, đề tài tiến hành đánh giá về nhận thức, thái độ và 
đánh giá kiến thức, kĩ năng, hành động ứng xử của học sinh. 
 7.2.1. Cuộc thi vẽ tranh 
 Để đánh giá nhận thức, thái độ của học sinh, tôi đã chuẩn bị bộ câu hỏi khảo 
sát, sau buổi ngoại khóa, chúng tôi phát 100 phiếu, mỗi lớp tham gia 20 phiếu 
thăm dò, yêu cầu các em trả lời và nạp ngay sau 5 phút. 
Kết quả như sau: 
Bảng 7.1. Kết quả thực nghiệm hoạt động vẽ tranh 
TT Câu hỏi Mức độ Số lượng Tỉ lệ 
1 
Em có thích hoạt động 
ngoại khóa vẽ tranh về 
an toàn và tiết kiệm điện 
hay không? 
A. Rất thích 83/100 83% 
B.Thích 17/100 17% 
C. Không thích 0/100 0% 
D. Ý kiến khác 0/100 0% 
2 
Hoạt động ngoại khóa 
vẽ tranh về an toàn và 
tiết kiệm điện có ý nghĩa 
như thế nào với em? 
A. Kiến thức về an toàn 
và tiết kiệm điện 
8/100 8% 
B. Rèn luyện kĩ năng 14/100 14% 
C.Hình thành kĩ năng 
sống 
16/100 16% 
D. Tất cả các ý trên 62/100 62% 
3 
Em tiếp nhận được bao 
nhiêu % kiến thức và kĩ 
năng mà buổi ngoại 
khóa cung cấp? 
A.Tất cả 6/100 6% 
B. Phần lớn 78/100 78% 
C.Một nửa 16/100 16% 
D. Không tiếp nhận 
được 
0/100 0 
( Nguồn: Xử lí kết quả phiếu điều tra sau thực nghiệm) 
+ Nhận xét: 
53 
 - Đa số học sinh hứng thú với hoạt động ngoại khóa mà giáo viên tổ chức: 
có trên 83% học sinh rất thích , không có học sinh nào không thích. 
- Học sinh đều nhận xét hoạt động vẽ tranh có ý nghĩa rất lớn đối với các em 
để tìm hiểu kiến thức, luyện tập kĩ năng và hình thành kĩ năng sống. Trên 80 % HS 
tiếp thu được phần lớn kiến thức, kỹ năng của buổi ngoại khóa, không có HS nào 
không tiếp nhận được. 
7.2.2. Cuộc thi viết văn 
 Sau khi tổng kết cuộc thi viết văn của 456 em học sinh 12 lớp khối 11, 
chúng tôi nhận thấy chất lượng bài làm của HS khả quan, điều đó chứng tỏ học 
sinh đã nắm vững các kĩ năng và những việc nên thực hiện của bản thân khi sử 
dụng điện tại trường học, gia đình và cộng đồng. Kết quả như sau: 
Bảng 7.2. Kết quả thực nghiệm hoạt động viết văn. 
Chất lượng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 
Số lượng( em) 158/456 273/456 25/456 0 
Tỷ lệ( %) 34.6% 59.9% 5.5% 0% 
( Nguồn: Xử lí kết quả chấm bài thi sau thực nghiệm) 
 Số liệu trên cho thấy, cuộc thi đã góp phần nâng cao nhận thức cho HS trong 
việc sử dụng an toàn và tiết kiệm điện. Đa số các em có nhận thức đúng đắn về ý 
nghĩa sử dụng an toàn và tiết kiệm điện đối với việc giảm thiểu được tai nạn điện 
cũng như đã xác định được những hành động cụ thể của bản thân để sử dụng an 
toàn và tiết kiệm điện tại gia đình, trường học, cộng đồng. 
7.2.3. Hoạt động trải nghiệm tham gia bảo vệ cơ sở vật chất trường học. 
 Để đánh giá hiệu quả của hoạt động này,tôi đánh giá nhận thức và hành 
động của học sinh 1 lớp thực nghiệm trước và sau khi tham gia hoạt động này. 
Bảng 7.3. Kết quả thực nghiệm hoạt động tham gia bảo vệ cơ sở vật chất 
trường học của học sinh. 
Lớp 
Thời 
điểm 
Về nhận thức (số lượng HS) 
Về hành động (số 
lượng HS ) 
Tốt Khá 
Trung 
bình 
Yếu, kém 
Đã 
hành 
động 
Chưa 
hành 
động 
54 
11A2 
sĩ số 42 
HS 
Trước 
thực 
nghiệm 
10 16 6 10 13 29 
Sau thực 
nghiệm 
21 18 3 0 34 8 
( Nguồn: Xử lí kết quả đánh giá nhận thức, hành động của HS sau thực nghiệm) 
+ So sánh kết quả trước và sau khi thực nghiệm ta thấy 
- Về nhận thức sau khi thực nghiệm số học sinh có nhận thức tốt, khá tăng lên gấp 
đôi, số học sinh nhận thức trung bình giảm 2 lần, số HS nhận thức yếu, kém không 
có . 
- Về hành động của HS góp phần bảo vệ cơ sở vật chất trường học: trước thực 
nghiệm chỉ có ¼ học sinh biết tham gia thì sau khi thực nghiệm đa số học sinh đã 
có hành động cụ thể để tham gia bảo vệ cơ sở vật chất tại trường học. 
7.2.4. Hoạt động lập sơ đồ hệ thống điện ở trường học và đánh giá mức độ an 
toàn của hệ thống. 
 Tôi tiến hành thực nghiệm tại lớp 11C1 và 1 lớp đối chứng là lớp 11C2, đây 
là các lớp có học lực và nhận thức khá đồng đều. Để có cơ sở đánh giá tôi đã tiến 
hành cho HS làm câu hỏi như sau: 
Câu hỏi: Xác định những điểm an toàn, và không an toàn ở hệ thống điện trong 
trường học? Cầu dao của nhà học lớp em ở đâu ? Vì sao em cần biết điều đó? Em 
cần rèn luyện những kĩ năng gì để giảm thiểu và ứng phó với tai nạn điện xảy ra? 
Sau khi thu bài làm học sinh, chấm bài và xử lí số liệu, kết quả như sau: 
Bảng 7.4. Kết quả thực nghiệm hoạt động khảo sát và lập sơ đồ. 
Lớp 
Sĩ số 
Giỏi (8 – 10 
điểm) 
Khá (6.5 – 
7.9 điểm) 
TB (5 – 6.4 
điểm) 
Yếu (<5.0 
điểm) 
HS % HS % HS % HS % 
11C2 
Đối chứng 
44 15 34.1 17 38.6 11 25 1 2.3 
11C1 
Thực 
nghiệm 
42 
20 48 20 48 2 4 0 0 
( Nguồn: Xử lí kết quả sau khi chấm bài thu hoạch) 
Dựa trên kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của học sinh lớp 
thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng điều đó thể hiện các điểm sau: 
+ Nhóm % học sinh đạt khá; giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng 
55 
+ Tỷ lệ % học sinh đạt mức trung bình của thực nghiệm thấp hơn đối chứng. 
+ Các lớp thực nghiệm không có HS không có học sinh kết quả yếu. 
Kết quả cũng cho thấy ở các lớp thực nghiệm học sinh không chỉ nắm bắt 
nội dung kiến thức tốt hơn mà còn có kĩ năng tự ứng phó tốt hơn lớp đối chứng. 
7.2.5. Hội thi tìm hiểu và luyện tập các kĩ năng an toàn và ứng phó tai nạn điện 
cho HS THPT. 
 Để khẳng định hiệu quả của hoạt động ngoại khóa giáo dục kĩ năng an toàn và 
ứng phó tai nạn điện xẩy ra cho HS qua hội thi, đề tài tiến hành thực nghiệm qua bài thu 
hoạch với câu hỏi: Khi chứng kiến 1 tai nạn điện xẩy ra, em cần làm những việc gì? Là 
một học sinh, em cần phải làm gì để để góp phần giảm thiểu tai nạn điện xảy ra ? 
 Kết quả bài thu hoạch như sau: 
Bảng 7.5. Kết quả thực nghiệm hoạt động hội thi 
Điểm Yếu, kém Trung bình Khá Giỏi 
Số lượng( em) 0/41 3/ 41 23 /41 15/41 
Tỷ lệ( %) 0 7,3 56,0 36.7 
 ( Nguồn: Xử lí kết quả sau khi chấm bài thu hoạch) 
- Về kết quả bài làm thu hoạch của học sinh, tôi nhận thấy đa số các phần lớn 
các em đã thu nhận được kiến thức và ý thức rất rõ giá trị giáo dục kĩ năng mà 
chương trình ngoại khoá đã mang lại. Cụ thể: không có HS đạt điểm yếu, kém, số 
học sinh có kết quả làm bài khá giỏi đạt 92,7%. Điều này chứng tỏ học sinh rất 
hứng thú khi tham gia hội thi, sau hội thi các em đã xác định được những hậu quả 
của tai nạn điện tại địa phương cũng như rèn luyện được kĩ năng để ứng phó. Như 
vậy, hội thi đã đem lại hiệu quả rất thiết thực. 
56 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
 Từ các kết quả thu được ở trên có thể kết luận: 
- Đối với giáo viên: Đề tài giúp cho giáo viên luôn trau dồi kiến thức và kĩ năng tổ 
chức hoạt động ngoại khóa gắn với thực tiễn cho học sinh thực hiện với những 
hoạt động hấp dẫn, sinh động, thu hút được học sinh tham gia. 
 - Đối với học sinh: Đề tài giúp học sinh phát triển và rèn luyện kĩ năng an toàn và 
ứng phó với tai nạn điện. Đây là hoạt động rất thiết thực để các em vận dụng trong 
cuộc sống, để tránh tai nạn thương tâm xảy ra. Tạo ra một sân chơi bổ ích giúp HS 
có cơ hội hiểu, mở rộng thêm những kiến thức đã được lồng ghép, tích hợp ở phần 
chính khoá. Đề tài góp phần giúp học sinh nắm được vai trò của bộ môn nghề Điện 
dân dụng trong chương trình phổ thông. 
 - Do dịch bệnh Covid 19 (tháng 3/2021) đang diễn ra phức tạp, nên hoạt động 
ngoại khóa tổ chức hội thi tìm hiểu và luyện tập các kĩ năng an toàn và ứng phó tai 
nạn điện cho HS THPT, tôi chỉ tổ chức trong phạm vi 1 lớp, không tổ chức trong 
phạm vi toàn trường. 
- Trên cơ sở của đề tài này chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu dạy học ngoại khóa 
ở bộ môn nghề vườn, nghề tin. 
 Trên đây là kết quả bước đầu mà tôi đã nghiên cứu dạy học ngoại khóa giáo 
dục kỹ năng sống ở bộ môn nghề điện dân dụng nhằm phát huy tính tích cực, chủ 
động, sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, tình huống thực tiễn của học sinh. Bản 
thân tôi là giáo viên dạy bộ môn Vật lí, lại là giáo viên nữ, do vậy đề tài ở bộ môn 
điện dân dụng còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô 
giáo và các bạn đồng nghiệp. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Nghệ An, ngày 20 tháng 02 năm 2021 
57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Sách giáo khoa nghề điện dân dụng lớp 11 
[2]. Tài liệu tập huấn đổi mới PPDH và KTĐG do Bộ GD&ĐT biên soạn. 
[3]. Trần Khánh Đức (1991), Mô hình bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, NXB Giáo 
dục, Hà Nội. 
[4].Dương Thị Kim Oanh (2013), Tâm lý học nghề nghiệp, NXB ĐHQG Tp. Hồ 
Chí Minh. 
 [5]. Tổng cục Dạy nghề (2014), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, 
Chương trình dự án của APEFE, Hà Nội. 
[6]. Các báo Viet nam net, báo Nghệ An, nguồn enternet, kênh truyền hình nghệ 
an 
58 
Phụ lục 1: Bài dự thi của 1 HS trong cuộc thi viết văn: Tuyên truyền viên về 
an toàn và tiết kiệm điện và thông điệp của Đoàn trường hưởng ứng giờ trái 
đất ngày 27/3/2021. 
59 
60 
61 
62 
63 
64 
65 
66 
67 
68 
69 
 Thông điệp của Đoàn trường hưởng ứng giờ trái đất ngày 27/3/2021. 
70 
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH KHI KHẢO 
SÁT THỰC TRẠNG AN TOÀN ĐIỆN Ở ĐỊA BÀN GẦN TRƯỜNG HỌC 
Hình ảnh trải nghiệm của HS trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi năm 
học 2019-2020 về máy biến áp. Ở đây, máy biến áp này đặt ngay trong khu vực 
trường tiểu học Bồi Sơn, Huyện , Tỉnh Nghệ An, không an toàn cho các em 
học sinh. 
71 
Máy biến áp gần trường các em học, đặt ở ruộng, thấp hơn rất nhiều so với 
mặt đường, không an toàn mùa mưa cho nhân dân 
Hình ảnh cột điện chú Minh (gần trường THPT) định di chuyển để xây nhà, 
nhưng không may khi leo lên thang, đã vướng vào dây điện, gây tai nạn nay vẫn 
không đi lại được 
72 
PHỤ LỤC 3 : HỌC SINH CHIA SẺ TRẢI NGHIỆM LÀM STEM 
MÁY PHÁT ĐIỆN Ở TRANG CÂU LẠC BỘ VẬT LÍ CỦA TRƯỜNG 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_ky_nang_song_ung_pho_tai_nan_dien_trong_day_ng.pdf
Sáng Kiến Liên Quan