SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và các hoạt động giáo dục trong trường Trung học Phổ thông trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu

Khái niệm kỹ năng sống và cách phân loại kỹ năng sống.

Hiện nay chưa có một khái niệm nào thống nhất trên toàn thế giới về KNS.

KNS được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau và điều này cũng ảnh hưởng

đến cách phân loại KNS.

Theo Tổ chức UNESCO ( United Natinos Educational Scientific and Cultura

Organization), Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức

năng và tham gia vào cuộc sông hàng ngày. Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của

giáo dục, đó là:

– Học để biết (Learning to know)

– Học làm người (Learning to be)

– Học để sống với người khác (learning to live together)

– Học để làm (Learning to do)

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quổc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp cận

giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân

bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.

Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ

năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:

+ Học để biết gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo,

ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả.

+ Học làm người gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiềm

soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin.

+ Học để sống vời người khác gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, tự

khẳng định, hợp tắc, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông.

+ Học để làm gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng

đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.

Từ những quan niệm trên đây có thể thấy, kĩ năng sống bao gồm một loạt các

kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kĩ

năng sống là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực

trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả

năng làm chủ bản thân của mọi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người

khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể Xem kĩ năng sống gồm các kĩ năng cổt

lõi sau:

+ Kĩ năng giải quyết vấn đề.

+ Kĩ năng suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán.

+ Kĩ năng giao tiếp hiệu quả.

+ Kĩ năng ra quyết định.

+ Kĩ năng tư duy sáng tạo.

+ Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân.

+ Kĩ năng tự nhận thức/tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị (SelfAwareness building skills, incl).

+ Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

+ Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.

pdf71 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và các hoạt động giáo dục trong trường Trung học Phổ thông trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một cách tốt hơn, đầy đủ hơn, 
toàn diện hơn để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường, giáo dục toàn 
diện về năng lực, thể chất và tinh thần cho học sinh. 
II. Kiến nghị: 
Để phát huy hơn nữa việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần phải có sự 
phối hợp của các cấp, các nghành; do đó tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị: 
- Đối với các trường THPT: 
+ Trong nhà trường phổ thông cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục 
kĩ năng sống cho học sinh. 
+ Tổ chức các buổi ngoại khóa với các nội dung trong chương trình, tạo sân 
chơi lành mạnh cho học sinh, giúp các em phát huy hết năng lực, sở trường của bản 
thân mình, tránh xa các tệ nạn xã hội. 
+ Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo 
dục thái độ, động cơ, mục đích học tập, lao động đúng đắn - hình thành kĩ năng 
sống cho học sinh. 
- Đối với tổ nhóm chuyên môn: Phải thường xuyên tổ chức dự giờ, 
trao đổi kinh nghiệm; thống nhất về nội dung, phương pháp dạy học, nhất là đối 
với các bài ngoại khoá giáo dục kỹ năng sống ở các khối. 
- Đối với giáo viên: Để phát huy được vai trò của người giáo viên trong việc 
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian 
nghiên cứu, sáng tạo, thật sự tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh như chính 
con em mình. 
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đúc rút được trong quá trình dạy học. 
Với sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các 
hoạt động trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu” 
Chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Rất 
mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. 
Xin cảm ơn! 
 51 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Mười cách thức rèn luyện kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên: Nguyễn Thị 
Oanh – Nhà xuất bản trẻ. 
2. Thấu hiểu Tâm lý học đường: Trần Thanh Mai – Nhà xuất bản Giáo dục. 
3. Cách dạy, Cách học, Cách sống trong thế kỷ XXI: Hickman, Trần Quang 
Tuệ dịch – Nhà Xuất Bản Chính trị Quốc Gia Sự Thật. 
 52 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
PHẦN PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 
Phiếu khảo sát nhận thức kỹ năng sống của học sinh. 
TT Thực trạng Biểu hiện Tỷ lệ 
1 
Hiểu biết chung về kỹ 
năng sống của học 
sinh. 
(Khảo sát từ học sinh) 
Biết rất nhiều 
Biết nhiều 
Biết một chút 
Không biết 
Hoàn toàn không biết 
2 
Nhận thức về vai trò 
kỹ năng sống của học 
sinh đối với bản thân. 
(Khảo sát từ học sinh) 
Rất quan trọng 
Quan trọng 
Bình thường 
Không quan trọng 
Hoàn toàn không quan trọng 
3 
Khả năng giải quyết 
những vấn đề trong 
cuộc sống khi gặp 
những khó khăn của 
học sinh 
(Khảo sát từ học sinh). 
Cố gắng tự giải quyết 
Tìm kiếm sự giúp đỡ của người 
khác 
Mặc kệ, mọi chuyện rồi sẻ qua 
Không quan tâm 
4 
Tự đánh giá về mức độ 
quan tâm rèn luyện kỹ 
năng sống của học 
sinh. (Khảo sát từ học 
sinh). 
Rất quan tâm 
Thỉnh thoảng quan tâm 
Không quan tâm 
Hoàn toàn không quan tâm 
5 
Mức độ vận dụng kỹ 
năng sống của học sinh 
Thành thục 
Làm được 
 53 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
THPT(Khảo sát tự giáo 
viên) 
Làm có trợ giúp 
Còn lúng túng 
Hoàn toàn không làm được. 
6 
Nguyên nhân hạn chế 
kỹ năng sống của học 
sinh THPT(Khảo sát tự 
giáo viên) 
Do ý thức rèn luyện của học sinh 
chưa cao 
Do thời gian học văn hóa quá 
nhiều. 
Do bố mẹ thấy được vai trò của 
việc giáo dục kỹ năng sống nhưng 
không có thời gian quan tâm. 
Do chưa thấy được vai trò của kỹ 
năng sông nên không chú trọng 
đến vấn đề này. 
Do ít tổ chức hoạt động trải 
nghiệm cho học sinh trong nhà 
trường. 
Do chưa có giáo viên dạy kỹ năng 
sống. 
Do phương pháp tích hợp tích hợp 
giảng dạy kỹ năng sống chưa 
đúng. 
Do tổ chức đoàn thể ít quan tâm. 
 54 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
Phụ lục 2 
Phiếu khảo sát về mức độ vận dụng các kỹ năng sống của học sinh. 
Thời điểm khảo sát: .................................................................... 
Họ và tên học sinh: ..................................................................... 
TT Kỹ năng Hành vi biểu hiện 
Mức độ 
Tốt Khá TB Yếu 
1 
Kỹ năng 
tự nhận 
thức về 
bản thân 
Tự đánh giá nhận biết được thế mạnh 
và hạn chế của bản thân, tự đặt ra kế 
hoạch, yêu cầu để phấn đấu hoàn 
thiện bản thân. 
2 
 Kỹ năng 
kiểm soát 
cảm xúc 
Sự ảnh hưởng, phản ứng và kìm chế 
cảm xúc của bạn trước một vấn đề 
bên ngoài. 
3 
Kỹ năng 
thể hiện 
sự cảm 
thông 
Sự cảm thương, quan tâm, giúp đỡ 
những hoàn cảnh nghèo khổ, tàn tật, 
neo đơn... 
4 
Kỹ năng 
tìm kiếm 
sự hổ trợ 
Bạn đã từng nhờ người khác giúp đỡ 
khi gặp khó khăn 
5 
Kỹ năng 
giải quyết 
mâu thuẫn 
Tự nhận thức được nguyên nhân nảy 
sinh ra mâu thuẫn và giải quyết nó 
một cách tích cực, không dùng bạo 
lực, kìm chế được cảm xúc, tránh bị 
kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh 
trước mọi sự việc để tìm ra cách giải 
quyết tốt nhất. 
6 
Kỹ năng 
tự tin 
Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của 
mình trước mọi người. 
 55 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
7 
Kỹ năng 
lắng nghe 
tích cực 
Tập trung chú ý, quan tâm lắng nghe 
ý kiến hoặc phần trình bày của người 
khác, biết cho ý kiến mà không vội 
đánh giá. Biết tôn trọng và quan tâm 
ý kiến của người khác. 
8 
Kỹ năng 
hợp tác 
Biết chia sẻ trách nhiệm, cam kết và 
cùng làm việc một cách có hiệu quả 
với những thành viên trong nhóm. 
9 
Kỹ năng 
tư duy phê 
phán 
Phân tích được những hành vi đúng, 
sai trong cuộc sống, và phản ứng 
những hành vi đó một cách tích cực. 
10 
Kỹ năng 
giải quyết 
vấn đề 
Xác định được rõ vấn đề/tình huống 
đang gặp phải, liệt kê ra được cách 
giải quyết, hình dung ra được kết quả 
nếu lựa chọn phương án nào đó và 
đưa ra quyết định cuối cùng cho một 
phương án tốt nhất. 
11 
Kỹ năng 
đặt mục 
tiêu 
Đề ra được mục tiêu cho bản thân 
trong cuộc sống, và lập được kế 
hoạch để thực hiện mục tiêu đó. 
12 
Kỹ năng 
đản nhận 
trách 
nhiệm 
Tự tin, chủ động và ý thức thực hiện 
nhiệm vụ của mình trước tập thể, 
cộng đồng. 
PHỤ LỤC 3 
TIẾT 4 - BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức. 
Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 
2. Về kỹ năng. 
- Biết cách thực hiện pháp luật đúng pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 
3. Về thái độ, phẩm chất 
- Thái độ: Có thái độ tôn trọng pháp luật; Ủng hộ những hành vi thực hiện 
đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định pháp luật. 
 56 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
4. Các năng lực và phẩm chất hướng tới hình thành và phát triển ở học 
sinh 
- Về phẩm chất: Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát 
triển cho học sinh các phẩm chất như: nhân ái, trung thực, trách nhiệm 
- Về năng lực: 
Năng lực chung: năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, 
năng lực giải quyết vấn đề. 
Năng lực đặc thù môn GDCD: thông qua bài học sẽ góp phần hình thành, phát 
triển cho học sinh như: kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tự chịu trách nhiệm, kỹ năng 
tự điều chỉnh hành vi. 
Nội dung tích hợp: Giáo dục kĩ năng sống. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học: Đóng vai, tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, xử lí 
tình huống. 
2. Hình thức dạy học chính: làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân học sinh 
nghiên cứu tự học, tự làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Dạy học trên lớp là 
chủ yếu, kết hợp làm việc tại nhà và tìm hiểu trên các kênh thông tin khác nhau 
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên... 
2. Chuẩn bị của học sinh 
- Dùng các dụng cụ học tập, bảng phụ, bút dạ, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu về khái niệm vi phạm pháp luật 
* Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Kích thích HS tự tìm hiểu xem các 
em đã biết gì về thực hiện pháp luật. Rèn luyện kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải 
quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp. 
GV sử dụng hình thức đóng vai, vấn đáp để dẫn dắt học sinh đạt được mục 
tiêu về kiến thức và kỹ năng. 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai và xử lý tình huống 
để yêu cầu học sinh nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật. 
Yêu cầu tiểu phẩm: Thắng (17 tuổi) lôi kéo Dũng sử dụng ma túy. 
 57 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
Học sinh trình bày tiểu phẩm... 
Lớp nhận xét, đánh giá và kết luận. 
Giáo viên đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành vi của Thắng? 
Học sinh trả lời... 
Giáo viên kết luận: Hành vi của Thắng là những việc làm sai trái, gây ra 
những hậu quả vô cùng to lớn cho xã hội 
Từ nội dung này giáo viên dẫn dắt học sinh học bài mới 
* Dự kiến sản phẩm của học sinh: Thấy được những hành vi chưa đúng sẽ 
là vi phạm pháp luật 
* Dự kiến đánh giá phẩm chất năng lực: Thông qua việc giảng dạy sẽ 
góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: trung thực, 
trách nhiệm, năng lực nhận biết, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng 
lực giao tiếp. 
 58 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
PHỤ LỤC 4 
CHỦ ĐỀ: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT 
CHẤT 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vận động và các hình thức vận động của 
thế giới vật chất. 
Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Học sinh hiểu được khái niệm vận động 
và các hình thức vận động. GV sử dụng phương pháp chơi trò chơi. 
Thời gian: 5 phút. Chơi trò chơi: Tiếp sức. 
Cách tiến hành: Tổ chức Hoạt động 
- Chọn người dẫn chương trình. 
- Người dẫn chương trình phổ biến luật chơi và tổ chức điều khiển trò chơi. 
Chia 2 đội, thời gian 2 phút. Yêu cầu: liệt kê những sự vật hiện tượng đang 
vận động theo các hình thức trong bảng sau: 
Các hình thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng. 
Vận động cơ 
học 
Vận động 
vật lý 
Vận động hóa 
học 
Vận động 
sinh học 
Vận động xã 
hội 
- Người dẫn chương trình nhận xét, tổng kết, cho điểm các đội tham gia trò 
chơi. 
- Giáo viện theo dõi, nhận xét kết quả về kiến thức và về kỹ năng của học sinh 
sau khi thực hiện trò chơi. 
Dự kiến sản phẩm của học sinh: Học sinh phân loại được hình thức vận động 
của các sự vật và hiện tượng. 
 Dự kiến đánh giá năng lực: Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình 
thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: chăm chỉ, trung thực, trách 
 59 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
nhiệm. Phát triển kỹ năng hợp tác, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng tư duy 
sáng tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 
PHỤ LỤC 5 
TIẾT PPCT: 5 - BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức. 
- Hiểu các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 
2. Về kỹ năng. 
- Biết cách thực hiện pháp luật đúng pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 
3. Về thái độ: 
- Thái độ: Có thái độ tôn trọng pháp luật; Ủng hộ những hành vi thực hiện 
đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định pháp luật . 
4. Các năng lực và phẩm chất hướng tới hình thành và phát triển ở học 
sinh 
- Về phẩm chất: Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát 
triển cho học sinh các phẩm chất như: nhân ái, trung thực, trách nhiệm 
- Về năng lực: 
Năng lực chung: năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, 
năng lực giải quyết vấn đề 
Năng lực đặc thù môn GDCD: thông qua bài học sẽ góp phần hình thành, phát 
triển cho học sinh như: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân. 
5. Nội dung tích hợp: Giáo dục kỹ năng sống. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học: Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, xử lí tình 
huống, đóng vai, kể chuyện, dự án. 
2. Hình thức dạy học chính: làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân học sinh 
nghiên cứu tự học, tự làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Dạy học trên lớp là 
chủ yếu, kết hợp làm việc tại nhà và tìm hiểu trên các kênh thông tin khác nhau 
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Các hoạt động học: 
 60 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG... 
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI... 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP... 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG + MỞ RỘNG 
1. Mục tiêu: 
 - Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống trong 
thực tiễn. 
- Giáo dục kỹ năng kỹ năng hợp tác, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trách 
nhiệm, kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, kỹ năng điều chỉnh hành vi. 
2. Phương pháp thực hiện: Giáo viên sử dụng phương pháp dự án để giao 
nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ về nhà cho học sinh. 
3. Cách thức tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ sau: 
Tình hình và giải pháp về an toàn giao thông trước cổng trường. 
Yêu cầu nội dung: 
- Tình hình chấp hành an toàn giao thông trước cổng trường (đội mũ bảo 
hiểm, trật tự trước cổng trường...) 
- Nguyên nhân? 
- Giải pháp: thực hiện cụ thể. 
Thời gian thực hiện: 1 tháng 
- Sản phẩm báo cáo: Bài viết, hình ảnh, vi deo.... 
4. Dự kiến sản phẩm của học sinh: 
- Thực hiện được yêu cầu của dự án. 
- Sản phẩm báo cáo: Bài viết, hình ảnh, vi deo.... 
5. Dự kiến đánh giá kỹ năng: Sau khi thực hiện xong dự án, học sinh có 
được kỹ năng hợp tác, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trách nhiệm, kỹ năng lập kế 
hoạch và thực hiện kế hoạch, kỹ năng điều chỉnh hành vi. 
 61 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
Phụ lục 6 
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Quỳnh lưu 3, ngày 22 tháng 9 năm 2019 
KẾ HOẠCH 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh năm học 2019 – 2020 
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của trường THPT Quỳnh 
Lưu 3; Thực hiện kế hoạch hoạt động ngoại khóa thực hành trải nghiệm của tổ Xã 
Hội. 
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An về 
tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tổ Xã Hội xây dựng kế hoạch tổ 
chức chương trình sinh hoạt dã ngoại và học tập dành cho học sinh năm học 2019 – 
2020 cụ thể như sau: 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Xây dựng cho các em một số kỹ năng mềm trong các hoạt động tập thể, rèn 
kỹ năng sống cho các em, giúp các em mở rộng kiến thức, được giao lưu, xây dựng 
tình đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Đồng thời tạo điều kiện để các 
em học sinh có thể tự lập và biết sống có trách nhiệm. 
- Giúp các em hiểu biết thêm về các khu di tích lịch sử, mở rộng kiến thức 
cho các em; từ đó giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, giúp các em có cách 
nhìn mới trong học tập và rèn luyện để đạt được kết quả tốt trong học tập. 
II. Thời gian và địa điểm: 
1- Thời gian: 01 ngày (không qua đêm), dự kiến trong tháng 10/2019. 
2- Địa điểm: Khu di tích Truông Bồn, khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc, Quê 
Bác. 
III. Đối tượng tham gia: 
- Học sinh Khối 10, trường THPT Quỳnh Lưu 3(do phụ huynh và học sinh 
đăng ký). 
- Lãnh đạo nhà trường; giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp; Giáo viên môn 
Lịch sử - Địa Lý – GDCD; Đại diện Hội Cha mẹ học sinh. 
IV. Kinh phí: 
 62 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
- Học sinh: đóng góp theo giá thỏa thuận 300 ngàn đồng/1hs. 
- Đối với CBGV: Nhà trường hỗ trợ kinh phí theo hướng dẫn quy định. 
* Kinh phí chi bao gồm: 
- Tiền xe chất lượng cao đi và về, nước uống, thuốc thông thường, chơi một 
số trò chơi trong vé khu du lịch, vé vào cổng tham quan các khu di tích, hướng dẫn 
viên, mũ kỹ niệm, Bảo hiểm chuyến đi. 
V. Lịch trình cho chuyến đi: 
- 05h50’ sáng tập trung lên xe tại trường THPT Quỳnh Lưu 3. 
- 16h00’ tập trung lên xe về lại trường THPT Quỳnh Lưu 3. 
- 18h:00 chia tay tại trường, kết thúc chuyến tham quan. 
VI. Tổ chức thực hiện: 
1. Thành lập Ban chỉ đạo: 
- Ông: Nguyễn Bá Tình – Hiệu trưởng - Trưởng ban. 
- Ông: Vũ Văn Tân – P. Hiệu trưởng - Phó ban. 
- Ông: Hồ Mậu Tình – P. Hiệu trưởng - Phó ban. 
- Bà: Hồ Thị Bình – TTCM – Phó ban. 
- Bà: Hồ Thị Nhàn – TPCM – Phó ban 
- Bà: Trần Thị Quyên – P.CT Công đoàn, nhóm trưởng môn địa lý – Phó ban 
2. Công tác chuẩn bị: 
- Nhà trường thông báo kế hoạch tổ chức tham quan dã ngoại ngoài tỉnh đến 
từng Phụ huynh và học sinh từ tháng 9/2019 
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn Lịch sử - Địa Lý – GDCD tuyên 
truyền về kế hoạch và mục đích hoạt động. 
- Phụ huynh và học sinh nghiên cứu kế hoạch và đăng ký bằng đơn trước khi 
chốt danh sách 7 ngày. 
- Làm việc với các khu di tích và tham quan về nội dung chuyến dã ngoại, 
hoàn thiện các thủ tục cho chuyến đi trước 1 tuần./. 
 Duyệt kế hoạch của Hiệu trưởng: Tổ Trưởng chuyên môn 
 Hồ Thị Bình 
 63 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
Phụ lục 7 
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 
Một số hình ảnh giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn Giáo Dục 
Công Dân 
Một số hình ảnh sinh hoạt chủ đề chào cờ đầu tuần 
 64 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
Một số hình ảnh diễn đàn 
 65 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
Một số hình ảnh hoạt động câu lạc bộ 
 66 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
Một số hình ảnh hoạt động chiến dịch Tiếp sức mùa thi 
Một số hình ảnh hoạt động chiến dịch Uống nước nhớ nguồn 
 67 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
Hình ảnh hoạt động chiến dịch phòng chống Covit 
 68 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
Một số hoạt động chiến dịch bảo vệ môi trường Biển 
 69 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
Một số hoạt động nhân đạo, tình nguyện, cộng đồng 
Một số hình ảnh tổ chức sự kiện 
 70 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
Một số hình ảnh thực hiện dự án An toàn giao thông trước cổng trường 
 71 
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân và 
các hoạt động giáo dục trong trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu”. 
Một số hình ảnh tham quan trải nghiệm 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_thong_qua_mon_hoc_gi.pdf
Sáng Kiến Liên Quan