SKKN Giải pháp tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong giờ học Sinh học Trung học Cơ sở

Thực trạng về phía giáo viên.

 Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạy học pháthuy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em. Tuy nhiên sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi còn qua loa, hình thức. Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ: nặng về lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo viên còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu kiến thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.

Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu của học sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy để tạo nên hứng thú học tập cho học sinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học. Tuy nhiên trên thực tế, cá nhân tôi (ở các năm học trước) và hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giảng mà thiếu di sự hợp tác tích cực của học sinh; ngay từ bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.

Thực trạng về phía học sinh.

Tâm lý của học sinh nhìn chung không quan tâm và hứng thú nhiều với môn Sinh học vì suy nghĩ môn phụ. Khi vào tiết học thì quá trình dẫn dắt và định hướng bài học của giáo viên còn khô khan, chưa tạo được sự hứng thu để thu hút các em vào bài học; việc truyền thụ kiến thức của giáo viên còn nặng về lý thuyết, nội dung thiếu sinh động, hấp dẫn nên càng làm cho các em ít có sự quan tâm đối với bộ môn này hơn.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tôi nhận thấy vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực , phát huy tính sáng tạo của học sinh là rất quan trọng, và việc đổi mới cần quan tâm, chú trọng thực hiện ngay từ khâu vào bài để bài học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Trên thực tế điều này chưa được quan tâm đúng mức; để có minh chứng cụ thể về những thực trạng trên, khi thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành một số khảo sát đối với giáo viên và học sinh về việc thiết kế và việc thực hiện hoạt động khởi động (còn gọi là định hướng, dẫn nhập, )

 

doc24 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 9825 | Lượt tải: 12Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong giờ học Sinh học Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối tượng học sinh ở các lớp).
Hoạt động khởi động là bước “ thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được. khi các em trả lời được sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học.
	Ở mỗi hoạt động khởi động đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếu tình huống nào đưa ra học sinh cũng giải quyết được thì các em sẽ không có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, không kích thích được trí tò mò và nhu cầu học tập một cách chủ động và tích cực của các em. Do đó bên cạnh câu hỏi dễ cần có một lượng nhất định các câu hỏi khó liên quan đến nội dung bài học, đòi hỏi học sinh phải tư duy, phải chủ động khai thác kiến thức mới thì mới trả lời được. Do đó, trong hoạt động khởi động nếu giáo viên tìm ra được tình huống khó nhưng lại hấp dẫn, kích thích trí tò mò của các em thì dù là học sinh khá giỏi hay học sinh trung bình, học sinh yếu cũng sẽ có nhu cầu tìm hiểu đẻ trả lời. Từ đó dẫn các em vào bài học một cách tư nhiên, không gò bó mà các em tự giác, tích cực học tập để giải quyết cái khúc mắc đã được đưa ra từ tình huống ban đầu.
Khi áp dụng tổ chức hoạt động Khởi động cho tất cả các tiết học ở các lớp thì GVBM nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng 1 tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau.
2.3.3. Quy định chung về phương pháp học tập bộ môn tại lớp.
Để thực hiện được các giải pháp đổi mới trong hoạt động Khởi động, với mục tiêu tất cả học sinh đều được tham gia và thực hiện thì GVBM cần có quy định chung với tất cả các tiết học; quy định này GVBM nên xây dựng và đưa ra thống nhất với học sinh ngay từ đầu quá trình dạy học (đầu năm học) và qui ước học sinh sẽ áp dụng quy tắc này cho tất cả các tiết học để hình thành được kỹ năng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực của học sinh:
Mỗi học sinh cần chủ động trong học tập. Tất cả nhiệm vụ khi giáo viên chuyển giao xuống cho HS thực hiện thì mỗi cá nhân phải chủ động để hoàn thành nội dung được giao.
Đối với các hoạt động cá nhân: mỗi cá nhân cần thực hiện và thể hiện kết quả ra phiếu học tập (hoặc sổ tay học tập của cá nhân).
Đối với các hoạt động nhóm: cần có tổ chức nhóm một cách cụ thể, bầu nhóm trưởng, thư ký. Quá trình làm việc nhóm (đội) thì cá nhân mỗi học sinh được dành một phần thời gian hoạt động nhóm để tự làm những việc mà giáo viên giao. Hết một phần thời gian thì các nhóm tiến hành trao đổi và thảo luận, bàn bạc về kết quả công việc đã làm; quá trình thảo luận nhóm trưởng cử một thành viên bất kỳ đọc nội dung làm việc của mình, các thành viên khác trong nhóm so sánh nội dung, tiến hành trao đổi , bàn bạc và thống nhất nội dung chung của nhóm.
Đối với các hoạt động cả lớp (khi GV nhận xét nội dung, chốt vấn đề và liên hệ để dẫn dắt vào bài): thì mỗi cá nhân cần chủ động tiếp nhận thông tin để chuẩn bị cho các hoạt động học tập tiếp theo.
2.4. Ví dụ minh họa cho giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động Khởi động trong giờ học Sinh học THCS.
2.4.1. Ví dụ 1.
Bài 6: PHẢN XẠ
 ( Chương trình Sinh học 8 )
Hình thức khởi động cũ:
 Sau khi ổn định lớp học, kiểm tra bài cũ xong, giáo viên định hướng bài học mới: Gv nêu câu hỏi ( không yêu cầu HS trả lời): Vì sao chạm tay vào vật nóng tay rụt lại? Hiện tượng rụt tay lại khi chạm tay vào vật nóng gọi là gì và cơ chế diễn ra như thế nào? Để giải quyết được những vấn đề trên chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
* Giải pháp đổi mới :
Tổ chức khởi động thành một hoạt động dạy học, có xác định rõ các mục tiêu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, các phương pháp để tổ chức hoạt động. 
1. Hoạt động khởi động.
a, Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng các hiện tượng, phản ứng của cơ thể và bước đầu biết hình dung về phản xạ; Tạo sự hứng thú, thích khám phá kiến thức của học sinh với bài học mới.
b, Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, Kĩ thuật đặt câu hỏi.
c, Hình thức: Hoạt động cá nhân. 
d, Tiến trình hoạt động: 
* Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Vận dụng những hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi sau:
- Câu hỏi: Các em hãy cho biết phản ứng của cơ thể khi: 
+ Trời lạnh-> nổi da gà.
+ Trời nóng-> đổ mồ hôi.
+ Thấy cô giáo vào lớp-> học sinh đứng dậy chào cô.
+ Thấy có người giơ tay lên định đánh ta-> ta né tránh.
+ Khi nghe gọi tên mình ở phía sau-> ta quay đầu lại.
+ Sờ tay vào vật nóng -> rụt tay lại.
+ Nhìn thấy quả khế -> tiết nước bọt .
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi dưới sự quan sát, định hướng của giáo viên.
* Bước 3. Báo cáo kết quả: Giáo viên mời một vài em trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét.
* Bước 4. Đánh giá: GV nhận xét chung, chốt các phản ứng của cơ thể. 
- Giáo viên nêu câu hỏi tiếp theo: Sự trả lời kích thích của môi trường nhanh như vậy là do sự điều khiển của hệ cơ quan nào trong cơ thể?
- HSTL: Hệ thần kinh ( Kiến thức này các em đã được tìm hiểu ở bài 2).
- GV dùng kết quả thi để vào bài:
	Vậy hệ thần kinh có liên hệ như thế nào với các bộ phận, cơ quan trong cơ thể để đáp ứng nhanh và chính xác các tác động của môi trường tới cơ thể, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2.4.2. Ví dụ 2.
Bài 15: ADN
 ( Chương trình Sinh học 9 )
Hình thức khởi động cũ:
 Sau khi ổn định lớp học, kiểm tra bài cũ xong, giáo viên định hướng bài học mới: ADN không chỉ là thành phần quan trọng của nhiễm sắc thể mà còn liên quan mật thiết với bản chất hóa học của gen. Vì vậy nó là cơ sở cua hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.
* Giải pháp đổi mới :
Tổ chức khởi động thành một hoạt động dạy học, có xác định rõ các mục tiêu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, các phương pháp để tổ chức hoạt động. 
1. Hoạt động khởi động.
a, Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại các kiến thức đã có về nhiễm sắc thể và vận dụng để trả lời các câu hỏi, tham gia trò chơi nhằm mục đích vừa khắc sâu kiến thức vừa để khai thác kiến thức; Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho học sinh; Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b, Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, Kĩ thuật đặt câu hỏi.
c, Hình thức: Hoạt động cặp đôi. 
d, Tiến trình hoạt động: 
* Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Vận dụng những kiến thức đã học để tham gia trò chơi “ Ghép đôi à Tìm mật thư”
- Số lượng: 10 hs ( 5 nam, 5 nữ ).
- Mỗi hs nhận được 1 mật thư trong đó có 1 mệnh đề. Nhiệm vụ mỗi hs phải tìm cho mình 1 bạn mang mệnh đề phù hợp để khi ghép cặp lại sẽ được 1 câu hoàn chỉnh.
- Cặp đôi nào đúng và nhanh nhất sẽ giành phần thắng.
+ 5 mệnh đề và nội dung tương ứng:
- Cặp NST tương đồng..
...gồm 2 chiếc giống nhau về hính dạng , kích thước.
- Trong 1 cặp NST tương đồng...
... 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.
- Bộ NST lưỡng bội ( 2n )....
.... là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng.
- Bộ NST đơn bội ( n )...
... là bộ NST của giao tử chỉ chứa 1 NSTcủa mỗi cặp tương đồng.
- Cặp NST giới tính ...
...khác nhau giữa con đực và con cái.
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc mệnh đề của mình, tìm bạn còn lại có mệnh đề phù hợp, hai bạn lắp ghép hai mệnh đề thành một câu hoàn chỉnh. Giáo viên quan sát, điều hành các em tham gia trò chơi. 
* Bước 3. Báo cáo kết quả: Giáo viên các cặp đôi đưa mệnh đề của mình lên trước lớp, các em khác nhận xét, sửa sai.
* Bước 4. Đánh giá: GV nhận xét chung, chốt lại tất cả các mệnh đề. Tuyên dương cặp đôi ghép đúng và nhanh nhất dành chiến thắng.
- Giáo viên nêu câu hỏi tiếp theo: Các em có biết trong cấu tạo của nhiễm sắc thể thành phần nào là quan trọng nhất không?
- HSTL: ADN.
- GV dùng kết quả thi để vào bài:
	ADN không chỉ là thành phần quan trọng của nhiễm sắc thể mà còn liên quan mật thiết với bản chất hóa học của gen. Vì vậy nó là cơ sở cua hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.
 2.4.3. Ví dụ 3.
Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
(Chương trình Sinh học 7 )
Hình thức khởi động cũ:
 Sau khi ổn định lớp học, kiểm tra bài cũ xong, giáo viên định hướng bài học mới: NÕu ®em so s¸nh con gµ víi c©y bµng, ta thÊy chóng kh¸c nhau hoµn toµn, song chóng ®Òu lµ c¬ thÓ sèng. VËy ph©n biÖt chóng b»ng c¸ch nµo? Đặc điểm cơ bản để phân biệt được động vật với thực vật là gì và động vật có đặc điểm chung là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
* Giải pháp đổi mới :
Tổ chức khởi động thành một hoạt động dạy học, có xác định rõ các mục tiêu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, các phương pháp để tổ chức hoạt động. Có thể khởi động bằng hình thức tổ chức trò chơi.
1. Hoạt động khởi động.
a, Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Giúp học sinh nhớ lại các kiến thức đã có, hiểu biết thực tế về thực vật và động vật bước đầu biết liệt kê được các loài thực vật, động vật khi tham gia trò chơi “ Ai nhanh hơn” ; Tạo sự hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b, Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, Kĩ thuật đặt câu hỏi.
c, Hình thức: Hoạt động nhóm. 
d, Tiến trình hoạt động: 
* Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Vận dụng hiểu biết thực tế, những kiến thức đã có về thực vật và động vật của bản thân để tham gia trò chơi “ Ai nhanh hơn”. Học sinh trao đổi và thảo luận nhanh theo từng nhóm lớn ( chia lớp thành 3 nhóm) trong thời gian 4 phút để tham gia trò chơi.
 Luật chơi: Viết nhanh tên của 10 loài khác nhau: Từng học sinh trong mỗi nhóm sẽ lần lượt viết tên 10 loài thực vật và 10 loài động vật.
 Nhóm nào viết được nhanh và đúng sẽ giành phần thắng.
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trao đổi nhanh với bạn trong nhóm, lần lượt lên bảng viết nhanh tên các động vật và thực vật.
* Bước 3. Báo cáo kết quả: Đại diện các nhóm sẽ đọc lại kết quả của nhóm đã thực hiện. Các nhóm nhận xét kết quả thi của nhau.
* Bước 4. Đánh giá: GV nhận xét chung: Chốt số lượng các đáp án đúng, tuyên dương nhóm có nhiều đáp án đúng nhất. 
- Dùng kết quả thi để vào bài:
	Giữa động vật và thực vật có những điểm gì khác nhau. Động vật có những đặc điểm chung gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 2.5. Kết quả khảo sát.
Để khảo nghiệm tính khả thi của đề tài, tác giả đã phối hợp cùng với tổ chuyên môn tiến hành lấy phiếu điều tra về hiệu quả thực tế đối với học sinh khi tác giả thực hiện các biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động Khởi động theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Phương pháp tiến hành lấy phiếu điều tra: Phiếu điều tra giống mẫu điều tra ở các lớp GVBM không thực hiện giải pháp đổi mới. Để việc điều tra được khách quan, tác giả đề tài đã trình bày kế hoạch điều tra trước tổ và tổ trưởng chuyên môn tiến hành phát phiếu điều tra.
2.5.1. Kết quả khảo sát giáo viên.
Khảo sát giáo viên đi dự giờ (Các tiết dự giờ là tiết dạy do tác giả đề tài thực hiện): 10 GVBM trong 2 tổ chuyên môn trong nhà trường dự giờ.
Bảng 3: Khảo sát GV dự giờ tiết dạy của tác giả đề tài.
TT
Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát
Tỉ lệ % GV đánh giá
1
Thực hiện khởi động
- Có
x
100
- Không
2
Cơ sở tiến hành khởi động
- Xuất phát từ nội dung bài học
x
100
- Từ nội dung liên quan đến nội dung bài
- Từ các nội dung liên quan đến tên bài
- Từ nguồn khác
3
Mục tiêu của khởi động
- Kiểm kê kiến thức của học sinh
x
100
- Tạo ra hứng thú cho học sinh
x
100
- Tạo ra “tình huống có vấn đề” để vào bài
x
100
4
Hình thức khởi động thường dùng
- Tổ chức thành hoạt động
x
100
- Dẫn dắt
- Khác
5
Người thực hiện Khởi động
- Giáo viên
- Học sinh
x
60
- Giáo viên và học sinh
x
40
6
Mức độ thu hút HS của khởi động
- Mức độ cao
x
80
- Mức độ TB
x
20
- Mức độ thấp
7
Hiệu quả của khởi động
- Hiệu quả cao
x
80
- Hiệu quả trung bình
x
20
- Hiệu quả thấp
 2.5.2. Kết quả khảo sát học sinh.
Số lớp được khảo sát: 254 học sinh thuộc 7 lớp (những lớp do tác giả đề tài giảng dạy) trong học kì 1 của trường năm học 2019 - 2020. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2: Khảo sát học sinh.
TT
Nội dung khảo sát
Số HS khảo sát
Tỉ lệ %
1
Em có học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp không
254
100
- Thường xuyên
176
69.3
- Thỉnh thoảng
57
22.4
- không
162
8.3
2
Em có quan tâm đến khởi động tiết học không?
254
100
- Mức độ cao
153
60.2
- Mức độ TB
60
23.6
- Mức độ thấp
41
16.2
Khởi động có giúp em định hướng được kiến thức mới cần tìm hiểu không?
254
100
3
- Định hướng tốt
199
78.3
- Chưa rõ ràng
55
21.7
- Không định hướng được
4
Em có chủ động tìm hiểu kiến thức để giải quyết vấn đề đặt ra trong Khởi động không?
254
100
- Có
207
81.5
- Không
47
18.5
5
Nếu khởi động tạo cho em sự tò mò, em có muốn tìm hiểu bài học để giải đáp vấn đề không?
254
100
- Có
249
98.0
- Không
5
2.0
2.5.3. Phân tích số liệu khảo sát.
2.5.3.1. Ưu điểm.
Hình thức khởi động: Tổ chức thành các hoạt động, đa dạng về hình thức tổ chức; thu hút được sự chú ý và tham gia của học sinh; thông qua việc các em được tham gia trực tiếp vào hoạt động, được học tập tích cực và kích thích sự sáng tạo bằng các tình huống “có vấn đề” giúp các em chú ý hơn vào bài học, học tập một cách chủ động và tích cực hơn trong tiết học.
 2.5.3.2. Hạn chế.
Trong số các hoạt động Khởi động đã xây dựng, dù ít nhưng vẫn có hoạt động học sinh ít tích cực trong tiết học, quá trình thực hiện cần tiếp tục điều chỉnh hoạt động đa dạng và hấp dẫn hơn để phát huy tối đa tính tích cực của học sinh.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Những bài học kinh nghiệm.
Quá trình nghiên cứu đề tài bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
Để tiết học mang lại hiệu quả cao, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức thì việc đổi mới phương pháp của người giáo viên đứng lớp có vai trò quan trọng hàng đầu.
Mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy cần tự học hỏi, tự tìm tòi và sáng tạo để đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập cho học sinh.
Một tiết học có thực sự tích cực và thu hút sự quan tâm chú ý củ học sinh hay không thì phải bắt đầu ngay từ hoạt động đầu tiên: Hoạt động Khởi động. Nếu ngay từ Khởi động mà không thu hút được sự quan tâm và không phát huy được tính tích cực của học sinh thì ở các hoạt động sau sẽ rất khó đê đưa các em vào guồng của một thiết học phát huy tính tích cực của học sinh.
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học cần có sự hỗ trợ nhiều của các phương tiện học tập trực quan, với điều kiện cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ đáp ứng cho việc đổi mới các tiết học. Do đó GVBM cần bồi dưỡng khả năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị dạy học mới để tiết học có hiệu quả tốt nhất.
3.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục về kiến thức – kỹ năng và hình thành những năng lực cần thiết cho học sinh trong thời đại mới; để thực hiện được điều đó thì vai trò của người giáo viên cần tiên phong đi đầu trong công tác đổi mới. Việc đổi mới không phải bắt đầu từ hoạt động học mà cần bắt đầu từ hoạt động dạy của người thầy. Hoạt động dạy- học lúc này chuyển từ việc lấy giáo viên hay học sinh làm trung tâm sang lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; tất cả các hoạt động tiến hành trong tiết học đều hướng tới mục tiêu là hoạt động học của học sinh, thông qua hoạt động học để học sinh tích cực và chủ động tiếp thu kiến thức – kỹ năng và hình thành năng lực. Để định hướng và tạo đà cho các hoạt động học tập, hình thành kiến thức trong mỗi tiết học thì việc khởi động là cần thiết, do đó đổi mới cần thiến hành trước tiên từ hoạt động khởi động. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các giải pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết học, tôi nhận thấy việc đổi mới hoạt động dạy học là cần thiết. trong đó hoạt động khởi động cần được quan tâm đầu tư đỏi mới đúng mức để tiết học sôi nổi, hứng thú và tạo tâm lý tích cực cho học sinh ngay từ đầu mỗi tiết học.
Với việc vận dụng các giải pháp nhằm tạo hứng thú học tâp, phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động Khởi động trong giờ học Sinh học THCS cùng với quá trình khảo nghiệm và thu thập kết quả, tôi nhận thấy đề tài có hiệu quả thiết thực vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Sinh học. Từ kết quả và ý nghĩa của đề tài, tôi nhận thấy giải pháp đưa ra không những vận dụng tốt ở các lớp cá nhân tôi thực hiện giảng dạy mà có thể nhân rộng mô hình này đến tất cả các GVBM bộ môn Sinh học cũng như các GVBM khác trong nhà trường nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn, phát huy tính tích cực của học sinh trong các môn học; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên cũng như của nhà trường đồng thời cũng giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, trong việc tìm hiểu kiến thức, và đó cũng là tiền đề cần thiết để hình thành các kỹ năng sống tích cực cho học sinh THCS.
3.3. Những kiến nghị đề xuất.
- Đối với Phòng giáo dục cần tổ chức nhiều hơn nữa những buổi bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về phương pháp dạy học tích cực cho giáo viên THCS.
- Đối với Nhà trường cần tạo điều kiện để cho giáo viên, HS được sinh hoạt chuyên môn liên trường, liên cụm để dự giờ học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên cốt cán phục vụ cho bản thân.
- Đối với giáo viên  cần tích cực học hỏi nâng cao kiến thức đặc biệt là kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp mức mục tiêu định hướng phát triển phảm chất năng lực người học, tìm hiểu qua các phương tiện thông tin.
- Đối với học sinh cần tích cực, chủ động trong các hoạt động nhằm tìm ra con đường để chiếm lĩnh tri thức.
- Đề tài này tôi đã cố gắng trình bày bằng kinh nghiệm của bản thân từ thực tế song nhất định không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý kiến của các thầy cô và đồng nghiệp về vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cho học sinh THCS.
Xin chân thành cảm ơn!
 CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu
Ý nghĩa
THCS
Trung học cơ sở
Bộ GD-ĐT
Bộ Giáo Dục – Đào Tạo
Sở GD-ĐT
Sở Giáo Dục – Đào Tạo
G.S TSKH
Giáo sư Tiến sĩ Khoa học
GV
Giáo viên
GVBM
Giáo viên bộ môn
HS
Học sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Vinh – Trần Kiên - Nguyễn Văn Khang. Sinh học 7- Nhà xuất bản Giáo dục 2006.
2. Nguyễn Quang Vinh – Trần Đăng Cát – Đỗ Mạnh Hùng. Sinh học 8- Nhà xuất bản Giáo dục 2006.
2. Nguyễn Quang Vinh - Vũ Đức Lưu - Nguyễn Minh Công - Mai Sỹ Tuấn. Sinh học 9 - Nhà xuất bản Giáo dục 2006.
3.
4. 
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU 	1
1.1. Lí do chọn đề tài: 	1
1.2. Điểm mới của đề tài: 	1
2. PHẦN NỘI DUNG 	3
2.1. Cơ sở lí luận..................................................................................3
2.2. Thực trạng nghiên cứu 	4
2.3. Giải pháp tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh 
qua hoạt động Khởi động trong các giờ học Sinh học THCS..........................9
	 2.4. Ví dụ minh họa cho giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh 
qua hoạt động Khởi động trong giờ học Sinh học THCS..............................12
 2.5. Kết quả khảo sát..........................................................................15
3. PHẦN KẾT LUẬN 	......18
3.1.Những bài học kinh nghiệm 	.....18 
 3.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm...................................................18
 3.3. Những kiến nghị, đề xuất...................................................................19

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_phat_huy_tinh_tich_cuc_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan