SKKN Giải pháp giúp học sinh Lớp 2 nhận biết và sử dụng linh hoạt Câu kiểu Ai thế nào? tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo năm học 2021-2022
Mục đích của sáng kiến
Mục tiêu chung:
Nhiệm vụ chính là hướng dẫn học sinh nhận biết và sử dụng linh hoạt câu kiểu Ai thế nào? là có nội dung gì, dùng để làm gì. Đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, sai lầm của học sinh, giúp học sinh có kĩ năng, kĩ xảo, có đủ các phương pháp học tập để làm tốt các dạng câu kiểu sau này.
Mục tiêu cụ thể:
- Đối với giáo viên: Qua việc hướng dẫn học sinh hiểu được rõ kiểu câu Ai thế nào?, giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của học sinh về chuẩn kiến thức, kĩ năng, tư duy trong tiếng việt. Giúp giáo viên phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót, giúp học sinh hoàn thành tốt các dạng bài tập thuộc câu kiểu Ai thế nào?, nâng cao kết quả học tập môn Tiếng Việt cho học sinh. Giúp giáo viên lựa chọn được phương pháp dạy học đạt hiệu quả hơn.
- Đối với học sinh: Khi học sinh nhận biết và sử dụng câu kiểu Ai thế nào?, học sinh biết tư duy một cách tích cực và linh hoạt huy động các kiến thức, kĩ năng đã học để học sinh nắm vững nội dung, nắm vững các bước thực hiện nhận dạng câu kiểu, tìm bộ phận trả lời câu kiểu Ai thế nào?, đặt câu theo mẫu câu Ai thé nào?. Giải pháp này còn giúp cho sự phát triển kỹ năng, năng lực tư duy và khả năng nhận biết, sử dụng tốt các dạng câu kiểu khác ở các lớp học sau này.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PL I Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Rạch Giá - Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình Tỷ lệ TT tháng năm tác danh độ (%) sinh chuyên đóng môn góp vào việc tạo ra sáng kiến Trường Cử Tiểu học và Giáo nhân 1 Võ Thị Kiều Loan 15/04/1990 100% Trung học viên tiểu cơ sở Trần học Hưng Đạo - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp giúp học sinh lớp 2 nhận biết và sử dụng linh hoạt Câu kiểu Ai thế nào?, tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, năm học 2021-2022.” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp trong giáo dục. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/02/2021. - Mô tả bản chất của sáng kiến: 1. Tình trạng giải pháp Ở lớp 2 học sinh mới được làm quen với từ, câu, cách đặt câu, các kiểu câu Khi giảng dạy cho các em về các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, tôi nhận thấy các em dễ bị nhầm lẫn giữa các kiểu câu, nhầm lẫn và sai nhiều nhất là câu kiểu Ai thế nào? với câu kiểu Ai làm gì?. Vì các em mới được làm quen với câu và từ, việc nói và viết thành câu theo mẫu và xác định câu theo mẫu câu nào quả là một việc khó, các em có bị nhầm lẫn cũng là một điều thường gặp. Qua thực trạng nhận biết câu kiểu, sử dụng câu kiểu để đặt câu của học sinh còn hạn chế, tôi nhận thấy việc giúp đỡ cho học sinh tiếp thu và nắm tốt được kiến thức trong một tiết học để có thể vận dụng kiến thức đã học sang tiết học sau hoặc mãng kiến thức nào đó có liên quan, là việc làm hết sức quan trọng, giúp học sinh có khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt. Bởi thế tôi mạnh dạn nghiên cứu, chọn lọc qua kinh nghiệm giảng dạy để viết sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh lớp 2 nhận biết và sử dụng linh hoạt Câu kiểu Ai thế nào?, tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, năm học 2021-2022.” Những thuận lợi trước khi đề xuất sáng kiến 2.2.2. Cách thức thực hiện các giải pháp: (i) Giải pháp 1: Giáo viên chọn lựa phương pháp hướng dẫn học sinh nhận dạng câu kiểu Ai thế nào? cho phù hợp. - Trước khi dạy bất cứ một dạng kiểu câu nào, giáo viên cần dành thời gian xem kĩ về chuẩn kiến thức và kĩ năng cần đạt được của dạng câu đó. - Giáo viên phải nghiên cứu từ bài học mới đến bài luyện tập, từ bài trong sách hướng dẫn đến bài nâng cao bên ngoài để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, ngắn gọn, học sinh dễ tiếp thu. Đồng thời giúp giáo viên lường trước được những khó khăn học sinh hay vướng mắc khi học kiểu câu đó. - Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp chủ yếu sau để hướng dẫn học sinh: + Phương pháp vấn đáp: Dựa vào mẫu câu đã cho, cùng suy luận với học sinh để xác định từng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? Thế nào? + Phương pháp suy luận: Xác định được từng bộ phận câu, giáo viên hướng học sinh nhận dạng câu kiểu Ai thế nào?. + Phương pháp hợp tác theo nhóm: Hợp tác nhóm vừa giúp các em khó ghi nhớ, chậm hiểu sẽ dễ dàng lĩnh hội kiến thức qua cách trao đổi, học tập từ bạn trong nhóm; vừa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Giáo viên phải giúp học sinh xác định các vấn đề sau: + Nội dung trong câu có bộ phận đứng đầu câu chỉ sự vật là gì? (là từ trả lời câu hỏi ai, đồ vật nào, con vật nào hay cây cối nào?) + Bộ phận đứng sau có nội dung trả lời câu hỏi thế nào? (là những từ nói tới hoạt động, trạng thái nào của sự vật; hay nói lên đặc điểm, tính chất gì hay trạng thái gì của sự vật) - Mỗi giai đoạn học tập, khả năng nhận thức của học sinh khác nhau (phụ thuộc vào thời gian, sức khỏe, kiến thức mới, điều kiện học tập,) nên giáo viên phải biết lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp để tổ chức hoạt động dạy học đạt hiệu quả, chất lượng, khắc sâu những kiến thức cơ bản hay đưa ra những căn cứ, lưu ý cụ thể dễ nhớ cho học sinh. Đó là: * Giúp học sinh nắm chắc câu kiểu Ai thế nào ? là câu như thế nào? * Giúp học sinh xác định đúng từng bộ phận của câu kiểu Ai thế nào? * Giúp học sinh hiểu đúng câu kiểu Ai thế nào? được dùng để làm gì? Qua giải pháp này, tôi thấy học sinh biết học tập theo nhóm, cùng nhau trao đổi về nhiệm vụ giáo viên giao, biết nêu ý kiến riêng trong nhóm, mạnh dạn nêu ý kiến trao đổi với giáo viên. (ii) Giải pháp 2: Giáo viên giúp học sinh nắm vững phần từ loại thuộc dạng câu kiểu Ai thế nào? - Trên cơ sở học sinh đã được cung cấp các kiến thức cơ bản, cần thiết từ giai đoạn học về từ loại, học về các mẫu câu chính. Đến giai đoạn này, giáo viên cần giúp học sinh so sánh các kiểu câu qua các bước: + Bước 1: Nhận dạng mẫu câu theo mức độ nhận thức của mỗi học sinh (học sinh tự nhận diện, giáo viên không hướng dẫn). + Bước 2: Kiểm tra mẫu câu sau khi học sinh tự nhận dạng. + Bước 3: So sánh. * Giáo viên lưu ý học sinh điểm khác nhau chính là ở bộ phận thứ hai của câu, dựa vào từ loại được sử dụng trong bộ phận thứ hai của câu để xác định mẫu câu một cách nhanh nhất. Con người, động vật thì nói về đặc điểm, tính chất; cây cối, đồ vật thì nói về trạng thái, màu sắc; và là câu không phải giới thiệu, nói về sự vật nào, không nói đến hoạt động trạng thái nào của bộ phận phía trước. * Khi thấy bộ phận thứ hai có các từ nói lên đặc điểm, tính chất, trạng thái nổi bật của bộ phận đứng trước thì câu đó thuộc dạng câu kiểu Ai thế nào?. * Điều dễ dàng nhất để hướng dẫn học sinh nhận dạng câu kiểu Ai thế nào? đó là khi đọc câu văn lên, nếu có từ “ là” thì nó thuộc dạng câu Ai là gì?; trong câu có từ chỉ hoạt động hay trạng thái của sự vật, thì thuộc dạng Ai làm gì?. Câu nào không thuộc một trong hai dấu hiệu nhận dạng kiểu câu như trên thì nó thuộc kiểu câu Ai thế nào? Qua một số lưu ý trên, tôi thấy học sinh lớp tôi bước đầu đã nhận dạng được câu thuộc kiểu câu Ai thế nào? Biết phân tích được bộ phận thứ hai nói về đặc điểm, trạng thía tính chất hay màu sắc của sự vật trong câu kiểu Ai thế nào? (iii) Giải pháp 3: Giáo viên giúp học sinh biết vận dụng câu kiểu Ai thế nào? vào thực hành làm các bài tập có liên quan. Ở lớp 2, tôi chú ý cho học sinh thực hiện tốt dạng bài tập sau: - Dạng 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu. - Dạng 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? * Quy trình dạy học dạng bài tập vận dụng kiến thức. Cũng giống như ở dạng bài tập nhận diện, quy trình dạy học dạng bài tập vận dụng cũng phải trải qua các bước: + Đọc và xác định yêu cầu bài tập. + Giúp học sinh chữa một phần bài tập làm mẫu. + Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài. + Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức. Ví dụ minh họa: - Dạng 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm. a. Con voi kéo gỗ rất khỏe. b. Lan học giỏi nhất lớp. Tôi hướng dẫn học sinh làm bài này như sau: + Bộ phần nào trả lời cho câu hỏi Ai? (từ chỉ sự vật: con voi; Lan) + Bộ phận nào trả lời câu hỏi thế nào? (từ rất khỏe, học giỏi nhất lớp là từ chỉ đặc điểm). + Hướng dẫn học sinh xác định những từ in đậm thuộc bộ phận nào trong câu kiểu Ai thế nào? In đậm chỗ nào thì các em chỉ việc thay thế bằng cụm từ hỏi tương ứng với từ in đậm đó. Từ nào không in đậm thì ghi lại, không thay thế, không bỏ từ. - Dạng 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Dạng bài này hơi khó, nhưng nếu học sinh đã nhận dạng được mẫu câu thì việc đặt câu cũng khá dễ dàng hình thành trong kiến thức, kĩ năng của các em.. Nội Ngày Trình độ dung tháng Chức STT Họ và tên Nơi công tác chuyên công năm danh môn việc hỗ sinh trợ Trường TH Trần Võ Thị 15/09/ Bình Trọng, Thành Giáo Cử nhân Áp dụng 1 Ngọc 1990 phố Rạch Giá, tỉnh viên Tiểu học giải pháp Bích Kiên Giang Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Rạch Giá, ngày 25 tháng 05 năm 2022 Người nộp đơn Võ Thị Kiều Loan
File đính kèm:
skkn_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_nhan_biet_va_su_dung_linh.docx