SKKN Giải nhanh bài toán tính chất lưỡng tính của amino axit nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh Trung học Phổ thông

Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết

- Với thời lượng 1 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập đối với chương trình Hóa học 12 cơ bản; 2 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập đối với chương trình Hóa học 12 nâng cao thì rất khó khăn để hướng dẫn học sinh có kỹ năng và xử lý được nhiều dạng toán khác nhau của amino axit

- Không biết, không hiểu bản chất các kỹ thuật và phương pháp giải nhanh bài tập amino axit

- Một bộ phận không nhỏ các em học sinh còn yếu về các môn học tự nhiên, tư duy và kỹ năng môn học yếu, chưa có kỹ năng vận dụng lý thuyết giải bài tập.

- Phần lớn các em học sinh có tư tưởng “ bỏ qua” những phần này, cho rằng nó chiếm một lượng nhỏ trong các đề thi THPT quốc gia

2.2. Nội dung đề tài, sáng kiến, giải pháp

Giáo viên lưu ý học sinh khi giải một bài tập thì trước hết phải tri giác (nhìn, đọc ) "bài toán" một cách tổng quát (tổng hợp). Sau đó, suy nghĩ phân tích từng yếu tố, từng dữ kiện, từng yêu cầu, từng khía cạnh của bài toán, để biết được cái đã cho, cái gì phải tìm . Cuối cùng tổng hợp các yếu tố, các dữ kiện, các khía cạnh của bài toán để nhận thức toàn bộ bài toán một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Với mỗi bài toán không vội giải ngay, mà phải xem xét một cách tổng hợp - phân tích - tổng hợp để qua đó thấy được kiến thức cần vận dụng (PTHH, tính chất, qui luật, công thức, ). Xây dựng tiến trình luận giải bằng lập luận chặt chẽ. Thực hiện đầy đủ từng bước tiến trình đó, mỗi phép tính, mỗi bước giải đều phải có cơ sở lập luận vững chắc. So sánh bài toán này với những bài toán trước đó có gì giống và khác nhau không ? Cố gắng tìm ra tính chất đặc biệt của bài toán để tìm ra cách giải tối ưu, độc đáo nhất. Kiểm tra lại cách giải. Cuối cùng khái quát hóa thành dạng bài toán và phương pháp giải.

Mỗi bài tập, học sinh đọc kỹ đề bài, bằng sự hiểu biết của mình, bằng kiến thức tích luỹ của bản thân hãy phân tích các dữ liệu đã cho. Yêu cầu học sinh đóng vai trò là chủ thể thực hiện các yêu cầu của bài toán, đề ra các hướng giải phù hợp, áp dụng các định luật bảo toàn (khối lượng, nguyên tố, điện tích .) nhằm xử lý bài toán trong thời gian ngắn nhất.

Sau đây tôi xin đề xuất các trường hợp hay gặp về bài toán tính lưỡng tính của amino axit

 

doc24 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải nhanh bài toán tính chất lưỡng tính của amino axit nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là :
A. phenylalanin.	B. alanin.	C. valin.	D. glyxin.
Hướng dẫn giải:
 Bản chất của phản ứng là :
	–NH2 + H+ NH3+ 	(1)
 Theo giả thiết ta có :
Vậy công thức của X là H2NCH2COOH. 
Tên gọi của X là glyxin ® Đáp án D.
Ví dụ 2: Hợp chất X là một a-amino axit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 1,835 gam muối. Phân tử khối của X là :
A. 174.	B. 147.	C. 197.	D. 187. 
Hướng dẫn giải: Bản chất của phản ứng là :
	–NH2 + H+ NH3+ 	(1)
Theo giả thiết X chứa 1 nhóm –NH2.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
® Đáp án B.
Ví dụ 3: X là một a-amino axit no chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 17,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 25,1 gam muối. Tên gọi của X là 
	A. axit aminoaxetic.	B. axit a-aminopropionic.
	C. axit a-aminobutiric.	D. axit a-aminoglutaric.
Hướng dẫn giải:
Bản chất của phản ứng là :
	–NH2 + H+ NH3+ 	(1)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
Vì X là một a- amino axit no chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH nên suy ra :
Đặt công thức phân tử của X là H2NRCOOH, suy ra : 16 + R + 45 = 89
R = 28 (–C2H4–).
Do X là a- aminoaxit nên công thức cấu tạo của X là CH3CH(NH2)COOH.
Tên gọi của X là axit a-aminopropionic ® Đáp án B.
Ví dụ 4: 1 mol a-amino axit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. CTCT của X là :
	A. CH3CH(NH2)COOH.	B. H2NCH2CH2COOH.
	C. H2NCH2COOH. 	D. H2NCH2CH(NH2)COOH. 
Hướng dẫn giải: Vì 1 mol a-amino axit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y nên trong Y có một nguyên tử Cl.
 Theo giả thiết hàm lượng Cl trong Y là 28,287% nên suy ra :
 Vậy công thức của X là CH3CH(NH2)COOH ® Đáp án A.
Ví dụ 5: X gồm lysin (axit 2,6-điaminohexanoic) và axit glutamic (axit 2-aminopentan-1,5-đioic). Cho X tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ) thu được 5,12 gam muối. Cũng lượng X trên, khi tác dụng với dung dịch KOH (vừa đủ), thu được 4,99 gam muối. Phần trăm khối lượng lysin có trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 39,84%. 	 B. 40,16%. 	C. 60,16%. 	 D. 59,84%.
Hướng dẫn giải:
→ Chọn D. 
Ví dụ 6: (Trích đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2012) Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là: 
A. 15 gam.	B. 13 gam.	 C. 10 gam.	D. 20 gam.
Hướng dẫn giải: 
→ Chọn B. 
Trường hợp 2: Amino axit tác dụng với kiềm
Phương pháp giải.
(NH2)xR(COOH)y + yNaOH (NH2)xR(COONa)y + yH2O	
 = số nhóm –COOH trong phân tử amino axit X.
+ Bảo toàn khối lượng: 
+ Tăng giảm khối lượng: 
2(NH2)xR(COOH)y + yBa(OH)2 [(NH2)xR(COO)y]2Bay + 2yH2O
Tổng quát: (NH2)xR(COOH)y + yOH- (NH2)xR(COO-)y + yH2O
Ví dụ 1: Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là :
A. H2NC3H6COOH. 	B. H2NCH2COOH. 	
C. H2NC2H4COOH. 	D. H2NC4H8COOH.
Hướng dẫn giải: Bản chất của phản ứng là :
 –COOH + NaOH ® –COONa + H2O 	(1)
mol: x x
Gọi x là số mol của aminoaxit X thì số mol nhóm –COOH trong X cũng là x mol.
Theo phương pháp tăng giảm khối lượng ta có :
Vậy công thức của X là H2NCH2COOH ® Đáp án B.
Ví dụ 2: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
A. H2NC2H3(COOH)2. 	B. H2NC3H5(COOH)2. 
C. (H2N)2C3H5COOH. 	D. H2NC3H6COOH.
Hướng dẫn giải: 
H2NR(COOH)2 + HCl ClH3NR(COOH)2
Công thức của X là H2NC3H5(COOH)2 => Đáp án B
Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 112,2.	B. 165,6.	C. 123,8.	D. 171,0.
Hướng dẫn giải: Đặt số mol NH2CH(CH3)COOH a; H2NC3H5(COOH)2 b mol
® Đáp án A.
Ví dụ 4: Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 15,65 gam.	B. 26,05 gam.	 C. 34,6 gam.	D. 24,2 gam. 
Hướng dẫn giải:
 .
 Bản chất phản ứng :
	 –NH3Cl + OH- –NH2 + Cl- + H2O 	(1)
mol: 0,1 0,1 0,1 
–COOH + OH- –COO- + H2O	 (2)
mol: 0,1 0,1 0,1
Theo (1), (2) và giả thiết suy ra Ba(OH)2 dư. Chất rắn gồm muối của amino axit và Ba(OH)2 dư.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
® Đáp án C.
Ví dụ 5: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là :
A. C4H10O2N2. 	B. C5H9O4N. 	C. C4H8O4N2. 	D. C5H11O2N. 
Hướng dẫn giải: Đặt công thức của X là : (H2N)n–R–(COOH)m, khối lượng của X là a gam
 Phương trình phản ứng :
– NH2 + HCl ® NH3Cl 	 (1)	
mol : n ® n 
–COOH + NaOH ® –COONa + H2O (2)
mol : m ® m 
 Theo (1), (2) và giả thiết ta thấy : 
m1 = mX + 52,5n – 16n = mX + 36,5n
m2 = mX + 67m – 45m = mX + 22m
Þ m2 – m1 = 22m – 36,5n = 7,5 Þ n = 1 và m = 2 
Þ Công thức của X là C5H9O4N (Có 2 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2) 
® Đáp án B.
Trường hợp 3: Khi cho amino axit A tác dụng với H+ thu được dung dịch Y, cho dung dịch Y tác dụng vừa đủ với OH- ta có
Để đơn giản trong tính toán thay vì cho NaOH tác dụng với Y, ta cho NaOH tác dụng trực tiếp với X gồm amino axit A và HCl.
Chứng minh:	
* Cách giải thông thường viết thứ tự phản ứng xảy ra.
* Cách giải nhanh: Cho X (amino axit A và HCl) tác dụng trực tiếp hết với NaOH ta có.
Kết luận: Từ (4) và (7) ta có lượng NaOH cần dùng và lượng muối tạo thành khi cho NaOH tác dụng với dung dịch Y chính bằng lượng NaOH cần dùng và lượng muối tạo thành khi cho NaOH tác dụng với X (amino axit A và HCl) 
 * Bản chất phản ứng khi cho OH- tác dụng trực tiếp với X
Ví dụ 1: (Trích đề thi ĐHKA-2010) Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là 
 A. 0,50. 	 B. 0,65.	C. 0,70.	D. 0,55.
Cách giải thông thường viết thự tự phản ứng xảy ra
 H2NC3H5(COOH)2 + HCl ClH3NC3H5(COOH)2 (1)
Ban đầu 0,15 0,35 mol
Phản ứng 0,15 0,15 mol 0,15 
Dư	0	 	 0,2	 0,15
Dung dịch X gồm: ClH3NC3H5(COOH)2 : 0,15 mol ; HCl dư : 0,2 mol
Khi cho X tác dụng với NaOH ta có
 ClH3NC3H5(COOH)2 + 3NaOH H2NC3H5(COONa)2 + NaCl + 3H2O (2)
 0,15 0,45 0,15 0,15 mol 
 HCl + NaOH NaCl + H2O	 (3)
 0,2 0,2 0,2 mol
Từ (2) và (3) ta có số mol NaOH phản ứng = 0,2 + 0,45= 0,65 mol 
® Đáp án B
Cách giải nhanh:
 H2NC3H5(COOH)2 + 2NaOH H2NC3H5(COONa)2 + 2H2O (1)
	 0,15 0,3 mol 0,15 mol
HCl + NaOH NaCl + H2O	 (2)
 0,35 0,35 0,35 mol
Từ (1) và (2) ta có số mol NaOH phản ứng = 0,3 + 0,35= 0,65 mol
Hoặc
Ví dụ 2: (Trích đề thi minh họa - kỳ thi THPT quốc gia năm 2015) Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 10,43.	B. 6,38.	C. 10,45.	D. 8,09.
Hướng dẫn giải:
Bảo toàn khối lượng: 
mmuối = 0,02.118 + 0,2. 0,1. 98 + 0,2.0,3. 36,5 + 0,4. 0,1.40 + 0,4. 0,2. 56 - 0,12. 18 =10,43. 
® Đáp án A.
Ví dụ 3: (Trích đề thi ĐHKB-2013) Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là
	A. 9,524%	B. 10,687%	C. 10,526%	D. 11,966% 
Hướng dẫn giải:
Bảo toàn khối lượng: 
mX = 36,7 + 0,4. 18 - 0,1. 98 - 0,1.40 - 0,3. 56 = 13,3 gam
 => Đáp án C.
Ví dụ 4: (Trích đề thi minh họa - kỳ thi THPT quốc gia năm 2016) Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 22,35.	B. 53,95.	C. 22,60.	D. 44,95.
Hướng dẫn giải: ; HCl: x mol
mrắn = 15 + 0,3. 36,5 + 0,5. 56 - 0,5. 18 = 44,95 gam => Đáp án D
Ví dụ 5 . Cho 27,15 gam tyrosin tác dụng với 225 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Tổng khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn cẩn thận dung dịch Y là	
A. 40,9125 gam.	B. 49,9125 gam.	C. 52,6125 gam.	D. 46,9125 gam.
Hướng dẫn giải: Tyrosin p-HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH: 0,15 mol, có hai nhóm thể hiện tính axit là –COOH và –OH của phenol.
Ví dụ 6: Lấy m gam hỗn hợp X gồm hai a-amino axit no có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH phản ứng với 55 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Y . Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 70 ml dung dịch KOH 3M. Mặt đốt cháy hoàn toàn m(g) X và cho sản phẩm cháy qua dung dịch KOH dư thì khối lượng bình này tăng thêm 14,85 gam. Biết tỉ lệ phân tử khối giữa hai amino axit là 1,187. CTCT hai chất trong X là :
A. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(C2H5)COOH 	
B. H2NCH2COOH và H2NCH(CH3)COOH
C. H2NCH2COOH và H2NCH(C2H5)COOH 	
D. H2NCH2COOH và H2NCH2CH2COOH
Hướng dẫn giải:
Do X gồm hai a-amino axit nên chọn đáp án B
Trường hợp 4: Khi cho amino axit A tác dụng với OH- thu được dung dịch Y, cho dung dịch Y tác dụng vừa đủ với H+ ta có:
Để đơn giản trong tính toán thay vì cho HCl tác dụng với Y, ta cho HCl tác dụng trực tiếp với X gồm amino axit A và NaOH
* Bản chất phản ứng khi cho H+ tác dụng trực tiếp với X
Ví dụ 1: Cho 8,9 gam alanin vào 200 ml dung dịch NaOH x M thu được dung dịch X. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch X cần 500 ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
A. 2M. 	B. 3M. 	C. 1,5M.	D. 2,5M
Hướng tư duy 1: Tính theo phản ứng (phương pháp giải thường)
-TH 1: Alanin vừa đủ với NaOH. 
-TH 2: Alanin dư, NaOH hết.
- TH 3: Alanin hết, NaOH dư.
→ Chọn A.
Hướng tư duy 2: Coi bài toán là hỗn hợp (Alanin, NaOH) tác dụng với HCl.
Hay 
Nhận xét: Hướng tư duy 2 nhanh hơn rất nhiều so với hướng tư duy 1. Tuy nhiên, để có được thành quả như hướng tư duy 2 thì học sinh phải tham khảo hướng tư duy 1 để thấy rõ bản chất giải nhanh ở hướng tư duy 2.
Ví dụ 2: (Trích đề thi ĐHKB-2012) Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
	A. 44,65	B. 50,65	C. 22,35	D. 33,50
Hướng dẫn giải: Nhiều bạn lúng túng, không biết cách xử lí bài toán khi hỗn hợp có thêm axit axetic. Đặt số mol NH2CH2COOH: x ; CH3COOH: y 
Tăng giảm khối lượng ta có: 
Bảo toàn khối lượng: 21 – 60.0,1 + 36,5.0,5 + 56.0,3 = mmuối + 18.0,3
® mmuối = 44,65 gam ® Đáp án A
Ví dụ 3: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để trung hoà hết Y cần vừa đủ 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :
A. 100.	B. 150.	C. 200.	D. 250.
Hướng dẫn giải: Hỗn hợp X chứa hai chất là đồng phân của nhau. 
 Bản chất của phản ứng là :
	 –NH2 + H+ NH3+ 	(1)
mol: 0,15 0,15 
 OH- + H+ H2O 	(2)
mol: x x 
 Đặt số mol của NaOH là x thì số mol của OH- cũng là x mol.
 Theo (1), (2) và giả thiết ta có : 0,15 + x = 0,25 x = 0,1
 Vậy ® Đáp án A.
Ví dụ 4: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (lysin) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho HCl dư vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là :
 A. 0,75.	 	 B. 0,65. 	 C. 0,70. 	D. 0,85.
Hướng dẫn giải: 
Tổng số mol nhóm –NH2 trong hỗn hợp X là 0,15 + 0,1.2 = 0,35 mol.
 Số mol OH- = số mol của NaOH = 0,25.2 = 0,5 mol.
 Bản chất của phản ứng là :
 –NH2 + H+ NH3+ 	(1)
mol: 0,35 0,35 
 OH- + H+ H2O 	 (2)
mol: 0,5 0,5 
 Theo (1), (2) và giả thiết ta thấy :
Số mol của HCl phản ứng = số mol của H+ phản ứng = 0,35 + 0,5 = 0,85 mol 
® Đáp án D.
BÀI TẬP RÈN LUYỆN
Câu 1: Cho 13,35 gam alanin vào 100 ml dung dịch HCl a M thu được dung dịch X, để tác dụng hết các chất trong X cần 400 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của a là: 
A. 1,5 M. 	B. 2 M. 	C. 2,5 M. 	D. 3 M.
Câu 2: Cho 15 gam glyxin vào 200 ml dung dịch H2SO4 x M thu được dung dịch X, để tác dụng hết các chất trong dung dịch X cần 500 ml dung dịch NaOH 1M. Tính x?
A. 0,5 M. 	B. 0,75 M. 	C. 0,1 M. 	D. 1,5 M.
Câu 3: Cho một lượng alanin vào 100 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X có chứa 21,54 g chất tan. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,1M cần để tác dụng hết các chất trong X. 
A. 5,6 lít. 	B. 4,8 lít. 	C. 3,6 lít. 	D. 3 lít.
Câu 4: Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: 
A. 29,69. 	B. 28,89. 	C. 17,19. 	D. 31,31.
Câu 5: Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là:
A. 10,526%. 	B. 10,687%. 	C. 11,966%.	D. 9,524%.
Câu 6: Cho 0,3 mol axit glutamic vào 350 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 800 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 86,25.	B. 45,3.	C. 57,12.	D. 98,25.
Câu 7: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng với 500 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: 
A. 11,95. 	B. 7,9. 	C. 11,97. 	D. 9,61.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là:
A. 13,8.	B. 12,0. 	C. 13,1.	D. 16,0.
Câu 9: Cho 0,15 mol lysin tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 50,4.	B. 55,8.	C. 39,45.	D. 50,1.
Câu 10: Cho hỗn hợp 2 amino axit no chứa 1 chức axit và 1 chức amino tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch A. Để tác dụng hết với các chất trong A cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tổng số mol 2 amino axit là:
A. 0,1. 	B. 0,2. 	C. 0,3. 	D. 0.4.
Câu 11: Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm H2N-CH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là: 
A. 100 ml. 	B. 150 ml. 	C. 200 ml. 	D. 250 ml.
Câu 12: Cho 20,15 g hỗn hợp X gồm (H2NCH2COOH và CH3CHNH2COOH) tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X là:
A. 55,83 % và 44,17 %.	B. 58,53 % và 41,47 %. 	
C. 53,58 % và 46,42 % 	D. 52,59 % và 47,41%.
Câu 13: Dung dịch hỗn hợp X chứa x mol axit glutamic và y mol tyrosin. Cho dung dịch X tác dụng với một lượng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa z mol NaOH. Mối liên hệ giữa x, y và z là: 
A. z = 2x + 2y. 	B. z = 3x + 2y. 	C. Z = 3x + 3y. 	D. Z = 2x + 3y.
Câu 14: Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch X chứa 27,6 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 44,65. 	B. 53,10. 	C. 33,50. 	D. 52,8.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin. Biết: 
- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M. 
- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Ba(OH)2 0,5M. 
Phần trăm khối lượng của axit glutamic trong X là:
A. 66,81%. 	B. 35,08%. 	C. 50,17%. 	D. 33,48%.
Câu 16: Hỗn hợp A gồm hai chất CH3COOH và NH2CH2COOH. Để trung hoà m gam hỗn hợp A cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng lại tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất CH3COOH và NH2CH2COOH trong hỗn hợp A lần lượt là (%):
A. 61,54 và 38,46.	 	B. 72,80 và 27,20.
C. 40 và 60.	 	D. 44,44 và 55,56.
Câu 17: Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa (X) và H2NCH2CH2COONa (Y) tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo thành là:
A. 12,4 gam. 	B. 37,9 gam. 	C. 29,25 gam. 	D. 18,6 gam.
Câu 18: X là một - amino axit, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 0,89 gam X phản ứng vừa đủ với HCl thu được 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là: 
A. CH2 =C(NH2)-COOH. 	B. H2N-CH=CH-COOH. 
C. CH3-CH(NH2)-COOH.	D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 19: Chất hữu cơ X chỉ chứa 2 loại nhóm chức amino và cacboxyl. Cho 100 ml dung dịch X 0,3M phản ứng vừa đủ với 48ml dung dịch NaOH 1,25M. Sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 5,31 g muối khan. X có mạch cacbon không phân nhánh và nhóm amino ở vị trí . CTCT của X là:
A. CH3C(NH2)2 COOH.	B. CH3C(NH2)(COOH)2.	 
C. CH3CH2C(NH2)(COOH)2.	D. CH3CH2CH(NH2)COOH.
Câu 20: Cho 100 ml dung dịch amino axit X 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 100 ml dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M. Biết X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 52. Công thức của X là :
A. (H2N)2C2H2(COOH)2. 	B. H2NC3H5(COOH)2.
C. (H2N)2C2H3COOH. 	D. H2NC2H3(COOH)2.
ĐÁP ÁN 
1. C
2. B
3. C
4. A
5. A
6. D
7. A
8. D
9. A
10. B
11. A
12. A
13. C
14. B
15. C
16. D
17. C
18. C
19. B
20. C
3. Kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp
	Đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học, không những giúp học sinh nhanh chóng nắm vững kiến thức, hiểu rõ bản chất và hứng thú với việc học mà còn giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong thi cử là một điều trăn trở của một giáo viên trẻ chỉ với một số năm công tác như tôi. Trong quá trình công tác tôi cũng đã tìm tòi và mạnh dạn đưa vào một số phương pháp mới trong hoạt động giảng dạy của mình.
	Tôi viết đề tài này với mong muốn giúp các em học sinh biết một số dạng bài tập để củng cố kiến thức phần tính lưỡng tính của amino axit. Sau khi trao đổi với các đồng nghiệp về đề tài này, tôi cũng đã nhận được những sự đóng góp quý báu và sự ủng hộ của các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Tôi đã đưa đề tài này vào giảng dạy cho các em học sinh và bước đầu thu được kết quả khả quan, thể hiện qua các bài kiểm tra và trong kì thi THPT quốc gia hàng năm.
3.2. Kiến nghị, đề xuất.
	Tôi viết với mong muốn được chia sẻ sáng kiến của bản thân với các đồng nghiệp, mong các bạn đồng nghiệp phát huy một cách hiệu quả những cái được của đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Đồng thời bản thân tôi cũng mong muốn nhận được sự góp ý của các bạn để tôi có thể hoàn thiện mình hơn . 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
GIẢI NHANH BÀI TOÁN
TÍNH CHẤT LƯỠNG TÍNH CỦA AMINO AXIT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY 
CHO HỌC SINH THPT
Họ và tên: Nguyễn Cao Chung
Chức vụ: Bí thư Đoàn trường – Tổ Phó chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Kỹ Thuật Lệ Thủy
Quảng Bình, tháng 1 năm 2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
GIẢI NHANH BÀI TOÁN
TÍNH CHẤT LƯỠNG TÍNH CỦA AMINO AXIT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY 
CHO HỌC SINH THPT
Quảng Bình, tháng 1 năm 2019

File đính kèm:

  • docskkn_giai_nhanh_bai_toan_tinh_chat_luong_tinh_cua_amino_axit.doc
Sáng Kiến Liên Quan