SKKN Đổi mới việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn học mẫu giáo, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất.

Kỹ năng sống của trẻ được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy vào môi trường sống và giáo dục. Giáo dục kỹ năng sống là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nếu không được trang bị kỹ năng sống, trẻ sẽ không có đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi: Giờ đón trả trẻ “ tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về”. Lồng ghép tích hợp nhiều kỹ năng sống cần thiết qua những hoạt động ngoài trời. Hình thành kỹ năng sống thông qua hoạt động học“ qua những câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát bồi dưỡng cho trẻ về kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp”. Kỹ năng sống trong hoạt động vui chơi, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trẻ được chơi với đồ vật, được trải nghiệm thực tế, là cơ sở vững chắc để hình thành và phát triển, rèn luyện và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ được rèn luyện, giáo dục hàng ngày.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần được thực hiện hiệu quả thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm, đây được coi là điều kiện phù hợp để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Sự hấp dẫn của các hoạt động lễ hội và trải nghiệm sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc nhất đối với trẻ, làm cho trẻ có cơ hội nhận thức và ghi nhớ lâu. Qua đây cũng là hình thức ôn luyện, củng cố các nội dung kiến thức trẻ đã được học, trẻ được giao tiếp với mọi người: cô giáo, bạn bè trong lớp, khác lớp, với cô bác ở mọi lứa tuổi và ngành nghề khác nhau, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động lễ hội và trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến tỉnh Ninh Bình
 Chúng tôi gồm:
 Trình độ Tỷ lệ ( %)
T Năm Chức
 Họ và tên Nơi công tác chuyên đóng góp tạo
T sinh danh
 môn ra sáng kiến
 Hiệu Đại học sư
1 Vũ Thị Quyên 1965 40%
 trưởng phạm MN
 Trường MN Phó
 Đại học sư
2 Nguyễn Thu Thảo 1976 Nam Bình- Hiệu 40%
 phạm MN
 TPNB trưởng
 Đại học sư
3 Lã Thị Ngọc Tú 1981 CTCĐ 20%
 phạm MN
 Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Đổi mới việc giáo 
 dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động lễ hội và trải 
 nghiệm”
 LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Quản lý giáo 
 dục. THỜI GIAN ÁP DỤNG: Từ tháng 08/2017. MÔ 
 TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
 1. Nội dung của giải pháp
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh 
 hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Chính 
 vì vậy, ngay từ giai đoạn học mẫu giáo, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để 
 định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất.
 Kỹ năng sống của trẻ được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy vào 
 môi trường sống và giáo dục... Giáo dục kỹ năng sống là những hoạt động tích 
 cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp 
 trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống 
 hàng ngày.
 Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo là giúp trẻ làm 
 chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu 
 quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình 
 huống của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nếu không được trang bị kỹ
 1 phải ngồi lâu làm khán giả, không được tham gia hoạt động, trẻ nhàm chán, 
mệt mỏi, thiếu sự tập chung chú ý.
 Các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường chưa được quan tâm đầu tư, 
một năm học chỉ tổ chức cho trẻ khối 3-4 tuổi, 4-5 tuổi thăm quan công viên 
Thúy Sơn và trẻ khối 5-6 tuổi thăm quan đền Vua Đinh, Vua Lê. Tổ chức còn 
nặng về nội dung tham quan, chưa quan tâm đến lồng ghép giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ theo từng chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non.
 Cách làm trên còn bộc lộ một số hạn chế:
 - Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn nặng về lý thuyết, 
giáo điều mà chưa quan tâm đến các bài tập thực hành, các kĩ năng thích nghi 
với mọi tình huống sảy ra trong cuộc sống.
 - Khi tổ chức lễ hội giáo viên còn áp đặt, bắt trẻ thực hiện theo kịch bản 
có sẵn, nặng về hình thức, quan tâm tập luyện các tiết mục văn nghệ chọn lọc 
cho trẻ có năng khiếu chưa chú ý đến phát triển đồng trà và tạo một sân chơi 
thực sự có ý nghĩa với số đông trẻ. Chưa chú ý lồng ghép các hoạt động mang 
tính tập thể vào lễ hội “trò chơi dân gian, trò chơi vận động”, chưa có sự gắn 
kết với các chủ đề và các sự kiện nổi bật trong năm học.
 - Hoạt động trải nghiệm thường tổ chức nặng về hình thức cho trẻ đi tham 
quan du lịch, vui chơi nhưng chưa có sự gắn kết đến các chủ đề trong chương 
trình giáo dục, trẻ không được thực hành kĩ năng làm việc, sử lý các tình huống 
khi tham gia các hoạt động tập thể.
 - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong 
việc tổ chức hoạt động lễ hội và trải nghiệm cho trẻ.
 Trẻ mẫu giáo cần được rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản để đối phó với 
cuộc sống thực tế và môi trường xung quanh. Trẻ cần được trang bị các kỹ 
năng cần thiết như rèn luyện và phát triển thể chất, tự nhận thức bản thân, xác 
định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để hoàn thiện nhân cách,hay các kỹ 
năng xã hội khác như: giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, Do đó, nếu không 
có sự trang bị tốt về kỹ năng sống cho trẻ hay có sự định hướng không đúng 
đắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các em.
 1.2. Giải pháp mới
 Nhận thức được vấn đề này là những người quản lý chúng tôi đã áp dụng 
sáng kiến “Đổi mới việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua 
hoạt động lễ hội và trải nghiệm” và đã thu được những thành công nhất định.
 Các giải pháp cụ thể như sau:
 3 * Mô tả giải pháp:
 Giải pháp 1: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua việc đổi mới nội 
dung, hình thức tổ chức hoạt động lễ hội
 Việc tổ chức lễ hội cho trẻ ở trường Mầm Non là rất quan trọng nên trong năm 
học nhà trường đã tổ chức được các ngày hội như: Ngày hội đến trường của bé; Lễ 
hội trăng rằm (tết trung thu) với chủ đề “ Hội chợ quê”; Chào mừng ngày hội của cô 
giáo “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”; Lễ hội mùa xuân; Chào mừng ngày hội của 
bà, của mẹ; Ngày hội thể dục thể thao với chủ đề “ Kỉ niệm 1050 năm Nhà nước Đại 
Cồ Việt”, Vui tết thiếu nhi 01/06 và chia tay ra trường cho trẻ 5 tuổi.
 Qua việc tổ chức lễ hội trẻ có khái niệm gần gũi, thể hiện tình cảm thái độ 
của mình và hiểu được ý nghĩa sâu sắc của từng lễ hội, giáo dục trẻ tình cảm 
đạo đức, tình yêu Quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và yêu mến những 
người đã quan tâm chăm sóc mình.. Việc thể hiện các tiết mục văn nghệ, các 
trò chơi dân gian, trò chơi vận động mang tính giáo dục cao, trẻ biết cảm thụ 
nghệ thuật, tự tin trước đám đông, chủ động điều chỉnh bản thân, phối hợp với 
bạn bè nêu cao tinh thần tập thể.
 1. Đổi mới về nội dung
 Nội dung các hoạt động lễ hội được đổi mới lồng ghép giáo dục kĩ năng 
sống cho trẻ. Chương trình văn nghệ được phân công theo nhóm, lớp, số lượng 
trẻ được tham gia biểu diễn đông hơn, trẻ được giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự 
tin biểu diễn trên sân khấu, kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ mạch lạc với bạn 
bè, cô giáo, ngôn ngữ biểu cảm qua phần giao lưu văn nghệ, kể chuyện, đọc 
thơ. Lễ hội được lồng ghép đan xen các trò chơi dân gian, trò chơi vận động 
tập thể, các bài nhảy dân vũ toàn trường qua đây giáo dục kỹ năng làm việc 
nhóm, tinh thần đoàn kết tập thể 
 Trong những năm học trước hoạt động lễ hội thường hay chú trọng đến 
chương trình văn nghệ chào mừng, số lượng trẻ được tham gia hoạt động còn 
hạn chế, chỉ là lựa chọn trẻ có năng khiếu đại diện cho toàn trường biểu diễn 
văn nghệ, trẻ phải biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ trong một buổi lễ, dễ bị 
mệt mỏi. Trẻ ngồi dưới xem không được hoạt động dễ bị nhàm chán, dẫn đến 
không chú ý, nói chuyện mất chật tự ảnh hưởng đến chất lượng ngày hội. Vì 
vậy cần phải đổi mới lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ phát 
triển toàn diện hơn.
 2. Đổi mới hình thức tổ chức
 Tổ chức hoạt động lễ hội trong trường mầm non là những hoạt động trong 
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó có vai trò quan trọng góp phần phát 
triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. 
Hoạt động lễ hội là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong 
những thời điểm có ý nghĩa nhất để giáo dục truyền thống và mang lại niềm 
vui, niềm tự hào cho trẻ. Bên cạnh đó, thông qua việc tham gia vào các hoạt 
động lễ hội trẻ được ôn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng đã học; rèn luyện ý 
thức tổ chức kỉ luật, kỹ năng hợp tác, chia sẻ cùng bạn bè.
 5 sắc và tặng hoa cho các cô giáo trong lễ kỉ niệm, qua đó trẻ được rèn luyện kĩ 
năng sống, sự tự tin khi biểu diễn múa hát trên sân khấu.
 * Ngày Tết nguyên đán tổ chức theo chủ đề " Lễ hội mừng xuân" ( 
Hình ảnh minh họa phụ lục 06)
 Trẻ cùng cô giáo tham gia chuẩn bị lễ hội: trang trí nhóm lớp, khu vực sân 
khấu, bày mâm ngũ quả, treo đèn lồng, cờ hoa, trang trí cây đào, cây 
mai,...giúp trẻ cảm nhận được không khí vui tươi, phấn khởi khi ngày tết cổ 
truyền đang đến gần.
 Các nhóm lớp tham gia thi múa hát, văn nghệ, các tiết mục có nội dung về 
chủ đề “Tết và mùa xuân” để chào đón lễ hội. Quyên góp gây quỹ từ thiện mua 
quần áo mới tặng cho các bạn trong trường có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và 
các bạn nhỏ đang được nuôi dưỡng tại trung tâm Bảo trợ tỉnh Ninh Bình. Qua 
đó giáo dục trẻ tình yêu thương, sự quan tâm, lòng cảm thương với con người 
về những hoàn cảnh khó khăn, biết quan tâm chăm sóc những người xung 
quanh mình, trẻ cảm nhận được sự hạnh phúc của bản thân với cuộc sống hiện 
tại, .
 Trẻ được trải nghiệm gói bánh chưng, giúp cô giáo, ông bà, bố mẹ lau lá, 
lấy lạt, tự gói những chiếc bánh rùa...Tham gia làm bánh chôi chay “Nhào bột, 
nặn bánh, luộc bánh, thưởng thức món bánh do trẻ làm ra”.
 * Ngày hội thể dục thể thao “Kỉ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt” 
( Hình ảnh minh họa phụ lục 07)
 Ngày hội thể dục thể thao được tổ chức nhân dịp quê hương Ninh Bình tổ 
chức “Kỉ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt”.
 Trẻ cùng cô giáo tham gia chuẩn bị ngày hội: làm hoa, dán dây xúc xích, 
treo cờ hoa, bóng baytrang trí khu vực sân khấu, sân tập, đồ dùng giáo cụ 
của các bài tập đồng diễn, trò chơi vận động giúp trẻ cảm nhận được không khí 
vui tươi, phấn khởi khi ngày hội đang đến gần.
 Tổ chức chương trình văn nghệ đặc sắc trẻ múa hát, kể chuyện về quê 
hương Ninh Bình, các hoạt động thi đấu thể dục, thể thao. Tham gia diễu hành, 
chào cờ, tập thể dục đồng diễn, tập Aerobic, giao lưu các trò chơi vận động 
giữa các nhóm, lớp, tổ khối, trẻ tham gia trò chơi liên hoàn cùng bố mẹ.
 * Vui tết thiếu nhi 1- 6, tổng kết chia tay trẻ 5 tuổi ( Hình ảnh minh họa 
phụ lục 08)
 Tổ chức liên hoan văn nghệ vui tết thiếu nhi 1-6, lồng ghép xen kẽ các tiết 
mục múa hát, đọc thơ, kể chuyện, trẻ tham gia các trò chơi tập thể, dân gian. 
Trẻ 5 tuổi giao lưu trò chuyện cùng cô giáo và các em lớp dưới, trẻ nói lời cảm 
ơn, thể hiện tình cảm khi phải tạm biệt ngôi trường mầm non thân yêu, tạo tâm 
thế cho trẻ bước vào học lớp một ở ngôi trường Tiểu học.
 Qua mỗi hoạt động lễ hội trẻ được giáo dục, rèn luyện kĩ năng sự tự tin 
khi giao tiếp với bạn bè, cô giáo, kĩ năng âm nhạc tự tin biểu diễn trên sân 
khấu, kĩ năng sử lý tình huống khi hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, kỹ
 7

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_viec_giao_duc_ki_nang_song_cho_tre_mau_giao_tho.doc
Sáng Kiến Liên Quan