SKKN Đổi mới trong quản lý phòng chống bạo lực học đường tại trường Mầm non B Hưng Phú năm học 2019-2020

Cơ sở lý luận

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công

lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần

và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường bao gồm các

hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt

thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời

nói. Ở trường mầm non thì bạo lực học đường thuộc dạng bạo hành trẻ mầm

non. Vậy bạo hành trẻ em là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), bạo hành trẻ em

bao gồm tất cả những hành vi đối xử tệ bạc về thể chất hay tinh thần, xâm hại

tình dục, lợi dụng hay bỏ bê, dẫn đến nguy hại hay khả năng nguy hại đối với

sức khỏe, nhân phẩm, hay sự phát triển của đứa trẻ. Bạo hành có thể được thực

hiện bởi cha mẹ, người trông nom, hay một đứa trẻ lớn hơn, v v.

Bạo hành trẻ em là một vấn nạn mang tầm quốc tế, xảy ra từng ngày từng

giờ, ở mọi quy mô lớn nhỏ. Bất kỳ ai cũng có khả năng trở thành nạn nhân hay

người bạo hành, dù họ sống trong nền văn minh nào, địa vị ra sao. Dù không có

một câu chuyện nào là hoàn toàn giống hệt nhau, một điều chắc chắn là bạo

hành sẽ để lại hậu quả trầm trọng cho trẻ em, cộng đồng và xã hội.

Có nhiều dạng bạo hành trẻ em như bạo hành thể chất, bạo hành tâm lí,

bạo hành tình dục, bỏ bê và lạm dụng trẻ em. Trong phạm vị sáng kiến kinh

nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu những giải pháp phòng chống bạo hành về

thể chất và tâm lí trẻ em.

Từ những tình huống thực tiễn trên, các ngành, các cấp mà chủ yếu là các

nhà quản lý giáo dục luôn quan tâm đến việc phòng, chống bạo lực học đường

trong trường học và bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non là một

trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển nền giáo dục nước nhà.

* Cơ sở pháp lý

Những năm gần đây, do vấn nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng.

Các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lí nhà nước về phòng chống bạo

lực học đường, nên ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể:

Bộ Giáo dục và Đào tạo có ra Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 4

năm 2019 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong

cơ sở giáo dục; Kế hoạch số 558/KH-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2019, kế

hoạch phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo

dục phổ thông, giáo dục thường xuyên năm 2019 và một số văn bản hướng dẫn

về công tác này.

Thực hiện chỉ đạo các cấp về phòng chống bạo lực học đường, trường

Mầm non B Hưng Phú cũng ban hành kế hoạch phòng chống bạo lực học đường

và vi phạm pháp luật theo từng năm học và kế hoạch thực hiện chuyên đề “Đẩy

mạnh phòng, chống bạo hành trẻ em trong nhà trường”.

pdf8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới trong quản lý phòng chống bạo lực học đường tại trường Mầm non B Hưng Phú năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Sự cần thiết của vấn đề 
Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiêm 
trọng. Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, 
toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Số 
liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi 
cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn. 
Mầm non là bậc học nhỏ nhất trong các bậc học, ở đây trẻ mầm non phụ 
thuộc hoàn toàn vào người lớn, ít có trường hợp trẻ mầm non đánh nhau, có 
chăng cũng không đến mức độ nghiêm trọng. Điều mà các bậc phụ huynh và xã 
hội quan tâm trong trường mầm non là vấn đề bạo hành trẻ em, nghĩa là trẻ em 
đến trường mầm non bị đánh, quát, áp lực về tinh thần, ảnh hưởng lâu dài đến 
sự phát triển của đứa trẻ sau này. 
Ở nước ta, trong những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều 
về bạo lực học đường hay bạo hành trẻ em, với những lo ngại về sự đa dạng và 
mức độ nguy hiểm của hành vi này. Thực chất, bạo lực học đường hay bạo hành 
trẻ em không phải là một vấn đề mới, nhưng càng ngày, mức độ và tính chất của 
hành vi càng nguy hiểm, phức tạp hơn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng 
liên tục đưa tin về các vụ giáo viên ngược đãi học sinh từ mẫu giáo cho đến đại 
học như: vụ việc “bảo mẫu” hành hạ dã man một cháu nhỏ tại cơ sở mầm non 
chủ yếu là diễn ra ở các trường tư thục trên cả nước. 
Chính sự cấp bách trên, để quản lí tốt trường mầm non, phòng chống bạo 
lực học đường, bạo hành trẻ em dưới mọi hình thức. Là cán bộ quản lí, tôi lựa 
chọn “Kinh nghiệm đổi mới trong quản lý phòng chống bạo lực học đường 
tại trường Mầm non B Hưng Phú, năm học 2019-2020” để nghiên cứu và áp 
dụng trong thực tiễn công tác của mình. 
2. Tổng quan về sáng kiến 
* Cơ sở lý luận 
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công 
lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần 
và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường bao gồm các 
hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt 
thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời 
nói. Ở trường mầm non thì bạo lực học đường thuộc dạng bạo hành trẻ mầm 
non. Vậy bạo hành trẻ em là gì? 
Theo định nghĩa của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), bạo hành trẻ em 
bao gồm tất cả những hành vi đối xử tệ bạc về thể chất hay tinh thần, xâm hại 
tình dục, lợi dụng hay bỏ bê, dẫn đến nguy hại hay khả năng nguy hại đối với 
sức khỏe, nhân phẩm, hay sự phát triển của đứa trẻ. Bạo hành có thể được thực 
hiện bởi cha mẹ, người trông nom, hay một đứa trẻ lớn hơn,vv. 
Bạo hành trẻ em là một vấn nạn mang tầm quốc tế, xảy ra từng ngày từng 
giờ, ở mọi quy mô lớn nhỏ. Bất kỳ ai cũng có khả năng trở thành nạn nhân hay 
người bạo hành, dù họ sống trong nền văn minh nào, địa vị ra sao. Dù không có 
một câu chuyện nào là hoàn toàn giống hệt nhau, một điều chắc chắn là bạo 
hành sẽ để lại hậu quả trầm trọng cho trẻ em, cộng đồng và xã hội. 
Có nhiều dạng bạo hành trẻ em như bạo hành thể chất, bạo hành tâm lí, 
bạo hành tình dục, bỏ bê và lạm dụng trẻ em. Trong phạm vị sáng kiến kinh 
nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu những giải pháp phòng chống bạo hành về 
thể chất và tâm lí trẻ em. 
Từ những tình huống thực tiễn trên, các ngành, các cấp mà chủ yếu là các 
nhà quản lý giáo dục luôn quan tâm đến việc phòng, chống bạo lực học đường 
trong trường học và bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non là một 
trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển nền giáo dục nước nhà. 
* Cơ sở pháp lý 
Những năm gần đây, do vấn nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng. 
Các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lí nhà nước về phòng chống bạo 
lực học đường, nên ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể: 
Bộ Giáo dục và Đào tạo có ra Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 
năm 2019 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong 
cơ sở giáo dục; Kế hoạch số 558/KH-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2019, kế 
hoạch phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo 
dục phổ thông, giáo dục thường xuyên năm 2019 và một số văn bản hướng dẫn 
về công tác này. 
Thực hiện chỉ đạo các cấp về phòng chống bạo lực học đường, trường 
Mầm non B Hưng Phú cũng ban hành kế hoạch phòng chống bạo lực học đường 
và vi phạm pháp luật theo từng năm học và kế hoạch thực hiện chuyên đề “Đẩy 
mạnh phòng, chống bạo hành trẻ em trong nhà trường”. 
* Thực trạng của vấn đề 
Bạo hành trẻ em không còn là vấn đề mới mẻ trong những năm gần đây. 
Mooix mỗi một vấn đề, một vụ việc bạo hành được phát hiện là hồi chuông cảnh 
báo cho môi trường giáo dục thiếu an toàn, thiếu lành mạnh. Mặc dù được nhắc 
nhỡ, cảnh báo thường xuyên nhưng tình trạng bạo hành trẻ em trong các cơ sở 
giáo dục mầm non vẫn còn xảy ra và có chiều hướng gia tăng. Điển hình một số 
vụ bạo hành trẻ em xảy ra vào năm 2017 và 2018: 
Tháng 3/ 2017, Gò Vấp, một điểm giữ trẻ đã bị Tổ công an đình chỉ do 
bạo hành trẻ em. Trước đó, trên mạng xã hội đã xôn xao một clip ghi lại hình 
ảnh 2 bảo mẫu bắt các bé nằm ngửa và đổ thức ăn vào miệng, đánh đập, quát 
tháo trẻ rất thô bạo. 
Ngày 21/5, mạng xã hội xuất hiện clip bảo mẫu bóp miệng, lấy khăn đắp 
lên rồi đập vào mặt trẻ, và có những lời lẽ hăm doạ khi trẻ có biểu hiện ăn chậm. 
Sự việc được xác định xảy ra ở nhóm trẻ tư thục Mẹ Mười trên đường Thái Thị 
Bôi (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) 
Ngày 25/7, trên mạng xã hội, một tài khoản chia sẻ hình ảnh và thông tin 
một bé gái bị thâm sưng một bên má được cho là do cô giáo đánh. Khuôn mặt 
cháu bé sưng, bên má phải sưng, thâm tím. Quan sát qua camera của nhà trẻ cho 
thấy, cháu bị cô giáo kẹp cổ và tát liên tiếp vào mặt. Một số nguồn tin cũng cho 
hay, cô còn lấy dép đánh từ trên lưng xuống dưới chân cháu và và dọa, nếu cháu 
nói ra sẽ bị cắt lưỡi. 
Khoảng tháng 8/2018, một clip giáo viên mầm non nhồi nhét trẻ thô bạo 
trong giờ ăn ở Hà Nội cũng gây bức xúc dữ dội trong dư luận. Nguyên nhân trận 
đòn chỉ là do cháu khóc khi ăn. Hình ảnh camera ghi lại cảnh nữ giáo viên mặc 
bộ quần áo màu tím, liên tục nhồi nhét thức ăn vào miệng bé trai khi bé nôn và 
khóc. Khi cháu bé nhè ra và khóc do bị nhồi liên tiếp quá nhiều, cô giáo đã lôi 
cháu bé ra góc khuất camera đánh liên tiếp. 
Nói chung, bạo hành trẻ em vẫn còn diễn ra mà chưa bao giờ xác định 
được điểm dừng. Điều này không chỉ ảnh hướng đến uy tín, chất lượng các cơ 
sở giáo dục mầm non mà, làm mất lòng tin của xã về công tác giáo dục và đặc 
biệt là ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của đứa trẻ sau này. 
3. Tính mới của vấn đề 
 Nội dung của vấn đề trong sáng kiến đưa ra mặc dù không mới những làm 
rõ được một cách sâu sắc về những giải pháp nhằm làm hạn chế tình trạng bạo 
hành trẻ em tại các trường mầm non. 
PHẦN B: NỘI DUNG 
1. Thực trạng 
Trường mầm non B Hưng phú được thành lập năm 2014, trong những 
năm học vừa qua luôn thực hiện tốt chức năng chăm sóc, giáo dục trẻ. Đội ngũ 
cán bộ, giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng nổ trong công việc, một số ít giáo viên có 
tâm huyết với nghề, nhận thức rõ vấn nạn bạo hành trẻ em là vấn để cần khắc 
phục trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. 
Năm học 2019-2020, trường có 7 lớp mẫu giáo với 242 trẻ thuộc các độ 
tuổi 3, 4, 5 tuổi. Trẻ hồn nhiên, năng động, yêu thích đi học. 
Điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi đảm bảo theo Thông tư số 
01/VBHN-BGDĐT. Các lớp đều có máy vi tính và ti vi để phục vụ công tác 
giảng dạy trẻ. 100% trẻ ăn bán trú. 
Từ khi thành lập thì nhà trường chưa có xảy ra trường hợp giáo viên bạo 
hành trẻ. 
Tổng số điểm trưởng là 4 điểm. Trong đó có 3 điểm lẻ và 1 điểm trung 
tâm. Việc quản lí các điểm lẻ đôi lúc còn gặp khó khăn, chưa bao quát liên tục 
về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như công tác phòng, chống bạo hành trẻ 
em. 
2. Biện pháp đổi mới trong quản lý phòng chống bạo lực học đường 
tại trường Mầm non B Hưng Phú, năm học 2019-2020 
2.1. Tuyên truyền về phòng chống hành vi bạo lực tại gia đình. 
Nhà trường luôn chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình trẻ 
cũng như chính quyền địa phương để có thể nắm bắt tình hình về điều kiện gia 
đình, mối quan hệ xã hội của gia đình trẻ, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để kịp 
thời uốn nắn những hành vi có nguy cơ trẻ gây ra bạo lực với bạn, với người 
thân hoặc cô giáo. 
Ngày nay do điều kiện kinh tế của các gia định tương đối ổn định, đa số 
gia đình ít con nên không tránh khỏi sự nuông chiều quá mức về vật chất cũng 
như về sở thích của trẻ nên có nhiều trẻ nên tạo cho trẻ một cái vỏ bọc quá cứng 
nhắc gây nên tâm lý, ỷ lại, dựa dẫm, chỉ biết hưởng thụ, thiếu sự tôn trọng với 
người khác chính vì điều này cũng là nguy cơ dẫn đến đứa trẻ có hành vi bạo 
lực. 
Cho nên, đội ngũ giáo viên cần tuyên truyền đến các bậc phụ huynh ngoài 
cho con cái có cuộc sống vật chất đầy đủ thì cha mẹ hãy là những người bạn 
đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, cần giáo dục trẻ có sự 
sẻ chia, thông cảm, tôn trọng người khác. Cần có thái độ phê phán lên án những 
hành vi thô bạo và phải có những biện pháp xử lí có tính chất răn đe, để cho đứa 
trẻ hiểu và nhận biết sai trái của bản thân. 
2.2. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện 
phòng, chống bạo lực học đường, bạo hành trẻ em 
Mầm non là thế hệ tương lai của đất nước, thiết nghĩ muốn trẻ được phát 
triển toàn diện, phải tạo được môi trường sống thoải mái, tràn đầy tình yêu 
thương, đó là gốc rễ, điều kiện để các em phát triển toàn diện bản thân. Môi 
trường giáo dục bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. 
Trong nhà trường cần xây dựng môi trường vật chất với đầy đủ đồ dùng, 
đồ chơi, các đồ dùng, đồ chơi phải có tính mở kích thích được sự hoạt động tích 
cực của đứa trẻ. Các đồ dùng, đồ chơi, các vật dụng khác ở trong trường, trong 
lớp phải đảm bảo an toàn, không sắt, nhọn, không độc hại, 
Xây dựng môi trường xã hội tích cực, hài hòa. Trong giao tiếp giữa người 
lớn với trẻ, người lớn với nhau phải nhẹ nhàng, cởi mở, ôn hòa trong mọi tình 
huống. Điều này vừa tạo điều kiện cho đứa trẻ học tập, noi theo mà giúp cho bầu 
không khí tâm lí thoải mái, phát huy được hết khả năng của mỗi cá nhân trong 
công việc của mình. 
2.3. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, 
người lao động trong công tác phòng chống bạo lực học đường trong cơ sở 
giáo dục. 
Bà Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao- Trưởng khoa GDMN, ĐH Sài Gòn cho 
hay, đạo đức của giáo viên mầm non phải được hình thành từ khi còn là sinh 
viên, gần như là “thử lửa” từ chính tháng ngày ngồi trên ghế nhà trường. Lòng 
yêu nghề và sự kiên nhẫn cần thiết cũng cần được rèn giũa và bồi đắp ngay từ 
khi đang học. Chính lý do này nên theo bà Quỳnh Dao, bất kể một cơ sở mầm 
non nào dù tư thục hay công lập khi tuyển chọn giáo viên đều phải chú trọng kỹ 
khâu tuyển dụng nhân sự. Đó phải là một người có trình độ chuyên môn nhất 
định và phẩm chất đạo đức tốt để có thể “trụ” được với nghề. Nếu không yêu trẻ, 
yêu công việc, hệ lụy đáng tiếc chắc chắn sẽ đến từ chính những người giáo viên 
như thế. 
Áp dựng quan điểm đó vào thực tiễn, trường mầm non B Hưng Phú ngoài 
thực hiện các giải pháp về bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên. 
Luôn đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức nhà giáo theo tình thần Quyết định số 
16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 Quyết định ban hành Quy định về đạo 
đức nhà giáo. Đồng thời, quan tâm tạo điều kiện hơn nữa tới sức khỏe tinh thần 
của giáo viên bằng cách giảm áp lực cho họ. 
Cập nhật và triển khai kịp thời những văn bản qui định về phòng chống 
bạo lực học đường đến đội ngũ cán bộ, giáo viên để chủ động áp dụng vào thực 
tiễn công tác kịp thời, hiệu quả. 
2.4. Tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường vào 
nội dung một số hoạt động giáo dục 
Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo giáo viên lồng ghép các môn học có 
nội dung, kiến thức liên quan đến bạo lực, bạo hành trẻ mầm non vào dạy như 
chủ đề nghề nghiệp tổ chức hoạt động về “Nghề giáo viên mầm non”, chủ đề 
Bản thân tổ chức hoạt động “Những người bạn thân yêu của bé”, “Những hành 
vi đúng-sai, tốt-xấu”... để trẻ nhận thức được những kiểu bạo hành khác nhau, 
hậu quả của bạo hành đối với trẻ, đối với bạn, đối với xã hội... Từ đó, hình thành 
ở trẻ thái độ lên án nạn bạo hành và góp phần kiểm soát hành vi của trẻ trong 
cuộc sống. 
Chú trọng trong việc giảng dạy một số kỹ năng sống nhằm trang bị nhận 
thức đúng đắn cho trẻ về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng 
như ý thức được các hành vi bạo lực không tốt cho cuộc sống. 
2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, 
chống bạo lực học đường, bạo hành trẻ em tại trường 
Việc trẻ bị bạo hành cũng có thể khiến trẻ bị tách biệt khỏi bạn bè. Những 
đứa trẻ thấy các bạn bị đánh khi không hiểu lý do, chỉ nghĩ rằng hư sẽ bị đánh, 
từ đó tạo ra sự tẩy chay giữa các trẻ với nhau. Dần dần bạn bị bạo hành sẽ cảm 
thấy bị cô độc, bản thân có vấn đề, tự đổi lỗi cho bản thân Nếu tình trạng này 
kéo dài, đến một lúc nào đó, trẻ rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu và rối 
loạn về mặt cảm xúc. Những điều này cũng ảnh hưởng đến hành vi sau này của 
trẻ. 
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em trong trường mầm 
non là do áp lực của giáo viên, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ. Những 
công việc hằng ngày diễn ra liên tục từ việc chăm trẻ ăn, quản trẻ học,  yêu 
cầu từ phụ huynh, từ nhà trường đã tạo ra áp lực không hề nhỏ đối với người 
giáo viên. Thế nên, là nhà quản lí giáo dục, chúng ta cần hết sức quan tâm đến 
năng lực từng giáo viên trong trường mình để có sự phân công nhiệm vụ hợp lí, 
khoa học, tránh việc tạo áp lực cho giáo viên. Tạo áp lực cho giáo viên bằng 
cách giáo quá nhiều nhiệm vụ cùng lúc, vừa không đạt hiệu quả cao trong công 
việc mà còn có thể xảy ra những hệ lụy liên quan đến bạo hành trẻ tại nhóm, lớp. 
Ngoài ra, nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhỡ giáo 
viên trong công tác. Thực hiện tốt việc phòng, chống bạo lực học đường, bạo 
hành trẻ em. 
Xây dựng qui tắc ứng xử trong nhà trường để ràng buộc mỗi cá nhân về 
những hành vi ứng xử sao cho phù hợp môi trường sư phạm, góp phần phòng, 
chống bạo hành trẻ em trong nhà trường. 
 3. Những kết quả đạt được 
Qua thời gian áp dụng những giải pháp phòng chống bạo lực học đường 
trong trường, thì đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, đó là đến thời điểm 
cuối năm học 2019-2020, trường không xảy ra trường hợp bạo lực học đường 
hay bạo hành trẻ em nào, chất lượng giáo dục luôn được nâng lên, được sự tin 
tưởng, tín nhiệm từ phía phụ huynh dành cho đội ngũ nhà giáo trong trường. 
- Chất lượng giáo dục trẻ qua các chủ đề luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế 
hoạch đề ra: 
TT Chủ đề 
Kết quả đạt theo lĩnh vực phát triển 
Tổng 
cộng% 
PT 
thể chất 
(%) 
PT 
nhận 
thức 
(%) 
PT 
ngôn 
ngữ (%) 
PT Tĩnh 
cảm - Kỹ 
năng XH 
(%) 
PT 
thẩm mĩ 
(%) 
1 
Trường Mầm 
non 
97.40 95.99 96.42 94.96 90.80 95.11 
2 Bản thân 97.29 95.69 96.80 97.15 96.65 96.72 
3 Gia đình 98.24 97.49 97.05 96.64 95.94 97.07 
4 Nghề nghiệp 97.26 95.23 97.01 97.17 93.91 96.12 
5 Động vật 98.06 98.16 97.56 96.15 94.21 96.83 
6 Thực vật 98.61 97.88 96.91 97.57 96.29 97.45 
7 Mùa xuân-Tết 98.52 98.16 97.17 96.81 95.83 97.30 
Tổng toàn trường 97.91 96.94 96.99 96.63 94.80 96.66 
Mẫu giáo 5 tuổi 98.14 97.39 97.14 96.87 95.23 96.95 
Kết quả kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng trường học an toàn, phòng 
chống tai nạn thương tích và xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học 
sinh tích cực” đều đạt loại tốt. 
4. Bài học kinh nghiệm 
Phòng chống bạo lực học đường trong trường học nói chung, phòng, 
chống việc bạo hành trẻ em trong trường mầm non nói riêng là một nhiệm vụ hết 
sức cần thiết, mang tính cấp bách trong tình hình hiện nay. Mỗi nhà trường, nhà 
trẻ cần quan tâm và có những giải pháp ngăn chặn những hành vi này trong cơ 
quan, đơn vị mình. 
Giải pháp phòng chống bạo lực học đường hiệu quả nhất đó chính là sự 
nhận thức và điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong nhà trường. Cụ thể hơn 
đó là sự điều chỉnh, cân bằng về cảm xúc để chúng ta tìm ra được những giải 
pháp giáo dục phù hợp chứ không thể theo phương châm “Thương cho roi cho 
vọt, ghét cho ngọt cho bùi” của ông bà xưa được. 
Nhà trường muốn phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục thì phải thực 
hiện tốt việc phòng chống bạo lực học đường. 
Quan tâm tổ chức các hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ. 
5. Khả năng ứng dụng và triển khai kết quả sáng kiến 
 Những giải pháp được đề ra trong sản kiến được áp dụng đạt hiệu quả tại 
trường Mầm non B Hưng Phú. Tùy vào điều kiện từng trường khác nhau, thì 
những giải pháp được nêu trên có thể áp dụng vào hầu hết các trường mầm non, 
mẫu giáo trên cả nước. 
PHẦN C: KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
Phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Muốn 
đứa trẻ phát triển tốt thì cần làm tốt trong xây dựng 3 môi trường giáo dục “Nhà 
trường – Gia đình – Xã hội”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận 
thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình 
học sinh và cộng đồng về phòng, chống bạo lực học đường. Phát hiện, thông 
báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học 
đường. 
Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm môi 
trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường; xử lý nghiêm các 
hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Cần chủ động phòng ngừa, phát 
hiện, ngăn chặn và kịp thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm 
quyền xử lý các vụ bạo lực học đường bảo đảm công khai, nghiêm túc theo quy 
định của pháp luật. 
2. Kiến nghị, đề xuất: Không có 

File đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_trong_quan_ly_phong_chong_bao_luc_hoc_duong_tai.pdf
Sáng Kiến Liên Quan