SKKN Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy thực hành môn Thể dục ở trường Trung học Phổ thông

Cở sở thực tiễn của việc dạy học, kiểm tra, đánh giá ở trường THPT

Trong những năm qua việc dạy học, kiểm tra, đánh giá môn Thể dục luôn được chú trọng, đội ngũ các nhà sư phạm Thể dục đã có nhiều cố gắng để tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp, song vẫn còn những hạn chế, đó là:

- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học chưa mạng lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như dạy học phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa hiệu quả.

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng. Việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua xếp loại. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra. Hoạt động kiểm tra, đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa quan tâm một cách khoa học và hiệu quả. Các hoạt động đánh giá định kỳ, đánh giá thường xuyên chưa thật đồng bộ, hiệu quả.

Thực trạng trên dẫn tới hệ quả không rèn luyện được tính trung thực, nhiều học sinh còn thụ động trong học tập, khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn còn hạn chế.

 

docx27 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy thực hành môn Thể dục ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được tính trung thực, nhiều học sinh còn thụ động trong học tập, khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn còn hạn chế.
CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ BIỂU THỊ PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC, KẾT QUẢ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỔI MỚI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Chỉ số biểu thị phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khi chưa thực hiện đổi mới được thể hiện minh họa qua giáo án giảng dạy một tiết dạy như sau:
Tiết PPCT: 37 – TD 10 
CẦU LÔNG – CHẠY BỀN
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức
+ Biết cách thực hiện tư thế chuẩn bị , cách cầm vợt, cách cầm cầu 
+ Biết tác dụng của TL môn cầu lông 
- Kỷ năng:
 + Thực hiện được tư thế chuẩn bị và cách cầm vợt , cách cầm cầu, các bài tập làm quen với cầu
- Thái độ: Tự giác, tích cực trong tập luyện, biết giúp đỡ người khác 
II. Địa điểm – Phương tiện 
 1. Địa điểm : Trên sân trường , vệ sinh an toàn sân bại
2. Phương tiện: Vợt cầu lông 25 bộ 
II.Tiến trình lên lớp
Nội dung 
Định lượng
Phương pháp tổ chức 
TG
SL
 I. Phần mở đầu .
1.Nhận lớp : 
- Lớp trưởng tập trung và báo cáo sỉ số cho gv 
- GV nhận lớp và phổ biến nội dung ,yêu cầu tiết học
2.Khởi động:
- Thực hiện các động tác TD pt chung 
- Xoay các khớp và ép dây chằng 
- Chạy bước nhỏ và nâng cao đùi tại chổ 
II.Phần cơ bản :
1. Cầu lông:
 Học : 
- Giới thiệu nội dung , tác dụng tập luyện môn cầu lông 
- Học cách cầm vợt , cầm cầu và tư thế đứng chuẩn bị .
- một số trò chơi làm quen với cầu 
 ( gv cho hs thành đôi và đánh cầu tự do qua lại với nhau)
* Củng cố :
-. Cách cầm vợt , cầm cầu và tư thế đứng chuẩn bị .
2. Chạy bền : 
- Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
- Cử ly : Nam 1000m 
 Nử 500m
III.Phần kết thúc .
1.Thả lỏng 
2. Nhận xét giờ học 
3 . Ra bài tập về nhà 
4. Xuống lớp 
8p
2p
6p
32p
24p
 3p
5p
5p
2lx8n
2lx8n
2 lần
- Đội hình nhận lớp 
 x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x
~ GV 
- Đội hình khởi động.
 x x x x x
 x x x x x
 x x x x x
~ GV 
* GV tập trung lớp giới thiệu môn cầu lông và tác dụng của nó 
- GV phân tích tư thế đứng chuẩn bị , cách cầm vợt , cầm cầu sau đó cho hs thực hện đồng loạt cả lớp 
- Đội hình :
 x x x x x
 x x x x x
 x x x x x
~ GV 
- GV gọi hs lên thực hiện KT sau đó gv sửa sai cho hs 
- Đội hình chạy bền quanh SVĐ trường với địa hình lên xuống dốc và trèo tường
- GV hướng dẫn và cho hs thả lỏng tích cực các cơ , khớp và toàn thân.
- GV dồn lớp nhận xét , ra bài tập về nhà và xuống lớp
- Đội hình xuống lớp
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
~ GV
2.2. Các chỉ số biểu thị kết quả dạy học và kiểm tra, đánh giá
2.2.1. Kết quả đánh giá các giờ dạy
- Để đánh giá kết quả dạy học trước khi thực hiện đổi mới tôi cùng các thành viên trong tổ chuyên môn đã tiến hành dự giờ 20 tiết, trong đó có 10 tiết ở các lớp thuộc nhóm đối chứng và 10 tiết ở các lớp thuộc nhóm thực nghiệm. Sau quá trình dự giờ và đánh giá thu được kết quả như sau:
Các giờ dạy ở các lớp thuộc
nhóm đối chứng
Các giờ dạy ở các lớp thuộc
nhóm thực nghiệm
Tổng số
Xếp loại giỏi
Xếp loại khá
Xếp loại trung bình
Tổng số
Xếp loại giỏi
Xếp loại khá
Xếp loại trung bình
10
0
2
8
10
0
3
7
- Nhận xét: Kết quả giờ dạy ở các lớp thuộc nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm không có sự khác biệt lớn.
2.2.2. Kết quả đánh giá xếp loại học lực của sinh
- Kết quả dựa trên số liệu học tập của các lớp học kỳ I năm học 2020 – 2021
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Tổng số học sinh
Xếp loại đạt
Xếp loại chưa đạt
Tổng số học sinh
Xếp loại đạt
Xếp loại chưa đạt
294
200
94
294
202
92
- Nhận xét: Kết quả xếp loại học lực ở các lớp thuộc nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm không có sự khác biệt lớn.
2.2.3. Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh ( Qua thăm dò ý kiến của các lớp)
Phương pháp, hình thức dạy học kiểm tra, đánh giá theo định hướng nội dung
Phương pháp hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực
Tổng số
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
Tổng số
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
294
0
20
198
76
294
0
0
0
0
Nhận xét: Phần lớn học sinh có cảm nhận bình thường về phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng nội dung, chưa rõ về phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng năng lực.
CHƯƠNG 3: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nội dung đổi mới phương pháp và hình thức giảng dạy
- Việc thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy được thực hiện theo định hướng: Phải sử dụng hợp lý các phương pháp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh như giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học khám phá, dạy học theo dự án; Chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Cần đa dạng hóa các hình thức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường; cân đối dạy học và giáo dục, giữa hoạt động tập thể, nhóm và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn; Tăng cường hiệu quả các phương tiện dạy học.
- Việc thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy được minh họa qua giáo án giảng dạy như sau:
TIẾT PPCT: 37 – TD 10 
BÀI: CẦU LÔNG – CHẠY BỀN
 Cầu lông: + Giới thiệu nội dung, tác dụng của tập luyện môn cầu lông.
 + Cách cầm cầu, cầm vợt và tư thế chuẩn bị.
 + Một số trò chơi làm quyen với cầu (do giáo viên chọn).
 Chạy bền: + Luyện chạy bền trên địa hình tự nhiên.
I. Mục tiêu:
1. Cầu lông:
a) Kiến thức
- Hiểu biết về môn cầu lông, biết thực hiện kỹ thuật cầm vợt, cầm cầu, thực hiện đúng tư thế chuẩn bị.
b) Kỷ năng
- Thực hiện đúng kỹ thuật cầm cầu, cầm vợt và tư thế chuẩn bị, thực được kỹ thuật tâng cầu.
2. Chạy bền 
a) Kiến thức: Biết cách chạy bền trên địa hình tự nhiên. 
b) Kĩ năng: Thực hiện được đúng yêu cầu kỉ thuật chạy bền trên địa hình tự nhiên.
3. Năng lực cần phát triển 
- HS biết cách vệ sinh sân tập để phòng tránh chấn thương trong tập luyện.
- Hình thành và phát triển được các năng lực vận động cơ bản
- Khơi dậy cho HS lòng đam mê và thói quen tập luyện, duy trì tập luyện thường xuyên.
II. Phương pháp giảng dạy 
- GV dùng phương pháp giảng giải, phân tích, đánh giá, đồng loạt, phân nhóm theo định hướng phát triển năng lực. 
III. Địa điểm – Phương tiện
- Địa điểm: Sân vận động Trường THPT Bắc Yên Thành 
- Phương tiện: + Chuẩn bị giáo án, còi, tài liệu liên quan, tranh ảnh KT ( nếu có). 
 + Hs chuẩn bị dụng cụ học tập như vợt, cầu lông, làm vệ sinh sân tập.
IV – Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
Thời gian
Phương pháp,
Hình thức tổ chức
Mục tiêu cần đạt
I - Hoạt động 1
(Hoạt động mở đầu)
1. Nhận lớp.
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra tình hinh lớp học
- Phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2p
- Đội hình1: nhận lớp
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
 GV 
- Lớp trưởng tập trung và báo cáo sỹ số.
- Gv nhận lớp, hỏi thăm sức khoẻ học sinh, phổ biến nội dung, nhiệm vụ tiết học
- HS tập trung nhanh nhẹn, nghiêm túc.
2. Khởi động. 
 a) Khởi động chung
- Bài TD tay không 6 động tác phát triển chung.
- Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, khớp vai, khớp hông, khớp gối.
- Ép giây chằng ngang, giây chằng dọc.
b) Khởi động chuyên môn.
- Tại chổ đi bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông.
6p
2p
- Đội hình: 4 hàng ngang. Giãn cách cự li 1 sải tay, đứng so le.
 x x x x x 
x x x x x 
 x x x x x
x x x x x 
- GV hướng dẫn HS khởi động.
- Lớp trưởng điều hành khởi động chung.
- GV quan sát và sửa sai ( nếu có)
- Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của khởi động.
- Làm cho cơ thể nhanh chóng chuyển từ trạng thái tĩnh sang trang thái động.
- Giúp cho học sinh nhanh chóng tiếp thu bài mới
II - Hoạt động 2
(Hoạt động hình thành kiến thức
1. Cầu lông:
+ Giới thiệu nội dung, tác dụng của tập luyện môn cầu lông.
+ Cách cầm cầu, cầm vợt và tư thế chuẩn bị.
- Giới thiệu cách cầm cầu.
- Giới thiệu cách cầm vợt.
- Giới thiệu tư thế chuẩn bi.
2p
4p
- Đội hình : Đội hình giới thiệu về cầu lông .
 x x x x x
x x x x x
 x x x x x
x x x x x
 GV
- GV sử dụng phương pháp giảng giải, làm mẫu động tác
- GV phân tích và làm mẫu động tác.
- HS quan sát, hình dung và ghi nhớ
-Học sinh nắm bắt được nguồn gốc ra đời môn cầu lông
- KT: Nắm được khái niệm KT môn cầu lông
- Biết được cách cầm cầu, cầm vợt, và tư thế chuẩn bị trong môn cầu lông
- Nắm bắt được và biết cách thực hiện động tác.
- Thái độ: Tích cực và nghiêm túc trong việc tiếp thu.
III. Hoạt động 3
(Hoạt động luyện tập)
1. Thực hiện cách cầm cầu, cách cầm vợt
2. Thực hiện các tư thế chuẩn bị trong môn cầu lông.
3. Củng cố
Động tác: Cầm cầu, cầm vợt, tư thế chuẩn bị trong môn cầu lông.
3p
4p
2p
+ GV sử dụng PP sử dụng lời nói, PP trực quan, PP thực hành
+ Hình thức tập luyện: đồng loạt
- Đội hình 
 x x x x x 
 x x x x x 
 x x x x x 
 x x x x x 
 X
 GV
- GV hướng dẫn, làm mẫu động tác.
- GV vừa hô cho HS thực hiện vừa quan sát để sửa sai (nếu có)
- HS thực hiện và quan sát
- Đội hình : Giống đội hình khởi động.
- GV hướng dẫn, làm mẫu động tác.
- HS thực hiện đồng loạt 4 hàng ngang.
- GV vừa hô cho HS thực hiện vừa quan sát để sửa sai (nếu có) 
- Đội hình : Giống đội hình khởi động.
- Gọi 2-3 HS sinh lên thực hiện. Cả lớp quan sát và nhận xét, đánh giá.
- GV tổng hợp và củng cố nhận xét
- KT: Biết cách thực hiện động tác cầm cầu, cầm vợt.
- KN: Thực hiện được KT động tác cầm cầu, cầm vợt .
- Thái độ: Tích cực, tự giác tập luyện.
- KT: Biết cách thực hiện các tư thế chuẩn bị 
- KN: Thực hiện các tư thế chuẩn bị - Thái độ: Tích cực, tự giác.
- KN: Thực hiện cơ bản đúng KT động tác.
- Thái độ: Thực hiện tốt nhiệm vụ bài học theo yêu cầu của GV, yêu thích môn học và ham muốn tập luyện.
IV. Hoạt động 4
(Hoạt động vận dụng)
 Trò chơi 
- Tại chỗ tâng cầu cao từ 30-50cm
- Tâng cầu di chuyển từ 5m đến 10m.
- Cho hai em một cặp đánh cầu qua lại để xây dựng cảm giác với cầu.
Chạy bền
Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên
10p
5p
+ GV sử dụng PP sử dụng lời nói, PP trò chơi
- Đội hình : 
x x x x x x
X(GV)
x x x x x x
- HS thực hiện đồng loạt .
- GV hướng dẫn, làm mẫu động tác.
GV phân công nhiệm vụ cho HS.
- Yêu cầu và hướng dẫn hs tập luyện
- KT: Biết cách thực hiện cảm giác với cầu
- KN: Thực hiện được KT động tác.
- Thái độ: Tích cực, tự giác tập luyện.
- Hoàn thành lượng vận động phù hợp
V. Hoạt động 5
(Hoạt động hồi tĩnh, giao bài tập về nhà)
Thực hiện các động tác thả lỏng, căng giãn cơ toàn thân
- GV giao bài tập về nhà
Thực hiện các bài tập cầu lông đã học
Vận dụng để tự tập luyện nâng cao sức khỏe
5p
- Đội hình: Giống đội hình khởi động
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
- Đội hình:
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x 
 GV
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm
 Học sinh biết cách thưc hiện 
HS biết lắng nghe và biết rút kinh nghiệm cho bản thân
2. Nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá
Để thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh bản thân tôi đã thực hiện như sau:
- Tìm hiểu rõ đối tượng dạy học trước khi lên lớp: Để có thể nắm bắt tình hình chung của cả lớp, cũng như từng điểm đặc biệt cần lưu ý trong từng lớp. Từ đó xây dựng giáo án giảng dạy phù hợp cũng như có cách kiểm tra, đánh giá sát với từng đối tượng.
- Tiến hành khảo sát sơ lược về mức độ, khả năng của các học sinh khi bắt đầu học tập một chủ đề mới.
- Tìm hiểu rõ học sinh khi bắt đầu bước vào giờ học: Để nắm bắt sát, chính xác hơn, cụ thể hơn các đối tượng.
- Trong quá trình dạy học phải kết hợp vừa giảng dạy, vừa đánh giá mức độ tiếp thu, ý thức tham gia, sự cố gắng, nỗ lực để đạt được mục tiêu của tiết học trong từng cá nhân. Sau khi kết thúc tiết dạy ghi chép lại đầy đủ sự đánh giá đó(đặc biệt phải ghi chép lại những vấn đề cơ bản ghi nhận sự cố gắng, sự tiến bộ của HS).
- Kết thúc dạy học một chủ đề, công bố quá trình theo dõi, kiểm tra đánh giá hàng tiết, công bố kết quả kiểm tra, đánh giá cuối chủ đề. Từ đó yêu cầu học sinh đối chiếu, so sánh với kết quả ban đầu khi khảo sát. Trên cơ sở đó cho học sinh tự đánh giá mức độ tiến bộ và kết quả đạt được của bản thân. Sau khi học sinh tự đánh giá giáo viên sẽ kết hợp sự cố gắng, nỗ lực học tập, mức độ tiến bộ so với ban đầu và kết quả đạt được cuối chủ đề để đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh.
3. Quá trình thực hiện đổi mới và kết quả đạt được sau khi thực hiện đổi mới theo định hướng phát triển năng lực
Trong năm học 2020 – 2021, ở học kỳ I tôi đã thực hiện các khảo sát. Ở học kỳ II, để so sánh trước và sau đổi mới, tôi đã ứng dụng hai phương pháp cho 2 nhóm là nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Nhóm đối chứng áp dụng phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng nội dung. Nhóm thực nghiệm áp dụng phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Việc áp dụng hai phương pháp này được thực hiện trong thời khóa biểu môn học Thể dục của nhà trường trong suốt năm học. Qua thực tế áp dụng thu được các kết quả như sau:
3.3.1. Kết quả đánh giá các giờ dạy
Để đánh giá giờ dạy của hai phương pháp trên, tôi đã mời các thành viên trong tổ chuyên môn tiến hành dự giờ và đánh giá thực hiện giờ dạy theo 2 giáo án của hai phương pháp, kết quả thu được như sau:
Các giờ dạy ở các lớp thuộc
nhóm đối chứng
Các giờ dạy ở các lớp thuộc
nhóm thực nghiệm
Tổng số
Xếp loại giỏi
Xếp loại khá
Xếp loại trung bình
Tổng số
Xếp loại giỏi
Xếp loại khá
Xếp loại trung bình
10
1
2
7
10
6
3
1
3.3.2. Kết quả đánh giá xếp loại học lực của sinh
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Tổng số học sinh
Xếp loại đạt
Xếp loại chưa đạt
Tổng số học sinh
Xếp loại đạt
Xếp loại chưa đạt
294
254
40
294
292
2
3.3.3. Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của HS ( Qua thăm dò ý kiến của các lớp)
Phương pháp, hình thức dạy học kiểm tra, đánh giá theo định hướng nội dung
Phương pháp hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực
Tổng số
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
Tổng số
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
294
0
20
152
122
294
101
120
73
0
4. So sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giữa 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
Qua số liệu khảo sát ban đầu và số liệu thu được sau quá trình áp dụng phương pháp, hình thức mới, ta thấy đã có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt đó được thể hiện như sau:
4.1. Kết quả đánh giá giờ dạy
- Kết quả 2 nhóm thể hiện dưới bảng:
Xếp loại
Các giờ dạy ở các lớp thuộc nhóm đối chứng
Các giờ dạy ở các lớp thuộc nhóm thực nghiệm
Giỏi
1
6
Khá
2
3
Trung bình
	7
1
- Sự khác biệt đó được thể hiện qua biểu đồ sau
Số giờ dạy
 10 
 5
 Giỏi Khá Trung bình 
 Xếp loại giờ dạy các lớp nhóm đối chứng.
 Xếp loại giờ dạy các lớp nhóm thực nghiệm.
4.2. Kết quả đánh giá xếp loại học lực
- Kết quả đánh giá xếp loại học lực được thể hiện dưới bảng sau:
Xếp loại
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Đạt
254
292
Chưa đạt
40
2
Tổng số
294
294
- Sự khác biệt thể hiện qua biểu đồ sau:
 Số lượng 
 300 
 150 
 100 
 50
 Xếp loại Đạt Chưa đạt
 Xếp loại học lực nhóm đối chứng.
 Xếp loại học lực nhóm thực nghiệm.
4.3. Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh
- Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh thể hiện dưới bảng sau:
Mức độ
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Rất thích
0
101
Thích
20
120
Bình thường
152
73
Không thích
122
0
Tổng
294
294
- Sự khác biệt đó thể hiện qua biểu đồ như sau:
 Số lượng 
 150 
 100 
 50
 Rất thích Thích Bình thường Không thích 
 Mức độ yêu thích của nhóm đối chứng.
 Mức độ yêu thích của nhóm thực nghiệm
Như vậy qua phân tích kết quả cho thấy, việc áp dụng đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã mang lại sự khác biệt, tạo nên hiệu quả rõ rệt trong sự tiến bộ các mặt. Từ đó, có thể khẳng định phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh là phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo tinh thần của Nghị quyết số 29 –NQ/TW của BCH Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua việc thực hiện đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã tạo nên những khác biệt rõ rệt. Nó giúp giáo viên có thể tự điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá ngay trong từng tiết học học, trong từng chủ đề dạy học, trong từng học kỳ, trong từng năm học. Đồng thời cũng như giúp học sinh nắm bắt được mức độ đạt được và sự tiến bộ của bản thân trong từng tiết học, trong chủ đề dạy học, trong từng học kỳ và trong từng năm học. Từ đó đã mang lại hiệu quả rõ nét, thiết thực trong giảng dạy của giáo viên và trong trong học tập của học sinh. Ngoài ra phương pháp này còn hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý giáo dục, chỉ đạo chuyên môn cũng như xây dựng và hoàn thành chương trình dạy học.
Qua kết quả trên, có thể khẳng định rằng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh theo định hướng phát triển năng lực học sinh là phù hợp, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn của dạy học.
2. KIẾN NGHỊ	
Qua thực hiện đề tài và qua kết quả đạt được tôi xin có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với ngành
- Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh để giúp đội ngũ các nhà sư phạm hiểu rõ hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong quá trình thực hiện đổi mới.
- Sở GD&ĐT Nghệ An cần tăng cường hỗ trợ các nhà trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
2.2. Đối với nhà trường
- BGH nhà trường cần chú trọng, quan tâm đầu tư về vật chất phục vụ cho việc đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Hệ thống các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh là phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường, do đó nhà trường cần có kế hoạch lâu dài đưa dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học vào trong kế hoạch dạy học hàng năm của nhà trường.
- Nhà trường cần phối hợp với các trường bạn tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên đề về đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá. Tổ chức các tiết dạy theo định hướng phát triển năng lực để cùng góp ý, xây dựng.
 2.3. Đối với tổ chuyên môn
- Cần đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Thường xuyên tổ chức các tiết dạy thể nghiệm theo định hướng phát triển năng lực để tiếp tục đúc rút kinh nghiệm.
Do đề tài trải qua quá trình nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn chưa nhiều, phạm vi ứng dụng hẹp. Đồng thời với bản thân đang trong quá trình thực hiện đổi mới, kinh nghiệm còn có những hạn chế, từ đó đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, kính đề nghị các nhà sư phạm Thể dục, bạn bè đồng nghiệp, bạn đọc góp ý thêm để có thể hoàn thiện và đưa đề tài vào vận dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Văn (1987), Phương pháp toán học thống kê - NXB TDTT .
2. Nguyễn Trung Hiếu - Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao - NXB TDTT .
3. Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (1994), Sinh lý học TDTT - NXB TDTT.
4. Dương Nghiệp Chí (1981), Sách giáo khoa điền kinh - NXB TDTT Hà Nội.
5. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn - Trần Thúc Phong (1993), Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT - NXB TDTT.
6. Công trình nghiên cứu khoa học của Nguyễn Kim Minh ( 2-1986).
7. Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, nhà xuất bản TDTT Hà Nội.
8. Hiến pháp nước CHXHCNVN 2013.
9. Đặng Đức Thao-Phạm Khắc Học- Vũ Đào Hùng – Trần Thị Hằng(1999), Thể dục và phương pháp dạy học.
10. Vũ Đức Thu – Trương Anh Tuấn (2008), Sách giáo khoa Thể dục 10, Thể dục 11, Thể dục 12 
11. Tài liệu tập huấn dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh (2014).

File đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_kiem_tra_danh_gia_theo_dinh.docx
Sáng Kiến Liên Quan