SKKN Dạy học văn bản Hạnh phúc của một tang gia trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Thực trạng của việc dạy học Ngữ Văn hiện nay

Việc dạy học theo hướng phát triển năng lực là định hướng phù hợp với xu thế

phát triển của thế giới, phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay. Từ đó đã góp

phần thay đổi cách học, cách dạy theo hướng dân chủ, khoa học, tích cực, chủ động từ

đó góp phần nâng cao chất lượng của bộ môn Ngữ Văn trong trường phổ thông trong

những năm gần đây.

Về phương pháp giảng dạy: phương pháp dạy học của GV nói chung, GV Ngữ

văn nói riêng đã có những chuyển biến rõ rệt. Phần đông trong đội ngũ GV đã có sự

chủ động trong việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, phần nào phát huy

được tích tích cực, chủ động của HS; phần nào giảm bớt lối truyền thụ, áp đặt có tính

chất một chiều từ giáo viên sang học sinh; học sinh đã dần tiệm cận được với các giá

trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm văn học một cách chủ động; kĩ năng nghe – nói –

đọc – viết đã được cải thiện một cách tương đối. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một

bộ phận GV chưa đáp ứng kịp yêu cầu của quá trình đổi mới.

Về kiểm tra đánh giá: Theo định hướng chung thì GV đã chú ý để quan tâm ra

đề theo hướng mở, gắn với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, từ đó phát huy được14

năng lực của HS. Với việc đổi mới cách ra đề và hướng dẫn chấm khoa học, phù hợp

nên giáo viên đã thực sự linh hoạt trong việc đánh giá HS, tránh được cách áp đặt hoàn

toàn cách nhìn của GV lên HS. Một điều đáng lưu tâm nữa là các GV đã chú ý hơn việc

đánh giá HS, đó là bước đầu kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả. Chính điều

này đã phần nào ghi nhận đúng phẩm chất và năng lực người học.

Về vấn đề tự học của giáo viên: Đại đa số GV nói chung, GV bộ môn Ngữ văn

nói riêng đã xác định rõ: việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là

sự sống còn của họ. Vì vậy, rất nhiều GV bên cạnh thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng do

các cấp quản lí quy định thì họ đã chủ động tìm cách tự học tập, tự nâng cao giá trị bản

thân theo nhiều cách khác nhau.

Về vấn đề học tập của học sinh: Bên cạnh việc đại đa số HS vẫn siêng năng chăm

chỉ trong học tập thì một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện nay nhiều HS ngày càng

chán nản, ít hứng thú hơn với môn Ngữ văn trong nhà trường. Trong các giờ học môn

Ngữ văn, các em thường lơ là, không quan tâm, không tham gia tương tác tích cực,

phần nhiều là thụ động trong giờ học. Từ đó dẫn đến nhiều giờ học Văn trôi qua nặng

nề, thiếu sự sinh động, hấp dẫn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học

của bộ môn.

pdf71 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học văn bản Hạnh phúc của một tang gia trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc đổi mới kiểm 
tra, đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi sử dụng hình thức kiểm 
tra tự luận. Bên cạnh đó là đánh giá khi học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ học tập ở 
lớp cũng như ở nhà. 
 Trong quá trình đánh giá, chúng tôi thức hiện việc đánh giá đa dạng: GV đánh 
giá HS, HS đánh giá HS, HS tự đánh giá – theo các rubrric đã xây dựng. 
 Chúng tôi đã thiết kế đề kiểm tra với thời gian làm bài 30 phút như sau: 
Đề bài: Cảm nhận của anh/ chị về tiếng khóc Hứt! Hứt! Hứt của nhân vật Phán mọc 
sừng trong trích đoạn HPCMTG. 
3.4.3. Kết quả đạt được 
 Sau khi thực nghiệm thì kết quả thu được cụ thể như sau: 
- Kết quả định tính: 
+ Ở lớp thực nghiệm: Các em học tập và trao đổi sôi nổi, giờ học thoải mái, hứng 
khởi, các em hiểu bài. Hầu hết các em đều hoạt động theo nhóm rất tích cực và hứng 
thú khi khám phá và lĩnh hội những kiến thức mới. Giờ học trở nên thú vị hơn bởi qua 
49 
các giờ học các em không những tiếp nhận được kiến thức văn học mà còn phát triển 
được nhiều kĩ năng, vận dụng thực tiễn tốt. 
+Ở lớp đối chứng: Các em cũng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập nhưng 
không mấy hào hứng nên khả năng tiếp thu và ghi nhớ chưa được tốt. Các hoạt động 
được yêu cầu làm theo nhóm còn mang tính đối phó, chưa thật sự hiệu quả. Hầu hết các 
em còn có tâm lí nặng nề trong việc tiếp thu kiến thức mới và việc rèn luyện kĩ năng 
giải quyết vấn đề. 
- Kết quả định lượng: 
Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và học sinh lớp đối chứng 
ở 3 trường khảo sát được phân tích theo điểm số như sau: 
Lớp 
Tổng số 
HS 
Yếu – kém (0- 4đ) Trung bình (5 - 6đ) Khá - giỏi (7 - 10đ) 
SL (%) SL (%) SL (%) 
TN 124 8 6,4 25 25 85 68.5 
ĐC 122 16 13,1 % 38 31,1 68 55,7 
Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy: Mục 
đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp tiến 
hành phần nào được được khẳng định. Trong bảng thực nghiệm cho thấy điểm kiểm tra 
của nhóm thực nghiệm có sự tăng đồng đều lên rất nhiều so với lớp đối chứng sau khi 
tác động chứng tỏ sự đồng đều hơn trong các bài kiểm tra đã có hiệu quả. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
 1.1. Sau thời gian tiến hành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng việc dạy 
học theo định hướng phát triển năng lực là một xu thế tất yếu. Trong đó, việc ứng 
dụng các phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của 
HS là một đồi hỏi có ính chất bắt buộc trong thời điểm hiện nay vì nó đem lại nhiều 
lợi ích đối với cả người dạy, người học. Những điều tra, khảo sát và con số thống kê 
cho thấy, việc dạy Ngữ văn hiện nay vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu và mục 
tiêu phát triển năng lực toàn diện cho người học. 
 1.2. Trên cơ sở phân tích thực trạng của HS cũng như thực trạng dạy học của GV, 
chúng tôi đã thực hiện một số đề xuất nhằm dạy bài Hạnh phúc của một tang gia theo 
định hướng phát triển năng lực HS. Những giải pháp này chúng tôi tin rằng, nó góp 
phần nâng cao sự hứng thú của HS trong giờ đọc hiểu văn bản, vừa giúp HS tiếp nhận 
tri thức vừa có những sự trải nghiệm đáng quý, góp phần phát triển phẩm chất và năng 
50 
lực người học. Thực tế, các hình thức và biện pháp tôi đưa ra không phải hoàn toàn 
mới, tuy nhiên, khi áp dụng vào một bài dạy cụ thể, phù hợp thì nó mang lại hiệu quả. 
 1.3. Với các biện pháp như trên chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở các trường 
THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai. Kết quả thực nghiệm bước 
đầu cho thấy, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, gắn với chuẩn mực văn 
hóa đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc là khả quan, cần được nhân rộng. Khi áp 
dụng hệ thống biện pháp chắc chắn việc dạy và học phần đọc hiểu văn bản nói riêng, 
dạy học môn Ngữ văn nói chung sẽ có chất lượng và hiệu quả cao. 
 1.4. Qua quá trình triển khai chúng tôi nhận thấy đề tài đã đóng góp được một số 
vấn đề như sau: 
 - Tính mới mẻ: Trong đề tài này trên cơ sở khảo sát, thể nghiệm chúng tôi đã đề 
xuất một số biện pháp, cách thức văn bản Hạnh phúc của một tang gia theo hướng 
mới, mở, khoa học, bám sát tinh thần đổi mới mục tiêu, phương pháp dạy học góp 
phần tiếp cận đúng văn bản, phát huy phẩm chất năng lực của học sinh. Từ đó góp 
phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay 
 - Tính khoa học: SKKN sử dụng một cách chính xác các thuật ngữ khoa học, 
được trình bày, lí giải rõ ràng, hệ thống phù hợp lí luận dạy học nói chung và lí luận 
dạy Ngữ văn nói riêng, phù hợp với quan điểm của Đảng - Nhà Nước. Trong quá 
trình thực hiện đề tài, chúng tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản theo đúng 
nguyên tắc: đảm bao sự hài hòa giữa cá nhân và tập thể, xuất phát từ quy luật phát 
triển tâm lý và nhận thức của học sinh, gắn tác phẩm văn chương với đời sống thực 
tiễn, đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông, khai thác được đặc thù bộ môn Ngữ văn 
và sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. 
 - Tính hiệu quả: Khi áp dụng các biện pháp, phương pháp dạy học trên vào dạy 
bài Hạnh phúc của một tang gia, kết quả thu được mang tính hiệu quả rất cao: Khai 
thác, sử dụng và phát huy sử dụng tối đa tác dụng của các phương tiện dạy học hiện 
đại của nhà trường; giúp các em biết phát huy năng lực tự chủ và sự hợp tác trong 
giải quyết các vấn đề, tình huống đặt ra cũng như có những trải nghiệm quý báu, đáng 
nhớ, đặc biệt phát huy được năng lực của mình; HS có sự hứng thú thực sự với bài 
học. Đặc biệt, HS nhận diện và có thái độ kiên quyết trước cái xấu, cái giả dối, lố 
lăng trong xã hội; có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị đạo đức, cách hành xử 
có tình người trong đời sống thực tại; có khát vọng đổi thay, hướng đến xã hội tốt 
đẹp hơn, nhân văn hơn. 
2. Ý nghĩa của đề tài 
 Với đề tài này, khi thực hiện các phương pháp dạy học đã nêu, GV sẽ phát huy 
tối đã năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và những tích lũy về đổi mới phương 
pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, biết cách tổ chức, hướng dẫn HS tiếp cận văn bản 
HPCMTG theo tinh thần mới, GV không còn là người truyền thụ kiến thức một chiều. 
51 
Bên cạnh đó, GV có thể đánh giá được năng lực HS một cách chính xác. Đồng thời 
góp phần nâng cao lòng yêu nghề, yêu người cho GV. 
 Với học sinh, kĩ năng sống của các em được nâng lên một cách rõ rệt. Bên cạnh 
đó, các em được phát huy tối đa các năng lực của bản thân; thấy hứng thú với bài học, 
biết đưa văn chương trở về với đời sống, biết biết hướng tới các giá trị tốt đẹp trong 
cuộc sống, biết lên tiếng và chối từ các điều chưa đẹp, trau dồi kĩ năng nói và viết 
3. Phạm vi áp dụng 
 SKKN là kết quả tích lũy kinh nghiệm chuyên môn của bản thân trong nhiều 
năm giảng dạy, đồng thời đang được Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp ủng 
hộ áp dụng trong trường học. 
 Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại các trường 
THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Quỳnh Lưu 3 và trường THPT Hoàng Mai 2. Quá trình 
thực nghiệm đã đưa lại những kết quả nhất định. Từ kết quả thực nghiệm, với tính 
thực tiễn, tính ứng dụng và tính hiệu quả, chúng tôi khẳng định những biện pháp đưa 
ra trong đề tài có thể áp dụng dễ dàng trong việc tổ chức dạy văn bản HPCMTG trong 
chương trình Ngữ văn 11 tại các trường THPT hiện nay. Các biện pháp chúng tôi đề 
xuất đáp ứng được yêu cầu đối với mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy và mục 
tiêu giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS trong giai đoạn hiện nay. 
4. Kiến nghị 
 - Đối với Sở Giáo Dục đào tạo Nghệ An: Cần tăng cường bồi dưỡng để GV có 
cơ hội cọ xát, trao đổi và tiếp cận cụ thể nhất về các phương pháp dạy học mới, hướng 
dạy học phát triển năng lực. Cần tổ chức các chuyên đề trao đổi về hiệu quả của việc 
áp dụng các PPDH theo định hướng phát triển năng lức nói chung và dạy đọc – hiểu 
nói riêng. 
 - Đối với Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn: Trang bị thêm cơ sở vật 
chất: máy chiếu, tivi  để đáp ứng cho quá trình dạy học. Tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm, có nguồn kinh phí hỗ trợ. Tổ chức sinh hoạt, trao đổi chuyên môn có chất 
lượng, hiệu quả. 
 - Đối với giáo viên: Cần vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả các phương 
pháp dạy học tích cực, cần xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với mục tiêu, đối 
tượng, vận dụng thực tiễn. Cần thay đổi PPDH và nội dung kiểm tra đánh giá năng 
lực người học theo hướng phát triển cả 4 kĩ năng đọc – viết – nói - nghe, gắn với các 
hoạt động trải nghiệm, các vấn đề của thực tiễn đời sống. 
 - Đối với học sinh: Tích cực tham gia các hoạt động học tập mà GV yêu cầu. 
Thường xuyên có ý thức liên hệ các vấn đề của tác phẩm văn chương với thực tiễn 
và các môn học khác để thấy được tầm quan trọng của việc môn Ngữ văn, từ đó có 
thêm động lực và hứng thú đối với việc học Văn. 
52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 1999. 
2. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, Trường ĐHSP Tp. HCM. 
3. Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thúy, Lê Viết Chung (2018), Cẩm nang 
phương pháp sư phạm, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 
4. Đinh Trí Dũng (2016), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Vinh. 
5. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội. 
6. Đỗ Ngọc Thống và Bùi Minh Đức (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ 
Văn trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 
7. Phạm Thị Thu Hương (2018), Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương 
qua hệ thống phiếu học tập lớp 11, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 
8.Trần Thị Hương (2012), Dạy học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm TP.HCM 
9. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb 
Giáo dục. 
 10. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb 
ĐHSP.TP. HCM 
11. Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên. 
12. Bộ Giáo dục và đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 
13. Bộ Giáo dục và đào tạo, Luật Giáo dục sửa đổi. 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: Một số hình ảnh tại lớp học 
Phụ lục 2: Mẫu phiếu khảo sát giáo viên 
Phụ lục 3: Mẫu phiếu khảo sát học sinh 
Phụ lục 4: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài 
Phụ lục 5: Các rubric đánh giá 
Phụ lục 6: Kịch bản phỏng vấn 
Phụ lục 7: Phiếu rời lớp. 
Phụ lục 8. Bảng gắn thẻ tên Hạnh phúc của tôi. 
53 
PHỤC LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI LỚP HỌC 
54 
PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN 
VỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
Giới thiệu: Kính gửi quý thầy/ cô giáo đang giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn 
Quỳnh Lưu – Hoàng Mai! 
Chúng tôi đang thực hiện đề tài sáng kiến Dạy học văn bản Hạnh phúc của một tang gia 
trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Để có những đánh 
giá khách quan và chính xác về đề tài của mình, chúng tôi xin gửi tới thầy/ cô bản khảo sát 
gồm 6 câu hỏi dưới đây. Chúng tôi rất mong thầy/ cô chọn chính xác đáp án của mình. Cảm 
ơn quý thầy cô! 
Câu 1: Mức độ tiếp nhận lí luận về dạy học phát triển năng lực của thầy cô là? 
a. Đã từng nghe qua/ đọc qua 
b. Đã từng nghiên cứu/ đã từng được tập huấn 
c. Đã từng vận dụng trong dạy học môn mình phụ trách 
d. Đã vận dụng và có những thành công nhất định 
Câu 2: Mức độ quan tâm của thầy/ cô về việc dạy học phát triển năng lực trong trường 
THPT? 
a. Rất quan tâm 
b. Quan tâm 
c. Bình thường 
d. Không 
Câu 3: Thầy cô nghĩ gì về vai trò của các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy 
học hiện nay? 
a. Quan trọng 
b. Không quan trọng 
 Câu 4: Khả năng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực của thầy/ cô là? 
a. Có khả năng cao 
b. Có khả năng 
c. Bình thường 
d. Không 
 Câu 5: Phương pháp mà thầy/ cô sử dụng khi dạy bài Hạnh phúc của một tang gia? 
a. Phương pháp truyền thống 
b. Phương pháp mới 
c. Kết hợp cả 2 phương pháp. 
55 
Câu 6: Thầy/cô đã kiểm tra và đánh giá HS ở bài Hạnh phúc một tang gia bằng hình thức 
nào? 
a. Qua bài kiểm tra viết 
b. Qua các câu hỏi phát vấn 
c. Qua các sản phẩm sáng tạo, làm việc nhóm 
d. Kết hợp tất cả các hình thức trên 
PHỤ LỤC 3: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH 
Để phục vụ cho việc nghiên cứu của Cô, mong các em vui lòng cho biết kiến của 
mình về những vấn đề sau bằng cách chọn câu trả lời em cho là đúng. Xin chân thành 
cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các em HS! 
Câu 1: Các em hãy cho biết ở trường THPT các em đang học, GV có sử dụng các 
phương pháp dạy học khác ngoài phương pháp thuyết trình, hỏi đáp không? 
a. Thường xuyên 
b. Thỉnh thoảng 
c. Rất ít khi 
d. Không bao giờ 
Câu 2: Trong dạy học ở trường THPT, theo các em thì GV sử dụng các phương pháp 
dạy học mới trong dạy học là? 
a. Rất cần thiết 
b. Cần thiết 
c.Không cần thiết 
Câu 3: Ở trường các em, khi GV sử dụng các phương pháp dạy học mới, các em cảm 
thấy? 
a. Rất thích, hào hứng tham gia 
b. Thích 
56 
c.Bình thường 
d.Căng thẳng, mệt mỏi. 
e. Uể oải, chán nản. 
Câu 4: Em có thích trải nghiệm các nội dung liên quan đến bài học? 
a. Rất thích 
b. Thích 
c. Bình thường 
d. Không thích 
PHỤ LỤC 4: HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ HỌC VĂN BẢN 
 “ HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA” 
 (Trích Số Đỏ, Vũ Trọng Phụng) 
I.Với cả lớp 
1. Đọc kĩ văn bản và phần chú thích (SGK, trang ) 
2. Tìm đọc các thông tin về tác giả Vũ Trọng Phụng 
3. Nghiên cứu các câu hỏi hướng dẫn học bài trong Sách giáo khoa 
4. Xem các rubic ( phiếu đánh giá) 
II. Các nhóm thực hiện các nhiệm vụ như sau 
NHIỆM VỤ CỦA CÁC NHÓM 
NHÓM 1: Nhập vai nhà văn Vũ Trọng Phụng để trả lời một cuộc phỏng vấn với những 
gợi dẫn sau: 
1. Thưa nhà văn, ông sinh ra và lớn lên trong bối cảnh thời đại như thế nào ạ? 
2. Trong bối cảnh chung đó, cảnh sống của gia đình và bản thân ông có gì đặc biệt? 
3. Ông đã đến với văn chương như thế nào? Ông cảm thấy có cảm hứng thực sự với thể 
loại nào? Vì sao? Những tác phẩm mà ông ưng ý nhất? 
57 
3. Dù không thuộc tầng lớp thượng lưu nhưng ông lại viết rất sâu, rất hay về tầng lớp 
đó. Nguyên nhân sâu xa là gì ạ? 
4. Ông có biết lịch sử văn học Việt Nam đã đánh giá như thế nào về ông? Cảm xúc của 
ông khi đón nhận những đánh giá đó? 
NHÓM 2: Tóm tắt tiểu thuyết Số đỏ bằng sơ đồ hoặc hình ảnh 
NHÓM 3: Giới thiệu về tiểu thuyết Số đỏ theo các gợi ý: Thể loại, hoàn cảnh sáng tác, 
giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật 
NHÓM 4: Phác họa 1 số chân dung các nhân vật xuất hiện trong đoạn trích Hạnh 
phúc của một tang gia. 
 PHỤ LỤC 5: HỆ THỐNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ HOẠTĐỘNG HỌC 
RUBRIC 1: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC TÓM TẮT TÁC PHẨM SỐ ĐỎ DỰA 
THEO NHÂN VẬT CHÍNH 
TT Các tiêu chí Đảm bảo Không đảm bảo 
1 Trung thành với văn bản gốc 
2 Đảm bảo sự ngắn gọn 
3 Làm rõ các sự kiện, hành động 
4 Đảm bảo sự liên kết 
5 Sử dụng từ ngữ chuẩn xác 
RUBRIC 2: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM SÁNG TẠO 
Loại hình 9 - 10 điểm 7 - 8 điểm 5 - 6 điểm Dưới 5 điểm 
Phác họa 
chân dung 
 Phác họa 
đúng thần 
thái, đặc điểm 
của nhân vật. 
- Phác họa 
đúng thần 
thái, đặc điểm 
của nhân vật. 
- Chọn đúng 
chi tiết đặc 
sắc, đắt giá 
trong văn bản. 
- Hình thức 
chưa được 
- Chọn chi tiết 
chưa thực đặc 
sắc. 
- Hình thức 
chưa đẹp. 
58 
- Hình thức 
đẹp mắt, màu 
sắc hài hòa. 
- Thuyết trình 
lưu loát, nêu 
được giá trị 
sâu sắc của chi 
tiết trong tác 
phẩm. 
- Hình thức 
đẹp mắt, màu 
sắc hài hòa. 
- Thuyết trình 
khá tốt, hiểu 
được ý nghĩa 
của chi tiết 
trong tác 
phẩm. 
đẹp, chưa có 
tính thẩm mĩ 
cao. 
- Kĩ năng 
thuyết trình 
còn yếu, chưa 
hiểu hết ý 
nghĩa của chi 
tiết trong văn 
bản. 
- Kĩ năng 
thuyết trình 
còn yếu. 
- Hiểu sai 
hoặc chưa 
hiểu ý nghĩa 
của chi tiết 
trong văn bản. 
Dựng phim 
ngắn về trích 
đoạn 
-Hình thức: 
Thể hiện đúng 
là một bộ 
phim, xây 
dựng nhân 
vật, lời thoại 
thể hiện 
những trăn 
trở, suy tư của 
nhân vật. 
- Nội dung 
bám sát với 
nội dung tư 
tưởng của tác 
phẩm. 
- Thể hiện sâu 
sắc giá trị của 
tác phẩm. 
- nhập vai tốt 
cách thể hiện 
ấn tượng. 
-Hình thức: 
thể hiện đúng 
là một bộ 
phim ngắn, 
xây dựng nhân 
vật, lời thoại 
thể hiện 
những trăn 
trở, suy tư của 
nhân vật. 
- Bám sát nội 
dung, tư tưởng 
của văn bản. 
- Thể hiện tốt 
tư tưởng của 
tác phẩm. 
- Nhập vai khá 
tốt. 
- Thể hiện 
đúng là một 
bộ phim ngắn 
song lời nói, 
đối thoại chưa 
thể hiện hết 
tinh thần của 
nhân vật. 
- Thể hiện 
được nội 
dung, tư tưởng 
của văn bản 
nhưng chưa 
sâu sắc. 
- Nhập vai ở 
mức độ trung 
bình, chưa 
diễn tả được 
cảm xúc, tư 
tưởng của 
nhân vật. 
- Chưa thể 
hiện đúng yêu 
cầu của một 
bộ phim ngắn. 
- Chưa thể 
hiện được 
đúng tinh thần 
nội dung, tư 
tưởng của tác 
phẩm. 
- Nhập vai ở 
mức độ trung 
bình, chưa 
diễn tả được 
cảm xúc, tư 
tưởng của 
nhân vật. 
59 
RUBIC 3: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 
PHÂN TÍCH NIỀM HẠNH PHÚC CỦA NHỮNG NGƯỜI TRONG VÀ NGOÀI 
TANG QUYẾN 
Tiêu chí Yêu cầu cần đạt Mức điểm 
2,5 1,0 0,5 
1. Về nội 
dung kiến 
thức. 
Gọi tên được niềm hạnh phúc của những 
người liên quan 
Khái quát được bản chất của những người 
trong, ngoài tang quyến 
2. Về 
phong cách 
thuyết 
trình. 
Phong thái tự tin kết hợp sử dụng hiệu quả 
ngôn ngữ cơ thể. 
Nói rõ ràng, tốc độ nói phù hợp, giọng nói 
biểu cảm, dễ nghe, không nói nhịu, nói lắp, 
không phát âm sai. 
Tổng: . /10 điểm 
RUBIC 4: TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM – PHẦN: VIẾT ĐOẠN 
PHẦN TIÊU 
CHÍ 
NỘI DUNG 
TIÊU CHÍ 
ĐIỂM CHẤM 
Xuất 
sắc 
(5) 
Giỏi 
(4) 
Khá 
(3) 
Trung 
bình 
(2) 
Cần 
cải 
thiện 
(1) 
Nội 
dung 
Cấu 
trúc 
Cấu trúc đoạn 
văn đầy đủ 3 
phần: đủ các 
phần mở đoạn, 
thân đoạn, kết 
đoạn Mở đoạn 
nêu được vấn 
đề, thân bài 
triển khai được 
vấn đề, kết bài 
60 
trình 
bày 
(30 
điểm) 
kết luận được 
vấn đề 
Xác định được ý 
nghĩa của chi 
tiết 
Hệ 
thống 
luận 
điểm và 
dẫn 
chứng 
Xây dượng 
được hệ thống lí 
lẽ chặt chẽ 
Có dẫn dắt đi từ 
cách miêu tả 
đến ý nghĩa chi 
tiết 
Bám câu chữ để 
phân tích 
Phong 
cách 
trình 
bày 
Hình 
thức 
trình 
bày 
Hành văn lưu 
loát, diễn đạt 
trôi chảy 
Đảm bảo chính 
tả, dùng từ, đặt 
câu 
 Chữ viết sáng 
sủa, dễ nhìn, 
sạch sẽ 
 Sáng 
tạo 
Có phát hiện 
mới mẻ, có cách 
lập luận riêng 
hoặc giọng điệu 
riêng, độc đáo 
và thuyết phục 
Tổng điểm:  /50 điểm 
61 
RUBRIC 5: PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ 
Họ và tên: ..................................................... Nhóm: ..................................... 
STT Nội dung chính Nội dung chi tiết Điểm tối đa Điểm 
1 Nhiệm vụ Hoàn thành rất tốt 5 
Hoàn thành tốt 4 
Hoàn thành 3 
Không hoàn thành 0 
2 Thảo luận và tinh thần 
làm việc nhóm 
Tham gia tích cực 5 
Tham gia 3 
Tham gia ít 2 
Không tham gia 0 
3 Tổng điểm 10 
62 
PHỤ LỤC 6 
KỊCH BẢN PHỎNG VẤN NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỌNG 
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1 – LỚP 11D1 
63 
64 
65 
66 
67 
68 
69 
70 
PHỤC LỤC 7 
PHIẾU RỜI LỚP 
Văn bản: HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (VŨ TRỌNG PHỤNG) 
Họ tên học sinh: Lớp:  
1. 3 điều em học được trong tiết học? 
2. Hai điều trong bài học khiến em thích thú nhất? 
3.Một điều khiến em còn băn khoăn? Cần thay đổi điều gì để tiết học sau hứng thú 
hơn? 
71 
PHỤC LỤC 8 
TRÒ CHƠI: HẠNH PHÚC CỦA TÔI 
Bảng 1 
Nhận vật (Thẻ tên) Niềm vui, hạnh phúc của tôi 
Cụ cố Hồng Được khoe danh, khoe hiếu 
Văn Minh chồng Được chia gia sản 
Văn Minh vợ Được lăng xê các mốt thời trang 
Cô Tuyết Được có cơ hội khoe mình vẫn còn trinh tiết 
Cậu Tú Tân Được thỏa mãn niềm đam mê 
Ông Phán mọc sừng Được chia thêm thêm giá sản, được thấy “đôi sừng” 
của mình có giá trị 
Bảng 2 
Nhận vật (Thẻ tên) Niềm vui, Hạnh phúc của tôi 
Xuân Tóc Đỏ Vui vì danh dự, uy tín được nâng cao 
Cảnh sát Min Đơ và 
Min Toa 
Vui vì thoát cảnh thất nghiệp, có tiền 
Bạn cụ cố Hồng Vui vì được dịp khoe các loại huân chương, các loại râu. 
Đám trai thanh gái lịch Vui vì có cơ hội được khoe khoang, chê bai. 
Sư cụ Tăng Phú Vui vì thiên hạ nhận ra mình đã đánh đổ Hội Phật giáo 
Hàng phố Vui vì được xem một đám ma to tát 

File đính kèm:

  • pdfskkn_day_hoc_van_ban_hanh_phuc_cua_mot_tang_gia_trong_chuong.pdf
Sáng Kiến Liên Quan