SKKN Dạy học gắn liền với việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn, bảovệ môi trường đối với học sinh THPT miền núi huyện Tương Dương thông qua chủ đề “Quang hợp ở thực vật - Sinh học 11 cơ bản”

CƠ SỞ KHOA HỌC:

1. Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu:

Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề.có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc trong các học phần của môn học đó, làm thành nội dung bài học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.Với phương pháp dạy học này là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không chỉ bằng cách truyền thụ ( xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

2. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

Trong những năm gần đây công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung đã được các cấp các ngành và nhiều người dân quan tâm, tuy nhiên tài nguyên rừng, môi trường vẫn còn bị ảnh hưởng; diện tích rừng ngày một thu hẹp, chất lượng rừng bị suy giảm; môi trường bị tàn phá bởi nhiều nguyên nhân khác nhau về khách quan cũng như chủ quan. Ngoài áp lực về sự gia tăng dân số, sự khai thác cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên như khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, động vật rừng,. đã dẫn đến tài nguyên rừng bị cạn kiệt, môi trường sống bị phá hủy, hệ lụy lớn nhất là làm biển đổi khí hậu và trực tiếp đe dọa cuộc sống con người như lũ quét, lũ ống ở miền núi, ngập lụt ở đồng bằng, nhiệt độ trái đất tăng cao. Để quản lý bảo vệ và phát triển 86.602,35 hecta rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn huyện Tương Dương, ngoài các biện pháp trực tiếp nhằm ngăn chặn việc xâm hại thì công tác tuyên truyền ý thức cho người dân và học sinh cũng rất quan trọng, góp phần lớn vào việc bảo vệ rừng; đặc biệt nâng cao nhận thức cho học sinh về công tác bảo vệ và phát triển rừng là yêu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài nhằm làm thay đổi cách nhìn nhận, nhận thức về tài nguyên rừng, môi trường sống để thực hiện tốt việc bảo vệ và phát triển rừng trên khu vực.

Nhận thấy được điều đó trong nhiều năm qua, nhà trường luôn coi trọng công tác giáo dục bảo vệ môi trường đặc biệt là bảo vệ rừng đầu nguồn đối với học sinh, từ đó tạo ra sự đổi mới tích cực của các em từ nhận thức đến các hành động cụ thể về môi trường rừng.Trong công tác giảng dạy, các thầy cô giáo luôn lồng gắn kiến thức chuyên môn trong các chủ đề dạy học với các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng sống, dạy học sinh biết yêu thiên nhiên, hiểu biết về môi trường sống, về vai trò của rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn, các biện pháp bảo vệ môi trường, có hành vi ứng xử phù hợp để bảo vệ rừng, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường.

3. Cơ sở lý thuyết của đề tài:

- Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học.

- Nghiên cứu những tài liệu về lý luận dạy học bộ môn, hệ thống các phương pháp dạy học tích cực, các tài liệu về dạy học tích cực.

- Một số nội dung pháp luật cơ bản về Lâm nghiệp.

- Nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học 11 và các tài liệu có liên quan nội dung phần chủ đề “Quang hợp ở thực vật”.

 

docx52 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học gắn liền với việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn, bảovệ môi trường đối với học sinh THPT miền núi huyện Tương Dương thông qua chủ đề “Quang hợp ở thực vật - Sinh học 11 cơ bản”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu 4: Lâm sản là sản phẩm của rừng bao gồm:
A. Thực vật rừng, động vật rừng, các vi sinh vật.
B. Động vật rừng, tre, măng, nứa.
C. Gỗ, thú rừng, nấm, tre, măng, nứa. D. Tất cả đều đúng.
Đáp án đúng: (A)
Nâng tầm hiểu biết – Bảo vệ lá phổi xanh chúng ta
Câu 5: Điền từ vào chỗ trống trong câu sau: “Bảo vệ rừng là bảo vệ .. sống của con người” - ”Rừng là .xanh của trái đất”.
A. Đất/Nước B. Nước/Lá phổi
C. Môi trường/Lá phổi D. Môi trường/Khí hậu
Đáp án đúng: (C)
Toàn dân tích cực phòng cháy chữa cháy rừng
Câu 6: Phương châm 04 tại chỗ trong công tác chữa cháy rừng là:
A. Lực lượng tại chỗ, con người tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ.
B. Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, thiết bị tại chỗ và chỉ huy tại chỗ.
C. Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ.
D. Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chữa cháy tại chỗ.
Đáp án đúng: (C)
Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác PCCCR
Câu 7: Người phát hiện thấy cháy rừng, phải báo ngay cho đơn vị nào?
A. Chủ rừng hoặc chính quyền địa phương sở tại.
B. Cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.
C. Các cơ quan, đoàn thể nơi gần nhất. D. a và c đúng. E. a và b đúng.
Đáp án đúng: (E)
Mọi người hãy nêu cao trách nhiệm trong công tác PCCCR
Câu 8: Có bao nhiêu cấp Dự báo cháy rừng?
A. Ba cấp. B. Bốn cấp. C. Năm cấp. D. Sáu cấp.
Đáp án đúng: (C)
Nâng tầm hiểu biết – Bảo vệ lá phổi xanh chúng ta
Câu 9: Biện pháp lâm sinh trong phòng cháy rừng là gì?
A. Xây dựng Chòi quan sát phát hiện cháy rừng.
B. Xây dựng các hệ thống băng cản lửa.
C. Xây dựng các công trình hồ, bể chứa nước dự trữ, các kênh mương giữ nước để phục vụ chữa cháy rừng.D. a và b đúng.E. b và c đúng.
Đáp án đúng: (E)
Nâng tầm hiểu biết – Bảo vệ lá phổi xanh chúng ta
Câu 10:“Luật lâm nghiệp” ra đời năm nào?
A. 2004 B. 2014 C. 2017 D. 2007
Đáp án đúng: (C)
Vì ngày mai tốt đẹp hãy bảo vệ rừng ngay hôm nay
Câu 11:Bảo vệ rừng là trách nhiệm của ai?
A. Các đơn vị chủ rừng B. Các cơ quan nhà nước
C. Toàn dân D. Các hộ nhận khoán BVR
Đáp án đúng: (C)
Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Câu 12: Nguyên nhân nào dẫn đến mất rừng?
A. Do rừng bị chặt phá để lấy đất làm nông nghiệp, lấy gỗ làm củi đốt.
B. Do khai thác gỗ bừa bãi. C. Do rừng bị cháy.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Đáp án đúng: (D)
Tất cả cùng chung tay bảo vệ rừng
Câu 13:Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm?
A.Đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa, suối hồ đập, bể chứa nước
B. Chòi quan sát, hệ thống biển báo, cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy rừng.
C. Hệ thống thông tin liên lạc, Trạm bơm, hệ thống cấp nước chữa cháy và các công trình khác phục vụ cho chữa cháy rừng.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án đúng: (D)
Tất cả vì một môi trường trong sạch
Câu 14: Ngày Lâm nghiệp Việt Nam là ngày nào.
A. 21/5 B. 05/6 C. 28/11. D. 14/10.
Đáp án đúng: (C)
Hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng
Câu 15:Vệ sinh rừng là:
A. Là việc chặt những cây cong queo, sâu bệnh, cây phẩm chất xấu, cây không phù hợp với mục đích kinh doanh.
B. Là việc phát dây leo, cây bụi trước khi khai thác chính.
C. Là việc băm dập cành, ngọn, xử lý cây chống chày, cây đổ gẫy sau khai thác.
D. Là việc khai thác những cây gỗ chính trong rừng.
Đáp án đúng: (C)
Phần thi trắcnghiệm của các đội
PHẦN TIỂU PHẨM “Bảo vệ rừng phòng hộ là hạnh phúc của chúng ta”Do học sinh khối 11 thể hiện
Tiểu phẩm “Bảo vệ rừng phòng hộ là hạnh phúc của chúng ta”
PHẦN TÌM HIỂU VỀ VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ LUẬT LÂM NGHIỆP
GV cho học sinh tìm hiểu rừng là gì, phân biệt rừng phòng hộ với các loại rừng khác và nhấn mạnh vai trò và tác dụng của từng loại rừng cho học sinh rõ.
- Rừng là gì?
Rừng là một quần xã sinh vật có diện tích đủ lớn. Trong đó, thành phần chủ yếu đóng vai trò chủ chốt là cây rừng.
Rừng phòng hộlà rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ mỗi trường sinh thái.
Tùy theo tính năng của rừng, rừng phòng hộ được chia thành các loại sau đây:
1) Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;
b) Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;
c) Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.
d. Tác dụng: Có tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ...Loại rừng này thường có ở nơi vùng núi cao và thượng nguồn của các dòng sông.
2) Rừng phòng hộ chắn gió, cát bay: ngăn cản các tác hại do gió, bão; chắn cát di động, cải tạo bãi cát thành đất canh tác. 
3) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: rừng có tác dụng ngăn sóng để bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới. 
4) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái: có chức năng điều hòa khí hậu bảo vệ môi trường sinh thái trong các các điểm dân cư, các khu công nghiệp, đô thị.
5. Rừng phòng hộ biên giới: Khu rừng phòng hộ nằm trong khu vực vành đai biên giới, gắn với các điểm trọng yếu về quốc phòng, an ninh, được thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý biên giới.
Rừng sản xuất (tiếng Anh: Production Forests) là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
Rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật động vật rừng.nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch.
TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ LÂM NGHIỆP
Giáo viên nhấn mạnh: Điều 19. Bảo vệ rừng phòng hộ
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng phòng hộ: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc.
2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng phòng hộ phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
3. Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Chương IV của Nghị định này. 
4. Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp. 
PHẦN THI HÙNG BIỆN TÌM HIỂU VỀ RỪNG, LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG Ý THỨC BẢO VỆ RUỪNG
Câu hỏi số 1: Rừng phòng hộ là gì? Vai trò của rừng phòng hộ đối với đời sống con người? Theo bạn cần là gì để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ?
Câu hỏi số 2: Bạn hiểu thế nào là phá rừng trái phép? Tại địa phương nơi bạn sinh sống tình trạng phá rừng trái phép diễn ra như thế nào? Là một học sinh cấp 3 bạn cần làm gì để hạn chế tình trạng phá rừng trái phép ?
Câu hỏi số 3: Rừng trồng là gì? Hiện nay, công tác trồng rừng tại địa phương nơi bạn sinh sống đã phát triển chưa? Theo bạn cần làm gì để phát triển công tác trồng rừng tại địa phương hơn nữa ?
Câu hỏi số 4:Phát rãy trái phép được hiểu như thế nào? Khi biết người thân của bạn phát rừng trái phép để làm rãy thì bạn sẽ làm gì?Liên hệ địa phương nơi bạn sinh sống?
Câu hỏi số 5: Nguyên nhân nào gây ra tình trạng lũ ống, lũ quét, sạt lở xảy ra ngày càng nhiều, hạn hán kéo dài? Theo bạn cần làm gì để hạn chế thiên tai lũ lụt, hạn hán xảy ra?
Phần thi hùng biện của học sinh các đội
PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, TRAO GIẢI ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH
Phần trao giải động viên, khyến khích học sinh
Phần trao giải động viên, khyến khích học sinh
Hoạt động đã tuyên truyền trong buổi trải nghiệm, phổ biến cho cán bộ, giáo viên và các em học sinh một số điều luật cơ bản của luật Lâm nghiệp, giúp hiểu rõ hơn về vai trò của rừng, nguyên nhân suy giảm rừng và các biện pháp bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn tại huyện Tương Dương. Chương trình tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ và phát triển rừng đã thành công trong việc nâng cao nhận thức, sự hiểu biết đến với các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường với phương châm mỗi người luôn có ý thức bảo vệ rừng để ngày mai tươi đẹp hơn.
IV. Kiểm tra thực nghiệm đề tài
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong 2 năm: Năm học 2019 – 2020 và năm học 2020 - 2021 tại trường THPT Tương Dương 1, thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ an.
Tôi đã tiến hành thử nghiệm giảng dạy và tiến hành kiểm tra đánh giá 
tại các lớp có lực học tương đương nhau, cụ thể:
Năm học 2019 – 2020 đã tiến hành giảng dạy lớp 11A(TN) và các lớpđối chứng11C(ĐC), 11G(ĐC)
Năm học 2020 – 2021:Trên cơ sở kết quả đã đạt được khi dạy thể nghiệm tại lớp 11A năm học 2019 - 2020, tôi đã tiến hành khảo sát tại 10 lớp học sinh khối 11, trong đó5 lớp làm nhóm đối chứng (ĐC) và5 lớp làm nhóm thực nghiệm (TN): là những lớp giảng dạy chủ đề: Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11 cơ bản theo chủ đề gắn liền với hoạt động trải nghiệm,thi tìm hiểu về công tác bảo vệ và phát triển rừng, về vai trò của rừng đầu nguồn từ đó hình thành ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường sống tại địa phương mình.
Sử dụng hình thức đề thi kiểm tra trắc nghiệm gồm 15 câu và 1 câu tự luận, làm bài liên quan đến các nội đã được sử dụng trong các hoạt động dạy học và trải nghiệm của chủ đề ở trêntrong 30 phút, chấm điểm theo thang điểm 10. Đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luậncó nội dung liên quan đến các nội đã được sử dụng trong các hoạt động dạy học chủ đề ở trên .
Kết quả kiểm tra như sau:
Năm học 2019 – 2020:
Lớp
TS
HS kiểm tra
9–10 điểm
7 – 8 điểm
5 – 6 điểm
3 – 4 điểm
1 – 2 điểm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11C (ĐC)
29
0
0
12
41,4
17
58,6
0
0
0
0
11G (ĐC)
30
0
0
13
43,3
17
56,7
0
0
0
0
11A (TN)
31
7
22,6
18
58,1
6
19,3
0
0
0
0
Năm học 2020 – 2021:
Lớp
TS
HS kiểm tra
9–10 điểm
7 – 8 điểm
5 – 6 điểm
3 – 4 điểm
1 – 2 điểm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A (ĐC)
33
0
0
15
45,5
18
54,5
0
0
0
0
11B (TN)
36
8
22,2
16
44,5
12
33,3
0
0
0
0
11C (ĐC)
43
0
0
14
32,6
29
67,4
0
0
0
0
11D (TN)
39
9
23,1
18
46,2
12
30,7
0
0
0
0
11E (ĐC)
34
0
0
14
41,2
20
58,8
0
0
0
0
11G (TN)
34
8
23,5
15
44,1
11
32,4
0
0
0
0
11H (ĐC)
32
0
0
13
40,6
19
59,4
0
0
0
0
11I (TN)
32
8
25
14
43,8
10
31,2
0
0
0
0
11K (ĐC)
32
0
0
13
40,6
19
59,4
0
0
0
0
11L (TN)
27
7
26
11
40,7
9
33,3
0
0
0
0
Kết quả cho thấy những lớp áp dụng theo phương pháp thông thường học sinh đạt kết quả thấp hơn so với lớp được áp dụng theo phương pháp dạy học theo chủ đề gắn liền với hoạt động trải nghiệm.
Sau buổi trải nghiệm, học sinh hào hứng tham gia hoạt động trồng cây ăn quả để cải tạo đất trống, hạn chế xói mòn tại vườn trường.
Cô trò trồng cây ăn quả để cải tạo dất trống tại vườn trường
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN:
1.1 Bài học kinh nghiệm:
- Những nội dung tạm thời phân chia như trên chỉ mang tính chất tương  đối, một giáo viên có đầu tư kỹ lưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ thì chắc chắn  có thể thực hiện tốt mục tiêu của mình trong giáo dục chuyên môn cũng  như giáo dục kỹ năng sống và hình thành năng lực cho học sinh.
- Tuy nhiên, không nên quá tham lam để đưa quá nhiều nội dung kiến thức trong một tiết học, chỉ nên làm sao việc giáo dục diễn ra một cách nhẹ nhàng, nên đi vào các nội dung trọng tâm, tăng cường hoạt động trải nghiệm, các nội dung khác có thể giao cho học sinh về nhà tự nghiên cứu.
1.2 Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN
- Việc triển khai, ứng dụng SKKN cho kết quả rất khả quan. So với các lớp đối chứng, các lớp thực nghiệm đều có điểm khá giỏi cao hơn, tỷ lệ điểm trung bình giảm xuống đáng kể và không có yếu, kém.
- Với chủ đề dạy học: "Quang hợp ở thực vật" đã giúp tôi dễ dàng hơn trong việc định hướng cho các em tiếp nhận nội dung kiến thức theo mục tiêu đề ra. 
- Chủ đề dạy học theo các bước cơ bản từ hình thành kiến thức đến học sinh được trải nghiệm và cuối cùng hình thành ý tức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của bản thân mình là rất phù hợp với đối tượng học sinh THPT miền núi huyên Tương Dương.  
- Sau khi kết thúc bài dạy mỗi cá nhân học sinh làm bài thu hoạch, làm bài kiểm tra đánh giá từ đó thấy được học sinh nhận thức và phát triển bản thân thông qua bài học như thế nào.
- Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã tạo cho không khí lớp học sôi nổi, học sinh chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu bài học. Sử dụng công nghệ thông tin trong bài dạy thông qua các đoạn phim, hình ảnh thật sống động thực tế do chính các em thu thập từ nhiều nguồn khác nhau hoặc chụp ảnh, quay phim trong thực tế khi các em thực hiện nhiệm vụ học tập. Điều đó giúp các em gần gũi hơn với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, gắn nội dung lý thuyết với thực tiễn.
2. Những kiến nghị, đề xuất.
2.1 Về phía giáo viên: 
Qua thựctế giảng dạy chủ đề trên, tôi thấy để giúp học sinh THPT miền núi chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức và giải quyết  hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra. Giáo viên đóng vai trò khá quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cũng như khích lệ kịp thời để học sinh hứng thú học tập và yêu thích bộ môn Sinh học. Muốn vậy người giáo viên cần: 
- Nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu liên quan, hệ thống các nội dung cơ bản, hệ thống câu hỏi và các dạng bài tập phù hợp đối tượng học sinh truyền 
thụ cho học sinh một cách có hiệu quả. 
- Trong quá trình giảng dạy cần lồng ghép các hoạt động để học sinh tự trải nghiệm, tự lĩnh hội kiến thức. 
- Sau khi kết thúc một chương trong bài học cần cho học sinh làm bài thu hoạch để học sinh biết được những ứng dụng của bài học trong thực tiễn.
- Dạy học theo chủ đề có thể tiến hành áp dụng ở những bài khác và các môn học khác thậm chí có thể tích hợp nhiều môn học với nhau. Từ đó tạo hứng thú học tập của học sinh, thúc đẩy sự đam mê khám phá và chinh phục thiên nhiên của các em.
2.2 Về phía học sinh: 
Các em cần chuẩn bị tốt những nhiệm vụ học tập mà giáo viên phân công chuẩn bị, tìm hiểu thêm về vai trò của rừng để từ đó chủ động, hứng thú và tự tin thể hiện bản thân mình trong quá trình học tập và trải nghiệm.Biết liên hệ kiến thức bài học vào thực tiễn trong việc bảo vệ rừng, góp phần bảo vệ môi trường sống của chính bản thân mình.
2.3 Về phía nhà trường:
- Tao điều kiện cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy vàhọc tập được tăng cường các hoạt động trải nghiệm. 
 - Tăng cường mối quan hệ kết nghĩa với ban quản lí Rừng Phòng Hộ Tương Dương, để từ kiến thức bài học học sinh có điều kiện tham gia hoạt động trải nghiệm về công tác bảo vệ và phát triển rừng , về vai trò của rừng đầu nguồn từ dó hình thành ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường sống tại địa phương mình.
-Tạo điều kiện, hỗ trợ về cơ sở vật chất để giáo viên lồng gắn kiến thức chuyên môn trong các chủ đề dạy học với các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng sống, dạy học sinh biết yêu thiên nhiên, hiểu biết về môi trường sống, về vai trò của rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn, có hành vi ứng xử phù hợp để bảo vệ rừng, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường...
Trên đây là kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.Đề tài nếu được áp dụng sẽ đemlại hiểu quả cao nhất trong công tác giảng dạy; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học, phát triển tư duy hay hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, sản xuất và bảo vệ môi trường. Mặc dù tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu song không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các bậc đồng nghiệp trong toàn tỉnh để đề tài được hoàn thiện hơn, tiếp tục được phổ biến rộng rãi và triển khai ở nhiều trường học hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 11cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Sách giáo viên- Sinh học 11cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Sách giáo khoa sinh học 11 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4.Sách giáo viên - Sinh học 11 nâng cao,Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
5.Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Bộ giáo dục và đào tạo - Vụ giáo dục trung học năm 2014)
6. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2014 của hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.
7. Công văn số 5555/BGDĐT – GDTrH hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
8. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên.Tăng cường năng lực dạy học của giáo viên Module 40: Phối hợp các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục ở trường THPT – Nguyễn Dục Quang.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
9. Kỷ thuật dạy học sinh học-GS Trần Bá Hoành–Nhà xuất bản Giáo dục -1993.
10.Tài liệu BDTX chu kì 2004-2007 tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục 2005.
11.Tài liệu BDTX chu kì 2004-2007 tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục 2007
12. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn sinh học( Bộ giáo dục – Vũ Đức Lưu chủ biên).
13.Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học 11 ( Bộ giáo dục - Ngô Văn Hưng chủ biên ), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
14. Luật Lâm Nghiệp(thay thế Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004) số 16/2017/QH14, ngày 15/11/2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019
15.Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên.Tăng cường năng lực dạy học của giáo viên Module 18: Phương pháp dạy học tích cực.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
16.Thu thập các hình ảnh từ thực tế trải nghiệm và các thông tin trên mạng internet.
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục tiêu của đề tài
2
3
Tính mới của đề tài trong thực tế của ngành, của địa phương
2
4
Phạm vi của đề tài
3
5
Nhiệm vụ của đề tài
3
PHẦN 2. NỘI DUNG 
3
I
Cơ sở khoa học
3
1
Cơ sở lí luận
3
2 
Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu
3
3
Cơ sở lí thuyết của đề tài
4
II
Nội dung tiến hành
4
III
Kết quả nghiên cứu
5
1
Thu thập thông tin, điều tra khảo sát tình hình thực tế
5
2
Những thuận lợi khó khăn khi thực hiện đề tài	
5
3
Giáo án dạy thể nghiệm
6
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC CHỦ ĐỀ, MÔ TẢ NĂNG LỰC NHẬN THỨC, CẤU TRÚC CHỦ ĐỀ, THỜI LƯỢNG DẠY HỌC
6
I
MỤC TIÊU DẠY HỌC CHỦ ĐỀ, MÔ TẢ NĂNG LỰC NHẬN THỨC
6
II
NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ
7
III
THỜI LƯỢNG CHỦ ĐỀ
7
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
8
C. BIÊN SOẠN CÂU HỎI BÀI TẬP
9
1
Nhận biết
9
2
Thông hiểu
9
3
Vận dụng thấp
10
4
Vận dụng cao
12
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
13
1
Ma trận hoạt động
13
2
Thiết kế tiến trình dạy học
15
2.1
Hoạt động khởi động
16
2.2
Hoạt động hình thành kiến thức
17
2.3
Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng
31
IV.
Kiểm tra thực nghiệm đề tài
44
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
46
1
Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển SKKN
46
1.1
Bài học kinh nghiệm
47
1.2
Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển SKKN
47
2
Những kiến nghị,đề xuất
47
2.1
Về phía giáo viên
47
2.2
Về phía học sinh
48
2.3
Về phía nhà trường
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
49

File đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_gan_lien_voi_viec_giao_duc_nang_cao_y_thuc_bao.docx
Sáng Kiến Liên Quan