SKKN Dạy học gắn liền với phát triển kinh tế địa phương huyện Tương Dương thông qua bài Phân bón hóa học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT

Khái niệm: Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh

dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

Đa lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K).

Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg) 5

Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu),

Molypden(Mo), Clo(Cl)

+ Chất đạm(N)

- Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít

pháp triển, năng suất kém

- Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đổ

ngã, sâu bệnh dễ phá hại

+ Chất Lân (P)

- Khi thiếu: rễ phát triển kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng

tới việc ra hoa của cây; trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư

- Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .

+ Chất Kali: (K)

- Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy; thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và

rụng đi.

- Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái

trở nên sần sùi.

+ Chất Canxi(Ca):

- Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có

hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối

- Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu:

B, Mn, Fe, Zn, Cu

+ Chất lưu huỳnh(S);Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất

đạm; lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết (thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn

xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)

+ Chất Ma-nhê (Mg):

- Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá

bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển

- Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng

+ Chất Bo(B): Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa,

thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. đối với một số cây như củ cải thiếu Bo ruột

sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống

chịu điều kiện bất lợi kém

pdf29 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học gắn liền với phát triển kinh tế địa phương huyện Tương Dương thông qua bài Phân bón hóa học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến thức hóa học để giải các bài toán hóa 
học. 
. 
d) Sử dụng hiệu quả các thuật toán để biện 
luận và tính toán các dạng bài toán hóa học 
và áp dụng trong các tình huống thực tiễn. 
4. Năng lực 
giải quyết vấn 
đề thông qua 
môn hóa học 
a) Phân tích được 
tình huống trong học 
tập môn hóa học; 
Phát hiện và nêu 
được tình huống có 
vấn đề trong học tập 
môn hóa học 
a) Phân tích được tình huống trong học tập, 
trong cuộc sống; 
Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề 
trong học tập, trong cuộc sống. 
b) Xác định được và 
biết tìm hiểu các 
thông tin liên quan 
đến vấn đề phát hiện 
trong các chủ đề hóa 
học; 
b) Thu thập và làm rõ các thông tin có liên 
quan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề 
hóa học ; 
c) Đề xuất được giải 
pháp giải quyết vấn 
đề đã phát hiện. 
- Lập được kế hoạch 
để giải quyết một số 
vấn đề đơn giản 
-Thực hiện được kế 
hoạch đã đề ra có sự 
c) Đề xuất được giả thuyết khoa học khác 
nhau. 
- Lập được kế hoạch để giải quyết vấn đề 
đặt ra trên cơ sở biết kết hợp các thao tác 
tư duy và các PP phán đoán, tự phân tích, 
tự giải quyết đúng với những vấn đề mới. 
- Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặc 
hợp tác trong nhóm. 
11 
hỗ trợ của GV 
d) Thực hiện giải 
pháp giải quyết vấn 
đề và nhận ra sự phù 
hợp hay không phù 
hợp của giải pháp 
thực hiện đó. 
Đưa ra kết luận chính 
xác và ngắn gọn 
nhất. 
d) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải 
quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và 
tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và 
vận dụng trong tình huống mới. 
5) Năng lực 
vận dụng kiến 
thức hoá học 
vào cuộc sống 
a) Có năng lực hệ 
thống hóa kiến thức. 
a) Có năng lực hệ thống hóa kiến thức 
, phân loại kiến thức hóa học , hiểu rõ đặc 
điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến 
thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức 
chính là việc lựa chọn kiến thức một cách 
phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ 
thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã 
hội. 
b) Năng lực phân 
tích tổng hợp các 
kiến thức hóa học 
vận dụng vào cuộc 
sống thực tiễn 
b) Định hướng được các kiến thức hóa học 
một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến 
thức hóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến 
thức hóa học đó được ứng dụng trong các 
lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc 
sống, tự nhiên và xã hội. 
c) Năng lực phát hiện 
các nội dung kiến 
thức hóa học được 
ứng dụng trong các 
vấn để các lĩnh vực 
khác nhau 
c) Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng 
của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, 
sinh hoạt, y học, sức khỏe, KH thường 
thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và 
môi trường. 
d) Năng lực phát 
hiện các vấn đề trong 
thực tiễn và sử dụng 
kiến thức hóa học để 
d) Tìm mối liên hệ và giải thích được các 
hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng 
của hóa học trong cuộc sống và trong các 
lính vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức 
12 
giải thích. hóa học và các kiến thức liên môn khác. 
e) Năng lực độc lập 
sáng tạo trong việc 
xử lý các vấn đề thực 
tiễn 
e) Chủ động sáng tạo lựa chọn phương 
pháp, cách thức giải quyết vấn đề. Có năng 
lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các 
vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống 
thực tiễn và bước đầu biết tham gia NCKH 
để giải quyết các vấn đề đó. 
2. Thực trạng dạy học Hoá học bài “Phân bón hóa học” tại trường 
THPT Tương Dương 1 và tìm hiểu các loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế 
cao tại huyện Tương Dương 
 a) Thuận lợi 
 - Khoảng 90 % Học sinh THPT Tương Dương 1 gia đình đều làm nông 
nghiệp. Từ nhỏ các em đã cùng gia đình lên nương làm rẫy, công việc làm nông 
không mấy xa lạ đối với các em nên việc để các em được nghiên cứu thực tế sau 
bài học sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong 
từng địa phương của các em học sinh rất tốt nên việc giao nhiệm vụ cho học sinh 
theo nhóm rất thuận lợi. 
- Học sinh cập nhật công nghệ thông tin khá tốt. 
- Huyện Tương Dương luôn chú trọng đến phát triển nông nghiệp nên đã 
đưa ra chủ trương sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, áp dụng khoa học kĩ 
thuật vào sản xuất tạo thành vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hóa đem lại 
hiệu quả kinh tế cao như chanh leo, nghệ, gừng, kinh tế vườn mang lại thu nhập 
cho người dân. Nhiều hộ gia đình thoát nghèo từ đó học sinh có điều kiện tham gia 
học tập giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn. 
b) Khó khăn 
- Một thực trạng vẫn tồn tại ở học sinh THPT miền núi đó là việc dạy và học 
vẫn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử hầu hết học sinh chỉ học lý thuyết 
trong sách vở ít thực hành trong thực tiễn, không quan tâm đến lợi ích của việc học 
hóa học đối với cuộc sống hàng ngày, học sinh không có hứng thú học tập. 
- Học sinh miền núi ngại giao tiếp, học hỏi. 
- Kĩ năng tính toán làm bài tập liên quan đến bộ môn hóa học của học sinh 
còn yếu nên chủ yếu cách truyền thụ cho học sinh chỉ ở mức độ nhận biết, thông 
13 
hiểu việc để sau mỗi bài học học sinh tự vận dụng vào thực tiễn đối với học sinh 
miền núi là khó khăn. 
- Phương pháp dạy học truyền thống theo hướng truyền thụ một chiều đã ăn 
sâu vào tiềm thức của đội ngũ giáo viên chúng ta như một quán tính, một thói quen 
khó sửa. Giáo viên chưa tạo cho học sinh có hành động thiết thực sau mỗi bài học. 
- Cách thức kiểm tra, đánh giá hiện nay thật sự là một rào cản cho việc đổi 
mới phương pháp dạy và học. Việc đánh giá học sinh chỉ nhằm kiểm tra sự ghi 
nhớ, thuộc bài của học sinh chưa đánh giá đầy đủ năng lực, phẩm chất của học 
sinh. 
Để nâng cao nhận thức cho học sinh THPT miền núi về ý nghĩa và tầm quan 
trọng của phân bón hóa học đối với sự phát triển kinh tế cần tạo môi trường học 
tập ở đó học sinh được trải nghiệm được tự tay giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ 
đó các em vừa kiểm nghiệm kiến thức đã học vừa biết vận dụng kiến thức đó vào 
cuộc sống hàng ngày của các em. 
3. Giải pháp và tổ chức dạy học gắn liền với phát triển kinh tế địa 
phương huyện Tương Dương thông qua bài phân bón hóa học nhằm phát 
triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT 
3.1. Giải pháp 
- Về phía giáo viên: 
+ Định hướng cho học sinh cách nghiên cứu tài liệu, tổ chức các nhóm học 
sinh theo từng địa phương và giao nhiệm vụ cho từng nhóm để học sinh dễ tìm 
hiểu và các nhiệm vụ giao phải phù hợp với đối tượng học sinh. 
+ Tổng hợp các báo cáo của học sinh và trả lời kịp thời những khó khăn của 
học sinh 
- Về phía học sinh: 
+ Nghiên cứu sách giáo khoa và tìm hiểu nội dung chính của bài học và 
hoàn thành phiếu học tập. 
+ Học sinh tự tìm hiểu thực tế và nghiên cứu các tài liệu trong sách, các tạp 
chí, các thông tin trên mạng internet sưu tầm các tư liệu về loại cây trồng ở địa 
phương. 
+ Các nhóm học sinh hợp tác với nhau và vận dụng kiến thức liên môn để 
hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
3.2. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh 
14 
Giáo viên tổng hợp sơ đồ về nội dung chính của bài học về thành phần, tính 
chất, cách điều chế các loại phân trong bài. 
Học sinh hoàn thành các phiếu học tập: 
Phiếu học tập số 1: 
Tên 
phân 
Chât 
tiêu 
biểu 
PP 
điều 
chế 
Tác dụng 
với cây 
trồng 
Ưu – Nhược điểm 
Độ dinh dưỡng 
1.Phân 
đạm 
amoni 
? 
? ? * Ưu điểm: ? 
* Nhược : ? 
*:Độ dinh dưỡng ? 
* Chú ý: ? 
2. Phân 
đạm 
nitrat 
? ? ? *Ưu: ? 
* Nhược: ? 
* Độ dinh dưỡng: 
3. Urê ? ? ? *Ưu: ? 
*Độ dinh dưỡng ? 
Phân Đạm thì cần thiết bón cho những loại cây nào?( Cây lấy lá, rau, hay cây lấy 
thân, lấy củ, lấy hoa, hay cây ăn quả). Bón như thế nào cho có hiệu quả?(Bón lót, 
bón thúc , vào thời điểm nào) 
Phiếu học tập số 2: 
Tên phân lân Chất tiêu 
biểu (thành 
phần chính) 
 PP điều chế Ưu - Nhược điểm 
 Và độ dinh dưỡng 
1. 
Supephotphat 
đơn 
? ? * Nhược: ? 
15 
2. 
Supephotphat 
kép 
 ? ? *Ưu: ? 
3. Phân lân 
nung chảy 
? ? *Ưu: ? 
* Nhược : ? 
Phân Lân thì cần thiết bón cho những loại cây nào?( Cây lấy lá, rau, hay cây lấy 
thân, lấy củ, lấy hoa, hay cây ăn quả). Bón như thế nào cho có hiệu quả?(Bón 
lót, bón thúc , vào thời điểm nào) 
Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu các ý sau: 
- Việc bón phân kali bổ sung cho cây những nguyên tố nào? Cây hấp thụ phân kali 
dưới dạng nào? 
- Ðánh giá độ dinh dưỡng của phân kali như thế nào? 
- Phân Kali thì cần thiết bón cho những loại cây nào?( Cây lấy lá, rau, hay cây lấy 
thân, lấy củ, lấy hoa, hay cây ăn quả). Bón như thế nào cho có hiệu quả?(Bón 
lót, bón thúc , vào thời điểm nào) 
Phiếu học tập số 4: Chúng ta cần bón phân hóa học như thế nào cho hợp lý và 
hiệu quả? 
- Phân Đạm thì cần thiết bón cho những loại cây nào? 
- Phân Lân thì cần thiết bón cho những loại cây nào? 
- Phân Kali thì cần thiết bón cho những loại cây nào? 
(Cây lấy lá, rau, hay cây lấy thân, lấy củ, lấy hoa, hay cây ăn quả) 
Bón như thế nào cho có hiệu quả?(Bón lót, bón thúc , vào thời điểm nào) 
Từ những kiến thức tổng hợp trong phiếu học tập học sinh áp dụng vào 
nghiên cứu cách chăm bón phân bón cho từng loại cây trồng tại địa phương. 
Nhóm học sinh tại xã Tam Hợp – Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón 
cây nghệ vàng 
Nhóm học sinh xã Nhôn Mai – Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón 
cây chanh leo 
Nhóm học sinh xã Lưu Kiền – Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây 
Gừng 
Nhóm học sinh xã Tam Thái – Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây 
Ngô 
Nhóm học sinh xã Tam Thái – Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây 
lúa 
Các nhóm tổng hợp theo báo cáo sau: 
Cây trồng nghiên cứu: 
Địa điểm trồng: 
16 
Các loại phân 
bón được sử 
dụng tại địa 
phương 
Công thức 
các loại 
phân hóa 
học được 
sử dụng 
Cách bón 
phân 
Tác dụng 
của các 
loại phân 
bón hóa 
học 
Ảnh hưởng của phân 
bón đối với cây 
trồng, đất, môi 
trường, con người? 
Cách khắc phục? 
Bước 2: Các nhóm học sinh nghiên cứu cây trồng tại địa phương và viết báo cáo 
Bước 3: Các nhóm học sinh nộp và trình bày báo cáo 
17 
Báo cáo của nhóm học sinh xã Tam Thái, 
Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây lúa 
18 
Báo cáo nhóm học sinh tại xã Tam Hợp, 
 Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây nghệ vàng 
19 
20 
Báo cáo của nhóm học sinh nghiên cứu chanh leo tại bản Huồi Cọ Nhôn Mai 
21 
22 
Báo cáo nhóm học sinh xã Lưu Kiền, 
 Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây Gừng 
23 
Báo cáo nhóm học sinh xã Tam Thái, 
 Tương Dương nghiên cứu cách chăm bón cây Ngô 
24 
Bước 4: Giáo viên tổ chức học sinh nhận xét các báo cáo giữa các nhóm và 
bổ sung những thiếu sót của học sinh. Nhấn mạnh những lưu ý sau khi sử dụng 
phân bón hóa học: 
- Khi bón phân phải áp dụng qui tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc, 
đúng cách. 
- Không nên trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4, đạm hai lá NH4NO3 với vôi 
Ca(OH)2 hay tro bếp (hàm lượng K2CO3 cao) vì như thế sẽ bị mất đạm : 
(NH4)2SO4 + Ca(OH)2 CaSO4 + 2NH3 + 2H2O 
(NH4)2SO4 + K2CO3 K2SO4 + 2NH3 + CO2 + H2O 
2NH4NO3 + Ca(OH)2 Ca(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O 
2NH4NO3 + K2CO3 2KNO3 + 2NH3 + CO2 + 2H2O 
- Ảnh hưởng của phân bón đối với: 
+ Cây trồng: năng suất, chất lượng giảm. 
+ Đất: Chai cứng, mất cân bằng sinh vật. 
+ Môi trường: Ô nhiễm. 
+ Con người: gây ra các bệnh như ung thư 
Cách khắc phục: 
+ Bón phân hóa học vừa đủ, phù hợp nhu cầu cây trồng. 
+ Trồng cây xen canh ví dụ trồng cây họ đậu để cải tạo đất tăng lượng đạm cho đất 
một cách tự nhiên. 
+ Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan để cây trồng sử dụng một cách từ từ 
tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường. 
+ Tăng cường bón phân hữu cơ có tác dụng làm tăng hàm lượng mùn trong đất, do 
đó tăng khả năng giữ phân. 
3.3. Đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua hoạt động 
trải nghiệm tại địa phương của học sinh sau khi học bài phân bón hóa học. 
Qua kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh cho thấy học sinh phát triển 
được những năng lực, phẩm chất sau: 
Về năng lực: 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: học sinh phân biệt được các loại 
phân bón hóa học và đọc được tên các loại phân. 
25 
+ Năng lực tính toán: học sinh biết cách tính hàm lượng chất trong mỗi loại 
phân bón và lượng phân bón phù hợp cho từng loại cây trồng. 
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Từ vấn đề sử dụng 
phân bón để tăng năng suất cho cây trồng, học sinh biết thu thập thông tin vận 
dụng kiến thức liên môn tìm hiểu các loại phân bón và cách bón cho từng loại cây 
trồng tại địa phương mình sinh sống. 
+ Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống: Học sinh biết được 
ưu nhược điểm của các loại phân bón và tác dụng của từng loại phân đối với từng 
loại cây trồng. Từ đó vận dụng phân bón đúng cách vào cuộc sống tránh bón cùng 
một số loại hóa chất gây phản ứng hóa học và mất phân. 
+ Năng lực hợp tác: Học sinh được hoạt động nhóm tăng tình đoàn kết giữa 
các cá nhân trong nhóm và cộng đồng các dân tộc tại địa phương. 
+ Năng lực giao tiếp: Học sinh được trao đổi, học hỏi và được chia sẻ với 
nhau trong nhóm. Học sinh được thuyết trình được nói lên những suy nghĩ của bản 
thân từ đó tăng sự tự tin trong giao tiếp cho học sinh với mọi người xung quanh. 
+ Năng lực thẩm mĩ: Thông qua các báo cáo, học sinh được phát huy khả 
năng vẽ, trình bày báo cáo một cách khoa học, sáng tạo. 
Về phẩm chất: Chăm chỉ thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ mà giáo viên 
giao, yêu quê hương đất nước, nhân ái, trách nhiệm bảo vệ môi trường và trung 
thực với bản thân và mọi người xung quanh. Học sinh hình thành và phát triển thế 
giới quan khoa học, rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động và tinh thần trách 
nhiệm với quê hương đất nước. Dựa vào hoạt động trải nghiệm ở địa phương đã 
góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về việc sử dụng hợp lí các loại phân 
bón, tinh thần trách nhiệm của người lao động và nguyên tắc bảo đảm an toàn khi 
sử dụng phân đối với môi trường xung quanh. 
Kết quả kiểm tra đối chứng giữa nhóm học sinh được hoạt động trải nghiệm 
và nhóm học sinh không được hoạt động trải nghiệm: 
Nội dung so sánh Nhóm học sinh được 
hoạt động trải nghiệm 
Nhóm học sinh không 
được hoạt động trải 
nghiệm 
- Năng lực sử dụng ngôn 
ngữ hóa học 
- Năng lực tính toán 
- Năng lực giải quyết vấn 
- Năng lực sử dụng ngôn 
ngữ hóa học 
- Năng lực tính toán 
- Năng lực giải quyết vấn 
26 
Phát triển năng lực đề thông qua môn hóa 
học 
- Năng lực hợp tác 
- Năng lực giao tiếp 
- Năng lực thẩm mĩ 
đề thông qua môn hóa 
học 
Phát triển phẩm chất 
Chăm chỉ, trung thực, 
trách nhiệm, nhân ái, yêu 
quê hương đất nước 
thông qua các hành động 
cụ thể. 
Chăm chỉ,Trung thực, 
trách nhiệm. 
Khả năng hứng thú và 
chủ động sáng tạo trong 
học tập 
Rất hứng thú trong học 
tập. Luôn chủ động, tìm 
tòi sáng tạo trong học 
tập. 
Ít hứng thú trong học tập, 
chưa chủ động sáng tạo 
trong học tập 
Khả năng liên hệ thực 
tế và vận dụng kiến 
thức môn học vào thực 
tế. 
Biết vận dụng linh hoạt 
kiến thức đã học vào 
thực tế cuộc sống. 
Khả năng vận dụng 
những kiến thức môn học 
vào thực tế cuộc sống 
còn chưa cao. 
III. KẾT LUẬN 
1. Kết luận kết quả nghiên cứu 
Trên đây là một số biện pháp bản thân tôi đã sử dụng trong quá trình giảng 
dạy nhằm giúp HS củng cố kiến thức và trải nghiệm thực tế sau khi học bài phân 
bón hóa học. Dựa trên báo cáo kết quả trải nghiệm của học sinh tôi đã giải quyết 
được những vấn đề sau: 
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của các quá trình xảy ra, sử dụng các phương 
pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh tiếp thu hiệu quả kiến thức đã học theo 
định hướng phát triển năng lực, phẩm chất mà không gây áp lực cho học sinh. 
- Sau bài dạy học sinh được làm việc tập thể theo nhóm, được trải nghiệm tại 
chính địa phương mình sinh sống, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc 
sống hàng ngày. Hoạt động trải nghiệm diễn ra an toàn và không tốn kém kinh phí 
do các nhóm học sinh chủ yếu sinh sống cùng địa phương và hoạt động chỉ được 
thực hiện vào ngày nghỉ các em được về nhà trải nghiệm. 
27 
- Học sinh nhận thức được vai trò của phân bón hóa học đến sự phát triển 
của cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón hóa học và biết 
cách khắc phục những ảnh hưởng của phân bón đến môi trường xung quanh. 
- Liên hệ các kiến thức vào thực tế cuộc sống như: Học sinh biết sử dụng 
những kiến thức liên môn đã học về phân bón hóa học và cách sử dụng hợp lý các 
loại phân cho từng loại cây trồng tại địa phương. 
- Do trình độ dân trí ở miền núi còn thấp, cho nên thông qua hoạt động trải 
nghiệm học sinh có thể tham gia hoạt động xã hội đó là tuyên truyền cho người 
dân biết sử dụng phân bón mang lại hiệu quả kinh tế cao và có ý thức bảo vệ môi 
trường. 
Với việc áp dụng phương pháp trên tôi thấy các em hứng thú, sáng tạo và 
chủ động hơn trong học tập. 
Qua kiểm tra đánh giá kết quả báo cáo trải nghiệm, học sinh phát triển rõ các 
năng lực chuyên biệt về môn hóa học, ngoài ra còn phát triển đầy đủ năm phẩm 
chất nhân ái, yêu nước, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. 
2. Kiến nghị và đề xuất 
a) Về phía giáo viên: 
Qua thực tế giảng dạy khi áp dụng các phương pháp trên, tôi thấy để giúp 
học sinh THPT chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức và giải quyết hiệu 
quả các nhiệm vụ đặt ra. Giáo viên đóng vai trò khá quan trọng trong việc định 
hướng, tạo động lực cũng như khích lệ kịp thời để học sinh hứng thú học tập và 
yêu thích bộ môn Hóa học. Muốn vậy người giáo viên cần: 
- Nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu liên quan, hệ thống các nội dung cơ bản, hệ 
thống câu hỏi phù hợp đối tượng học sinh truyền thụ cho học sinh một cách có hiệu 
quả. 
- Định hướng cho học sinh hoạt động trải nghiệm theo nhóm tại địa phương 
sinh sống tăng tính đoàn kết, trách nhiệm của từng học sinh đối với quê hương. 
- Sau khi kết thúc một chương hay một bài học có gắn liền với thực tế cuộc 
sống cần cho học sinh làm bài thu hoạch để học sinh biết được những ứng dụng 
của bài học trong thực tiễn từ đó phát triển được phẩm chất và năng lực của học 
sinh. 
28 
b) Về phía HS: các em cần nắm được tính chất của các loại phân bón hóa 
học và ứng dụng của các loại phân bón đó trong thực tiễn; có kỹ năng nhận biết 
các loại phân bón hóa học và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong cuộc sống. 
c) Về phía nhà trường: Cần tạo điều kiện để học sinh được hoạt động trải 
nghiệm theo từng khối lớp đối với từng môn, từng bài học cụ thể để tăng sự hứng 
thú của học sinh đối với từng môn học và đặc biệt là môn Hóa học. 
Trên đây là kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. Mặc 
dù tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu song không tránh khỏi những hạn chế và 
thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của các đồng nghiệp trong 
toàn tỉnh để đề tài “Dạy học gắn liền với phát triển kinh tế địa phương huyện 
Tương Dương thông qua bài phân bón hóa học nhằm phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh THPT” được hoàn thiện hơn./. 
29 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Th.S. Trương Duy Quyền ( Chủ biên)- Từ Sỹ Chương, Thiết kế bài giảng 
Hóa học 11. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 
2. Các văn kiện trình đại hội Đảng bộ huyện Tương Dương lần thứ XXVII, 
nhiệm kỳ 2020 – 2025 – Huyện ủy Tương Dương. 
3. Kĩ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng trên địa bàn huyện Tương 
Dương - Phòng nông nghiệp huyện Tương Dương. 
4. Hóa học 11 – Sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục. 
5. Nguyễn Thị Sửu (Chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn 
Hóa học 11, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 
6. Chương trình GDPT chương trình tổng thể 2018 – Module – 1. 
7. Sách giáo khoa Hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 
8. Sách giáo khoa Sinh học 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 
9. Hóa học – THPT – GV – Đại trà – Module – 1. 
10. Module 2 – GVPT môn Hóa học (THPT) 
11. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên.Tăng 
cường năng lực dạy học của giáo viên Module 18: Phương pháp dạy học tích cực. 
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_day_hoc_gan_lien_voi_phat_trien_kinh_te_dia_phuong_huye.pdf
Sáng Kiến Liên Quan