SKKN Dạy học dự án hình tượng người lính trong văn học (Qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12: Tây tiến - Quang Dũng; Việt Bắc - Tố Hữu; Số phận con người - Sô Lô Khốp)
2.2. Cơ sở thực tiễn:8
Những tác phẩm được thực hiện trong dự án này hầu hết đều có dung lượng
thời gian tiết học theo PPCT khá dài, nên đây là cơ sở để giáo viên và học sinh có thể
tiến hành một cách bài bản, chỉn chu và hiệu quả.
Việc dạy học theo tổ chức các hoạt động cho học sinh là một nội dung được ưu
tiên hàng đầu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Cùng với đó giáo
viên và học sinh được khuyến khích sử dụng linh hoạt các phương tiện, công nghệ
dạy học để phát huy tính chủ động tích cực trong dạy và học.
Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh khó lường của giai đoạn gần đây, việc dạy
học theo dự án phát huy hiệu quả để học sinh tăng cường tự học, không nhất thiết
thường xuyên đến lớp nếu điều kiện bất khả kháng.
2. 3. Tổ chức dạy học theo dự án “Hình tượng người lính trong văn học”
(Qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12: “Việt Bắc” - Tố Hữu, “Tây
Tiến” - Quang Dũng, “Số phận con người” - Solokhop)
Sáng kiến được chúng tôi tiến hành tại trường THPT Phan Bội Châu và được hiện
thực hóa trong quá trình giảng dạy môn Ngữ Văn do tôi giảng dạy. Vì vậy, tôi đã
thực hiện các bước để hiện thực hóa dự án này khá hiệu quả:
2.3.1. Quy trình thiết kế dự án dạy học theo phương pháp DHDA
Chúng tôi đưa ra quy trình khái quát gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức Bước 2: Thiết lập dự án Bước 3: Giao
nhiệm vụ Bước 4: Thực hiện dự án Bước 5: Trình bày sản phẩm Bước 6:
Tổng kết, đánh giá.
i một cách tiếp cận mới, đề cập tới những số phận người lín h trong chiến tranh với những hi sinh, mất mát về thân xác, những trận đòn dã man của phát xít nhưng hơn hết, đó còn là bi kịch tinh thần, là những ám ảnh thời hậu chiến – ám ảnh về nỗi đau kinh hoàng mà chiến tranh mang lại và nhất là sự hi sinh mất mát của họ về người thân trong gia đình. Đó là sự ân hận những việc làm không phải trong quá khứ với người vợ đã mất “anh rất ít khi trả lời thư vợ và nếu có viết thì cũng chỉ vài dòng ngắn ngủi” hay hành động xô đẩy ngã vợ mình khi Irina nói “anh Andray của em...chúng ta...sẽ không...còn thấy lại nhau trên đời này nữa..”. Những hành động, lời nói khi của vợ anh khi tiễn anh lên đường cứ ám ảnh đeo đẳng anh trong suốt cuộc đời “cho đến chết, cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời mình, tôi sẽ chết, nhưng tôi không thể tha thứ cho mình vì hành động đã đẩy vợ trong giây phút đó”. Hay là những hi vọng cuối cùng của anh bị chôn vùi trên nước Đức khi đứa con trai - niềm tự hào của anh đã ngã xuống. Phải chăng chính vì thế anh không thể quay lại mảnh đất có hình bóng người vợ và những đứa con đã mất? Sokolov phải sống với những ân hận, đau thương, những nỗi ám ảnh cứ giằng xé tâm can anh mà không thể nào nguôi ngoai “...hầu như đêm nào tôi cũng chiêm bao thấy những người thân quá cố...” Những niềm đau kí ức như thế mãi mãi còn loé sáng, làm đau đớn đời sống tinh thần hiện tại. Những hi sinh, mất mát do chiến tranh đem tới rõ ràng không thể chỉ tính trên phương diện vật chất mà phải đo bằng những vết thương mãi nhức nhối trong tâm hồn những người đi qua chiến tranh. Nỗi đau của Sokolov cũng chính là của tất cả những người lính đã từng tham gia chiến trận, những người đã tình nguyện đem tất cả hay một phần xương máu của mình nơi chiến trường oanh liệt mà đầy đau thương đó. - Những giọt nước mắt của người lính đã không thể rơi trong cuộc chiến, rơi trước mặt kẻ thù, chúng dồn nén thành hình thành khối, đè nặng trong lòng người lính khi họ bước ra khỏi chiến tranh, để rồi dù người lính có cố gắng kìm nén, có mạnh mẽ đến 37 đâu vẫn không thể giấu nổi nỗi ám ảnh ấy. Họ khóc, khóc trong những giấc chiêm bao quá khứ, khóc đến “gối đẫm nước mắt”... Đau đớn hơn, đó lại là một nỗi buồn câm lặng mà Sokolov không thể chia sẻ, bộc bạch cùng ai, là nỗi buồn mà anh chỉ có thể nuốt ngược vào trong, một mình gặm nhấm trong những giấc mộng ban đêm... 2. Vẻ đẹp lấp lánh ngay trong chính bi kịch về tinh thần thời hậu chiến. - Trái tim giàu lòng nhân ái, vị tha. Lòng nhân ái của người lính trước hết được biểu hiện qua quyết định nhận nuôi Vania của Sokolov. Qua ngòi bút tài hoa của nhà văn, hình ảnh của chú bé Vania đã để lại trong người đọc những ấn tượng khó quên “Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù”. Sokolov nhận nuôi chú bé mồ côi ấy chính bởi sự đồng cảm của anh cho hoàn cảnh của cậu bé. Mất cả gia đình từ khi đất nước đang ở trong cuộc nội chiến, rồi chiến tranh thế giới thứ hai lại một lần nữa cướp đi những người thân yêu, anh hiểu được sự thiếu thốn về tình cảm mà cậu bé mồ côi ấy phải chịu đựng. Vì lòng trắc ẩn, vì sự thương cảm trước bộ dạng lấm lem đáng thương của cậu bé, anh khao khát muốn đem tình thương của mình để bù đắp cho nỗi đau mất người thân vì chiến tranh mà có lẽ quá nặng nề đối với một đứa trẻ còn non nớt như vậy Đó chính là sự đồng cảm giữa những con người đồng cảnh ngộ, là sự thấu hiểu, sẻ chia, vị tha, là tình người ấm áp – một nét nhân văn trong vẻ đẹp tình người được Sô-lô-khốp phản ánh rất xúc động và thấm thía trong tác phẩm. Vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu còn biểu hiện qua cách mà Sokolov đối xử và săn sóc đứa bé. Anh thương xót, hết lòng chăm lo cho cậu bé như thể người cha săn sóc cho đứa con ruột của mình. Anh tắm rửa cho chú bé sạch sẽ, đặt lên giường ngủ rồi chạy vội ra cửa hàng tạp hóa mua quần áo, mũ và dép cho con trai mới. Tất cả những việc đó, Sokolov làm với niềm vui khó tả, với tình yêu thương sâu sắc, tình phụ tử thiêng liêng vẫn luôn ẩn sâu trong con người anh Những dòng nhà văn miêu tả tâm lí tinh tế trong đêm đầu tiên Sokolov ngủ cùng chú bé Vania đã chạm đến trái tim người đọc: “Tôi ngủ chung với nó, và lần đầu tiên, sao bao nhiêu năm tôi được ngủ một giấc yên lành. Nhưng trong đêm cũng phải dậy đến vài bốn bận. Tôi thức giấc, thấy nó rúc vào nách tôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ, tôi thấy lòng vui không lời nào tả xiết! Tôi không dám trở mình để nó khỏi thức giấc, nhưng rồi không nén được, tôi nhẹ nhàng ngồi dậy đánh diêm ngắm nhìn nó ngủ”. “Tôi thức giấc trước khi trời sáng, không hiểu vì sao mà lại khó thở thế. Hóa ra chú con trai của tôi đã đạp tung khăn trải giường, bò lên nằm vắt ngang trên người tôi, xoạc chân ra, bàn chân bé nhỏ đè lên cổ họng tôi. Ngủ với nó thật không yên, nhưng quen hơi, không có nó thì buồn”. Những cử chỉ, hành động rất nhỏ nhặt, trẻ con, lại dường như có chút phiền toái thế nhưng lại khiến cho Sokolov để tâm. Ta cảm giác như Sokolov đang kể về đứa con trai của mình với tất cả sự âu yếm, dịu dàng, trái tim chai sạn của anh giờ đây đã rung động và ấm áp trở lại. Nhận nuôi một đứa trẻ không phải là một công việc dễ dàng gì, đặc biệt là đối với người đàn ông vừa bước ra khỏi chiến tranh và mất đi tất cả. Anh không nổi giấu sự 38 vất vả, khó khăn trong những ngày đầu nhận nuôi chú bé Vania. Nó đòi hỏi ở anh lòng kiên nhẫn, đức vị tha, tình yêu thương cùng trách nhiệm của người cha, người mẹ: “Thời gian đầu, nó còn theo tôi trong các chuyến xe, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng như thế không có lợi. Chỉ một mình tôi thì có cần gì đâu ? Một mẩu bánh mì, một củ hành với tí muối, thế là đủ cho một ngày của đời lính. Nhưng thêm nó thì khác : Khi thì phải mua sữa cho nó, khi thì phải luộc quả trứng, không có thức ăn nóng cho nó là không xong”. Điều khiến ta xúc động hơn là Sokolov luôn cố gắng tạo ra cho chú bé mồ côi một niềm vui, một nguồn an ủi và tin tưởng vào anh – người mà nó tưởng là bố. Không muốn làm thất vọng và tổn thương trái tim non nớt đã chịu quá nhiều mất mát của Vania, Sokolov phải tìm cách đáp lời cho êm xuôi câu hỏi của cậu bé về chiếc áo bành tô của bố mình ngày trước. Phải chăng đó cũng chính là biểu hiện của tình phụ tử, của tấm lòng nhân ái vẫn luôn tỏa sáng bên trong người lính ấy. Nhưng có lẽ, điều khiến ta xúc động ở tác phẩm không chỉ là tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng của Sokolov dành cho đứa bé anh xem như con ruột mà hơn thế chính là lòng vị tha, đức hy sinh của người cha vì niềm vui con trẻ. Đó cũng chính là điểm sáng của tác phẩm, góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho truyện ngắn. Bước ra từ chiến tranh, nỗi đau mà những người lính mang theo không chỉ là những vết thương về thể xác mà khủng khiếp hơn thế là gánh nặng về tinh thần – những gánh nặng mà có lẽ con người thời bình chúng ta sẽ không bao giờ có thể thấu hiểu. Với những vết thương khó lành ấy, sẽ là một điều dễ hiểu và đáng cảm thông nếu như họ mãi chìm đắm trong những ám ảnh quá khứ, trong những giấc mộng lặp đi lặp lại hay để lộ ra những dòng nước mắt đầy thổn thức. Thế nhưng, người lính ấy đã chọn cách kìm nén tất cả. Thay vì chia sẻ nó, bộc lộ nó cho vợi bớt nỗi đau, anh chọn tự mình chịu đựng một cách đơn độc để không làm ảnh hưởng đến đứa trẻ. Còn gì đáng thương hơn là ôm nỗi đau nuốt ngược vào trong khi đêm đến, nhưng người lính vẫn không cho phép mình được khóc trước mặt con trẻ, không được “hở ra một tiếng thở dài, một lời than vãn” bởi anh không muốn nhìn thấy dấu vết của nỗi buồn chiến tranh trong đôi mắt trong veo của đứa con trai. Hình ảnh Sokolov chỉ có thể đêm đêm tự gặm nhấm nỗi đau trong những giấc mơ, chỉ có thể quay mặt mà lén lau đi nỗi buồn để không “làm tổn thương trái tim em bé”, không “để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh” đã làm quặn thắt trái tim người đọc. Người lính ấy đã nếm trải mọi nỗi đau của chiến tranh, phải chăng vì vậy mà anh chấp nhận giấu đi tất cả để bù đắp cho Vania một tuổi thơ không có sự ám ảnh về tiếng bom đạn, sự đau khổ về những mất mát mà cuộc chiến tàn khốc ấy đã gây ra? Đó là gì nếu như không phải là sự hi sinh cao cả xuất phát từ tình phụ tử thiêng liêng, từ trái tim nhân hậu của người lính? Đó đồng thời cũng chính là sự hi sinh của thế hệ đi trước cho thế hệ sau, là một trong những biểu hiện rất tự nhiên của lòng nhân hậu, vị tha. Tình yêu thương, lòng nhân hậu của Sokolov đã mang lại sức mạnh vô cùng to lớn, có sức tác động hai chiều. Dường như có một sự sắp đặt đã để cho hai mảnh ghép ấy gắn 39 kết với nhau bằng tình yêu thương. Sokolov đã mang lại hạnh phúc vô bờ bến cho bé Vania. Em “nhảy chồm lên cổ, hôn vào má vào môi vào trán, như con chim chích hót ríu rít líu lo vang rội cả buồng lái”. Quyết định ấy không chỉ mang lại niềm vui cho bé Vania mà còn đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho Sokolov, sau biết bao nhiêu năm lấy rượu để quên đi, để chìm vào giấc ngủ, thì đây là lần đầu tiên sau nhiều năm anh được ngủ một cách ngon lành Bằng tình yêu thương, hai con người bị khuyết thiếu tình yêu thương ấy đã bù đắp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhau. Anh luôn quan tâm, dành tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc cho Vania bởi mang hạnh phúc đến cho đứa trẻ cũng chính là mang lại hạnh phúc cho chính anh. Chính Vania đã tiếp thêm sức mạnh cho người lính ấy để rồi anh như được hồi sinh, tiếp tục sống cuộc sống phía trước. - Bản lĩnh, nghị lực đáng nể phục Bản lĩnh đáng khâm phục của người lính Nga không chỉ được thể hiện trong chiến tranh mà còn tỏa sáng ngay cả trong thời kì hậu chiến, mà cụ thể ở đây tập trung ở nhân vật Sokolov. Người lính Nga trong tác phẩm gợi cho ta liên tưởng đến nhân vật Kiên trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. Những người lính hậu chiến ấy khi bước ra từ chiến tranh đều mang theo nỗi đau, sự ám ảnh về thể xác và đặc biệt là tinh thần. Nhưng điều đáng nói là nhân vật Sokolov nói riêng và người lính nói chung đã dám vượt qua những vết thương tưởng chừng như không bao giờ có thể lành lại ấy, không khóa chặt mình vào trong những kí ức, những ám ảnh quá khứ để rồi bắt đầu một cuộc sống mới, hòa nhập với cuộc sống mới. Bản lĩnh và nghị lực sống ấy còn được bộc lộ qua tình huống nhân vật bị tước bằng lái xe khi không may đâm vào con bò. Sokolov quyết định sẽ cùng con trai đi bộ tới Karasu, bỏ hết tất cả đằng sau để sẵn sàng cho một cuộc sống mới. Nhân vật Sokolov chính là đại diện cho những người lính Nga với vẻ đẹp nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, sự sẻ chia, vị tha cùng bản lĩnh kiên cường, dám vượt lên hoàn cảnh, vượt lên nỗi đau thời hậu chiến. C. Vai trò của hình tượng đối với tư tưởng chủ đề tác phẩm - “Số phận con người” đã thể hiện cách nhìn về cuộc sống và chiến tranh một cách rất toàn diện, mang giá trị hiện thực vô cùng sâu sắc. Qua đây ta thấy Sô-lô-khốp là một nhà văn dũng cảm khám phá sự thật bởi truyện ngắn của ông đã thể hiện những mặt tối của chiến tranh, đặc biệt là thời hậu chiến một cách rất tinh tế và sâu sắc. Và hình tượng người lính mà ông xây dựng đã thể hiện rất rõ giá trị hiện thực này của tác phẩm. - Giá trị nhân đạo Cảm thông, chia sẻ với những đau thương mất mát - di chứng của chiến tranh, cùng những khó khăn trong cuộc mưu sinh thường nhật của những con người thời hậu chiến, đặc biệt là những người lính vừa trở về từ chiến trường và trẻ em - những con người chịu nhiều đau thương và mất mát nhất trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Lên án bão tố của chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh ghê gớm của nó. Chiến tranh không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng nghìn, hàng triệu người. Mà kinh khủng hơn, 40 là nó đã phá nát cuộc sống của không biết bao gia đình, đạp đổ ước mơ và tương lai của những đứa trẻ. Nói lên những khát vọng thầm kín mãnh liệt, tin tưởng vào nghị lực, ý chí vươn lên làm chủ số phận của con người. Sức mạnh phi thường với niềm tin bất diệt của con người có thể làm nên được điều kì diệu, đưa con người vượt thoát khỏi những nghịch cảnh éo le, tàn khốc. Tâm hồn con người có chỗ dựa vững chắc chính là tình yêu thương, giống như Sokolov và bé Vania vậy. Tác giả qua đây cũng bày tỏ niềm tin vào sức mạnh của con người Nga “Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu gọi”. Ngợi ca sức mạnh tiềm ẩn và cống hiến thầm lặng của mọi cá nhân cho tổ quốc, kêu gọi trách nhiệm, sự quan tâm trở lại của Tổ quốc đối với họ. D. Nghệ thuật xây dựng - Lời kể chuyện giản dị, sinh động, gần gũi đã tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn với người đọc về câu chuyện cuộc đời của những con người thời hậu chiến - Truyện đã miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật, từ đó người đọc có thể hình dung về thế giới nội tâm của những con người sau cuộc chiến. - Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc. Vì đó là cảm xúc, nhận định và quan niệm của tác giả về số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh. 41 NHÓM 4: SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG 3 TÁC PHẨM TRÊN, TỪ ĐÓ LIÊN HỆ ĐẾN HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY. Có những tình yêu mang tên Tổ Quốc, có những trái tim mang tên thủy chung, có những nỗi nhớ mang tên hậu phương và có những chàng trai mang tên người lính. Hình ảnh người lính luôn là một hình ảnh đẹp và thiêng liêng, hình ảnh đó đã luôn được đưa vào văn học như là một cách ghi lại đầy cảm động những đôi tay đã làm nên hình hài, dáng vóc của cả một thế hệ hào hùng và oanh liệt. “Tây Tiến”(Quang Dũng), “Việt Bắc”(Tố Hữu) và “Số phận con người”(Sô-lô-khốp) là những tác phẩm tiêu biểu của thơ ca Cách mạng Việt Nam và văn học Nga mà ở đó, chân dung người lính được khắc họa một cách thật rõ nét và xúc động. I. Tổng hợp văn học 1.Giống nhau: Tuy được sáng tác ở những hoàn cảnh khác nhau, những mảnh đất khác nhau, với những tác giả khác nhau nhưng không thể phủ nhận trong việc xây dựng hình tượng người lính, ba tác phẩm có những điểm gặp gỡ: - Những người lính luôn phải đối mặt với những khó khăn gian khổ, với những nỗi đau rất đời thường và đối diện với cả những góc khuất tận sâu thẳm tâm hồn: Những chặng đường hành quân kham khổ, những bệnh tật, thiếu thốn vật chất, những nỗi đau đớn khi phải chia tay đồng đội, phải quay lại đời sống thường nhật khi vết thương chiến tranh vẫn còn dai dẳng có lẽ vẫn còn hằn sâu trong kí ức những người lính Tây Tiến, những người lính Nga năm ấy. - Những người lính trong cả ba tác phẩm đều như những người anh hùng chiến đấu để bảo vệ cho cuộc sống người dân với tinh thần bất diệt. Những người lính hiểu được trong hoàn cảnh của dân tộc thì “hạnh phúc là đấu tranh”, vì thế còn gì tự hào hơn khi các anh được gánh vác nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ cuộc sống nhân dân hay chính là bảo vệ đồng đội và những người thương yêu. - Không chỉ dừng lại ở đó, những người lính luôn hiện ra với vẻ đẹp ân tình ân nghĩa , gắn bó với đời sống nhân dân, đem hạnh phúc nhân dân là lý tưởng sống và chiến đấu của mình, coi tình quân dân là hơi ấm, là sức mạnh để tiếp tục chiến đấu - Những người lính Tây Tiến, Việt Bắc hay những người lính Nga cũng hiện lên với vẻ đẹp cao cả của sự hi sinh, họ quên đi những tình cảm cá nhân, gạt bỏ những lợi ích riêng tư để hết mình cống hiến về dân tộc. 2. Khác nhau: Ngoài những điểm gặp gỡ, ba tác phẩm trên cũng đã khắc họa nên những mảng màu riêng biệt, đem lại cái nhìn toàn diện về người lính, góp phần làm bức chân dung người lính hiện lên đầy đủ và trọn vẹn hơn với người đọc: 42 - Ba tác giả đã có những nét khắc họa riêng về hiện thực khốc liệt mà người lính phải trải qua: Nếu như hiện thực trong Tây Tiến, Việt Bắc là thời tiết khắc nghiệt, là địa hình hiểm trở, heo hút, là bệnh tật, là cái chết thì hiện thực trong SPCN lại ám ảnh và day dứt hơn: đó là sự dằn vặt bới quá khứ làm cho đời sống bị xáo trộn với nỗi sợ hãi và hoang mang - Tuy vẻ đẹp hình ảnh người lính đều hiện lên với những điểm chung của lí tưởng, của lòng yêu nước, của sự hi sinh nhưng ở góc độ sâu hơn, mỗi hình tượng người lính đều được khai thác ở những khía cạnh khác nhau tạo nên vẻ đẹp riêng biệt :.... 3. Lí giải: Sở dĩ sự khác nhau trong hình tượng người lính chủ yếu được tạo nên từ sự khác biệt trong phong cách của các tác giả cũng như xu hướng và trào lưu sáng tác. 4. Nghệ thuật: Hình tượng người lính trong ba tác phẩm hiện lên một cách rất tự nhiên và chân thật chính là nhờ yếu tố nghệ thuật độc đáo của mỗi tác giả. Đã có một hành trình văn học về người lính. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, dĩ nhiên hình tượng người lính cũng theo đó mà biến đổi trong văn học nhưng dẫu trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn luôn thấy người lính xuất hiện như một biểu tượng của chiến thắng, một hình tượng bất diệt sống mãi với thời gian. II. Liên hệ hình ảnh người lính thời đại hiện nay. Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ, đất nước Việt Nam chúng ta đang sống trong thời kỳ hòa bình, đi lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Những người lính thời bình tuy không phải trải qua đạn bom, khói lửa nhưng đối với họ, nhiệm vụ vẫn không nhẹ nhàng hơn một chút nào. Những thế hệ thanh niên Việt Nam sinh ra sau những cuộc chiến như cuộc chiến Việt Nam, rồi hai cuộc chiến trong cuối thập niên 70- cuộc chiến biên giới Tây Nam và cuộc chiến biên giới phía bắc, thường được cho là may mắn. Các thế hệ từ 7X trở về sau may mắn vì không phải sống trong bối cảnh chiến tranh ngay trên quê hương mình như thế hệ cha ông trước đó. Họ được cắp sách đến trường mỗi ngày mà không phải lo sợ cảnh bom rơi đạn nổ. Họ lớn lên trong đường hướng giáo dục “con người mới xã hội chủ nghĩa” làm chủ vận mệnh đất nước.Thế nhưng người lính hiện đại vẫn mang trong mình những vẻ đẹp truyền thống từ xưa đến nay. Ngày nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp, những người lính Việt Nam hôm nay hơn lúc nào hết luôn phát huy bản chất cách mạng, phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, kiên trì xây dựng phát triển mối quan hệ đoàn kết hữu nghị với quân đội và nhân dân các nước, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trong khu vực và trên toàn thế giới. Chính hoàn 43 cảnh xã hội phát triển đổi mới đã làm giàu thêm những đức tính tốt đẹp xưa nay của người chiến sĩ. Thật khó nói hết những gian lao của những người lính, các anh luôn có mặt ở những điểm nóng để giúp dân khi xảy ra thiên tai, hoạn nạn. Cùng với cứu hộ, cứu nạn, họ còn tham gia thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, bảo vệ môi trường, thực hiện các phong trào, công tác chính sách xã hội, vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa... Hình ảnh người lính đem con chữ đến những bản làng nghèo xa xôi, thắp lên hy vọng và ước mơ cho những em nhỏ vùng cao, chia sẻ cùng Nhân dân những nhọc nhằn, gian khó đã trở thành quen thuộc. Xung kích, đi đầu, gần dân, giúp dân vượt qua thiên tai, hoạn nạn, đó chính là mệnh lệnh chiến đấu trong thời bình của cán bộ, chiến sĩ , bộ đội ta. Hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” xông pha vào các khu vực trọng yếu, nguy hiểm để giúp dân chống chọi với thiên tai góp phần tô thắm thêm phẩm chất, truyền thống cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng Nhân dân. PHỤ LỤC II: 44 CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Từ viết tắt Nội dung DHDA PPDH SKKN GV HS THPT PPCT Dạy học dự án Phương pháp dạy học Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên Học sinh Trung học phổ thông Phân phối chương trình 45 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA HỌC SINH Video của chương trình đính kèm link Google driver : https://drive.google.com/drive/folders/1daXwxsagC19QHeVZOqwKYxXa1BIrlDls? usp=sharing.
File đính kèm:
- skkn_day_hoc_du_an_hinh_tuong_nguoi_linh_trong_van_hoc_qua_m.pdf